2 thanh niên ở Đắk Lắk bị điều tra hành vi giết người tại quán lẩu nướng đêm
Công an tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố, bắt tạm giam hai thanh niên để điều tra về hành vi giết người tại một quán lẩu nướng đêm, vì cho rằng bị “nhìn đểu”.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Dự báo đến đầu giờ chiều nay (11/9), lũ trên sông Hồng ở Hà Nội có khả năng đạt đỉnh, ở dưới mức báo động 3 khoảng 20cm.
Với mức báo động này, sẽ gây ngập ở vùng bãi giữa và khu vực ven sông ngoài đê thuộc các quận, huyện Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên và Gia Lâm.
Sông Đáy dự báo cũng lên trên báo động 2 trong hôm nay và có thể gây ngập vùng ven sông thuộc các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ, Ứng Hòa. Còn sông Bùi, sông Tích lũ sẽ tiếp tục lên trên báo động 3, mức báo động khẩn cấp và gây ngập sâu từ 0,5 - 1,5m ở vùng trũng ven sông các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ.
Theo dòng chảy sông Hồng, lũ trên sông Đáy qua Hà Nam và trên sông Hoàng Long qua Ninh Bình cũng lên trên mức báo động 3.
Còn theo nhánh sông Thái Bình, sông Cầu qua Bắc Ninh và sông Thương qua Bắc Giang cũng tiếp tục lên cao, đẩy nước về hạ lưu, khiến lũ sông Thái Bình qua Hải Dương sẽ vượt mức báo động 3.
Với diễn biến lũ như vậy, cảnh báo vùng trũng thấp, ven sông của các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình sẽ bị ngập sâu, diện ngập có thể mở rộng hơn hôm qua.
Cập nhật mới nhất của PV Dân Việt tại Hải Dương: nước sông Kinh Thầy dâng cao tràn vào khu dân cư số 6 phường Phú Thứ, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Công an thị xã Kinh Môn Hải Dương đã huy động lực lượng giúp dân chống lụt tại khu 6 phường Phú Thứ, thị xã Kinh Môn.
Đến trưa nay, ngày 11/9/2024 lượng mưa và mực nước sông Tích không giảm đã gây ngập úng toàn bộ các hộ dân cuối ngõ 4 phố Quang Trung và các hộ sông ngõ 6 tiếp giáp sông Tích.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN phường Quang Trung đã cử lực lượng hỗ trợ kê, kích tài sản và vận động các hộ dân di chuyển đến nhà người thân và các điểm Nhà văn hoá để tạm trú. Đồng thời phối hợp với Điện lực Sơn Tây ngắt hệ thống điện.
Tại vị trí này, có hơn 10 hộ bị nước ngập vào nhà, đến đầu giờ chiều ngày 11/9 vẫn có một số hộ đang tiếp tục di chuyển đến điểm nhà người thân. Dù vậy, vẫn có những hộ nước dâng cao đến ngang bụng nhưng vẫn chưa di chuyển.
Các lực lượng chức năng cảnh báo khu vực nước ngập sâu để người dân tránh đi vào. Ảnh: Vũ Khoa
Ghi nhận tại nhà một người dân, chiếc giường ngủ được kê lên cao bằng 4 chiếc ghế đẩu inox và gạch, bên cạnh đó, gia đình này còn sử dụng bè nhỏ để chứa đồ đạc và di chuyển nếu nước lên cao hơn.
Theo chia sẻ của chủ nhà, do nước dâng cao nên vợ con đã được di chuyển đến nhà người thân từ trước, còn ông ở lại trông giữ nhà cửa, đồ đạc.
Cũng trên địa bàn trung tâm Thị xã Sơn Tây, điểm ngập úng tại phố Cầu Trì hiện vẫn khiến các phương tiện di chuyển qua lại khó khăn. UBND phường Quang Trung đã cắm biển cảnh báo nước sâu, hạn chế phương tiện di chuyển.
PV Dân Việt hiện có mặt tại cầu Đuống thông tin: các ngành chức năng đã cấm phương tiện qua lại trên cầu từ cả 2 phía. Nước chảy rất xiết, hiện chỉ cách mặt cầu khoảng 1m.
Nước dâng cao đã nhấn chìm nhiều thiết bị thi công cầu Đuống như xe cầu, xe tời...
