Dự án du lịch cộng đồng làng Tà Lài - Tà Lài Eco Lodge ra đời là hoài bão của cô gái trẻ, góp phần bảo tồn văn hóa, tạo ra sinh kế và một tương lai tươi sáng hơn cho người dân trong làng.
Nghề truyền thống ở làng Tà Lài đang mất dần
Tà Lài là một trong những xã vùng sâu, nằm cách xa trung tâm huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) khoảng 20km. Đây là nơi sinh sống của bà con đồng bào 2 dân tộc Mạ và S'Tiêng.
Ông K' Sơ, người Mạ, 70 tuổi, người làng Tà Lài (ấp 4, xã Tà Lài). Gia đình ông rất nghèo. Các con ông đi làm công nhân ở thành thị. Một mình ông ở nhà nuôi 6 cháu nhỏ.
Một ngày nọ, ông vào rừng tìm măng cho các cháu rồi đi lạc luôn trong rừng. Rừng Cát Tiên rộng lớn và hiểm trở. Lúc đó khoảng đầu tháng 9/2023, trời mưa bão, việc tìm kiếm rất khó khăn.
Cuộc sống còn nhiều khó khăn của cộng đồng người Mạ và S'Tiêng ở làng Tà Lài, huyện Tân Phú (Đồng Nai). Ảnh: NVCC
Sinh thời, ông nặng hơn 65kg. Sau 1 tháng tìm kiếm, Ka' Tuyền và người làng đưa ông về, chỉ còn lại vỏn vẹn hơn... mười mấy kg xương. Đó là mất mát lớn của gia đình và người dân làng Tà Lài.
Chị Ka' Tuyền, 31 tuổi, mang trong mình 2 dòng máu dân tộc bản địa của làng Tà Lài. Cha của Ka' Tuyền là người S'tiêng, mẹ là người Mạ. Người làng thường trìu mến gọi chị là Ká (Ká Tuyền).
Từ nhỏ, Ká đã thấy, đã sống trong sự khó khăn của làng. Ká vốn là hướng dẫn viên du lịch rừng Cát tiên.
Người làng thường bảo, Ká học giỏi, có việc làm ổn định. Nếu có du khách nào muốn vào làng chơi, Ká nhớ cho các chú, các cậu làm hướng dẫn đi rừng. Bởi họ không muốn vì nghèo khổ mà phải đi rừng, lạc trong rừng, rồi chết trong rừng như ông K' Sơ.
Chị Ká Tuyền vốn là hướng dẫn viên du lịch rừng Cát Tiên bên nghệ nhân dệt thổ cẩm của làng Tà Lài. Ảnh: NVCC
Làng Tà Lài của Ká Tuyền là nơi lưu giữ nét văn hóa độc đáo với nghề truyền thống dệt thổ cẩm và đan lát.
Riêng nghề dệt thổ cẩm đóng vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào. Họ chỉ dùng khung dệt làm bằng tre, gỗ để tỉ mẩn làm nên các tấm vải nhiều hoa văn, màu sắc.
Các họa tiết mộc mạc, thể hiện bản chất con người Mạ chân chất, gần gũi với núi rừng đại ngàn, mang giá trị lịch sử của một nền văn hóa tồn tại lâu đời.
Trang phục làm từ thổ cẩm của người Mạ ở Tà Lài. Ảnh:NVCC
Bà Ka' Điều (58 tuổi), một trong những nghệ nhân của làng Tà Lài, đã gắn bó với nghề dệt thổ cẩm hơn 40 năm qua. Bà không biết rõ, dệt thổ cẩm của đồng bào Mạ có từ bao giờ.
Chỉ nhớ, khi lớn lên, bà và những cô gái Mạ khác đều được các bà, các mẹ truyền nghề, dạy cách dệt thổ cẩm. Từ năm 15 tuổi, bà Ka' Điều đã thành thạo các kỹ năng. Ngày về nhà chồng, bà cũng tự may cho mình bộ váy cưới.
Một nghệ nhân người Mạ ở làng Tà Lài đang dệt thổ cẩm. Ảnh: NVCC
Đã 58 mùa rẫy đi qua, ngoài giờ lên nương, bà Ka' Điều vẫn dành nhiều thời gian ngồi dệt vải. Đôi tay bà vẫn thoăn thoắt lướt trên khung dệt, nâng niu và gìn giữ khung cửi mẹ để lại ngày nào.
