Chi Pu tiết lộ tư liệu quý về ông nội và Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời khắc lịch sử ngày 30/4/1975
Chi Pu bất ngờ chia sẻ tư liệu quý giá về ông nội và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thởi khắc lịch sử trọng đại ngày 30/4/1975.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sông Mã - một thời gian khó
Đầu những năm 1960, một sự kiện quan trọng đã diễn ra với phong trào nhân dân miền xuôi, trong đó chủ yếu là thanh niên lên tình nguyện bảo vệ và xây dựng kinh tế miền Tây Bắc, trong đó có huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
Điều này đã được nhiều thi sĩ có những vần thơ bất hủ về sự kiện này. Trong đó có nhà thơ Chế Lan Viên - người đã thể hiện quyết tâm, khát vọng lên miền Tây Bắc với cách đi riêng của mình qua bài thơ "Tiếng hát con tàu".
Mô hình trồng nhãn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm của ông Thửa. Ảnh: Tuệ Linh.
Theo đó, hơn 60 năm trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng, Nhà nước nhiều người dân Hưng Yên đã tình nguyện, hy sinh niềm vui, hạnh phúc riêng để lên với vùng đất biên giới xa xôi chưa một lần biết đến là huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La để khai sơn phá thạch xây dựng vùng kinh tế mới.
Theo lời kể của những nhân chứng còn sống, để đến được với vùng đất Sông Mã, bà con Hưng Yên đã phải mất gần 1 tháng hành quân trèo đèo, vượt suối.
Nhưng bằng sự quyết tâm, tình yêu quê hương đất nước, những người dân Hưng Yên thuộc thế hệ lên tiền trạm tại vùng đất Sông Mã đã cùng với đồng bào dân tộc Thái, Mông… nơi đây đoàn kết, bảo vệ biên cương, mang đến đổi thay như ngày hôm nay bên đôi bờ sông Mã.
Một gốc cây nhãn tổ cao 5m, đường kính 2m, 3 người ôm không xuể cho cả tấn quả mỗi năm ở bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã là minh chứng để nhắc nhở con cháu sau này về công ơn khai hoang đất đai của thế hệ ông cha người dân Hưng Yên. Ảnh: Tuệ Linh.
Để hiểu rõ hơn về hành trình đầy khó khăn, thử thách đến với vùng đất mang tên một dòng sông khai hoang, lập nghiệp, chúng tôi tìm về bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã để gặp ông Đặng Văn Thửa.
Mùa này, dọc 2 bên đường từ Quốc lộ 4G vào bản Hải Sơn toàn nhãn là nhãn, quả chín vàng rực. Hỏi người dân về nhà ông Thửa, bà con nơi đây không ai là không biết.
Bởi cách đây khoảng 13 năm, ông Thửa chính là người đầu tiên ghép mắt giống nhãn Miền Thiết lên giống nhãn thường, giúp thay đổi cuộc sống của hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Sông Mã.
Nhờ cách làm của ông Thửa đã góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa người dân tộc Kinh với đồng bào người Thái, Mông trên địa bàn huyện Sông Mã.
Trao đổi với chúng tôi, ông Thửa tâm sự: Tôi sinh năm 1964, thuộc thế hệ thứ 2 những người dân Hưng Yên lên Sông Mã khai hoang và xây dựng vùng kinh tế mới.
Ông Thửa quê ở xã Hoàng Hanh, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Năm 10 tuổi (1974), ông Thửa cùng bố mẹ lên Sông Mã xây dựng quê hương mới.
Ông Thửa cho biết thêm: Ngày ấy phải mất 4 ngày gia đình mới lên đến nơi nhưng vẫn chưa khổ bằng thời ông chú tôi lên Sông Mã vào năm 1964. Theo lời kể của chú, thời điểm đó phải mất gần một tháng trèo đèo, lội suối, hành quân cả ban đêm trong núi rừng âm u mới đến nơi.