Hình ảnh mới nhất tại cầu Đuống trưa nay, 11/9. Ảnh: Nguyễn Chương
Mực nước sông lên cao, chảy rất xiết. Ảnh: Nguyễn Chương
Nước đã mấp mé thành cầu. Ảnh: Nguyễn Chương
Nhiều thiếu bị thi công ven cầu đang chìm dần trong biển nước. Ảnh: Nguyễn Chương
Cầu Đuống hiện đã cấm các phương tiện qua lại. Ảnh: Nguyễn Chương
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết qua theo dõi ảnh vệ tinh và ảnh radar thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu đang tồn tại và phát triển gây mưa cho Hà Nội. Ngoài ra, vùng mây đối lưu mạnh trên Bắc Ninh, Hưng Yên có xu hướng tiếp tục di chuyển về phía Hà Nội.
"Từ nay đến 3 giờ tới, những ổ mây đối lưu này tiếp tục gây mưa rào và giông cho các quận Hà Nội. Trong mưa giông, có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp một", cơ quan khí tượng cảnh báo.
Ảnh: Khổng Chí
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, hiện tại, mực nước sông Hồng chỉ cách đáy dầm Đuống và Long Biên khoảng 1m. Các lực lượng chức năng đang tiến hành cho bốc đá hộc lên 42 toa tàu, 24 toa sẽ điều ra ghim giữ cầu Long Biên, 18 toa sẽ ra ghim giữ cầu Đuống.
Theo báo cáo của các địa phương, một số thiệt hại thống kê đến 11h00 ngày 11/9/2024 như sau:
- Về người: 292 người chết, mất tích (152 người chết, 140 người mất tích), cụ thể:
+ Lào Cai: 155 người (53 người chết, 102 người mất tích), gồm: Bảo Yên 109, Sa Pa 08, Bát Xát 13, Si Ma Cai 07, Bắc Hà 15, Văn Bàn 02.
+ Cao Bằng: 52 người tại huyện Nguyên Bình (29 người chết, 23 người mất tích).
+ Yên Bái: 40 người do sạt lở đất (37 người chết, 03 người mất tích), gồm: Lục Yên: 13, TP Yên Bái 20, Văn Chấn 01, Văn Yên 04, Trấn Yên 02.
+ Quảng Ninh: 13 người chết (do bão 12 người; lũ cuốn 01 người).
+ Hải Phòng: 02 người chết do bão.
+ Hải Dương: 01 người chết do bão.
+ Hà Nội: 01 người chết do bão.
+ Hòa Bình: 05 người chết do sạt lở đất.
+ Lạng Sơn: 03 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất.
+ Bắc Giang: 02 người chết do lũ cuốn.
+ Tuyên Quang: 03 người do lũ (02 người chết, 01 người mất tích).
+ Hà Giang: 02 người (01 người chết; 01 người mất tích).
+ Lai Châu: 01 người chết do sạt lở đất.
+ Vĩnh phúc: 02 người (01 chết, 01 người mất tích do lật thuyền).
+ Phú Thọ: 10 người (08 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu; 01 người mất tích do lũ; 01 người chết do sạt lở đất).
Ghi chú: Tăng 91 người so với báo cáo lúc 9h00/11/9, cụ thể:
- Lào Cai cập nhật tăng 89 người chết, mất tích tại huyện Bảo Yên.
- Phú Thọ tăng 01 người mất tích.
- Bắc Giang tăng 01 người chết do lũ.
Về nông nghiệp, 160.851 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại (tập trung tại Hải Phòng 25.780ha; Thái Bình 11.000ha; Hà Nội 27.318ha; Bắc Giang 17.138ha; Hưng Yên 12.119ha; Hải Dương 18.500ha; Hà Nam 7.928ha; Lạng Sơn 4.495ha; Bắc Ninh 1.513ha; Vĩnh Phúc 10.284ha, Thái Nguyên 3.000, Yên Bái 2.559ha,...).
30.700 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại (tập trung tại Hải Phòng 2.614ha; Nam Định 509ha; Thái Bình 3.345ha; Hà Nội 4.046ha; Hải Dương 3.000ha; Hoà Bình 6.728ha; Lạng Sơn 1.393ha,...).