Bà Ka' Điều kể, mấy năm nay, phụ nữ trong làng vừa dệt, vừa cố gắng truyền nghề cho con cháu. Nhiều năm làm Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ấp 4 (xã Tà Lài), bà vẫn miệt mài vận động chị em phụ nữ tiếp nối nghề truyền thống.
Thế nhưng, người dệt phải kiên nhẫn, đôi bàn tay phải khéo và có óc sáng tạo. Nghề truyền thống của đồng bào Mạ, S'tiêng ở Tà Lài không mang lại thu nhập cao, không phải ai cũng thích học và đam mê với nghề.
Nghề đan lát truyền thống của đồng bào S'tiêng ở làng Tà Lài. Ảnh: NVCC
Nhiều bạn trẻ từ 12-23 tuổi bảo nghề dệt thổ cẩm vất vả, sợ non tay nghề, sản phẩm không bán được nên không theo. Người từ 23-45 tuổi thì có gia đình phải lo, lại sợ không có đầu ra nên nhiều người chọn đi làm công nhân.
Chị Ká Tuyền kể, trước dịch Covid-19, trong làng có gần 60 ông bà còn đan lát và dệt được thổ cẩm. Đầu năm 2024, làng Tà Lài còn 16 ông bà đủ sức khỏe. Đến giờ thì chỉ còn hơn chục người ngồi đan, dệt.
Nỗi ám ảnh sau cái chết của ông K' Sơ lại hiện về. "Ká rất sợ, sợ ông bà mất đi, nghề truyền thống của ông bà rồi cũng mất đi", chị Ká Tuyền tâm sự.
Dự án du lịch cộng đồng làng Tà Lài - Tà Lài Eco Lodge
Xã Tà Lài (huyện Tân Phú) có địa hình cảnh quan đa dạng, với núi non hùng vĩ, dòng sông Đồng Nai uốn khúc chảy qua làm cho ruộng đồng xanh tốt. Làng Tà Lài nơi Ká Tuyền ở nằm trong khu vực vùng đệm của Vườn Quốc gia Cát Tiên, tách biệt với không gian đô thị.
Cánh đồng Tà Lài mùa lúa chín là một điểm đến mới nổi của huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: NVCC
Làng Tà Lài trở thành cung đường độc đáo cho loại hình du lịch trải nghiệm mới ở Đồng Nai. Du khách đến đây có thể cắm trại, lưu trú; đạp xe khám phá rừng, thác, hang động; hoặc chèo thuyền SUP trên sông, hồ và tìm hiểu đời sống văn hóa của cộng đồng địa phương.
Khách du lịch trải nghiệm cũng cảnh thiên nhiên hoang sở ở làng Tà Lài. Ảnh: NVCC
Là người con của làng Tà Lài, chị Ká Tuyền vẫn canh cánh hoài bão, làm sao để các ông bà không còn vất vả đi rừng, được làm nghề truyền thống; các chị có thêm thu nhập nuôi con nhỏ và các em có điều kiện bước lên giảng đường đại học như mình chứ không dừng ở tấm bằng cấp 3 rồi đi làm công nhân.
Chị Ká Tuyền lập dự án du lịch cộng đồng làng Tà Lài để mong giúp đỡ đồng bào có cuộc sống tốt đẹp hơn. Chị Ká Tuyền ngồi giữa những người phụ nữ Mạ. Ảnh: NVCC
Hiểu rõ tiềm năng du lịch địa phương và quyết tâm khai thác theo cách bền vững, chị quyết định ngừng việc sau 10 năm làm hướng dẫn viên rừng Cát tiên. Tháng 3/2024, chị thuyết phục, tập hợp một số thành viên trong làng, lập dự án du lịch cộng đồng: Tà Lài Eco Lodge.
"Tà Lài Eco Lodge không chỉ là dự án du lịch mà còn là thao thức của Ká hướng đến cộng đồng, để bảo tồn văn hóa, tạo ra sinh kế và một tương lai tươi sáng hơn cho người dân trong làng", Ká Tuyền nói.
Nhà nghỉ sinh thái làng Tà Lài - Tà Lài Eco Lodge. Ảnh: NVCC
Tổ hợp tác du lịch cộng đồng Làng Tà Lài do chị Ká Tuyền điều hành hiện có 10 thành viên, đang định hướng phát triển lên HTX. Khu lưu trú homestay Tà Lài Eco Lodge cũng vừa được khai trương.
Tà Lài Eco Lodge đang đón gần 100 khách mỗi tháng. Con số này còn khiêm tốn nếu so với lượng khách cả ngàn người mỗi ngày đến VQG Cát Tiên, song là khởi đầu khá ấn tượng cho một dự án còn non trẻ.
