MC Bích Hồng bị "cấm sóng" sau phát ngôn gây phẫn nộ về diễu binh
MC Bích Hồng bị SCTV dừng tất cả các chương trình sau phát ngôn gây phẫn nộ về buổi hợp luyện diễu binh diễu hành tối 18/4.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Những năm gần đây ông Đỗ Trung Tá ít xuất hiện trước giới truyền thông, nhưng mỗi lần được gặp và trò chuyện cùng ông, ở ông vẫn toát lên một sự mẫn tiệp, những đánh giá, nhận xét của ông về thời cuộc, nhất là về công nghệ thông tin, đặc biết là trí tuệ nhân tạo vẫn rất sắc sảo và đầy trí tuệ.
Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) mời mãi ông mới nhận lời làm Chủ tịch Hội đồng chung khảo Giải thưởng "Chuyển đổi số Việt Nam" (của VDCA) trước khi "nhường" lại cho cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân. Rồi lại mời mãi ông mới chịu rời "lều tranh" ra đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn BCH VDCA.
Cũng chính vì thế mà mỗi năm tôi mới được gặp ông vài ba lần và trò chuyện cùng ông. Ông vẫn vậy, vẫn là một người đàn ông: lịch lãm, dễ gần, trí tuệ, nhưng tin người, như những gì mà tôi biết ông từ mấy chục năm trước, khi ông còn là Chủ tịch HĐQT VNPT, rồi Bộ trưởng Bộ Bưu chính- Viễn thông.
GS.TSKH Đỗ Trung Tá (giữa) - trong buổi ra mắt Hội đồng cố vấn của Hội truyền thông số Việt Nam. Ảnh: VDCA
Trong công việc ông quyết đoán, nhưng thận trọng. Cả cuộc đời hoạt động của ông gần như gắn với những thăng trầm của ngành Bưu chính - viễn thông. Trưởng thành từ một nhà giáo lên đến Bộ trưởng.
Cho tới hôm nay có thể khẳng định rằng những đóng góp của ông cho ngành bưu chính - viễn thông, thông tin truyền thông của nước nhà là không hề nhỏ. Chặng đường hoạt động của ông là sự phấn đấu bền bỉ không mệt mỏi. Tuy nhiên không phải mọi chuyện bao giờ cũng thuận buồm xuôi gió.
Tôi từng chứng kiến những ngày sóng gió nhất trong cuộc đời của ông. Ai cũng hiểu trong giai đoạn chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường nhiều khi cơ chế, chính sách không theo kịp những chuyển động của cuộc sống. Làm người đứng đầu một ngành công nghệ viễn thông (ngành mà đòi hỏi phải năng động và chuyển biến từng ngày) ở ta quả là khó thật, mặc dù về chuyên môn, những người khó tính nhất của ngành viễn thông đều phải thừa nhận ông là bậc thầy!
Trong những ngày sóng gió ấy ông vẫn điềm tĩnh, tự tin, không than vãn về những sóng gió quanh mình. Chỉ có điều qua sóng gió ấy ông ngộ ra nhiều điều về nhân tình thế thái, về các mối quan hệ, về bạn bè, bằng hữu… Ông vẫn nói nhiều về những bước đi mới của ngành viễn thông: về điện thoại, internet không dây, về những ngôi nhà thông minh, về mong muốn làm sao để những người nông dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có báo để đọc…
Tuổi thơ của nguyên Bộ trưởng Đỗ Trung Tá trôi đi ở một làng quê nghèo thuộc xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Tây (nay là Hà Nội).
Trong một lần đi công tác, tôi từng gặp cụ Nguyễn Quang Ngọc (một người họ hàng xa của ông Tá, khi ấy đã 83 tuổi) kể với tôi rằng: "Bố anh Tá là Liệt sĩ, hi sinh năm 1951, là nhà cách mạng Đỗ Trung Hàm. Từ đó anh Tá thiếu đi sự dìu dắt của người cha. Đó là thiệt thòi không gì bù đắp nổi. Nhưng Tá không nản chí mà cảm thông trước nỗi vất vả của mẹ và các chị nên luôn có ý thức trong mọi hành động của mình".