16.243 ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng 2.550ha; Hà Nội 3.924ha; Bắc Giang 1.927ha; Thái Bình 1.385ha; Hưng Yên 1.841ha; Hải Dương 3.000ha,...).
1.610 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi (tập trung Quảng Ninh 1.000, Hải Dương 300,...). 1.313 con gia súc, 793.755 con gia cầm bị chết (tập trung ở Hải Dương 320.000, Hải Phòng 345.610 gia cầm).
Do thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh đã làm 101.344 nhà ở bị hư hỏng (tập trung Quảng Ninh 70.584, Hải Phòng 13.927, Bắc Ninh 3.450, Lạng Sơn 2.972, Bắc Giang 2.560, Yên Bái 1.754,...). 40.125 nhà bị ngập (Lào Cai: 4.616; Yên Bái: 18.697; Thái Nguyên: 5.000; Hà Giang: 570; Bắc Kạn: 319, Phú Thọ: 3.585; Lạng Sơn: 6.614; Cao Bằng: 579; Hà Nội: 145; Thanh Hóa: 138).
Nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông, trạm phát sóng di động bị gẫy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gẫy đổ la liệt trên các tuyến đường tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội,… Các địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê thiệt hại.
Hiện nay, các bộ, ngành, địa phương đang nỗ lực tập trung thực hiện khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại, khôi phục lại các hoạt động thiết yếu để ổn định đời sống nhân dân..
Cập nhật mực nước lũ sông Hồng tại Hà Nội mới nhất: Số liệu thực đo thể hiện mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội lúc 11 sáng nay là 11,10m, dưới mức lũ báo động 3 là 40 cm.
Ảnh: NCHMF
Tại Ba Vì, nước ngập trắng khiến học sinh tại 9 trường phải nghỉ học. Trong đó, 2 trường mầm non xã Minh Châu và Tiên Phong nghỉ 100%. 7 trường còn lại học bằng hình thức trực tuyến.
Cập nhật đến trưa 11/9, địa bàn huyện Ba Vì có xã Minh Châu đã bị cô lập. Thuyền phà tê liệt do không cập được bờ để thả cầu để đưa phương tiện lên bờ.
Ngoài ra, toàn bộ tuyến bờ kè và dọc tuyến bờ sông Hồng có nguy cơ sạt lở cao.
Được biết, địa bàn xã có tổng số 1.441 hộ và 6.519 nhân khẩu với diện tích đất tự nhiên là 531,58ha trong đó diện tích đất gieo trồng là 269,03ha.
Ảnh: Công Khoa
Theo ghi nhận, tại quốc lộ 32 đoạn qua xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội đã xuất hiện đoạn ngập rất cao, chiều dài khoảng 300m ở cả 2 chiều. Việc di chuyển qua đây hiện đang rất khó khăn.
Tương tự, mưa ngập cũng khiến trung tâm thị xã Sơn Tây xuất hiện ngập úng cục bộ tại các vị trí cổng UBND phường Quang Trung, UBND phường Lê Lợi, nút giao Lê Quý Đôn - Hoàng Diệu. Hiện tại trời vẫn mưa to và gây nguy cơ phát sinh thêm nhiều điểm úng ngập mới.
Theo báo cáo của các địa phương, một số thiệt hại bước đầu thống kê đến 24h00 ngày 10/9/2024 như sau:
- Về người: 201 người chết, mất tích (143 người chết, 58 người mất tích), cụ thể:
+ Lào Cai: 66 người (45 người chết, 21 người mất tích), gồm: Sa Pa 09, Bát Xát 13, Si Ma Cai 07, Bắc Hà 15, Văn Bàn 02, Bảo Yên 20 (15 người chết do lũ quét, sạt lở đất tại Làng Lủ xã Phúc Khánh, hiện còn nhiều người mất tích; 3 người chết và 2 người mất tích ở xã Việt Tiến).
+ Cao Bằng: 52 người tại huyện Nguyên Bình (29 người chết, 23 người mất tích).
+ Yên Bái: 40 người do sạt lở đất (37 người chết, 03 người mất tích), gồm: Lục Yên: 13, TP Yên Bái 20, Văn Chấn 01, Văn Yên 04, Trấn Yên 02.
+ Quảng Ninh: 13 người chết (do bão 12 người; lũ cuốn 01 người).
