3 giờ sinh “vàng mười” trong Âm lịch: Càng trải đời càng phát tài, hậu vận rực rỡ
Theo tử vi, người sinh vào một số khung giờ Âm lịch nhất định thường mang số mệnh kiên cường, càng trải đời càng vững vàng.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 30/6/1945, một chiếc máy bay cất cánh từ Trùng Khánh bay thẳng đi Moskva. Trên máy bay, ngoài các nhà ngoại giao của Chính phủ Trung Hoa Dân quốc như Tống Tử Văn, Hồ Thế Trạch, Thẩm Hồng Liệt, Tiền Xương Chiếu, còn có Tưởng Kinh Quốc, một người có quan hệ đặc biệt khăng khít với Liên Xô. Ông từng học ở Liên Xô 12 năm, hơn nữa còn lấy vợ là một cô gái Nga. Nói về tình cảm riêng thì nhà họ Tưởng có quan hệ không tồi với Stalin.
Mông Cổ ngày nay.
Tại sân bay Moskva, phái đoàn Chính phủ Trung Hoa Dân quốc được chủ nhà nhiệt liệt đón chào. Lúc đó Tưởng Kinh Quốc là Trưởng phiên dịch, sau này ông viết trong hồi ký những chi tiết sinh động: “Chúng tôi đến Moskva, lần đầu tiên gặp Stalin. Ông ấy tỏ ra cực kỳ lịch thiệp. Nhưng đến khi bắt đầu chính thức đàm phán thì bộ mặt dữ tợn của ông đã lộ ra …”.
Stalin thích họp vào buổi tối. Tối 30/6, hai đoàn Trung Quốc – Liên Xô tiến hành hội đàm sơ bộ ngắn gọn. Trước tiên Bộ trưởng Ngoại giao Tống Tử Văn chuyển tới phía Liên Xô nguyện vọng hợp tác của Tưởng Giới Thạch: “Tiên sinh Tôn Trung Sơn để lại di huấn cho các đảng viên Quốc Dân Đảng là cách mạng Trung Quốc muốn thành công thì phải liên hợp với Liên Xô, mong rằng lần hội đàm này của chúng ta có thể tạo cơ sở cho sự xây dựng tình hữu nghị và sự hợp tác dài hạn Trung Quốc-Liên Xô.”
Đúng như lời kể của Tưởng Kinh Quốc, mới đầu Stalin tỏ ra rất nhã nhặn: “Chính phủ Nga Sa hoàng trước đây muốn chia cắt Trung Quốc. Hiện nay Liên Xô tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, chúng ta nhất định có thể hiểu biết lẫn nhau.”
Hai ngày sau, khi cuộc hội đàm chính thức vừa mới bắt đầu, Stalin đã có thái độ khác hẳn. Tưởng Kinh Quốc kể: “Tôi nhớ rất rõ, lúc ấy Stalin đẩy một tờ giấy tới trước mặt Tôn Viện trưởng, thái độ ngạo mạn, cử chỉ trông khó coi. Stalin nói: Ông đã đọc cái này chưa?”
Đó là bản Hiệp định Yalta do Roosevelt, Churchill, Stalin ký. Thấy Stalin đã đi thẳng vào vấn đề, Tống Tử Văn cũng nói thẳng: “Tổng thống Tưởng Giới Thạch đã biết nội dung bản hiệp định ấy. Chúng tôi đến đây là để thảo luận vấn đề này.”
Stalin nói: “Thảo luận thì được, nhưng ông chỉ có thể căn cứ vào cái này, Roosevelt đã ký vào bản hiệp định đó”.
Tống Tử Văn nói: “Hôm vừa rồi Tổng thống Tưởng Giới Thạch đã nói với Đại sứ Petrov [Đại sứ Liên Xô tại Trung Quốc thời đó] là hiện nay chưa thể giải quyết vấn đề Ngoại Mông Cổ, chúng ta nên tạm gác vấn đề này lại”.