Một buổi sáng mùa đông cuối năm, trời lạnh như dao cắt, bên ấm trà nóng hổi ông Ngọc đã kể lại cho chúng tôi nghe về tuổi thơ khốn khó, nhưng cũng rất đáng tự hào của người cháu mình với một niềm hãnh diện không giấu giếm. Câu chuyện lúc lên bổng, xuống trầm, có những tiếng cười và không thiếu những giọt nước mắt. "Tôi nhớ có lần cháu ham chơi ngã cả vào nồi canh khi mẹ vừa bắc trên bếp xuống, mấy mẹ con ôm nhau khóc"- ông Ngọc nhớ lại.
Còn trong ký ức của những người bạn thuở thiếu thời như các ông Đỗ Hữu Thiêm và Đỗ Trung Đan thì ông Tá là cậu học trò vừa là "đầu tàu" trong học tập vừa là "đầu têu" trong các trò nghịch ngợm.
Có lần ông Thiêm kể: "Trong mọi trò chơi anh Tá đều để lại một cái gì đó rất "hóm". Tôi còn nhớ như in hồi học cấp 1, có lần cả ba anh em: tôi, anh Tá và anh Đan vào quán nước của một bà cụ, lúc đó bụng đói lắm. Bà cụ chỉ bán hai xu một cốc nước chè vì thương chúng tôi là học sinh.
Tôi buồn cười nhất là khi anh Tá đợi bà quay đi rót nước thì thò tay bóp lấy ruột quả chuối chia cho anh em ăn, sau đó lại nắn ngay ngắn quả chuối lại y như lúc trước. Vừa ăn chúng tôi vừa nhịn cười. Không chỉ lém lỉnh, anh Tá còn có rất nhiều tài vặt. Anh ấy đá bóng hay lắm, thường đá trung phong, còn tôi thì đá biên phải, tay Thọ thì đi biên trái.
Ba anh em học cùng nhau cả đấy. Ngoài bóng đá, Tá còn là người chơi khăng rất hay, anh ấy đánh thế nào ấy, rất nhuần nhuyễn, mỗi khi chia đội nếu ai mà về bên anh Tá là thường thắng".
Bản thân ông Tá thì kể, ông là tay câu cá cự phách. Theo kinh nghiệm của mình, ông đảm bảo đàn cá giếc bao giờ cũng vậy, ít nhất là 28 con, nhiều nhất là 32 con. Vì vậy mới có giai thoại như sau, một lần ông đã câu được 30 con rồi, chỉ còn 2 con cuối cùng nữa thôi. Phải kiên quyết câu bằng được. Thế là ông quên cả giờ thi toán buổi chiều kỳ thi chuyển cấp 2, cứ ngồi rình để câu nốt hai con. Thành ra ông phải học tới 2 năm lớp 4 là thế!
Còn ông Đỗ Trung Đan thì kể: "Anh ấy là một tấm gương để chúng tôi noi theo. Anh luôn vươn lên, trong học tập cũng như mọi trò mà chúng tôi tham gia, học tập chăm chỉ được các thầy khen lắm. Vở thì sạch sẽ, ngăn nắp, chép bài rất đầy đủ".
Một lần ông Tá kể: "Khi còn đi học không bao giờ nghĩ mình sẽ làm trong ngành bưu điện. Năm 1964, mình lại trượt tốt nghiệp cấp 3 do phạm quy vì cho một anh bạn tên vần T ngồi cạnh chép bài. Về quê làm ruộng năm 1965, trong khi vừa làm vừa học để chuẩn bị thi đại học thì Nhà nước bỏ thi đại học, mình nộp đơn vào Đại học Bách khoa và Đại học Tổng hợp.
Có lẽ do luôn học giỏi môn Sử ở trường phổ thông nên mình được nhận vào bộ môn khoa cổ học khoa Sử Đại học Tổng hợp. Thế nhưng mới học được vài ngày thì Đại học Thông tin liên lạc lúc đó mới được thành lập lại sau mùa tuyển sinh, không có sinh viên nên xin mỗi trường vài sinh viên về học trong đó tình cờ lại có mình".
Câu chuyện về việc ông Tá theo học ngành bưu điện được ông Đỗ Hữu Thiêm nhớ lại như một kỷ niệm vui: "Khi nghe tin loáng thoáng là Tá sẽ học bưu điện, mẹ Tá nhất quyết không cho đi học. Nguyên nhân là ở xã chúng tôi có ông bưu tá là người rất luộm thuộm, nhiệm vụ là đi đưa thư thì không làm mà giấu thư của người ta hàng tháng trời mới đưa đến nỗi suýt bị đi tù. Trong con mắt của bà mẹ Tá, "bưu điện" là cái bọn chẳng ra gì, không nên học".