+ Hải Phòng: 02 người chết do bão.
+ Hải Dương: 01 người chết do bão.
+ Hà Nội: 01 người chết do bão.
+ Hòa Bình: 05 người chết do sạt lở đất.
+ Lạng Sơn: 03 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất.
+ Bắc Giang: 01 người chết do lũ cuốn.
+ Tuyên Quang: 02 người chết; 01 người mất tích do lũ cuốn.
+ Hà Giang: 02 người (01 người chết; 01 người mất tích).
+ Lai Châu: 01 người chết do sạt lở đất.
+ Phú Thọ: 09 người (08 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu; 01 người chết do sạt lở đất).
+ Vĩnh Phúc: 02 người (01 người chết, 01 người mất tích, do lật thuyền)
- Người bị thương: 811 người (Quảng Ninh 536, Hải Phòng 81, Hải Dương 05, Hà Nội 12, Bắc Giang 07, Bắc Ninh 52, Lạng Sơn 10, Lào Cai 61, Yên Bái 13, Cao Bằng 16, Phú Thọ 05, Bắc Kạn 02, Hoà Bình 01, Vĩnh Phúc 08, Thanh Hoá 02).
- Về nông nghiệp:
+ 160.851 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại (tập trung tại Hải Phòng 25.780ha; Thái Bình 11.000ha; Hà Nội 27.318ha; Bắc Giang 17.138ha; Hưng Yên 12.119ha; Hải Dương 18.500ha; Hà Nam 7.928ha; Lạng Sơn 4.495ha; Bắc Ninh 1.513ha; Vĩnh Phúc 10.284ha, Thái Nguyên 3.000, Yên Bái 2.559ha,...);
+ 30.700 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại (tập trung tại Hải Phòng 2.614ha; Nam Định 509ha; Thái Bình 3.345ha; Hà Nội 4.046ha; Hải Dương 3.000ha; Hoà Bình 6.728ha; Lạng Sơn 1.393ha,...);
+ 16.243 ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng 2.550ha; Hà Nội 3.924ha; Bắc Giang 1.927ha; Thái Bình 1.385ha; Hưng Yên 1.841ha; Hải Dương 3.000ha,...);
+ 1.610 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi (tập trung Quảng Ninh 1.000, Hải Dương 300,...).
+ 1.313 con gia súc, 793.755 con gia cầm bị chết (tập trung ở Hải Dương 320.000, Hải Phòng 345.610 gia cầm).
- Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng: 12 đoạn đường dây 500kV, 36 đường dây 220kV, 173 đường dây 110kV bị sự cố và 5.305 cột điện bị gãy đổ;
- Do thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh đã làm 101.344 nhà ở bị hư hỏng (tập trung Quảng Ninh 70.584, Hải Phòng 13.927, Bắc Ninh 3.450, Lạng Sơn 2.972, Bắc Giang 2.560, Yên Bái 1.754,...); nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông, trạm phát sóng di động bị gẫy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gẫy đổ la liệt trên các tuyến đường tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội,…
- Về nhà bị ngập: 40.125 nhà bị ngập (Lào Cai: 4.616; Yên Bái: 18.697; Thái Nguyên: 5.000; Hà Giang: 570; Bắc Kạn: 319, Phú Thọ: 3.585; Lạng Sơn: 6.614; Cao Bằng: 579; Hà Nội: 145; Thanh Hóa: 138).
Các địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê thiệt hại.
Dự báo đến đầu giờ chiều nay, lũ trên sông Hồng ở Hà Nội có khả năng đạt đỉnh, ở dưới mức báo động 3 khoảng 20 cm.
Với mức báo động này, sẽ gây ngập ở vùng bãi giữa và khu vực ven sông ngoài đê thuộc các quận, huyện Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên và Gia Lâm.
Sông Đáy dự báo cũng lên trên báo động 2 trong hôm nay và có thể gây ngập vùng ven sông thuộc các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ, Ứng Hòa. Còn sông Bùi, sông Tích lũ sẽ tiếp tục lên trên báo động 3, mức báo động khẩn cấp và gây ngập sâu từ 0,5 - 1,5m ở vùng trũng ven sông các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ.