“Trung Quốc phải thừa nhận Ngoại Mông Cổ độc lập”, Stalin nói. “Ngoài ra không còn lựa chọn nào khác”.
Stalin có lý khi cho rằng người Trung Quốc “không còn lựa chọn nào khác”, đó là do ông nghĩ rằng Chính phủ Quốc dân chạy xuống Trùng Khánh tất phải dựa vào sự giúp đỡ của lực lượng quân đội Liên Xô. Hơn nữa việc quân cộng sản của Mao Trạch Đông đang hoạt động ở vùng Đông Bắc Trung Quốc cũng làm Tưởng Giới Thạch vô cùng đau đầu – nếu Liên Xô không ủng hộ Quốc Dân Đảng mà ủng hộ Đảng Cộng sản thì …
Tống Tử Văn còn có nhiều vấn đề khó khăn nữa, như: Trung Quốc chưa thắng được quân Nhật, một nửa đất nước đã thành bãi tro tàn, nếu lại còn nhượng Ngoại Mông Cổ cho Liên Xô nữa thì biết ăn nói làm sao với dân chúng nước ta? Ông đành miễn cưỡng trả lời Stalin: “Bất cứ Chính phủ nào của Trung Quốc nếu để mất lãnh thổ nước mình thì đều sẽ sụp đổ. Tại sao Liên Xô nhất định phải lấy được Mông Cổ?”.
“Giả thử có một lực lượng quân sự từ Mông Cổ tấn công Liên Xô, cắt đứt đường xe lửa Siberia, thì Liên Xô sẽ gặp nguy hiểm nghiêm trọng”, Stalin nói. “Cho nên Liên Xô phải bảo vệ Ngoại Mông Cổ”.
Câu nói này có nhiều hàm nghĩa. Nếu Nhật thua thì kẻ nào sẽ tấn công Liên Xô từ Mông Cổ?
Stalin nói thêm: “Các ông có thừa nhận Mông Cổ độc lập hay không, điều đó còn liên quan tới lập trường của Liên Xô về vấn đề Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Cuộc đàm phán đến đây thì bế tắc. Tống Tử Văn nói: “Cá nhân tôi không có quyền quyết định vấn đề Ngoại Mông Cổ, tôi cần phải thỉnh thị Tổng thống Tưởng Giới Thạch”.
“Không có quyền quyết định? Thế thì ông đến đây làm gì?” – Stalin hỏi.
Hôm sau Tống Tử Văn gửi điện cho Tưởng Giới Thạch, báo cáo tình hình hội đàm và đề nghị Tưởng xem xét mấy phương án như sau:
Thứ nhất, Trung Quốc ký hiệp định liên minh với Liên Xô, cho phép Liên Xô đóng quân tại Mông Cổ; thứ hai, để Ngoại Mông Cổ thực hiện “tự trị cao độ”; thứ ba, Ngoại Mông Cổ có quyền tự chủ về quân sự, nội chính và ngoại giao, nhưng không có tính chất là một nước cộng hòa liên bang Xô Viết.
Người Mỹ rất quan tâm tới cuộc đàm phán Trung Quốc-Liên Xô. Tổng thống Truman bảo Bộ trưởng Ngoại giao Byrnes chuyển tới Chính phủ Trung Quốc ý kiến như sau: “Chưa thảo luận cách giải thích về địa vị của Ngoại Mông Cổ trong hiệp định Yalta; Chính phủ Mỹ cho rằng tuy về pháp lý thì chủ quyền Ngoại Mông Cổ vẫn thuộc Trung Quốc, nhưng trên thực tế chủ quyền ấy chưa được hành xử”.