Nhưng rồi ông Tá cũng tìm cách nói dối mẹ để nhập học và chính thức trở thành lớp sinh viên phổ thông đầu tiên của Đại học Thông tin liên lạc, các sinh viên cùng thời với ông lúc bấy giờ hầu hết là cán bộ đi học.
Vài năm sau khi tốt nghiệp đại học, ông Tá được cử đi thi nghiên cứu sinh ngay. Hiệu trưởng Đại học thông tin liên lạc thời đó phê trong hồ sơ: "Đây là đối tượng cần được bồi dưỡng sớm". Một lần trong lúc vui chuyện ông Tá kể lại rằng, hơn 3 tháng trời lên Hà Nội ôn thi thì có tới gần 1 tháng ông phải nằm liệt giường trên gác xép ở nhà của một cô cháu gái cạnh nhà xác ngõ Vạn Kiếp của bệnh viện Cuba vì bị kiết lị.
Hơn 2 tháng còn lại, trong giờ ông học ở thư viện, trưa và tối học ở công viên hoặc ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội ngày nay). Sáng nhịn đói, trưa chỉ ăn một đĩa lạc và một cốc chè tươi, 10 giờ tối mới về nhà ngủ bởi ở gác xép trên có mái tôn nóng không ngủ được.
Thế nhưng, đến khi đi thi nghiên cứu sinh, ông Tá vẫn đỗ cao nhất miền Bắc dù môn Toán chép nhầm đề nên chỉ được 8,5 điểm.
Trước khi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Kỹ thuật Ilmenau, CHDC Đức (cũ), ông Tá đã nổi tiếng là sinh viên số 1 của trường Đại học Thông tin liên lạc.
Ông Tá là thần tượng của các lưu học sinh tại Đức. Ông nổi tiếng tới mức mà nhiều thế hệ sinh viên Việt Nam từng tu nghiệp tại CHDC Đức sau ông Tá khá nhiều nhưng đều biết tiếng ông. Những người bạn học ở CHDC Đức cùng thời với Bộ trưởng Đỗ Trung Tá kể lại rằng: "Mỗi khi cãi nhau không được với các sinh viên Đức, các lưu học sinh Việt Nam bí quá cứ lấy "Herr Tá" ra so sánh (Tiếng Đức Herr có nghĩa là Ngài, ông…). Hội chứng "Herr Tá" lan ra khắp nơi. Ông được mọi người gọi là "Doctor Tá" dù chưa bảo vệ luận án".
Luận văn tiến sĩ khoa học (năm 1981-1985) của ông Tá cũng nổi tiếng không kém tên tuổi ông: "Lý thuyết về tai biến trong các hệ thống động phi tuyến". Đây cũng là điểm khiếm khuyết trong cuốn sách giáo khoa đã được tái bản tới 9 lần của vị giáo sư hướng dẫn ông.
Nhớ lại chuyện này, có lần ông Tá nói, trong bất kỳ một hệ thống nào đều có vô số các giá trị ổn định và các giá trị không ổn định, và giữa chúng có một vùng ranh giới. Chỉ cần lựa chọn hoặc ngẫu nhiên một tham số thay đổi thì hệ thống từ vùng ổn định sẽ chuyển sang vùng không ổn định (vùng nhiễu) hoặc ngược lại. Ông tin rằng mình có thể chứng minh được và vẽ được đường ranh giới mỏng manh này bằng đồ thị.
Và thật thế, khi làm thí nghiệm thì kết quả có lúc đúng với nhận định của ông, có lúc lại đúng với sách của thầy. Đó chính là "tai biến" của hệ thống điện phi tuyến khi có tác động ngẫu nhiên từ bên ngoài, một hiện tượng mới được phát hiện của lý thuyết thông tin.
