Đưa mẹ chồng 100 triệu để chữa bệnh, bà nói cảm ơn mà tôi sợ cuộc hôn nhân của mình kết thúc | Đời sống - Giải trí
Cách đây không lâu, chị chồng gọi điện cho chồng tôi, nói rằng mẹ chồng bị ung thư dạ dày và cần phải phẫu thuật.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong những ngày trung tuần tháng 7, PV Dân Việt tìm về làng Pháp Kệ (xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).
Qua điện thoại, PV Dân Việt được ông Lê Hồng Việt – Chủ tịch UBND xã Quảng Phương giới thiệu gặp ông Trần Quốc Thái (SN 1942) – người sinh ra và lớn lên ở làng Pháp Kệ.
Ông Thái nguyên là hiệu trưởng trường cấp 1 của xã Quảng Phương và người chắp bút viết cuốn "Lịch sử Đảng Bộ xã Quảng Phương" giai đoạn 1930 - 2000.
Trò chuyện với PV, ông Trần Quốc Thái, cho biết: "Muốn tìm hiểu về Pháp Kệ, trước hết phải biết ý nghĩa tên làng. Pháp có nghĩa là kinh pháp, kệ là hệ thống kinh pháp. Tên làng Pháp Kệ được lưu tồn gần 1.000 năm qua".
Cổng dẫn vào làng Pháp Kệ (xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). (Ảnh: Trần Anh)
Theo ông Thái, làng Pháp Kệ hiện có di chỉ khảo cổ học Cồn Nền rất quan trọng. Di chỉ khảo cổ này đã được Viện Khảo cổ học đến nghiên cứu và đánh giá có độ tuổi 3.500 năm với dấu tích khai tổ của người Chăm sinh sống.
Ông Thái lật từng trang sách sử mà ông đang lưu giữ rồi kể rằng, làng Pháp Kệ được hình thành từ nhà quân sự Lý Thường Kiệt.
Năm 1069, danh tướng Lý Thường Kiệt thảo phạt quân Chiêm Thành, trên đường đi dẫn theo người dân các dòng họ Nguyễn, Phan từ miền Bắc vào định cư rồi lấy tên làng Pháp Kệ. Đến nay làng Pháp Kệ đã hình thành gần 1.000 năm.
Ông Trần Quốc Thái (SN 1942, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) bên cạnh mộ Phấn Dực Tướng quân Trần Đình Hách. (Ảnh: Trần Anh)
Dẫn PV ra cánh đồng làng, ông Trần Quốc Thái chỉ tay về một ngôi mộ lớn và nói với PV: "Đây là mộ Phấn Dực Tướng quân Trần Đình Hách. Dòng họ Trần của chúng tôi đến đây năm 1103, do Phấn Dực Tướng quân Trần Đình Hách của triều Lý vâng mệnh vua đi đánh Chiêm Thành. Sau khi chiến thắng, tướng Hách ở lại Pháp Kệ khai đất lập ấp, từ đó đến nay gần 1.000 năm".
Theo ông Thái, trong sử sách, Phấn Dực Tướng quân Trần Đình Hách là vị tướng có công lao rất lớn. Khi ông mất đi được phong thần hộ quốc cho Đại Việt ở vùng Hoành Sơn. Hiện ngôi mộ của cụ đang được dòng họ Trần ở làng Pháp Kệ bảo tồn.
Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, làng Pháp Kệ (xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) hiện đang bảo lưu được hệ thống 4 chiếc giếng cổ thời người Chăm sinh sống. 4 chiếc giếng cổ này nằm ở 4 xóm: Đông; Nam; Đoài; Bắc của làng Pháp Kệ.
Giếng cổ Chăm còn được bảo lưu ở làng Pháp Kệ (xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). (Ảnh: Trần Anh)
Theo ông Trần Quốc Thái, 4 chiếc giếng cổ đều có hình vuông, dưới đáy lát gỗ Trai hàng ngàn năm tuổi. Hằng năm, con em địa phương đều vét giếng nên nước giếng luôn mát và trong vắt. Đáng chú ý, 4 giếng này không bao giờ cạn nước, kể cả những năm hạn hán xảy ra.
Dẫn PV đến chiếc giếng cổ Chăm nằm ở xóm Bắc, làng Pháp Kệ, ông Thái chỉ tay lên thành giếng, nơi khắc số "1926" và nói: "Giếng cổ Chăm ở xóm Bắc được bố tôi là cụ Trần Khảng cùng người dân tôn tạo lại vào năm 1926, con số khắc trên thành giếng chỉ ngày tu bổ. Đến nay con cháu bảo tồn rất tốt".
Ông Trần Quốc Thái chia sẻ về lịch sử giếng cổ Chăm nằm ở xóm Bắc, làng Pháp Kệ (xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). (Ảnh: Trần Anh)
Cũng theo ông Thái, các ngày lễ tết, người dân trong làng Pháp Kệ thường đến tế lễ, xin thần linh ở giếng để lấy nước về uống.