Tống Tử Văn nắm lấy lời văn “phải duy trì hiện trạng của Ngoại Mông Cổ” trong hiệp định Yalta để đấu lý. Ông kiên trì nói hiện trạng đó tức là chủ quyền của Ngoại Mông Cổ vẫn thuộc về Trung Quốc. Còn Stalin thì nói rõ Liên Xô yêu cầu Trung Quốc thừa nhận Ngoại Mông Cổ độc lập. Hai cách nói này tuy diễn tả cùng một sự thật nhưng ảnh hưởng thì lại khác nhau xa.
Dĩ nhiên Tưởng Giới Thạch hiểu rõ sự hơn thiệt trong đó. Thấy trên bàn đàm phán đã tạm thời bất đồng, Tưởng Giới Thạch bèn điện cho Tưởng Kinh Quốc, bảo Quốc lấy danh nghĩa cá nhân gặp riêng Stalin.
Tưởng Kinh Quốc nhớ lại:
Khi gặp nhau tại nhà riêng của Stalin, lúc đó tôi có nói: “Người Trung Quốc chúng tôi kiên trì kháng chiến chống Nhật là để thu hồi lãnh thổ đã bị mất. Hiện giờ Nhật còn chưa thua mà [chúng tôi] đã cắt nhượng một vùng đất rộng như Ngoại Mông Cổ thì cuộc kháng chiến của chúng tôi còn có ý nghĩa gì? Quốc dân Trung Quốc nhất định sẽ chửi chúng tôi là đồ bán nước”.
Vì đã là chỗ gặp riêng nên Stalin cũng bớt dùng các lời lẽ ngoại giao mà nói thẳng thừng với Tưởng Kinh Quốc: “Ông nói rất có lý, nhưng có điều ông cần biết rằng hôm nay không phải là tôi cầu xin ông mà là ông đến xin tôi giúp. Nếu các ông có đủ sức đánh bại người Nhật thì dĩ nhiên tôi sẽ không nói gì. Nhưng các ông không đủ sức thì những lời vừa rồi ông nói là vô ích.”
Tưởng Kinh Quốc nói: “Ngài chẳng cần lo ngại Ngoại Mông Cổ đe dọa sự an toàn của Liên Xô. Sau khi Nhật thua trận, nước Nhật sẽ không còn ngoi dậy được nữa. Chỉ Trung Quốc mới có thể tấn công Liên Xô từ Ngoại Mông Cổ, nhưng bây giờ hai nước chúng ta có thể liên minh với nhau, Trung Quốc bảo đảm ít nhất hữu hảo với Liên Xô trong ba chục năm. Ngài cũng biết đấy, cứ cho là Trung Quốc muốn đánh Liên Xô thì cũng chẳng có sức mà đánh.”
Stalin lắc đầu: “Ông nhầm rồi. Thứ nhất, cứ cho là Nhật thua thì dân tộc ấy cũng không bị tiêu diệt. Nếu người Mỹ tiếp quản nước Nhật thì không quá 5 năm sau Nhật sẽ bò dậy.”
Tưởng Kinh Quốc nói xen vào: “Nếu Liên Xô tiếp quản nước Nhật thì sao?”
“Tôi tiếp quản ấy à, cũng chẳng qua lui lại thêm 5 năm thôi”. Stalin nói tiếp: “Thứ hai, hiện nay Trung Quốc không đủ sức đánh chúng tôi, nhưng chỉ cần Trung Quốc thống nhất thì các ông sẽ tiến nhanh hơn bất cứ nước nào. Ông nói liên minh với nhau, bây giờ vì tôi không coi ông là nhà ngoại giao nên tôi nói thật với ông nhé: hiệp ước là thứ không đáng tin đâu”.
Tưởng Kinh Quốc không biết nói gì nữa.
Stalin nói tiếp: “Còn có nguyên nhân thứ ba, cứ cho là Nhật và Trung Quốc không đủ sức qua Ngoại Mông Cổ đánh Liên Xô, điều đó không có nghĩa là không có những lực lượng khác tấn công Liên Xô”.