Theo dòng chảy sông Hồng, lũ trên sông Đáy qua Hà Nam và trên sông Hoàng Long qua Ninh Bình cũng lên trên mức báo động 3.
Còn theo nhánh sông Thái Bình, sông Cầu qua Bắc Ninh và sông Thương qua Bắc Giang cũng tiếp tục lên cao, đẩy nước về hạ lưu, khiến lũ sông Thái Bình qua Hải Dương sẽ vượt mức báo động 3.
Với diễn biến lũ như vậy, cảnh báo vùng trũng thấp, ven sông của các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình sẽ bị ngập sâu, diện ngập có thể mở rộng hơn hôm qua.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Vũ Xuân Toàn, nhà nay cạnh trạm bơm Phấn Động, xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cho biết: "Cả đời tôi, chưa từng chứng kiến nước lũ lớn như thế này bao giờ. Đỉnh lũ các năm 1980, 1984 cũng không cao bằng. Từ hôm qua đến nay, toàn bộ người dân trong thôn đều được huy động để ứng cứu đê như tập kết các bao tải đất, cát ngăn tràn đê. Hiện tại thì trạm bơm cũng không thể hoạt động do mực nước bên ngoài quá lớn".
Do nước lũ dâng cao trên sông Cầu, người dân và lực lượng chức năng đang gia cố Trạm bơm Phấn Động, bằng với mặt đê, tránh nước lũ tràn vào khu dân cư.
Khu vực ngoài đê sông Cầu, nhiều nhà dân ở Phường Vạn An (TP. Bắc Ninh) và xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh bị ngập sâu trong nước lũ:
Nước sông Kinh Thầy dâng cao mấp mé mặt đường Trần Hưng Đạo, phường Thất Hùng, thị xã Kinh Môn.
Người dân phường Tân Dân, TP Chí Linh đứng theo dõi mực nước sông Kinh Thầy dâng cao ở khu vực bến đò Vạn.
Cập nhật mực nước lũ sông Hồng tại Hà Nội mới nhất: Hiện, nước ngập lên chợ Long Biên và quanh khu vực cầu Long Biên đều đang chìm trong biển nước.
Ghi nhận của PV Dân Việt:
Một số hình ảnh được PV Dân Việt ghi lại trong sáng nay:
Hiện nay, mực nước sông Cầu đang dâng cao do ảnh hưởng của cơn bão số 3 rất nguy hiểm đến an toàn cầu Đáp Cầu (cầu đường bộ đi chung với đường sắt) thuộc phường Đáp Cầu, thành phố Bắc Ninh kết nối với tỉnh Bắc Giang và các phương tiện tham gia giao thông trên cầu.
Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng cấm tất cả các phương tiện tham gia giao thông trên phần cầu đường bộ thuộc cầu Đáp Cầu hướng từ Bắc Ninh sang Bắc Giang từ 10 giờ 30 ngày 11/9/2024.
Phương án phân luồng như sau:Các phương tiện đi theo hướng từ thành phố Bắc Ninh đi Bắc Giang di chuyển sang ĐT.295B qua cầu Thị Cầu đi Bắc Giang.
Đội CSGT đường bộ cao tốc số 3 thông báo: Hiện nay đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đoạn qua km 191 đến 191+500 thuộc địa bàn xã duyên thái, huyện thường tín, thành phố hà nội do ảnh hưởng của mưa bão nước đã ngập hết 2 chiều đường. Đội 3 khuyến cáo các xe ô tô con từ 10 chỗ trở xuống có lịch trình di chuyển qua cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ nên chọn lịch trình khác để di chuyển thông thoáng hơn cùng với đó Đội 3 sẽ phân luồng phương tiện trước trạm thu phí để các phương tiện ô tô con dưới 10 chỗ quay đầu để đi về hướng hà nội và đi vào QL1A. Đội 3 rất mong mọi người dân ủng hộ.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, đoạn đường cao tốc đoạn ngập sâu nhất khoảng 40cm, các phương tiện di chuyển khó khăn. Lực lượng cảnh sát giao thông có mặt phân luồng, điều tiết giao thông.
