Nghệ sĩ Xuân Hinh mắng Chí Trung vì “hỏi vớ, hỏi vẩn”
Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung bị nghệ sĩ Xuân Hinh “mắng” khi vừa gặp đã hỏi vui “có phải vừa mua được một căn nhà sau Bắc Bling?”.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt thường được gọi là Lăng Ông, nay tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Do nằm trong khu vực chợ Bà Chiểu nên người dân cũng quen gọi là "Lăng Ông Bà Chiểu", tức "Lăng Ông ở (khu) Bà Chiểu".
Đức Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) là một trong những bậc khai quốc công thần của triều Nguyễn, cũng là nhân vật lịch sử có công lớn trong việc xây dựng, phát triển, ổn định và bảo vệ vùng đất phương Nam.
Bà Lâm Thị Hoàng Oanh - Trưởng Ban quản lý Di tích Lịch sử Văn hóa Lăng Lê Văn Duyệt cho biết, Lăng Ông có từ năm 1848, đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia. Toàn khu lăng rộng khoảng 18.500 m2, tọa lạc trên một gò đất cao với vị thế đắc địa.
Cổng tam quan Lăng Ông, tức cổng Nam hướng ra đường Vũ Tùng, có ghi ba chữ Hán "Thượng Công Miếu". Ảnh: Nguyên Thịnh
Cổng tam quan Lăng Ông, tức cổng Nam hướng ra đường Vũ Tùng, có ghi ba chữ Hán "Thượng Công Miếu". Trước năm 1975, kiến trúc cổng độc đáo này cùng với hàng thốt nốt cao vút trước cổng từng được xem là hình ảnh biểu tượng của vùng đất Sài Gòn - Gia Định.
Phía cổng Tây của lăng hướng về con đường trước kia là đường Đinh Tiên Hoàng, từ tháng 7/2020 đã chính thức được đổi tên thành đường Lê Văn Duyệt, đoạn từ cầu Bông đến đường Phan Đăng Lưu, theo Nghị quyết của HĐND TP.HCM.
Mộ Tả quân Lê Văn Duyệt là kiến trúc cổ nhất ở Lăng Ông, tồn tại ổn định từ năm 1848. Nằm song song với mộ Đức Tả quân là mộ Chánh thất Tả quân phu nhân Đỗ Thị Phẫn. Ảnh: Hồng Phúc
Các hạng mục quan trọng nhất ở đây là khu nhà bia, lăng mộ và miếu thờ, tất cả nằm trên một trục chính.
Trong đó, phần mộ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt chính là công trình kiến trúc cổ nhất của di tích, được tồn tại ổn định từ năm 1848, gồm hai mộ song táng như nửa quả trứng úp trên bệ lớn hình chữ nhật.
Nằm song song với mộ Đức Tả quân là mộ Chánh thất Tả quân phu nhân Đỗ Thị Phẫn. Hai ngôi mộ còn được gọi là mộ "quy", vì có hình dáng như con rùa đang nằm. Khu mộ có bình phong và tường bao quanh.
Nhà bia đặt bia đá "Lê công miếu bia" ca tụng công đức của Đức Tả quân Lê Văn Duyệt. Ảnh: Nguyên Thịnh
Phía trước mộ là nhà bia, đặt bia đá "Lê công miếu bia" khắc bằng chữ Hán, do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ (1894). Nội dung văn bia ca tụng công đức của Đức Tả quân Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.
Sau khu mộ là khu miếu thờ, gồm tiền điện, trung điện và chánh điện nối tiếp nhau. Tiền điện và trung điện là hai đơn nguyên kiên trúc xây dựng từ năm 1915 có cột gỗ, lợp mái ngói âm dương cổ kính. Tại trung điện có tượng ngựa lớn nằm về hai bên. Người dân đến đây cúng bái thường sờ chạm, vuốt bờm ngựa và chui qua ngựa để cầu sức khỏe, bình an.