“Mỹ chăng?”, Tưởng Kinh Quốc hỏi.
“Dĩ nhiên rồi”, Stalin nói không chút do dự.
Tưởng Kinh Quốc nghĩ bụng, ông vừa mới ký hiệp định Yalta với người Mỹ xong, được hời lớn như thế mà ông còn coi người Mỹ là kẻ địch. Trung Quốc trong mắt ông lại càng là đối thủ tiềm tàng. Với tâm trạng như thế, thật sự chẳng còn lý lẽ gì để nói nữa.
Gặp riêng Stalin xong, Tưởng Kinh Quốc lại đến gặp Petrov, Đại sứ Liên Xô tại Trung Quốc. Petrov cũng khuyên Trung Quốc nên thỏa hiệp: “Trên thực tế Ngoại Mông Cổ đã độc lập. Chính phủ Trung Quốc chỉ cần thừa nhận một chuyện đã rồi. Nếu Trung Quốc kiên trì không thừa nhận địa vị độc lập của Ngoại Mông Cổ thì chúng ta chẳng còn cách nào đàm phán tiếp”.
Petrov nói không sai. Mãi cho tới ngày 9/7, hai bên đàm phán đến đợt thứ tư, Liên Xô vẫn giữ lập trường cực kỳ cứng rắn trên vấn đề Ngoại Mông Cổ.
Chẳng còn cách nào, Tống Tử Văn bèn thỉnh thị Tưởng Giới Thạch và nhận được chỉ thị như sau:
“Xuất phát từ sự hy sinh lớn nhất và từ lòng chân thành, giờ đây Chính phủ Trung Quốc muốn tìm cách giải quyết căn bản mối quan hệ Trung Quốc-Liên Xô, quét sạch mọi tranh chấp và chuyện không vui có thể có từ nay về sau, qua đó giành được sự hợp tác triệt để giữa hai nước nhằm hoàn thành chí nguyện để lại của tiên sinh Tôn Trung Sơn lúc sinh thời là hợp tác với Liên Xô. Nhu cầu lớn nhất của Trung Quốc là tìm kiếm sự toàn vẹn chủ quyền hành chính lãnh thổ và sự thống nhất thực sự trong nước, vì thế có ba vấn đề tha thiết mong Chính phủ Liên Xô đồng tình và viện trợ, đồng thời có phúc đáp cụ thể và có quyết tâm”.
Tưởng Giới Thạch quyết định thỏa hiệp, ông đề xuất ba vấn đề như sau:
Thứ nhất, bảo đảm sự nguyên vẹn chủ quyền của Trung Quốc đối với lãnh thổ vùng Đông Bắc; Trung Quốc và Liên Xô cùng sử dụng chung hai cảng Lữ Thuận và Đại Liên trong thời hạn 30 năm, quyền sở hữu cảng và đường sắt thuộc về Trung Quốc. Thứ hai, dãy núi Antai[6] là một bộ phận của Tân Cương. Thứ ba, Liên Xô chỉ có thể viện trợ Quốc Dân Đảng, không được viện trợ đảng Cộng sản Trung Quốc.
Để đổi lấy ba điều kiện đó, Tưởng Giới Thạch tỏ ý: “Chính phủ Trung Quốc mong rằng sau khi đánh bại Nhật và sau khi Chính phủ Liên Xô chấp nhận ba điều kiện nói trên, [chúng tôi] sẽ đồng ý Ngoại Mông Cổ độc lập”.
Trong hồi ký, Tưởng Kinh Quốc có nói rõ thêm về chỉ thị của bố mình: cái Tưởng Giới Thạch nói “đồng ý Ngoại Mông Cổ độc lập” thì phải được nhân dân Ngoại Mông Cổ bỏ phiếu tán thành và phải bỏ phiếu theo nguyên tắc của chủ nghĩa Tam Dân. Nếu kết quả bỏ phiếu của công dân Ngoại Mông Cổ nghiêng về phía đồng ý độc lập thì Chính phủ Quốc dân mới có thể thừa nhận Ngoại Mông Cổ độc lập. Dù thế nào đi nữa, bao giờ cũng phải giữ thể diện chứ.