GS.TSKH Đỗ Trung Tá trong lần về thăm lại trường học cũ ở Đức. Ảnh: vnanet.vn/Tư liệu
Một bạn học của ông sau này nhớ lại: "Trong một hội nghị khoa học tại Bungari, ông Tá dù không được tham dự vẫn quyết định gửi đề tài nghiên cứu của mình công bố tại hội nghị mang nội dung về một mô hình lý tưởng (về toán học) nhưng không có ứng dụng lý tưởng (về kỹ thuật). Tại hội nghị đó, Giáo sư Kawakami – một giáo sư toán học hàng đầu tại Nhật Bản của Đại học Tổng hợp Tokyo – đã chỉ trích công trình của ông dữ dội tại hội nghị này.
Thế nhưng, sau đó, khi về nước, Giáo sư Kawakami nhận được thư của thày trò ông Tá giải thích về hiện tượng mới đó nên đã suy nghĩ lại. Cũng chính vì lý do này mà Giáo sư Kawakami đã sang tận Đại học Kỹ thuật Ilmenau có lời xin lỗi ông Tá về thái độ của mình trước đó và thông báo sẽ học lại tại chức về lý thuyết thông tin…
Ngày nay ai cũng biết internet có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với đời sống hiện đại bởi chỉ cần một cái nhấp chuột của máy tính nối mạng thì bất cứ ai cũng có thể tiếp cận với những thông tin thời sự về mọi khía cạnh của đời sống xã hội văn minh. Người có công không nhỏ trong thành tựu này không ai khác chính là GS. TSKH Đỗ Trung Tá.
Có thể nói chiến dịch "cơn lốc internet" do ông Tá khởi xướng được bắt đầu từ cuối năm 1996 đầu 1997 thực sự được coi là cuộc cách mạng kỳ diệu trong lịch sử phát triển của ngành công nghệ-thông tin-truyền thông nước nhà.
GS Đỗ Trung Tá từng làm việc trong VNPT nhiều năm trước khi giữ chức Bộ trưởng Bộ BCVT. Ông được nhắc đến với vai trò là người "chèo lái" con thuyền VNPT ở thời điểm bắt đầu mở cửa thị trường viễn thông và Internet, đưa viễn thông Việt Nam và VNPT là chủ đạo phát triển mạnh mẽ, là một trong những quốc gia dẫn đầu về tốc độ phát triển bưu chính, viễn thông.
Hẳn nhiều người trong chúng ta còn nhớ, cuối năm 1996, đất nước chúng ta có nhiều quan điểm khác nhau trong việc nhìn nhận những mặt tích cực và tiêu cực của Internet. Ông Đỗ Trung Tá nhớ lại: "Đã có hai trường phái quan điểm: phát triển Internet hoặc là chưa phát triển Internet vội ở Việt Nam.
Tuy nhiên trong Hội nghị Trung ương 2 khoá 8 vào tháng 11/1996, trên cơ sở đề nghị của Ban cán sự Đảng của Tổng cục Bưu điện lúc đó, Trung ương đã nhất trí cho mở Internet. Khung cảnh ra đời Internet như vậy nên đòi hỏi việc quản lý như thế nào để cho xã hội có thể tin tưởng được, vì vậy lúc đó chúng tôi đặt ra "quản lý đến đâu, phát triển tới đó.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển từ năm 1997 đến 2001, chúng tôi thấy có những dấu hiệu rất tốt, những mặt tích cực nhiều hơn tiêu cực, những lo lắng cũng bớt dần. Vì vậy nếu như giai đoạn đầu quản lý chặt như vậy để dịch vụ phát triển đi đúng đường ray, đúng định hướng, thì tới giai đoạn này, nếu muốn phát triển nhanh hơn, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, cách quản lý đó không còn phù hợp nữa. Và đến năm 2001 chúng ta đã quyết định đảo ngược phương hướng quản lý, phát triển đến đâu quản lý tới đó.
Điều này thể hiện khung pháp lý để quản lý Internet, những thông tư hướng dẫn vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn đều phải có cố gắng cải tiến và đi sát với sự phát triển. Chúng ta mở ra môi trường cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp".
Một trong những bước đột phá của ngành bưu chính- viễn thông lúc bấy giờ là thành lập một nhà mạng viễn thông độc lập, câu chuyện này được bắt đầu như thế nào, thưa ông?
