Mong ước cháy bỏng trong năm mới 2022 của giáo viên nước ngoài ở Việt Nam
Mặc dù nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam mất việc và gặp nhiều khó khăn khi các trường học/trung tâm ngoại ngữ đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19, nhưng họ vẫn bày tỏ tình yêu và mong ước được gắn bó lâu dài với đất nước hình chữ S.
Cô Nelly dẫn các các học sinh mầm non ở Hà Nội đi dã ngoại. Ảnh Nhân vật cung cấp.
Cô Nelly, người Philippines, giáo viên tiếng Anh một trường mầm mon ở Hà Nội chia sẻ, cô đã sống và làm việc ở Việt Nam được hơn 2 năm. Nelly cho biết, cô rất thích sống ở Việt Nam và xem nơi đây là quê hương thứ 2 của mình, bởi Việt Nam là đất nước thanh bình, an toàn để tận hưởng cuộc sống.
Ngoài ra, mức sống ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cũng dễ chịu hơn rất nhiều so với thủ đô Manila của Philippines.
Cô Annamarie, người Nam Phi, cũng là một giáo viên tiếng Anh lâu năm tại các trường học ở Việt Nam chia sẻ, cô bắt đầu làm việc và sống ở Việt Nam kể từ năm 2017. Đầu tiên, cô sống ở Sóc Trăng 1 năm, 6 tháng ở Sài Gòn và cuối cùng quyết định lưu lại ở Cần Thơ.
Cô Annamarie, người Nam Phi trong một chuyến du lịch ở Việt Nam. Ảnh Nhân vật cung cấp.
Annamarie cho biết, cô yêu Việt Nam vì phong cảnh yên bình, xinh đẹp, con người dễ mến, hiền hòa. Khi sống ở Việt Nam, cô cảm thấy như đang ở chính quê hương mình.
"Tôi yêu con người, đất nước xinh đẹp này và thực tế tôi cảm thấy như ở nhà khi ở đây", cô Annamarie nói.
Cô Rita, đồng hương của cô Annamarie và cũng dạy tiếng Anh cho biết, cô mới chỉ bắt đầu sống ở Việt Nam kể từ tháng 12/2020. Việc sống ở đây mang lại cho cô cảm giác tự do. Rita thích đạp xe đạp, khám phá các danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Cô cũng chia sẻ rằng cô cảm thấy rất may mắn khi được sống ở một đất nước xinh đẹp, thanh bình như Việt Nam.
"Tôi cảm thấy may mắn khi được sống ở một nơi tuyệt đẹp như thế này", cô Rita chia sẻ với phóng viên Dân Việt.
Trong khi đó thầy Azzeddine Ben Salah, người Algieri, cũng là một giáo viên tiếng Anh kể rằng, thầy đã sống ở Việt Nam được 2 năm rồi. Điều thầy thích nhất ở Việt Nam là cuộc sống vô cùng thoải mái, tự do, mức sống thấp. Điều đặc biệt là người dân rất hòa đồng, tốt bụng, cuộc sống cực kỳ dễ chịu khi người nước ngoài có thể nói được chút tiếng Việt để giao tiếp với người bản xứ.
Các trường học phải đóng cửa một thời gian dài do dịch Covid-19 khiến nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam phải tìm thêm cách khác để duy trì thu nhập trang trải cuộc sống. Ảnh Dân Việt.
Cô Nelly cho biết, dịch Covid-19 buộc các trường học/trung tâm ngoại ngữ phải đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của virus và đảm bảo sự an toàn cho học sinh lẫn giáo viên đã khiến cô không thể dạy học được nữa. Điều đó khiến cô rất buồn. Không chỉ mất đi một nguồn thu nhập chính, cô Nelly còn rất nhớ các học sinh nhỏ đáng yêu của mình.
Để có thu nhập duy trì cuộc sống ở Việt Nam trong đại dịch, cô Nelly phải nhận thêm nhiều công việc khác nhau, làm việc gấp đôi để kiếm tiền. Hiện, công việc chính của cô Nelly là dạy tiếng Anh trực tuyến cho học sinh. Cô cho biết, việc dạy học trực tuyến gây nhiều áp lực và khó khăn hơn cho cả học sinh lẫn giáo viên vì ở trên lớp học, học sinh và giáo viên có tương tác trực tiếp với nhau. Các bạn cũng dễ dàng nghe hiểu và diễn đạt ngôn ngữ một cách trôi chảy hơn khi học trực tuyến.