Stalin đồng ý với các yêu cầu của Tưởng Giới Thạch.
Ngày 14/8/1945, “Hiệp ước đồng minh hữu hảo Trung Quốc-Liên Xô” được ký kết tại Moskva. Tống Tử Văn từ chối ký và từ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Vương Thế Kiệt tiếp quản chức vụ này, thay mặt Trung Quốc ký Hiệp ước đó.
Hôm sau Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Hiệp ước đã được ký, mọi chuyện sau đó không thể nào cứu vãn được nữa. Ngày 20/10/1945, Ngoại Mông Cổ tiến hành bỏ phiếu trưng cầu ý dân. Tưởng Giới Thạch cử Thứ trưởng thường trực Bộ Nội chính Lôi Pháp Chương sang “quan sát” cuộc bỏ phiếu. Tưởng Giới Thạch dặn Lôi Pháp Chương: “Chỉ quan sát thôi, không được can thiệp, cũng không nói bất cứ điều gì”.
Về sau Lôi Pháp Chương kể lại tình hình bỏ phiếu ông “quan sát” thấy: “Cuộc bỏ phiếu này được coi là hành động của nhân dân Ngoại Mông Cổ bày tỏ với thế giới nguyện vọng độc lập của họ. Trên thực tế cuộc bỏ phiếu đó đặt dưới sự giám sát của các cán bộ Chính phủ Ngoại Mông Cổ, dùng hình thức bỏ phiếu có ghi tên để thể hiện có tán thành độc lập hay không, vì thế nhân dân thực sự khó có thể được tự do bày tỏ ý chí của mình”.
Kết quả bỏ phiếu cho thấy tổng cộng có 490 nghìn cử tri, 98% tham gia bỏ phiếu, nhất trí tán thành Ngoại Mông Cổ độc lập. Ngày 5/1/1946, Chính phủ Quốc dân tuyên bố thừa nhận Ngoại Mông Cổ độc lập.
Năm 1949, Tưởng Giới Thạch thua trận chạy ra Đài Loan. Tưởng canh cánh trong lòng chuyện Stalin nuốt lời hứa “Không viện trợ Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Năm 1952, Tưởng Giới Thạch gửi đơn tố cáo tới Liên Hợp Quốc, lên án Liên Xô vi phạm hiệp ước, yêu cầu hủy bỏ “Hiệp ước đồng minh hữu hảo Trung Quốc-Liên Xô”. Liên Hợp Quốc xác nhận Liên Xô đã làm trái với quy định của Hiệp ước đó và phán quyết Hiệp ước này mất hiệu lực.
Nếu có một hình tượng võ tướng lý tưởng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, chắc chắn đó là Triệu Vân - vị tướng mang vẻ ngoài khôi ngô, võ nghệ siêu quần, trung thành tuyệt đối và chưa từng thất bại trận nào.
Theo tử vi, người sinh vào một số khung giờ Âm lịch nhất định thường mang số mệnh kiên cường, càng trải đời càng vững vàng.
Lễ trao trả hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam (MIA) lần thứ 170 diễn ra vào thời điểm đặc biệt với cả hai nước. Phía Việt Nam đã bàn giao cho phía Hoa Kỳ 3 hòm đựng hài cốt, là kết quả của nỗ lực tìm kiếm mới đây của đội tìm kiếm hỗn hợp Việt Nam - Hoa Kỳ tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa.
Công an tỉnh Quảng Ninh đã đến Bệnh viện Nhi Trung ương nhận đỡ đầu cháu bé 10 tuổi, một trong những nạn nhân sống sót trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh QN-7105 xảy ra trên vịnh Hạ Long ngày 19/7 vừa qua.