- Vào những năm 1990, Tổng cục Bưu điện đã khởi động thử nghiệm hệ thống điện thoại GSM tại Hà Nội. Nhận thấy nhu cầu cần thiết phải thành lập một doanh nghiệp độc lập để có thể liên doanh, liên kết với nước ngoài, chúng tôi đã gặp phải hai khó khăn lớn. Thứ nhất, vào thời điểm đó, các hệ thống di động vẫn được coi là "xa xỉ" và dễ bị lộ bí mật. Thứ hai, việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông di động, một lĩnh vực khá "nhạy cảm", chưa từng có tiền lệ.
Dù vậy, chúng tôi đã rất kỳ vọng vào mạng MobiFone với công nghệ số (GSM), bởi lúc đó, thị phần của GSM đã chiếm hơn 80% thị trường di động toàn cầu. Sau các cuộc thử nghiệm, năm 1993, VMS-MobiFone ra đời và đến năm 1995, chúng tôi đã hợp tác với Comvik từ Thụy Điển.
Thưa ông, khi mở mạng MobiFone, đã có những lo ngại về an ninh. Ngành đã thuyết phục Đảng và xã hội như thế nào để MobiFone được phép ra đời?
- Theo tôi, hệ thống thông tin di động số đảm bảo an ninh tốt hơn so với hệ thống analog, giúp củng cố lòng tin của Đảng, Chính phủ và xã hội. Hơn nữa, chúng tôi đã theo dõi các yếu tố bất thường trên mạng và phối hợp với các lực lượng an ninh để đảm bảo người dân yên tâm sử dụng dịch vụ di động.
Sự kiện chúc mừng thuê bao thứ 30.000 của mạng MobiFone – năm 1996 (Nguồn: VMS)
Nhìn lại mấy chục năm từ khi mạng di động đầu tiên ra đời, ông có tưởng tượng được viễn thông sẽ phát triển như hôm nay không?
- Sau khi MobiFone hợp tác với Comvik và Viettel kinh doanh di động, chúng tôi đã dự đoán sự phát triển mạnh mẽ của di động tại Việt Nam. Từ năm 2005, tôi đã nghĩ rằng sẽ có ngày "nông dân có điện thoại dắt cạp quần". Và chỉ sau một mùa vải ở Bắc Giang, hình ảnh người nông dân ra gốc vải với điện thoại trong túi đã trở thành hiện thực. Mặc dù sự phát triển này gây nhiều ngạc nhiên, nhưng không đến mức đột ngột hay không thể tưởng tượng.
Hội Nông dân xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An cài đặt, kích hoạt, sử dụng App Nông dân Việt Nam. Ảnh: A.S
Còn nhớ có lần ông nói về về "cơn lốc" internet ở Việt Nam từng được ngành bưu chính viễn thông thời bấy giờ phát động. Có phải nó bắt đầu từ việc thành lập MobiFone?
- Năm 2004 khi Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố đột phá phát triển Internet thì ngay từ năm 2001 chúng ta đã có giai đoạn chuẩn bị khá kỹ càng. Khi đặt ra chỉ tiêu tới 2010, 40% dân số Việt Nam sẽ sử dụng Internet, tôi cũng nghĩ rằng đây là cả một sự dũng cảm nhưng Bộ BCVT lúc bấy giờ cũng đã nhìn thấy những điều kiện có thể thực hiện được.
Chúng tôi phát động một "cơn lốc" Internet của Việt Nam ý muốn nói ít ra phải vượt chỉ tiêu 40% ấy". Khi chúng ta đưa ra tiêu chí quản lý mới này thì thấy sự phát triển rất nhanh và người dân cũng rất tin tưởng sử dụng Internet. Internet đã vào trường học, vào bệnh viện, đã dần về làng, các điểm Bưu điện Văn hoá xã. Khi chúng ta thay đổi lại cung cách quản lý Internet đã đến được với nhiều người sử dụng ở các môi trường khác nhau....
Gần đây, ông được nhắc đến như "người có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam". Ông nghĩ gì về sự tôn vinh này?
- Việt Nam đã may mắn gia nhập mạng Internet toàn cầu sớm. Những năm 80, nhiều nhà khoa học đã tiếp cận Internet ở nước ngoài và mong muốn đưa nó về nước. Những năm 1990, khi ra nước ngoài, người ta thường nói "See you on Internet". Là Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, tôi không thể không có Internet, vì vậy tôi đã nỗ lực đưa Internet vào Việt Nam.