Khu miếu thờ nằm sau khu mộ, gồm tiền điện, trung điện và chánh điện nối tiếp nhau, có kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ tinh xảo. Ảnh: Nguyên Thịnh
Tiền điện, trung điện và chánh điện có nhiều đồ thờ cổ kính như lỗ bộ, tàn, lọng, hương án, lư hương, chân đèn, bình bông… Ảnh: Nguyên Thịnh
Chánh điện được xây dựng bằng bê tông cốt thép vào năm 1970. Khám giữa chánh điện thờ Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Tổng trấn Gia Định thành. Ở đây đặt bức tượng đồng uy nghi của Ngài, được đúc năm 2008, cao 2,7m, nặng 3.000kg, lấy mẫu từ chân dung Tả quân Lê Văn Duyệt in trên tờ giấy bạc lưu hành ở Sài Gòn trước năm 1975.
Hai bên trái, phải thờ Hiệp biện đại học sĩ Phan Thanh Giản và Đức quận công thiều phó Lê Chất.
Tượng đồng Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt đặt ở chánh điện, đúc năm 2008, theo mẫu chân dung in trên tờ tiền trước năm 1975. Ảnh: Nguyên Thịnh
Khám giữa chánh điện thờ Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt, hai bên trái, phải thờ Hiệp biện đại học sĩ Phan Thanh Giản và Đức quận công thiều phó Lê Chất. Ảnh: Nguyên Thịnh
Tiền điện, trung điện và chánh điện đều có nhiều đồ thờ cổ kính như lỗ bộ, tàn, lọng, hương án, lư hương, chân đèn, bình bông…
Về kiến trúc, kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá hay khảm sành sứ, thủy tinh tinh xảo, duyên dáng cũng điểm tô thêm cho vẻ đẹp trang nghiêm của Lăng Ông, mang dáng dấp dấu ấn kỹ thuật tiếp thu từ những công trình kiến trúc cung đình Huế.
Đầu năm nay, tháng 4/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức công bố Lễ hội Khai hạ - Cầu an tại Lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trước đó, tháng 7/2021, UBND TP.HCM đã đề xuất công nhận lễ hội này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Khai hạ - Cầu an tại Lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt vào mùng 7 tháng Giêng Âm lịch hàng năm vinh dự được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Hồng Phúc
Lễ hội Khai hạ - Cầu an tại Lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vinh dự, tự hào của người dân Bình Thạnh và nói riêng và người dân TP.HCM, khu vực phía Nam nói chung.
"Để Lễ hội Khai hạ - Cầu an được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là công sức của bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ đi trước. Chúng tôi rất vui, rất tự hào, đồng thời, nhớ ơn những người đi trước. Chúng tôi cũng phải tiếp tục bồi dưỡng, huấn luyện cho thế hệ trẻ để tiếp tục giữ gìn lễ hội", Trưởng Ban quản lý Di tích Lịch sử Văn hóa Lăng Lê Văn Duyệt - bà Lâm Thị Hoàng Oanh, nói với Dân Việt.
Lễ hội Khai hạ - Cầu an tại Lăng Ông là điểm nhấn sinh hoạt văn hóa của người dân Nam bộ và TP.HCM. Ảnh: Hồng Phúc
Theo bà Oanh, lễ hội Khai hạ - Cầu an là loại hình sinh hoạt văn hóa được hình thành và tồn tại từ lâu đời trong đời sống văn hóa của các tầng lớp người dân Nam Bộ.
Lễ hội Khai hạ - Cầu an tại Lăng Ông diễn ra vào mùng 7 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, với các nghi thức tế, lễ được tổ chức theo nghi thức tế lễ cung đình triều Nguyễn. Lễ hội thường được chia thành nhiều phần khác nhau như hạ nêu, khai hạ, khai bút và khai ấn.
Đây là điểm nhấn sinh hoạt văn hóa của người dân Nam bộ và TP.HCM để cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, hy vọng một năm mới mọi việc đều thuận lợi, hanh thông, làm ăn phát đạt, cũng như thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân trong lao động, sinh hoạt và bảo vệ đất nước.