Mới đây, Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã gửi thư ngỏ tới du khách về vụ tai nạn trên vịnh Hạ Long. Đồng thời, đơn vị này cũng gửi lời cam kết về các tiêu chí an toàn khi vận hành tàu du lịch.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai vừa triển khai rà soát hiện trạng các trường học, đề xuất đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú tiểu học và THCS tại các xã biên giới.
Phát biểu tại Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở xã Gia Phú, ông Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục đưa Ngày hội hướng về cơ sở, đến từng thôn, xóm, khu dân cư.
“Năm người trong một chiến hào, đạn gần cạn kiệt, kẻ địch tấn công từ ba phía. Nếu không có UAV yểm trợ, chúng tôi đã không sống sót” – Roman “Peugeot”, lính đại liên thuộc Lữ đoàn Vệ binh Quốc gia số 21 của Ukraine kể lại khoảnh khắc sinh tử trong trận đánh khốc liệt ở chiến tuyến Pokrovsk.
CLB Bắc Ninh chiêu mộ cùng lúc 9 tân binh; Bà xã Peter Crouch hé lộ bí quyết duy trì hạnh phúc; ấn định thời điểm Gyokeres gia nhập Arsenal; Luke Shaw sẵn sàng chia tay M.U; Napoli sẵn sàng “giải cứu” Sterling.
Bày tỏ xúc động, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết chúng ta sẽ "làm bằng được, làm bằng hết, làm đến khi không thể làm được" để xác định được hài cốt, danh tính các liệt sĩ.
Cuộc xung đột biên giới nghiêm trọng nhất trong hơn một thập kỷ qua giữa Thái Lan và Campuchia đã buộc hơn 100.000 người dân tại bốn tỉnh giáp biên giới phía đông bắc Thái Lan phải rời bỏ nhà cửa, sơ tán khẩn cấp trong làn mưa pháo dữ dội.
Cơ quan chức năng đang tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân khiến 31 con lợn của một hộ dân tại xã Bảo Lâm 1 chết không rõ nguyên nhân với các triệu chứng sốt cao, bỏ ăn, lờ đờ.
Khi được hỏi về màn trình diễn của tiền vệ Viktor Le, HLV Kim Sang-sik cho biết: “Cậu ấy là một nhân tố quan trọng trong đội hình. Tuy nhiên, Viktor cần cải thiện khả năng giữ bóng, sự tự tin cũng như hiệu quả trong các tình huống dứt điểm”.
Bộ Công an vừa công bố kết quả triển khai Ngân hàng Gen Liệt sĩ. Với sự đồng hành của GeneStory, sau 1 năm dự án đã thu nhận hơn 51.000 mẫu ADN từ thân nhân, giúp xác minh 16 liệt sĩ vô danh, mở ra hy vọng tìm lại người thân cho hàng trăm ngàn gia đình trên toàn quốc.
MC Đinh Tiến Dũng gắn bó và từng hoạt động năng nổ tại trường Đại học Nông Nghiệp trước khi thành danh trên truyền hình.
Trong kỷ nguyên số và đổi mới sáng tạo trở thành trụ cột của tăng trưởng kinh tế, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đang cho thấy sự tiên phong và quyết đoán trong chuyển đổi. Yếu tố quan trọng nhất giúp Petrovietnam dẫn đầu trong thời đại số chính là vai trò lãnh đạo toàn diện, nhất quán của Đảng ủy Tập đoàn.
Sau chiến thắng ngược dòng 2-1 của U23 Việt Nam trước U23 Philippines ở vòng bán kết giải U23 Đông Nam Á 2025, một số fan hâm mộ bóng đá Đông Nam Á đã dự đoán thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ lên ngôi vô địch.