Đặc biệt, rằm tháng Giêng hằng năm, sau khi làm lễ ở đình làng Pháp Kệ, người dân trong làng về tại 4 giếng cổ ở 4 xóm tiếp tục làm lễ rồi tổ chức các trò chơi dân gian: kéo co, đấu vật, chọi gà… ngay bên giếng cổ.
Bên cạnh hệ thống giếng cổ Chăm hình vuông độc đáo, làng Pháp Kệ (xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đến nay vẫn còn bảo lưu chiếu hát Kiều hơn 300 năm tuổi.
Trò chuyện với PV, ông Trần Xuân Thủ (SN 1944, người làng Pháp Kệ) cho biết: "Tôi được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian hát Kiều. Hiện tôi đang dồn hết sức mình để lưu giữ nét văn hóa này".
Theo ông Thủ, chiếu Kiều du nhập từ quê hương đại thi hào Nguyễn Du. Người làng thế hệ nào cũng thích. Một thời gian vì khó khăn, chiếu Kiều dần vào quên lãng.
Một hoạt cảnh hát Kiều ở làng Pháp Kệ. (Ảnh: MP).
Năm 2010, mong muốn phục dựng lại văn hóa Kiều, ông Thủ đứng ra thành lập CLB Kiều của làng Pháp Kệ.
Đến nay, CLB Kiều có hơn 30 người. Trong đó, hơn 20 người từ 40 - 82 tuổi tham gia và 10 em độ tuổi từ 12 - 15 cùng ngâm Kiều vào các vai phụ.
Ông Trần Xuân Thủ, cho hay: "Kịch bản chiếu Kiều của chúng tôi có gần 100 trang viết tay, kết cấu gồm 5 phần, 76 cảnh và 31 làn điệu. Các điệu cổ như: nói lối, xá, xướng, ngâm, còn có điệu "la chớ" rất khó diễn xuất".
"Các thành viên trong CLB Kiều đã luyện tập thành công 21 vai diễn và biểu diễn thuần thục hầu hết 76 cảnh của kịch bản, dựa theo tác phẩm Truyện Kiều nhằm phục vụ nhân dân địa phương và tham gia các liên hoan văn hóa-văn nghệ các cấp. Các lần đi lưu diễn, chiếu Kiều làng Pháp Kệ đều đưa lại ấn tượng khó phai với người xem", ông Thủ nói.
"Trước đây, khi có chủ trương xây dựng làng văn hóa, lãnh đạo xã Quảng Phương đã chọn làng Pháp Kệ xây dựng làng văn hóa đầu tiên. Đó là mảnh làng sống trên nền đất của người Chăm cổ. Gần một ngàn năm đã trở thành làng thuần Việt, những dòng họ ở Pháp Kệ đã hun đúc được gia tài văn hóa nổi trội cả vùng", ông Lê Hồng Việt – Chủ tịch UBND xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình).
Ngày 24-5-1932, tỉnh Pleiku (Gia Lai ngày nay) chính thức được thành lập. Trải qua bao thăng trầm lịch sử trong 90 năm hình thành và phát triển, bộ mặt của tỉnh đã có sự đổi thay toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Cách đây không lâu, chị chồng gọi điện cho chồng tôi, nói rằng mẹ chồng bị ung thư dạ dày và cần phải phẫu thuật.
Lịch sử xoay vần, 150 năm sau kể từ khi gia tộc người này bị Tư Mã Ý tru diệt, con cháu của ông ta giống hệt như Tư Mã Ý năm xưa, ra tay diệt trừ thế lực nhà Tư Mã.
Kể từ khi Đại Vũ truyền ngôi cho con trai, thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc mở ra một hệ thống cha truyền con nối. Nhưng trong lịch sử có một triều đại, Thái hậu trước khi lâm chung khuyên Hoàng đế truyền ngôi cho em trai của mình, nguyên nhân vì sao?
Phát biểu trong buổi họp báo sau thất bại của B.Bình Dương trước Hà Nội FC, HLV Nguyễn Công Mạnh đã lên tiếng xác nhận chia tay đội bóng.
MC Bích Hồng bị SCTV dừng tất cả các chương trình sau phát ngôn gây phẫn nộ của MC này về buổi hợp luyện diễu binh diễu hành tối 18/4.
Ngày sinh Âm lịch của một người giống như số trang của một kịch bản cuộc đời, ẩn chứa những điềm báo thú vị.
"Hội Nhà báo Việt Nam và các cấp ủy trung ương sẽ luôn đồng hành, nỗ lực tháo gỡ những khó khăn mà giới báo chí đang đối mặt", Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định.
Làm khách trước Đông Á Thanh Hóa ở vòng 19 V.League 2024/2025, Thể Công Viettel buộc phải thắng để nuôi hy vọng bám đuổi đương kim vô địch Thép xanh Nam Định và Hà Nội FC trong cuộc đua vô địch. Thế nhưng bất ngờ đã xảy ra trên sân Thanh Hóa khi đội khách để thua với tỷ số 1-3.