Biểu diễn hát bội tại Lăng Ông thu hút đông người dân và du khách đến xem. Ảnh: Nguyên Thịnh
Một trong những nét đặc sắc không thể thiếu của lễ hội là biểu diễn hát bội với các tuồng tích như Lê Công kỳ án, Ngũ hổ Bình Tây, Ngọc Quỳnh lâm tế, Thần Nữ dâng ngũ linh kỳ…, đặc biệt là tuồng San Hậu mà sinh thời Tả quân Lê Văn Duyệt yêu thích. Đức Thượng công cũng được xem là người có công phát triển và gìn giữ nghệ thuật hát bội trong văn hóa dân tộc.
Lễ đón nhận bằng chứng nhận di sản cho lễ hội được UBND quận Bình Thạnh tổ chức long trọng nhân lễ giỗ lần thứ 190 của Đức Tả quân Lê Văn Duyệt, vào sáng 25/8, một ngày trước khi chính thức bước vào các hoạt động của lễ giỗ.
Lễ giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt được cử hành long trọng vào các ngày 29 hoặc 30/7, mồng 1 và 2/8 âm lịch hàng năm. Ảnh: Nguyên Thịnh
Lễ giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt cũng là sự kiện được cử hành long trọng hàng năm tại Lăng Ông theo nghi thức cấp tiểu cung đình triều Nguyễn, vào các ngày 29 hoặc 30/7, mồng 1 và 2/8 âm lịch.
Trong những ngày lễ giỗ có các nghi thức nhạc lễ, lễ sanh, đào thái, ban tế với lễ phẩm cúng giỗ là trà, rượu, trầu cau, bánh Gia Định xưa, cùng các vật phẩm trái cây Nam Bộ.
Không biết tự bao giờ, Lăng Ông đã trở thành một biểu tượng, một địa danh quen thuộc, quan trọng của khu Bà Chiểu, của vùng đất Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM.
Đi lễ Lăng Ông, nhất là vào những ngày đầu năm, dịp Tết đến, Xuân về là nét đẹp văn hóa của người dân Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM. Ảnh: Nguyên Thịnh
Mùng 1 đầu năm đi lễ Lăng Ông là một nét văn hóa ngày Xuân, ngày Tết rất đẹp của bao thế hệ người dân vùng đất này từ xưa tới nay. "Ngày đầu một năm đi lễ Lăng Ông…", câu hát mở đầu trong bài Hỏi nàng xuân (Vinh Sử, Cô Phượng) quen thuộc chắc hẳn gợi nhắc kỷ niệm với rất nhiều người.
Đầu năm, người người nhà nhà đi lễ Lăng Ông để thắp nhang, hái lộc, cúng kiếng, cầu phước, cầu an, ký thác niềm tin, mong muốn những điều tốt đẹp nhất.
Thành kính xin xăm tại khu Tây Lang của Lăng Ông. Ảnh: Nguyên Thịnh
Cũng không thể không nhắc đến tục xin xăm Ông. Ở khu Tây Lang của lăng, người ta dễ nghe tiếng "lắp xắp, lắp xắp" đều đặn phát ra mỗi khi có người lắc ống xăm. Đây là nơi người dân, du khách thường đến xin xăm Ông vào những ngày đầu xuân, hay những khi có việc hệ trọng cần kính thỉnh thần ý… Xin xăm Ông cũng là phong tục đẹp của người dân từ xưa đến nay.
Những năm gần đây, Lăng Ông còn là địa điểm check-in không thể thiếu của giới trẻ TP.HCM. Trong những bộ áo dài thướt tha, những bộ cổ phục thuần Việt, tay cầm nhánh mai, cành đào, với phông nền là kiến trúc cổ kính của lăng, các bạn trẻ thỏa sức ghi lại những bức ảnh đẹp lung linh, "khoe" nhau trên mạng xã hội.
Lăng Ông Bà Chiểu, chốn thiêng liêng rợp bóng cổ thụ giữa lòng thành phố. Ảnh: Nguyên Thịnh
Khuôn viên Lăng Ông còn được xem là mảng xanh hiếm hoi giữa lòng thành phố. Nơi đây có nhiều cây cổ thụ mấy người ôm mới xuể như cây thốt nốt đôi độc đáo, cây đa ôm lấy cây thốt nốt, cây hoa sala sai hoa, trĩu trái…
Vào mỗi sáng sớm, nhiều người dân ở quanh khu Bà Chiểu thường vào lăng tập thể dục, hít thở không khí trong lành. Lăng Ông gắn bó với đời sống người dân địa phương từ những điều bình dị như thế.
Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung bị nghệ sĩ Xuân Hinh “mắng” khi vừa gặp đã hỏi vui “có phải vừa mua được một căn nhà sau Bắc Bling?”.
Với mô hình nuôi chim công (một loài chim hoang dã, động vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ) đầu tiên ở tỉnh Hải Dương, anh Nguyễn Văn Phương (xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã gây dựng thành công trang trại rộng 4000m2 với mức thu nhập lên tới 500 triệu đồng mỗi năm.
Dù ngờ ngợ, ông Lê Văn Sơn không dám lên tiếng nhận con. Mãi đến khi con trai chủ động "thú nhận", ông mới vỡ òa, rơi nước mắt vì xúc động.
Huyện biên giới Sốp Cộp (Sơn La) vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách chung tay hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Trong lịch sử triều đại nhà Thanh, không thiếu những vị hoàng đế anh minh và quyền lực, song điều đó cũng không ngăn được những bi kịch cung đình đầy nước mắt. Một trong số những câu chuyện đau lòng nhất chính là số phận của vị công chúa thứ năm của Hoàng đế Khang Hy - Hòa Thạc Đoan Tĩnh Công chúa.
Lực lượng cứu hoả đã nhanh chóng khoanh vùng, ngăn chặn cháy lan và dập tắt vụ cháy tại Vườn Quốc gia Ba Vì vào đêm qua.
Về với những vùng quê nông thôn mới Hà Nam, ấn tượng đầu tiên mà nhiều người dễ dàng bắt gặp, đó chính là những con đường hoa trải rộng, sạch đẹp được tô điểm bởi những khóm hoa đủ loại đua nhau khoe sắc.
Sau gần 50 năm khai thác, hồ Kẻ Gỗ tại Hà Tĩnh đang được nâng cấp với tổng mức đầu tư hơn 350 tỷ đồng. Dự án nhằm cải thiện hệ thống tiêu thoát nước, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho 16.500 ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho khoảng 15.500 dân trong khu vực.
Việc trồng sầu riêng cho thu hoạch quanh năm từng được coi là điều không tưởng trong nông nghiệp, do loại cây này vốn chỉ ra trái theo mùa. Tuy nhiên, một nông dân ở Đắk Nông đã thành công trong việc tạo ra vườn sầu riêng cho trái quanh năm.
Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai, dự kiến tỉnh Gia Lai mới có diện tích lớn thứ 2 cả nước với dân số 3,54 triệu người, tỉnh lỵ đặt tại TP.Quy Nhơn (Bình Định). Việc hợp nhất tạo ra nhiều đột phá, tiềm năng phát triển kinh tế và các cơ hội mà hai tỉnh này trước nay vẫn chưa có.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng thủ tướng sắp tới của Đức có thể khơi lại một thời kỳ đen tối trong lịch sử, nhằm đáp lại báo cáo cho rằng ông sẽ cam kết "tiếp tục đảm nhận trách nhiệm" trong bài phát biểu mừng lễ Phục sinh.
Do Bình Định thất bại trong trận đấu diễn ra trước đó, cuộc đọ sức trực tiếp giữa SLNA và Quảng Nam tại vòng 19 V.League là cơ hội tốt để cả 2 đội bóng này hy vọng thoát xa khỏi vị trí áp chót bảng xếp hạng và gia tăng khả năng trụ hạng.
Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, một khu rừng rộng lớn thuộc huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh) có diện tích tự nhiên hơn 30.000ha. Vườn có các động vật hoang dã, thực vật quý hiếm, có tiềm năng du lịch sinh thái, ngày càng thu hút nhiều du khách.