Thủ tướng Malaysia, ông Anwar Ibrahim hôm nay xác nhận Thái Lan và Campuchia đã đồng ý thiết lập lệnh ngừng bắn và bắt đầu rút quân khỏi khu vực biên giới sau cuộc đụng độ vũ trang khiến nhiều dân thường thiệt mạng.
Dù đã hết thời hạn giấy phép từ tháng 10/2023, khu du lịch Suối Tiên (lòng hồ Thủy Yên, xã Chân Mây – Lăng Cô, TP. Huế) vẫn hoạt động.
Không chỉ tại Vietcombak, trước thực trạng các vụ lừa đảo qua tài khoản ngân hàng diễn ra ngày càng tinh vi, các ngân hàng lớn như Agribank, MB... đã đồng loạt cảnh báo tài khoản nghi ngờ lừa đảo ngay trên ứng dụng, giúp khách hàng nhận diện rủi ro và chủ động phòng ngừa ngay từ bước chuyển tiền.
Ngày 25/7, Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, đề ra nhiều nhiệm vụ quan trọng và xác định 3 khâu đột phá.
Tối 24 và rạng sáng 25/7, nước lũ từ thượng nguồn sông Cả (Nghệ An) dâng nhanh, gây ngập sâu nhiều thôn xóm ven sông La thuộc các xã Đức Quang và Đức Minh (tỉnh Hà Tĩnh). Gần 150 hộ dân bị ảnh hưởng, nhiều tuyến đường bị chia cắt, giao thông đình trệ, thiệt hại hoa màu ước tính thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng.
Niềng răng thường được xem là giải pháp cải thiện nụ cười, nhưng nhiều người rơi vào tình trạng dở khóc, dở cười khi vừa mất thời gian, mất tiền lại ảnh hưởng đến sức khỏe bởi gặp phải “nha tặc”.
Tháng 8, có 3 con giáp đặc biệt vượng vận trong tháng này, công việc suôn sẻ, tài lộc dồi dào, dễ dàng nắm bắt cơ hội làm giàu.
Trước ngày 1/1/2026, theo quy định mới, sẽ có 6 trường hợp bắt buộc phải đổi hoặc cấp lại Giấy phép lái xe theo mẫu mới. Nếu không thực hiện đúng thời hạn, người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghiêm túc phê bình các địa phương chậm kiện toàn nhân sự chủ chốt, nhất là chức danh bí thư, chủ tịch Ủy ban nhân dân, chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã.
TP Hà Nội vừa chính thức phát động chiến dịch 45 ngày đêm hỗ trợ chuyển đổi số tại 126 xã, phường – một bước đi quyết liệt nhằm tăng tốc triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp sau khi hoàn tất việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
U23 Việt Nam đã có trận đấu khó khăn trước U23 Philippines tại vòng bán kết giải bóng đá U23 Đông Nam Á 2025, nhưng cuối cùng thầy trò HLV Kim Sang-sik đã giành chiến thắng 2-1 và người hâm mộ đánh giá rất cao về cuộc so tài này.
Lợi dụng danh nghĩa nhân viên ngân hàng, một phụ nữ ở TP.Huế đã lừa đảo chiếm đoạt trót lọt số tiền gần 29 tỷ đồng.
Trong khi Ukraine tiếp tục hứng chịu các cuộc tấn công dồn dập của Nga, một cuộc khủng hoảng lòng tin đang âm thầm lan rộng trong lòng đất nước vì chính nhà lãnh đạo của họ: Tổng thống Volodymyr Zelensky. Một báo cáo vừa công bố khiến giới quan sát quốc tế không khỏi lo ngại: Số binh sĩ Ukraine đào ngũ hiện đã vượt quá tổng quân số hiện tại của quân đội Anh, Pháp và Đức cộng lại.
Lê Phúc Thịnh “nổ” với nhiều người dân ở Cà Mau rằng mình có thể thu xếp cho họ xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc với giá hàng chục triệu đồng/người để chiếm đoạt hơn 1,8 tỷ đồng.