Hiện khách tour chiếm 75% doanh thu của tổ hợp tác, 15% đến từ khách vãng lai, và 10% còn lại từ chuỗi cung ứng các dịch vụ đi kèm.
Trong đó, Tà Lài Eco Lodge đón hơn 30 khách nước ngoài/tháng. Họ rất quan tâm đến du lịch văn hóa bản sắc dân tộc và khám phá sự đa dạng thiên nhiên.
Du khách nước ngoài thích thú khám phá đời sống văn hóa cộng đồng ở làng Tà Lài. Ảnh: NVCC
Bà Ka' Điều, giờ cũng thành viên tổ hợp tác, chia sẻ, có khoảng 30% khách du lịch quay trở lại. Điều này cho thấy làng Tà Lài đã có hướng đi đúng và bước đầu thành công trong việc thiết kế tour, lồng ghép nhiều trải nghiệm.
Thông qua du lịch, nhiều cơ hội việc làm mới đang tạo ra cho cộng đồng. "Người già trong làng vui vì có thể bán thêm được nhiều tấm vải, nhiều gùi, rổ đan lát thủ công", bà Ka' Điều kể.
Kết nối, phát triển lịch cộng đồng làng Tà Lài
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của dự án là các dịch vụ trải nghiệm còn ít, nhiều hạng mục xuống cấp. Tà Lài Eco Lodge cũng gặp hạn chế do đặc thù tính mùa vụ khi làm du lịch.
Cánh đồng Tà Lài mùa lúa chín là một điểm đến mới nổi của huyện Tân Phú. Nhưng do ảnh hưởng của mùa nước, người dân chỉ trồng được 2 vụ lúa mỗi năm. Mùa khô kéo dài khiến hồ, suối cạn nước. Du khách cũng chỉ tập trung vào cuối tuần nên chưa tối đa được doanh thu.
Từ vật dụng thường nhật, nay sản phẩm rổ, rá, gùi đan lát thủ công của người làng Tà Lài có thể bán làm quà lưu niệm. Ảnh: NVCC
Hoạt động du lịch giúp nhiều phụ nữ làng Tà Lài có thêm việc làm để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: NVCC
Chị Ká Tuyền cho biết, giải pháp cần thiết lúc này là điều chỉnh giá cho phù hợp. Tổ hợp tác sẽ thiết kế đa dạng các tour theo chủ đề, mùa vụ; đồng thời tận dụng sức mạnh cộng đồng và câu chuyện sản phẩm để giới thiệu đến nhiều du khách hơn.
"Chúng tôi tận dụng cảnh quan có sẵn để kết nối, xây dựng điểm nhấn du lịch riêng khi đến với Tà Lài – Vườn Quốc gia Cát Tiên, và cũng cần thêm nguồn vốn hợp tác đầu tư", Ká Tuyền tâm sự.
Dự án Làng du lịch cộng đồng Tà Lài của chị Ká Tuyền giành giải Nhì cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai vừa qua. Ảnh: NVCC
Tại cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai tháng 8 vừa qua, dự án của chị Ká Tuyền đã xuất sắc giành giải Nhì.
Cuộc thi nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, và Đề án 939 của Chính phủ về "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025.
Theo TS. Nguyễn Văn Tân - Trưởng khoa Quản trị - Kinh tế Quốc tế (Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai), thành viên Hội đồng giám khảo, việc khai thác giá trị văn hóa bản địa để phát triển du lịch là một trong các chiến lược của tỉnh.
Dự án Làng du lịch cộng đồng Tà Lài có tiềm năng lớn trong việc bảo tồn giá trị văn hóa của người dân tộc tại làng Tà Lài. Nếu khai thác hiệu quả, dự án có thể tạo công việc cho nhiều người dân trong làng, với mức thu nhập từ 7-9 triệu đồng/tháng.
Lớp học cộng đồng dạy tiếng Anh và tiếng địa phương cho trẻ em trong làng Tà Lài. Ảnh: NVCC
Đặc biệt, lớp học cộng đồng dạy tiếng Anh và tiếng địa phương vẫn đang được duy trì. Lớp học diễn ra ngay tại những ngôi nhà nhỏ trong làng. Việc tổ chức các lớp học giúp cộng đồng nâng cao trình độ ngôn ngữ và giao tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của dự án là còn khá mới mẻ, khâu truyền thông chưa thật tốt. Dự án triển khai trên địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh nên khó tránh khỏi những khó khăn bước đầu.