Công ty TNHH Giày Doanh Diệu trong Khu công nghiệp Thuận Đạo mở rộng, (Long An) bị cháy kéo dài liên tục hơn 4 giờ ngọn lửa mới được khống chế
Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ xa xưa đã nổi tiếng với làng khoa bảng. Xã còn được biết đến là quê hương của bà chúa thơ Nôm, chỉ rộng hơn 4,2km2 nhưng có đến 8 di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến thời điểm này xã Quỳnh Đôi cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Âm thầm làm việc, nỗ lực vươn lên, 3 con giáp này mở ra những cánh cửa mới cho sự phát triển sự nghiệp, đạt được thành quả khiến ai cũng ngưỡng mộ.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ cho biết, Bộ Công an sẽ tiếp tục chủ động bố trí sáp nhập hợp lý công an cấp tỉnh và công an cấp xã theo chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, đảm bảo hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Ông Vũ Tiến Thành có thể đối diện với án phạt nặng sau hành vi lăng mạ trọng tài ở vòng 19 V.League 2024/2025.
Sau hơn 2 năm thi công với nhiều lần lỡ hẹn về đích, đường Lê Quang Đạo kéo dài đã chính thức thông xe. Tuyến đường dài khoảng 2,6km với tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng.
Sau sáp nhập 3 tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, làng nghề đá Ninh Vân thuộc xã Ninh Vân (thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), hiện có gần 100 doanh nghiệp, hơn 500 hộ và tổ hợp tác sản xuất chế tác đá mỹ nghệ. Đây là làng nghề có lịch sử lâu đời, nổi tiếng khắp cả nước, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương và các vùng lân cận.
Mặc dù đã mất hơn 300 năm, vị hoàng đế Ấn Độ này vẫn đang tạo nên làn sóng mới trong nền chính trị quốc gia.
Đầu năm 1966, bên cạnh nhiệm vụ vận chuyển trang thiết bị quân sự và bộ đội bằng đường không trên các chiến trường, Trung đoàn Không quân 919 còn được giao thêm một nhiệm vụ tập kích đường không vào các mục tiêu trên biển và trên đất liền, góp phần cùng các lực lượng Không quân khác tiêu hao sinh lực địch. Thời điểm đó, Trung đoàn 919 được trang bị các loại máy bay quân sự như: IL-14, Li-2, An-2.
Tuyến đường kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại là tuyến giao thông chiến lược, giúp kết nối Đông - Tây, mở ra không gian phát triển ở Bình Định.
HLV Popov dẫn dắt B.Bình Dương?; Son Heung-min chưa thể tái xuất do chấn thương; Real Madrid nhận tin dữ về Mbappe; M.U theo đuổi sao trẻ của Bournemouth; Messi sẽ đưa ra quyết định về World Cup 2026 trong năm nay.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam, Bộ trưởng Phan Văn Giang tô son cột mốc tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị... là loạt ảnh ấn tượng tuần do PV Dân Việt ghi lại.
Nghị sĩ châu Âu người Pháp Thierry Mariani phát biểu với RIA Novosti rằng nếu Tổng thống UkraineZelensky bác bỏ lệnh ngừng bắn do Liên bang Nga đề xuất, đó sẽ là một sai lầm chính trị lớn.
Giá USD hôm nay 20/4: Các chuyên gia kinh tế dự báo, tỷ giá USD/VND có thể tăng xấp xỉ 4% so với thời điểm cuối năm 2024.
Giá xăng dầu hôm nay chứng kiến giá dầu thô thế giới liên tiếp bật tăng. Cập nhật trong sáng nay, giá dầu WTI và giá dầu Brent đều đã "cộng thêm" hơn 3% so với phiên liền trước.
Hình ảnh con Rồng cháu Tiên và các bản tuyên ngôn lịch sử qua các thời kỳ giữ nước được tái hiện trên nền tòa nhà UBND TP.HCM trong Lễ hội ánh sáng 3D mapping quốc tế, gây ấn tượng mạnh cho du khách.
Nhiều ngư dân ở Quảng Bình đã kéo tới trụ sở VNPT tại tỉnh này để đòi quyền lợi về việc các tàu cá mất kết nối giám sát hành trình dẫn đến không nộp được hồ sơ nhận chi phí nhiên liệu.