Một số hình ảnh được PV Dân Việt ghi nhận lại:
Trao đổi với PV Dân Việt lúc 8 giờ 30 sáng nay, ông Nguyễn Văn Kiên- Chủ tịch UBND TP Chí Linh (Hải Dương) cho biết: Thành phố Chí Linh (Hải Dương) hiện tại vẫn đang an toàn nhưng trong một vài giờ tới, phương án có khả năng phải di dân ở các xã ven sông vì lũ trên sông Thái Bình đã vượt báo động 3.
Dưới chân núi ở thôn Thôm Khoan, xã nông thôn mới-xã Vĩnh Thông, tỉnh Thái Nguyên (trước sáp nhập tỉnh, Vĩnh Thông là một xã huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn cũ) hiện còn nhiều ngôi nhà sàn truyền thống đã tồn tại từ 50 đến cả 100 năm.
Công an tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố, bắt tạm giam hai thanh niên để điều tra về hành vi giết người tại một quán lẩu nướng đêm, vì cho rằng bị “nhìn đểu”.
Sở Công Thương Đà Nẵng lên tiếng việc một nhân viên cây xăng thuộc Chi nhánh Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí PV Oil miền Trung tại Đà Nẵng không nhận tiền chuyển khoản.
Hòa ước Nhâm Tuất (1862) – bản hàng ước đầu tiên giữa triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp – không chỉ đánh dấu bước lùi nghiêm trọng về chủ quyền mà còn phơi bày sự yếu hèn của một triều đại đang hoang mang trước thế trận. 12 điều khoản được ký trong thế yếu đã khiến đại Việt mất đất, mất quyền, và dọn đường cho thực dân xâm lược.
Sau khi Trường Đại học Điện lực tăng học phí năm học 2025-2026 gây lo lắng cho sinh viên, PGS.TS. Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng nhà trường đã lý giải về vấn đề này.
Được chọn làm đại hội điểm khối Đảng bộ cấp xã của TP Hải Phòng, Đảng bộ, chính quyền xã Gia Lộc đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày hội lớn.
Ngày 27/7, quân đội Thái Lan cảnh báo rằng lực lượng Campuchia có thể đang chuẩn bị phóng một loạt tên lửa tầm xa PHL-03, có khả năng ảnh hưởng đến một số tỉnh trên khắp Thái Lan.
Từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thường xuyên đối mặt với điệp khúc "được mùa, mất giá", những người nông dân ở tổ dân phố Mỹ Bình, phường Mỹ Lâm, tỉnh Tuyên Quang đã từng bước thay đổi tư duy, liên kết thành lập hợp tác xã. Cây chè không chỉ là cây trồng chủ lực mà đã trở thành sợi dây gắn kết, giúp bà con thoát nghèo bền vững.
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), từ sáng sớm, người dân đã đến nghĩa trang Mai Dịch và các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn TP. Hà Nội để dâng hương, tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Với vẻ đẹp nguyên sơ cùng thiên nhiên xanh mát, Vườn quốc gia U Minh Thượng, tỉnh An Giang (sau sáp nhập 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang) là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước.
Sáng 27/7, tại xã Dào San, bà Giàng Páo Mỷ - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu dự lễ khánh thành Nhà bia ghi tên các Anh hùng liệt sĩ khu vực Dào San.
SHB Đà Nẵng đang rất nỗ lực tăng cường lực lượng cho mùa giải 2025/2026 và CLB này vừa trao cơ hội cho tiền đạo Milan Makaric từng khoác áo ĐT Serbia, đồng thời đã có trải nghiệm tại cúp châu Âu.
Bảo Linh - con gái của nghệ sĩ Xuân Hinh đã dành cho Dân Việt một cuộc trò chuyện trong khuôn khổ buổi ra mắt tự truyện "Kẻ chọc cười dân dã".
Nhà phân tích tiền điện tử nổi tiếng Faibik đưa ra cảnh báo mới về mô hình giá hiện tại của Bitcoin, có thể một lần nữa thử thách sự kiên nhẫn của các nhà đầu tư.
Xăng E10 (gồm 90% xăng khoáng và 10% ethanol) về cơ bản tương thích với đa số động cơ ô tô và xe máy phun xăng điện tử sản xuất trong khoảng 10-15 năm trở lại đây. Tuy nhiên có một số lưu ý quan trọng mà người dùng cần biết.