Tại vùng đất biên giới huyện Sông Mã, gia đình ông Thửa cũng như bao gia đình bà con Hưng Yên đã tích cực cùng với người dân sở tại khai hoang vùng đất heo hút 2 bên bờ sông Mã.
Quả nhãn ghép trồng ở Sông Mã cho chất lượng, năng suất không thua kém gì nhãn Hưng Yên. Ảnh: Tuệ Linh.
Theo đó vào những năm 60 của thế kỷ trước, vì nỗi nhớ quê hương nên trong hành trang của những người dân Hưng Yên lên khai hoang vùng kinh tế mới ở Sông Mã, họ đã mang theo đặc sản ở nơi "chôn rau cắt rốn" là cây nhãn lên trồng.
Có một sự trùng hợp là vùng đất 2 bên bờ sông Mã là đất pha cát bằng phẳng, màu mỡ rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn. Nói như ông Thửa vùng đất này như là định mệnh, duyên phận với người dân Hưng Yên từ lúc nào không hay.
"Lúc đấy, trong suy nghĩ của người dân Hưng Yên chúng tôi chỉ trồng chơi để cho đỡ nhớ quê hương thôi. Chẳng ai ngờ được sau này cây nhãn chính là cây trồng giúp người dân Sông Mã xoá nghèo, có người trở thành triệu tỷ phú. Không những vậy, hàng trăm tấn nhãn còn vươn sang cả thị trường thế giới", ông Thửa bộc bạch.
Nhờ học hỏi kỹ thuật từ ông Thửa, anh Lò Văn Châm ở bản Phiêng Xim, xã Chiềng Khoong đã có thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm. Ảnh: Tuệ Linh.
Tuy nhiên, theo ông Thửa để có được thành quả như bây giờ là cả một câu chuyện dài. Năm 2009, thương lái lên ngủ nhà ông Thửa thu mua nhãn cỏ của người dân. Có thương lái bảo với ông Thửa xuống xã Lóng Phiêng (Yên Châu – Sơn La) học cách bà con cải tạo vườn nhãn để nâng cao năng suất, chất lượng.
Nghe theo thương lái, ông Thửa xuống thăm vườn nhãn của hộ gia đình Tình Duyên. Đến nơi, ông Thửa thực sự choáng ngợp trước vườn nhãn ghép mắt của ông bà Tình Duyên này.
"Lần đầu tiên nhìn thấy vườn nhãn ghép, tôi sung sướng và hạnh phúc vô cùng. Thấy vậy, tôi mua lấy một buồng nhãn khoảng 2 kg đem về Sông Mã. Tôi không dám ăn, không vị ngọt hay đắng; bởi quả nhãn to và đẹp như bảo vật nên chỉ dám nhìn.
Khi về đến nơi, tôi lấy buồng nhãn trưng bày tại bàn uống nước và gọi người thân trong gia đình đến xem. Sau đó chúng tôi mới cùng nhau ăn thử và đánh giá về chất lượng quả nhãn. So với nhãn cỏ, quả nhãn ghép to, vỏ mỏng, hạt nhỏ, cùi dày, vị ngọt đậm và rất thơm ngon", ông Thưa say sưa kể với chúng tôi.
Để trả ơn mảnh đất quê hương thứ 2 đã nuôi mình khôn lớn và ghi nhớ công ơn khai hoang, mở đất của thế hệ cha ông, ông Thửa đã tiến hành một cuộc "cách mạng" cải tạo vườn nhãn của gia đình.
"Tôi dùng cưa cắt toàn bộ 1 ha nhãn đang phát triển xanh tốt của gia đình để ghép sang giống nhãn Miền Thiết. Sau khi cắt xong, vợ con, ông chú ruột, bà cô và hàng xóm gọi tôi là thằng "Thửa hâm". Họ bảo vườn nhãn đang tốt như thế mà cắt hết cành.
Lúc đó tôi cũng chẳng biết nói như thế nào để cho mọi người hiểu, bởi mình chưa làm thành công thì nói cũng chẳng ai tin. Tôi đã cố giải thích nhưng vợ con vẫn bán tín bán nghi về cách làm của mình. Tôi có nói với gia đình và hàng xóm rằng hay dở như nào sẽ trả lời bằng thực tế", ông Thửa cười.