Cô Annamarie cũng chia sẻ rằng, dịch Covid đã ảnh hưởng đáng kể đến công việc của cô. Cô phải nghỉ việc từ tháng 5/2021 và hiện tại không thể dạy tiếng Anh trực tiếp ở các trường học nữa.
Thay vào đó, cô nhận dạy một số lớp tiếng Anh trực tuyến. Nhưng tình hình hiện nay vẫn khá khó khăn vì tất cả giáo viên ngoại ngữ đều chuyển sang dạy trực tuyến trong khi nhu cầu học trực tuyến không nhiều nên cô khá khó tìm lớp.
Cô Rita đang dạy tiếng Anh trực tuyến bán thời gian trong thời điểm các trường học/trung tâm ngoại ngữ chưa mở lại. Ảnh NVCC
Trước dịch Covid-19, cô Rita dạy tiếng Anh trong các trường học và một trung tâm tiếng Anh. Nhưng sau đó dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp khiến các trường học và trung tâm tiếng Anh phải đóng cửa từ tháng 5/2021, cô phải nghỉ việc và tìm kiếm công việc thay thế.
Hiện tại, cô Rita cũng dạy tiếng Anh bán thời gian trên mạng để duy trì thu nhập cho cuộc sống ở Việt Nam.
Thầy Ben Salah nói rằng khi các trường học ở Việt Nam đóng cửa, thầy sống bằng tiền tiết kiệm. Thầy may mắn vì không phải trả tiền nhà và được nhiều người bạn thân thiết, tốt bụng giúp đỡ trong những thời điểm khó khăn.
Tuy nhiên, khi trường học và các trung tâm ngoại ngữ đóng cửa lâu dài, thầy không thể tiếp tục thất nghiệp được nữa mà đã có những kế hoạch khác để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
"Tôi không có bất kỳ thu nhập nào mà chỉ sống bằng tiền tiết kiệm. Nhưng khi việc đóng cửa các trường học kéo dài, tôi đã phải tính đến những kế hoạch khác", thầy Ben Salah nói.
Thầy Ben Salah cũng như tất cả các giáo viên nước ngoài ở Việt Nam đều chia sẻ năm 2022, thầy mong đại dịch Covid-19 kết thúc để công việc và cuộc sống của mọi người trở lại bình thường. Ảnh NVCC.
Cô Nelly cho biết, cô mong năm mới, đại dịch Covid-19 sẽ chấm dứt để cô lại được trở lại trường và gặp gỡ những học sinh thân thương của mình. Cô cũng hi vọng sẽ được trở về Philippines thăm gia đình, cuộc sống trở lại bình thường, ổn định như trước dịch.
Cô Annamarie nói rằng, cô mong muốn gắn bó lâu dài ở Việt Nam vì rất yêu cuộc sống ở đây. Cô mong năm 2022, cuộc sống sẽ trở lại bình thường để cô tiếp tục công việc toàn thời gian của mình và được đi du lịch, khám phá các danh lam thắng cảnh, các vùng đất mới lạ ở Việt Nam nhiều nhất có thể.
Tương tự, cô Rita chia sẻ cô muốn sống ở Việt Nam lâu hơn. Nếu các trường sớm mở cửa trở lại thì cô sẽ thực hiện được mong ước này.
Cô Nelly mong muốn năm 2022 sẽ được quay trở lại giảng dạy trực tiếp trên lớp, được gặp gỡ các học sinh nhỏ thân yêu của mình. Ảnh NVCC
"Tôi mong các trường học có thể mở cửa trở lại để tôi được quay trở lại bục giảng vì đó là công việc mà tôi yêu thích. Tôi cũng rất muốn được đi du lịch để khám phá thêm về Việt Nam", cô Rita nói với phóng viên Dân Việt.
Cuối cùng, thầy Ben Salah chia sẻ, mặc dù rất hi vọng các trường học sẽ được sớm mở cửa trở lại vào năm tới, nhưng một khi dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, thì điều đó khó mà diễn ra được. Theo thầy, chính bản thân mỗi người chúng ta phải chuẩn bị cho tình huống xấu đó và thay đổi để thích ứng với mọi điều xảy ra trong cuộc sống.
"Sự thay đổi cần đến từ bên trong chính chúng ta", thầy Ben Salah nhấn mạnh.
Một máy bay tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine đã tiến hành cuộc không kích chính xác vào trung tâm chỉ huy cấp đại đội của quân Nga tại thành phố Oleshky, thuộc phần lãnh thổ tạm chiếm của tỉnh Kherson.