Khi Chính phủ quyết định cho phép Internet vào Việt Nam, tôi đã làm việc tích cực để hiện thực hóa điều này. Tôi rất vui khi được công nhận là người có công lớn trong việc đưa Internet vào Việt Nam, nhưng cũng phải thừa nhận rằng nhiều người khác cũng đã đóng góp cho sự phát triển này.
Ông đã từng nói Internet là công trình vĩ đại nhất của nhân loại?
- Đúng vậy, Internet là công trình nhân tạo vĩ đại nhất của nhân loại. Trước đây, người ta nhắc đến các công trình lịch sử như Kim tự tháp Ai Cập hay Vạn lý Trường Thành, nhưng Internet đã thay đổi hoàn toàn cách thức giao tiếp và làm việc của con người. Nó thúc đẩy sự phát triển xã hội, nâng cao năng suất lao động và tạo ra một môi trường sống mới cho nhân loại.
Ông có bao giờ tưởng tượng rằng nếu không có Internet thì sẽ như thế nào?
- Nếu không có Internet, chúng ta sẽ bị cản trở trong việc hội nhập quốc tế. Internet là nền tảng của toàn cầu hóa và kinh tế tri thức. Khi đó, việc truyền tải thông tin sẽ gặp khó khăn, và chúng tôi đã nỗ lực thuyết phục các lãnh đạo cấp cao mở cửa cho Internet vào Việt Nam.
Làm thế nào để thuyết phục lãnh đạo cấp cao đưa Internet vào Việt Nam?
- Khi báo cáo lên lãnh đạo, có nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít lo ngại. Chúng tôi đã đưa ra các lý do cấp bách và cách hạn chế những tác hại của Internet để thuyết phục họ. Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc bấy giờ đã là người ủng hộ mạnh mẽ, ban hành quy định tạm thời về sử dụng Internet tại Việt Nam.
Ông nhận thấy Internet Việt Nam đã theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới chưa?
- Chúng ta đã sớm có Internet, chỉ muộn hơn thế giới 7 năm. Hiện nay, cơ sở hạ tầng đã ngang tầm thế giới, nhưng ngành công nghiệp nội dung số vẫn chưa phát triển tương xứng. Tôi mong muốn rằng trong tương lai, học sinh không còn phải mang sách vở nặng nề, mà chỉ cần một thiết bị công nghệ để học tập hiệu quả hơn. Internet hoàn toàn có thể làm được điều đó, và chúng ta cần thúc đẩy sự phát triển này.
Khi còn là lãnh đạo VNPT hay sau này trên cương vị Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông, GS Đỗ Trung Tá luôn mong muốn làm sao quan tâm hơn nữa đến khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, chiếm khoảng 70% dân số Việt Nam bởi theo ông khi thành phố đang dần ở mức bão hòa về nhu cầu dịch vụ viễn thông, CNTT, mỗi người cần hiểu rằng càng tới mức bão hòa bao nhiêu thì khoảng cách nông thôn - thành thị càng xa bấy nhiêu.
Vì vậy, một mục tiêu khi còn là Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông ông Tá luôn đặt ra là phải quyết đẩy nhanh hơn để thu hẹp khoảng cách số. Khoảng cách số không chỉ nói về kỹ thuật mà là thông tin, sự gần gũi của chính quyền với người dân. Khi chính phủ điện tử ra đời, Chính phủ phục vụ các dịch vụ công tốt cho người dân, người dân gần gũi với chính phủ hơn.
Ông Đỗ Trung Tá (đeo kính) trong lần về dự Lễ khánh thành điểm Bưu điện Văn hóa xã Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây (nay là Hà Nội) vào năm 1999. Ảnh: vnanet.vn/Tư liệu
Năm 1995, khi ông Tá lên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị VNPT, khi về thăm quê, ông Tá có tặng ông Chủ tịch xã đã về hưu một gói mực khô (quà ông Tá mới đi Quảng Ninh về). Ông Chủ tịch xã bỏ mực ra, vuốt cẩn thận lại tờ báo bọc mực để cất đi, hỏi ra mới biết ở làng không có báo đọc nên ông mới quý tờ báo như vậy. Mỗi lần về quê thăm nhà, ông Tá đều biếu sách báo cũ cho bà bán quán nước gần nhà.