Sau khi cắt xong, ông Thửa thuê 17 người ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên lên ghép mắt giống nhãn Miền Thiết. Đúng một năm sau khi ghép mắt, người thân và bà con trong bản mới hiểu được việc làm của ông Thửa.
Vườn nhãn ghép của ông Thửa cho quả sai trĩu cành, nhiều gốc nhãn phải dùng cả thân cây gỗ, tre để chống đỡ cho khỏi gãy cành. Lúc này, trên địa bàn huyện Sông Mã chỉ duy nhất hộ ông Thửa có nhãn ghép.
"Nhìn thấy vườn nhãn ghép của tôi, bà con ai cũng trầm trồ khen ngợi. Quả nhãn Miền Thiết to, cùi dày, thơm ngon cho giá bán cao hơn nhiều so với nhãn cỏ. Thương lái khắp nơi đến tranh nhau mua. Họ tự trả tiền cho gia đình tôi với giá 26.000 đồng/kg, bởi lúc bấy giờ mình cũng chẳng quan tâm đến giá cả thị trường là bao nhiêu. Năm đó thu được vài trăm triệu đồng, sướng lắm", ông Thửa nói.
Những năm tiếp theo, thương lái ở dưới xuôi lên nhìn thấy vườn nhãn ghép của ông Thửa, họ chốt luôn với giá từ 24.000 – 26.000 đồng/kg. Thời điểm đó, mỗi năm gia đình ông Thửa thu nhập hàng trăm triệu.
Bên cạnh đó, để có thị trường ổn định cho quả nhãn, tránh việc bị thương lái ép giá, ông Thửa đã cùng với nhiều hộ dân trồng nhãn trên địa bàn liên kết với nhau thành lập HTX, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Từ cách làm của ông Thửa đã giúp hàng nghìn hộ dân trồng nhãn ở huyện Sông Mã bứt phá từ hộ nghèo lên hộ giàu. Hàng nghìn ha nhãn cỏ của bà con đã được cải tạo, ghép mắt giống nhãn mới cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
Anh Lò Văn Châm, dân tộc Thái, bản Phiêng Xim, xã Chiềng Khoong (thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Hoa Mười), cho biết: Hiện, gia đình tôi có 500 gốc nhãn. Trong đó có 150 gốc nhãn cổ thụ được bố mẹ trồng cách đây khoảng 30 năm. Nhờ học theo cách ghép nhãn của ông Thửa, gia đình tôi thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.
"Trước đây, gia đình trồng giống nhãn cỏ nên năng suất, hiệu quả kinh tế rất thấp. Sau đó, gia đình tôi cùng nhiều hộ dân khác đã tìm đến nhà ông Thửa và đã được ông chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật ghép mắt, kinh nghiệm làm ăn. Nhờ đó, đã góp phần gắn kết hơn nữa tình đoàn kết giữa các dân tộc. Bà con bảo ban nhau tích cực lao động sản xuất, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương", anh Châm phấn khởi nói.
Theo báo cáo của Phòng NNPTNT huyện Sông Mã, đến nay, tổng diện tích nhãn toàn huyện là 7.400 ha. Trong đó có 6.000 ha đã cho thu hoạch, sản lượng năm 2022 ước đạt 70.000 tấn, tập trung chủ yếu ở các xã: Chiềng Khương, Chiềng Cang, Chiềng Sơ, Chiềng Khoong, Mường Lầm, Mường Hung, Nà Nghịu, Yên Hưng. Hiện, Sông Mã là vựa nhãn lớn nhất cả nước.