Tối 19/4, bầu trời TP.HCM bừng sáng trong màn pháo hoa rực rỡ, thu hút đông đảo người dân đổ về các điểm trung tâm chiêm ngưỡng.
Ngày 19/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Đề án hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái.
Trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang trưng bày bộ bài tú lơ khơ vẽ tay mộc mạc bằng mực xanh đã phai màu. Mặt sau quân át cơ có hàng chữ viết tay: “Kỷ niệm Đội điều trị lán 2”. Đây là sản phẩm tự tạo của các đồng chí thương binh Đội điều trị lán 2, Binh trạm 44, Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 19/4 vừa áp đặt lệnh trừng phạt đối với 3 công ty Trung Quốc với cáo buộc các công ty này giúp Nga sản xuất tên lửa Iskander tiên tiến.
Sáng 19/4, tại Chùa Đậu - TP. Hà Nội đã diễn ra hội thảo góp phần giải mã về hiện tượng “toàn thân xá lợi” của hai vị Thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường.
Không có tượng đài nào dựng từ nước mắt. Không có huy chương nào dành cho sự hy sinh lặng thầm. Nhưng chính từ những hy sinh không tên tuổi ấy, hòa bình hôm nay được xây nên - không chỉ bằng máu, mà bằng cả một đời lặng lẽ gánh chịu vết thương.
Tình báo Quốc phòng Ukraine tuyên bố họ đã thực hiện nhiều chiến dịch thành công dẫn đến tổn thất lớn về nhân sự và thiết bị cho quân đội Nga ở tỉnh Zaporizhzhia.
Tuấn Hải tỏa sáng giúp Hà Nội FC đánh bại B.Bình Dương 3-0 ngay trên sân Gò Đậu tối 19/4, đội bóng Thủ đô áp sát ngôi đầu của Thép Xanh Nam Định.
Theo ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, khảo sát bước đầu, tỉnh này có khoảng 900 người có nguyện vọng xin nghỉ, khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Tiền vệ Việt kiều cao 1m80 được HLV Kim Sang-sik gọi lên ĐT Việt Nam??; Tuấn Linh quyết giúp CLB Bình Định trụ hạng; M.U muốn đổi Rashford lấy Watkins; cố danh thủ Croatia qua đời ở tuổi 39; cựu sao M.U từng bị phạt vì húc đầu vào nhân viên bảo vệ.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XX, kỳ thứ 42 đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Trong hai tuần qua, không quân Ukraine đã thực hiện chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào các vị trí chiến lược của Nga, nhiều trong số đó là các trung tâm chỉ huy và nơi đóng quân của các chỉ huy Nga.
Tình huống này cũng giống như rất nhiều tình huống khác trong bóng đá mà mọi công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng bất lực, quyết định cuối cùng lại thuộc về nhận định của trọng tài, và trọng tài vẫn là con người.
Về huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang), hỏi thăm nhà ông Thùy Văn Ớt, tên thường gọi Ba Ớt ở ấp Ngọc Thuận, xã Ðông Hưng A, huyện An Minh gần như ai cũng biết. Ông Ba Ớt được biết đến là một trong những người tiên phong ở địa phương áp dụng quy trình nuôi tôm công nghệ cao, lợi nhuận thu về mỗi năm hàng tỷ đồng.
Đà Nẵng nổi tiếng không những là nơi diễn ra cuộc “thử lửa” đầu tiên của nước ta với Pháp cách đây 178 năm (tháng 5/1847) mà còn là nơi có bức ảnh chụp đầu tiên của nước ta. Bức ảnh này được một nhà ngoại giao người Pháp chụp vào tháng 6/1845 dưới chân núi Sơn Trà.
Thần Tài sẽ đặc biệt ưu ái 3 con giáp này vào tháng 4 và tháng 5, giúp họ cải thiện vận may tài chính, gia đình thêm thịnh vượng, sung túc.
Sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, vùng đất mới mở rộng là vùng đất cổ xưa với nhiều làng cổ. Hai trong số các làng cổ nổi tiếng nhất của tỉnh mới sau sáp nhập là làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và làng Mẹo hay còn gọi là làng Phương La, (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Hướng tới chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Giải bóng rổ học sinh, sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) mở rộng 2025 được tổ chức với sự tham gia của hàng trăm vận động viên.
Một lần nữa, Viktor Lê là toả sáng để góp công vào chiến thắng của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Chia sẻ liên quan đến cậu học trò Việt kiều Nga, HLV Nguyễn Thành Công đã bật mí những điều khá bất ngờ.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng Liên minh châu Âu (EU) nên noi theo gương Mỹ, ngừng tham gia vào cuộc xung đột tại Ukraine. Theo ông, điều này sẽ cho phép Nga “xử lý tình hình nhanh hơn”.
Tỉnh Sơn La đồng loạt tổ chức lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Dự kiến, sau sáp nhập, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị hành chính cấp xã.
Nghệ sĩ Nhân dân Trung Đức sẽ tái ngộ Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong chương trình “Ký ức Trường Sơn” kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.