Giới lãnh đạo ở Kiev đang chuẩn bị cho "kịch bản xấu nhất" trong đó Tổng thống Mỹ Donald Trump cắt đứt mọi sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, tờ báo Bild của Đức đưa tin, trích dẫn các nguồn tin ẩn danh trong chính phủ Ukraine.
Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Anh rằng Ukraine có thể phải từ bỏ lãnh thổ như một phần của thỏa thuận hòa bình với Nga do áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 24/4 xác nhận các lực lượng Nga vẫn tiếp tục nhắm vào "các mục tiêu quân sự và bán quân sự" tại Ukraine, sau đợt tấn công bằng tên lửa và UAV kéo dài suốt đêm trước đó.
Anh đang thảo luận về việc từ bỏ kế hoạch gửi quân tới giám sát lệnh ngừng bắn tiềm tàng ở Ukraine do động thái này có nguy cơ cao - tờ The Times của Anh cho biết.
Trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ Ben Shapiro được công bố ngày 24/4, Tổng thống Ukraine đã thể hiện mong muốn đạt được hòa bình thông qua sức mạnh nhờ quan hệ với Mỹ.
Một cậu bé 15 tuổi đã giết một bạn học và làm bị thương ba người khác trong một vụ tấn công bằng dao tại một trường trung học ở thành phố Nantes, miền tây nước Pháp vào thứ Năm 24/4 trước khi bị các giáo viên khống chế, cảnh sát cho biết.
Một số đồng minh của Mỹ đang rất lo ngại về kế hoạch của chính quyền Trump về chấm dứt chiến tranh, trong đó cho phép Nga giữ lại phần lớn đất đai mà nước này đã chiếm được từ Ukraine.
Chính phủ Ukraine ngày 24/4 cho biết nước này đã không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ nhằm tái cơ cấu khoản nợ khoảng 2,6 tỷ USD, làm dấy lên nguy cơ vỡ nợ khoảng 600 triệu USD vào hạn chót cuối tháng 5 tới.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã điều một tàu khu trục Mỹ tiến vào vùng biển nhạy cảm giữa Trung Quốc và Đài Loan hôm thứ Tư 23/4, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và kinh tế giữa Washington và Bắc Kinh gia tăng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã quyết định hủy bỏ một phần chương trình trong chuyến thăm chính thức tới Nam Phi và lập tức trở về Kiev sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công kết hợp quy mô lớn vào lãnh thổ Ukraine.
Một chiếc xe chiến đấu bộ binh hạng nặng BMP-55 hiếm hoi – được cải tiến từ xe tăng T-55 thời Liên Xô – lần đầu tiên được phát hiện đang hiện diện trên chiến trường Ukraine, theo The War Zone.
Chính quyền Trump vừa sa thải quan chức giám sát điều tra những cáo buộc "tội ác chiến tranh" của Nga, thu hẹp các nỗ lực truy cứu trách nhiệm Moscow. Đây là một trong những động thái mới nhất giữa bối cảnh chính quyền Trump dừng hàng loạt nỗ lực chống lại Nga.
Một máy bay tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine đã tiến hành cuộc không kích chính xác vào trung tâm chỉ huy cấp đại đội của quân Nga tại thành phố Oleshky, thuộc phần lãnh thổ tạm chiếm của tỉnh Kherson.
Đặc phái viên đặc biệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump - ông Steve Witkoff - sẽ tiếp tục đến Nga trong tuần này để nối lại các cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo thông báo từ Thư ký báo chí Nhà Trắng Caroline Leavitt.
“Đây là một thời điểm vô cùng nguy hiểm. Tôi không nghĩ việc Mỹ rút lui sẽ gửi đi một tín hiệu tích cực", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump dọa sẽ rút khỏi các cuộc đàm phán hòa bình.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đại sứ EU Julien Guerrier nhất trí Việt Nam và EU đều có nhu cầu duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới để phát triển.
Lực lượng Ukraine đang ra sức phá hủy hỏa lực của quân Nga đe dọa các tuyến hậu cần trọng yếu, trong đó, Trung đoàn 412 – biệt danh “Nemesis” - đang tăng cường các hoạt động tác chiến gần mặt trận Pokrovsk.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam trân trọng những chỉ dẫn, khuyến khích của Giáo hoàng với các chức sắc, tu sĩ, đồng bào Công giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc và đóng góp xây dựng phát triển đất nước Việt Nam.