"Việc tham gia cuộc thi lần này cũng là một cách để dự án tăng cơ hội truyền thông, tiếp cận các đơn vị lữ hành, cùng các hoạt động hỗ trợ vốn và gói đào tạo sau cuộc thi để phát triển", TS. Tân chia sẻ.
Hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp đều có chung dòng sông Tiền, sông Hậu. Hai dòng sông nổi tiếng này góp phần quan trọng bồi đắp phù sa màu mỡ, tạo nền nông nghiệp đa dạng, phong phú. Danh xưng tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Tháp cùng xuất hiện sau năm 1975...
3 cây cổ thụ ở xã Vĩnh Thành và An Hòa là những cây cổ thụ đầu tiên trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam vào năm 2024.
Với đặc tính cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu, giống lúa mới VNR98 của Vinaseed Group đã mang lại cho bà con nông dân Quảng Nam niềm vui vụ mùa bội thu.
Theo ông Đoàn Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), tình hình cháy rừng ở các tỉnh phía Bắc có những diễn biến bất thường nhất trong 13 năm trở lại đây.
Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bắc Ninh mới trên cơ sở sáp nhập địa giới 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, có diện tích tự nhiên hơn 4.700km2, quy mô dân số hơn 3,6 triệu người và 99 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc.
Trồng mận hồng ST là mô hình chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng những cây ăn trái có giá trị kinh tế, đáp ứng yêu cầu của thị trường, đang mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, sau sáp nhập 3 tỉnh Lâm Đồng–Bình Thuận và tỉnh Đắk Nông thì địa phương sẽ tận dụng tiềm năng từ núi xuống biển để kêu gọi đầu tư, phát triển kinh tế, trong đó có phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ...
Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững, góp phần xây dựng thành phố văn minh, hiện đại.
Dẫn nguồn từ undercurrentnews, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, mức thuế mới 125% của Mỹ đối với Trung Quốc khiến cá rô phi chịu mức thuế 150%, vì loại cá này đã chịu mức thuế 25% từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Donald Trump với tư cách là tổng thống Mỹ.
Sau hơn một thập kỷ bền bỉ triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Hà Nội chính thức hoàn thành toàn bộ 8/8 tiêu chí theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Thành phố hiện đã đủ điều kiện để trình Thủ tướng xem xét, công nhận là địa phương trực thuộc Trung ương đầu tiên của cả nước hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Khi viễn cảnh hợp nhất TP.HCM – Bình Dương – Bà Rịa - Vũng Tàu thành 1 siêu đô thị đang dần hiện hữu, không chỉ các cao ốc, tuyến metro hay khu công nghiệp được kỳ vọng bứt phá, mà các xã nông thôn mới Bình Dương cũng sẽ được tiếp thêm động lực.
Ban Nông vận Trung ương (tiền thân của Hội Nông dân Việt Nam) trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (giai đoạn 1952-1954) tại Ao Rừm, đã tập hợp giai cấp nông dân Việt Nam thành một khối thống nhất, xây dựng hậu phương vững mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ vận động tham gia kháng chiến, xây dựng tổ chức Hội trên cả nước; góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn.
Sáp nhập thành công Quảng Ngãi-Kon Tum, tỉnh sau hợp nhất sở hữu 3 loài sâm quý. Ngày 29/10/1975, 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai sáp nhập lại thành tỉnh Gia Lai-Kon Tum. 16 năm sau 2 tỉnh lại tách ra, nay Kon Tum sáp nhập về với Quảng Ngãi..
Thông qua diễn đàn khuyến nông, nông dân Hà Nội đã có cơ hội được trao đổi trực tiếp, lắng nghe các chuyên gia, nhà khoa học giải đáp những cái khó trong sản xuất nông nghiệp, cũng như cập nhật tiến bộ kỹ thuật mới giúp làm nông hiệu quả.
Với sự hỗ trợ cũng như những nỗ lực phấn đấu của các tổ khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã, tổ hợp tác trong thời gian qua, Đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL" đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Sáp nhập Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, tỉnh mới sẽ sở hữu hai ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới cùng món phở trứ danh và một món ăn từ dê vừa được lọt tốp món ngon thế giới.
Ngày 24-5-1932, tỉnh Pleiku (Gia Lai ngày nay) chính thức được thành lập. Trải qua bao thăng trầm lịch sử trong 90 năm hình thành và phát triển, bộ mặt của tỉnh đã có sự đổi thay toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.