Hàng tháng sau, ông Tá về vẫn thấy sách báo còn đó, bà chủ quán bảo để đó để cho mọi người đọc bởi ở đây đâu có sách báo gì. Ông Tá nghĩ: "Tại Hà Tây mà người dân còn lạc hậu về thông tin như vậy thì trên các vùng sâu vùng xa khác, bà con nông dân còn bị thiệt thòi đến mức nào?".
Sau đó, ông Tá cùng bàn với Ban cán sự VNPT thành lập các điểm Bưu điện Văn hóa xã trên toàn quốc tại các xã đặc biệt khó khăn giúp cho người dân có thể được đọc sách, báo, tạp chí, tra cứu các văn bản miễn phí. Bưu điện văn hóa xã cũng là nơi tập trung các sinh hoạt văn hóa của dân cư tại xã, đồng thời cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông phục vụ người dân.
Bưu điện văn hóa xã từng là "cửa sổ nhìn ra thế giới" của người dân nông thôn, là biểu tượng quan trọng trong đời sống nông thôn Việt Nam. Đây không chỉ là nơi cung cấp dịch vụ bưu chính, mà còn là trung tâm thông tin, văn hóa, kết nối người dân với thế giới bên ngoài. Dù ngày nay cuộc cách mạng số đã thay đổi rất nhiều mọi mặt của đời sống xã hội và Bưu điện văn hóa xã không còn ở vị trí trung tâm như trước, nhưng những giá trị mà nó mang lại vẫn gợi mở hướng đi cho việc xây dựng những mô hình tiếp cận thông tin và công nghệ phù hợp với thời đại.
MC Bích Hồng bị SCTV dừng tất cả các chương trình sau phát ngôn gây phẫn nộ về buổi hợp luyện diễu binh diễu hành tối 18/4.
Ngày sinh Âm lịch của một người giống như số trang của một kịch bản cuộc đời, ẩn chứa những điềm báo thú vị.
"Hội Nhà báo Việt Nam và các cấp ủy trung ương sẽ luôn đồng hành, nỗ lực tháo gỡ những khó khăn mà giới báo chí đang đối mặt", Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định.
Làm khách trước Đông Á Thanh Hóa ở vòng 19 V.League 2024/2025, Thể Công Viettel buộc phải thắng để nuôi hy vọng bám đuổi đương kim vô địch Thép xanh Nam Định và Hà Nội FC trong cuộc đua vô địch. Thế nhưng bất ngờ đã xảy ra trên sân Thanh Hóa khi đội khách để thua với tỷ số 1-3.
Tối 19/4, bầu trời TP.HCM bừng sáng trong màn pháo hoa rực rỡ, thu hút đông đảo người dân đổ về các điểm trung tâm chiêm ngưỡng.
Ngày 19/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Đề án hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái.
Trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang trưng bày bộ bài tú lơ khơ vẽ tay mộc mạc bằng mực xanh đã phai màu. Mặt sau quân át cơ có hàng chữ viết tay: “Kỷ niệm Đội điều trị lán 2”. Đây là sản phẩm tự tạo của các đồng chí thương binh Đội điều trị lán 2, Binh trạm 44, Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 19/4 vừa áp đặt lệnh trừng phạt đối với 3 công ty Trung Quốc với cáo buộc các công ty này giúp Nga sản xuất tên lửa Iskander tiên tiến.
Sáng 19/4, tại Chùa Đậu - TP. Hà Nội đã diễn ra hội thảo góp phần giải mã về hiện tượng “toàn thân xá lợi” của hai vị Thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường.
Không có tượng đài nào dựng từ nước mắt. Không có huy chương nào dành cho sự hy sinh lặng thầm. Nhưng chính từ những hy sinh không tên tuổi ấy, hòa bình hôm nay được xây nên - không chỉ bằng máu, mà bằng cả một đời lặng lẽ gánh chịu vết thương.
Tình báo Quốc phòng Ukraine tuyên bố họ đã thực hiện nhiều chiến dịch thành công dẫn đến tổn thất lớn về nhân sự và thiết bị cho quân đội Nga ở tỉnh Zaporizhzhia.
Tuấn Hải tỏa sáng giúp Hà Nội FC đánh bại B.Bình Dương 3-0 ngay trên sân Gò Đậu tối 19/4, đội bóng Thủ đô áp sát ngôi đầu của Thép Xanh Nam Định.