Có thể nói, cách đây hơn 60 năm, trong nỗi nhớ quê hương, người dân Hưng Yên đã mang một số giống nhãn là sản vật ở quê lên trồng tại vùng đất hoang vu huyện Sông Mã. Nhưng nhờ chính sách phát triển cây ăn quả trên đất dốc của tỉnh Sơn La, diện tích nhãn Sông Mã đã không ngừng phát triển và trở thành vựa nhãn lớn nhất cả nước, chất lượng ngang bằng với nhãn Hưng Yên.
Theo nhiều chuyên gia, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý, không để người trồng rừng thiệt thòi.
Chi Pu bất ngờ chia sẻ tư liệu quý giá về ông nội và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thởi khắc lịch sử trọng đại ngày 30/4/1975.
Cơ quan điều tra đã tạm giữ nam phụ huynh vào trường hành hung, bắt nữ giáo viên đứng giữa mưa khiến dư luận phẫn nộ. Sự việc xảy ra tại điểm trường Bắc Thắng, thuộc trường Tiểu học và THCS Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
50 năm trước, vào trưa ngày 30/4/1975, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu thời khắc lịch sử: Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp 1 nhà. Bản tin Dân Việt ngày hôm nay xin dành trọn thời lượng để tri ân sự kiện lớn của dân tộc.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với đối với Công ty CP Dịch vụ Khoa học Công nghệ Thế Kỷ Mới và Công ty TNHH Công nghệ NHONHO.
Với cách làm lẩu gà lá giang này, bạn có món ngon thơm ngọt từ thịt gà kết hợp cùng vị chua nhẹ của lá giang, cả nhà đều mê.
Đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về ngừng bắn Ngày Chiến thắng là khởi đầu cho các cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine mà không có điều kiện tiên quyết - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu ngày 29/4.
Công Phượng không phải là lựa chọn của HLV Kim Sang-sik tại ĐT Việt Nam. Nhưng ở bối cảnh hàng công sứt mẻ về chấn thương và sụt giảm phong độ, ông Kim chẳng thể gạt chân sút này khỏi kế hoạch chuẩn bị cho trận đấu với Malaysia. Điều mà ông Kim bận tâm lúc này có lẽ là dùng anh thế nào sao cho phù hợp.
Một đường dây cá độ bóng đá qua mạng Internet với quy mô đặc biệt lớn, giao dịch số tiền hơn 100 tỷ đồng, vừa bị Công an TP. Đà Nẵng phối hợp với Cục nghiệp vụ Bộ Công an triệt phá. Theo điều tra, hành vi của các đối tượng đã cấu thành tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Vậy các đối tượng trong đường dây này sẽ đối mặt với những khung hình phạt nghiêm khắc nào theo quy định pháp luật?
Hình ảnh máy bay tiêm kích Su-30MK2 thực hiện màn thả bẫy nhiệt ngoạn mục, kết hợp cùng trực thăng bay rước kéo cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tạo nên khung cảnh hùng tráng, đầy tự hào dân tộc.
Để xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ Xây dựng nhấn mạnh các đề xuất liên quan đến quyền lợi hành khách, đặc biệt là vấn đề chậm, hủy chuyến và trách nhiệm bồi thường của hãng hàng không.
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã rút hồ sơ để thẩm tra vụ tai nạn giao thông xảy ra hồi tháng 9/2024 tại Vĩnh Long. Đây là vụ việc dẫn tới bố của nữ sinh tử vong nổ súng vào tài xế xe tải rồi tự sát.
Có những thông tin về Phố Huế - Hà Nội mà ngay cả những người sống lâu năm ở Thủ đô cũng chưa chắc đã biết!
Nguyên Trưởng Công an huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) khẳng định, không có chỉ đạo nào liên quan đến vụ tai nạn giao thông khiến con gái ông Nguyễn Vĩnh Phúc (người đàn ông nổ súng bắn người rồi tự sát) tử vong như thông tin đang lan truyền trên mạng, đồng thời khẳng định không có quan hệ với tài xế xe tải.
Sáng 30/4, 48 khối diễu binh, diễu hành lần lượt tiến vào lễ đài trong tiếng hô vang dõng dạc, những bước chân mạnh mẽ. Các đội hình di chuyển 5 km từ cổng chính Thảo Cầm Viên đến Dinh Độc Lập (quận 1, TP HCM).