Tôi cười, rồi khóc nhưng phải đến đêm tân hôn, tôi mới thực sự hiểu vì sao mình lại may mắn đến vậy.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh liên cầu lợn, nhiều quán ăn ở TP Huế dè dặt khi bán các món chế biến từ thịt lợn. Hiện, chính quyền địa phương và ngành y tế đang tăng cường tuyên truyền, vận động người dân ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không ăn các món tái sống liên quan đến thịt lợn.
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã thừa nhận rằng có tù binh chiến tranh Ukraine trên máy bay Il-76 của Nga mà họ bắn hạ vào tháng 1/2024 tại Vùng Belgorod, theo một bài đăng trên tài khoản Facebook của Lữ đoàn Cơ giới Độc lập số 24.
Được hình thành từ sự hợp nhất của nhiều địa phương giàu bản sắc văn hóa, phường Tây Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình mới, sau sáp nhập 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam) mang theo cả khí thiêng Cố đô Hoa Lư lẫn nhịp sống mới, khẳng định vị thế trung tâm trong hành trình phát triển đô thị di sản của vùng đất địa linh nhân kiệt.
Nhiều tuyến đường du lịch ở trung tâm Đà Nẵng xuất hiện tình trạng nhân viên hàng quán công khai chèo kéo, đeo bám khách, thậm chí chặn đầu xe mời mọc, gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách.
Chủ tịch LĐBĐ Indonesia (PSSI), Erick Thohir, yêu cầu đội tuyển U23 Indonesia sẵn sàng đối đầu với U23 Việt Nam trong trận chung kết giải U23 Đông Nam Á 2025.
Sự hậu thuẫn từ Techcombank không chỉ mang lại nguồn lực tài chính dồi dào cho TCBS mà còn tạo sự kết nối chặt chẽ với các khách hàng lớn trong hệ sinh thái.
Chiều 25/7, Đảng ủy xã Phú Mỡ, tỉnh Đắk Lắk (mới, sau sáp nhập tỉnh Phú Yên) phối hợp với Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức về chuyển đổi số hưởng ứng phong trào 100 ngày “Bình dân học vụ số”.
Khi tôi còn là một thằng cu con bé nhỏ. Những câu chuyện chiến trường hằng đêm của bố luôn làm tôi say mê. Nhưng phải đến khi lớn lên rồi tôi mới biết, đằng sau những tình tiết li kì, những chiến thắng oai hùng trong những câu chuyện ấy là những mất mát hi sinh, những thương tật hằn sâu trong cơ thể bố.
Từ làm công nhân, làm thuê đủ nghề, anh Đinh Thế Hoàng, xóm Máy (xã Hòa Bình, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cũ; nay là phường Tân Hòa, tỉnh Phú Thọ mới) mạnh danh nuôi con đặc sản là loài dúi mốc. Sau gần chục năm, anh Hoàng đã trở thành tỷ phú Phú Thọ (mới), sở hữu trang trại nuôi dúi lớn nhất đất Mường, mỗi năm xuất bán cả vạn con giống, thu về bạc tỷ.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại xã Quy Mông, tỉnh Lào Cai mới (trước sáp nhập Lào Cai, Yên Bái, Quy Mông là một xã của tỉnh Yên Bái cũ), khiến nhiều hộ chăn nuôi lợn điêu đứng,nhiều trang trại lợn đã trống chuồng.
Lực lượng Cảnh sát biển 4 trong lúc tuần tra đêm phát hiện tàu cá mang số hiệu của tỉnh Cà Mau chở 40.000 lít dầu không rõ nguồn gốc.
Học viện Kỹ thuật Quân sự vừa có thông báo điều chỉnh ngưỡng điểm bảo đảm chất lượng đầu vào (điểm sàn) các chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn đối tượng đào tạo đại học dân sự năm 2025.
Vì lợi ích của giang sơn, rất nhiều lần Văn Đế nước Tây Ngụy đã tổn thương đến thanh mai trúc mã của mình.
Công ty CP Vinpearl đủ điều kiện huy động vốn xây dựng nhà ở tại dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân, với tổng mức huy động gần 17.000 tỷ đồng.
Nghệ sĩ Ưu tú là "ông hoàng cải lương" van xin cộng đồng mạng trước những lời lẽ tiêu cực, cay nghiệt, tin đồn thất thiệt về mình.