Theo ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, khảo sát bước đầu, tỉnh này có khoảng 900 người có nguyện vọng xin nghỉ, khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Tiền vệ Việt kiều cao 1m80 được HLV Kim Sang-sik gọi lên ĐT Việt Nam??; Tuấn Linh quyết giúp CLB Bình Định trụ hạng; M.U muốn đổi Rashford lấy Watkins; cố danh thủ Croatia qua đời ở tuổi 39; cựu sao M.U từng bị phạt vì húc đầu vào nhân viên bảo vệ.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XX, kỳ thứ 42 đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Trong hai tuần qua, không quân Ukraine đã thực hiện chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào các vị trí chiến lược của Nga, nhiều trong số đó là các trung tâm chỉ huy và nơi đóng quân của các chỉ huy Nga.
Tình huống này cũng giống như rất nhiều tình huống khác trong bóng đá mà mọi công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng bất lực, quyết định cuối cùng lại thuộc về nhận định của trọng tài, và trọng tài vẫn là con người.
Về huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang), hỏi thăm nhà ông Thùy Văn Ớt, tên thường gọi Ba Ớt ở ấp Ngọc Thuận, xã Ðông Hưng A, huyện An Minh gần như ai cũng biết. Ông Ba Ớt được biết đến là một trong những người tiên phong ở địa phương áp dụng quy trình nuôi tôm công nghệ cao, lợi nhuận thu về mỗi năm hàng tỷ đồng.
Đà Nẵng nổi tiếng không những là nơi diễn ra cuộc “thử lửa” đầu tiên của nước ta với Pháp cách đây 178 năm (tháng 5/1847) mà còn là nơi có bức ảnh chụp đầu tiên của nước ta. Bức ảnh này được một nhà ngoại giao người Pháp chụp vào tháng 6/1845 dưới chân núi Sơn Trà.
Thần Tài sẽ đặc biệt ưu ái 3 con giáp này vào tháng 4 và tháng 5, giúp họ cải thiện vận may tài chính, gia đình thêm thịnh vượng, sung túc.
Sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, vùng đất mới mở rộng là vùng đất cổ xưa với nhiều làng cổ. Hai trong số các làng cổ nổi tiếng nhất của tỉnh mới sau sáp nhập là làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và làng Mẹo hay còn gọi là làng Phương La, (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Hướng tới chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Giải bóng rổ học sinh, sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) mở rộng 2025 được tổ chức với sự tham gia của hàng trăm vận động viên.
Một lần nữa, Viktor Lê là toả sáng để góp công vào chiến thắng của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Chia sẻ liên quan đến cậu học trò Việt kiều Nga, HLV Nguyễn Thành Công đã bật mí những điều khá bất ngờ.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng Liên minh châu Âu (EU) nên noi theo gương Mỹ, ngừng tham gia vào cuộc xung đột tại Ukraine. Theo ông, điều này sẽ cho phép Nga “xử lý tình hình nhanh hơn”.
Tỉnh Sơn La đồng loạt tổ chức lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Dự kiến, sau sáp nhập, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị hành chính cấp xã.
Nghệ sĩ Nhân dân Trung Đức sẽ tái ngộ Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong chương trình “Ký ức Trường Sơn” kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Mảnh đất Hải Phòng, Hải Dương có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, được công chúng mến mộ như NSND Trần Nhượng, NSND Tố Uyên, NSƯT Đăng Dương, NSƯT Phương Anh...
Thông tin khó tin về Nguyễn Xuân Son; Ekitike bị thổi giá 100 triệu euro; Inter Milan mất Marcus Thuram trước 4 trận đấu sống còn; Cristiano Ronaldo tưởng nhớ con trai đã mất; Barcelona muốn La Liga tạo điều kiện trước thềm đại chiến Inter Milan.
Kể từ khi tái xuất V.League từ mùa 2019, ông Vũ Tiến Thành trên những cương vị khác nhau đã ba lần làm xấu hình ảnh giải đấu, và hai trong số này đã bị Ban Kỷ luật VFF đưa ra án phạt.
Ngày 19/4, tại lễ trao giải Sao Khuê 2025 được tổ chức tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã vinh dự lần thứ 3 được xướng tên với sản phẩm mới Meey Atlas - Nền tảng bản đồ số toàn diện cho người Việt.