Sáng 30/4, thông tin từ chính quyền Quảng Ngãi cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Giang đã ký tờ trình gửi Chính phủ về Đề án sắp xếp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum.
Sáng 30/4/1975, giữa khói lửa sân bay Tân Sơn Nhất, chiến sĩ Phạm Văn Lãi thoăn thoắt trèo lên tháp nước Trại Davis, cắm cờ giải phóng.
CLB CAHN đã thua 0-1 ở trận bán kết lượt đi ASEAN Club Championship trước PSM Makassar nhưng vẫn còn nguyên cơ hội đảo ngược tình thế khi chơi trận lượt về trên sân nhà.
Sáng 30/4, tại chương trình Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải bao gồm việc Moscow kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của bốn khu vực của Ukraine: Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhia - theo Bloomberg.
"Dù ông đã không còn ở đây để trực tiếp chứng kiến khoảnh khắc lịch sử này, nhưng cháu tin rằng ở trên kia, ông vẫn luôn dõi theo, hạnh phúc và tự hào" - Trang Pháp viết về ông ngoại - nhà ngoại giao Nguyễn Khắc Huỳnh trong ngày cả dân tộc đón mừng đại lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Nghệ sĩ Nhân dân, Đại tá Khương Đức Thuận chia sẻ với PV Dân Việt kỷ niệm khi hóa thân thành Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong phim "Giải phóng Sài Gòn".
Trong những ngày đầu tháng 4 này, bộ phim được coi như là một lát cắt về cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc ta đã được ra mắt. Đó là phim “Địa đạo-Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Tôi đã xem, đã rơi nước mắt và khắc sâu trong lòng mình câu nói của nhân vật “Chú Sáu” trong phim: Địa đạo là chiến tranh nhân dân. Chính xác. Hoàn toàn chính xác.
Tại Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), đại diện cho thế hệ trẻ, Ủy viên BCH Thành Đoàn TP.HCM, Bí thư Đoàn Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) Huỳnh Mạnh Phương, đã có bài phát biểu ấn tượng.
Trong ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, tàu biển Pacific World đưa khoảng 1.700 du khách, chủ yếu là du khách Nhật Bản lần đầu đến Quảng Ninh.
Đến cuối tháng 4, dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt 4.904.627 triệu đồng với 114.598 khách hàng dư nợ,
Tổ công tác Bộ Công an đã đến làm việc với Công an tỉnh Vĩnh Long để xác minh, kiểm tra toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ tai nạn giao thông khiến con ông Nguyễn Vĩnh Phúc (SN 1983, ngụ xã Trà Côn, xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn) tử vong. Ông Phúc là người nổ súng bắn người rồi tự sát khiến xôn xao dư luận vài ngày qua.
Thay vì chen chúc tại các điểm du lịch đông nghẹt người dịp 30/4 - 1/5, nhiều “tín đồ xê dịch” có xu hướng “trốn lễ” một cách đặc biệt: dựng lều giữa thiên nhiên, thức dậy bên hồ nước xanh trong, hoặc băng rừng vượt đèo để đổi lấy những khoảnh khắc bình yên.
3 con giáp này nhận lộc Thần Tài, được quý nhân giúp đỡ, công việc suôn sẻ, có thêm nhiều cơ hội kiếm tiền, thành công đáng ngưỡng mộ.
Cuối tháng 1/1972, tại cánh rừng chồi thuộc vùng giải phóng Tây Bắc Campuchia bên bờ sông Prechxamdec cách biên giới Việt Nam khoảng 70km, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định/T.4 tổ chức Hội nghị Khu ủy - Hội nghị Bình Giã V.
Các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đạt năng suất tôm 40-50 tấn/ha; có thể nuôi 4 vụ tôm/năm, lợi nhuận ròng đạt 40%. Nuôi tôm công nghệ cao ở huyện Tân Phú Đông đang cho thấy sự hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp xanh...