TP.HCM: Sở Y tế yêu cầu xác minh vụ nghi sử dụng bằng giả để quảng cáo làm đẹp
Sở Y tế đề nghị Trường Đại học Y Dược TP.HCM hỗ trợ xác minh bằng tốt nghiệp Cao đẳng điều dưỡng nghi là bằng giả và sẽ chuyển thông tin đến Công an TP.HCM để điều tra.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
68 năm trước quân dân Việt Nam đã làm nên 1 kỳ tích lịch sử, khi lần đầu tiên 1 nước thuộc địa đánh bại 1 quân đội đế quốc hùng mạnh. Trước trận Điện Biên Phủ năm 1954, quân đội thực dân Pháp đã từng thua quân đội Việt Nam trong nhiều trận chiến nhỏ hơn, tuy nhiên vẫn là một lực lượng đông hơn hẳn về quân số và mạnh hơn về vũ khí và trình độ chiến đấu. Trận Điện Biên Phủ giáng đòn quyết định làm cho thực dân Pháp chấp nhận thất bại hoàn toàn tại Đông Dương.
Bộ binh xung phong giữa lúc pháo kích tại Mặt trận Điện Biên Phủ (ảnh: mytour.vn).
Bằng một loạt chiến dịch vào cuối năm 1953 và đầu năm 1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với quân dân Lào và Campuchia đã căng kéo lực lượng chủ lực Pháp ra 5 nơi trên toàn cõi Đông Dương, trong đó Điện Biên Phủ (ở vùng Tây Bắc Việt Nam) là nơi tập trung quân đông thứ 2 của Pháp sau đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
Từ rất sớm, quân đội Việt Nam đã xác định Điện Biên Phủ sẽ là điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp và đã bắt tay chuẩn bị cho trận chiến này.
Trong quân sự, việc đưa một lượng lớn quân vào một chỗ xa và kín có thể xem là tối kỵ vì dễ bị bao vây cô lập. Tuy nhiên trước việc mất quyền chủ động và thua liên tiếp, Pháp không còn cách nào khác tốt hơn. Họ buộc phải đưa nhiều quân cơ động lên Điện Biên Phủ để xây dựng một tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm giữ Lào (kiểm soát đường tiếp tế sang Thượng Lào) và Tây Bắc Việt Nam. Dù gì, quân Pháp vẫn không thể tránh được mâu thuẫn cố hữu của các đội quân xâm lược, đó là mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.
Thực dân Pháp tỏ ra lạc quan khi muốn thu hút Việt Minh về đây để chúng phát huy ưu thế hỏa lực “nghiền nát” chủ lực đối phương. Máy bay Pháp rải truyền đơn thách đấu với tướng Giáp tại Điện Biên Phủ. Người Pháp đã tính đến thực tế công tác hậu cần cho chiến dịch rất khó, và Quân đội Nhân dân Việt Nam mới chuyển từ du kích chiến lên, chưa có nhiều kinh nghiệm đánh hiệp đồng binh chủng và đánh công kiên quy mô lớn.
Ngược lại, phía Việt Nam cũng thấy cơ hội đánh tiêu diệt lớn sinh lực địch để tạo bước xoay chuyển cục diện chiến trường.
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thực sự mạnh và “đáng sợ” nếu nhìn vào hệ thống phòng ngự liên hoàn và vũ khí tối tân thời đó. Thực dân Pháp còn tự tin với các đơn vị tinh nhuệ bậc nhất của chúng tại Đông Dương và khả năng phi pháo tốt. Các trận địa pháo binh Pháp được cung cấp nhiều đạn và có hỏa lực đan cài hỗ trợ lẫn nhau. Ở thung lũng Điện Biên Phủ còn có những khoảng trống bằng phẳng mà việc vượt qua đó dưới hỏa lực bắn thẳng của súng máy sẽ là một thách thức lớn đối với bộ binh.
Nhưng người Pháp đã hoàn toàn bất ngờ. Thứ nhất, Việt Minh có được pháo lớn và pháo cao xạ. Không những vậy ta còn đưa được trọng pháo vượt qua đường xa và núi đèo vào sâu trong mặt trận, và bắn với độ chính xác cao dù lượng đạn ít hơn hẳn đối phương. Với việc phân tán hỏa khí và sử dụng các hầm pháo, phía Việt Minh đã bảo vệ rất tốt các cỗ pháo của mình trước phản pháo cũng như máy bay của địch. Đại tá Piroth chỉ huy pháo binh Pháp thất kinh trước hiệu quả của pháo binh Việt Minh đã phải tự sát bằng lựu đạn vào ngày 15/3 (chỉ 2 ngày sau khi chiến dịch Điên Biên Phủ bắt đầu). Thứ hai, Việt Nam giải quyết được khâu hậu cần dù chỉ có phương tiện vận tải thô sơ. Thứ ba, hệ thống chiến hào chằng chịt (dài 400km) của quân ta như thòng lọng thít dần cổ quân Pháp mà chúng không tài nào khắc chế được. Đường tiếp tế duy nhất của quân Pháp là cầu hàng không cũng gặp muôn vàn khó khăn do (1) hỏa lực của cả pháo cao xạ và pháo mặt đất của Việt Minh, (2) thời tiết sương mù nhiều mây ở Điện Biên Phủ, và (3) địa hình rừng núi khu vực Tây Bắc.
Ngoài ra Quân đội Nhân dân Việt Nam còn có tinh thần chiến đấu rất cao và áp dụng nhiều chiến thuật sáng tạo khác khiến đối phương phải choáng váng.
Ngay khi Việt Minh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều quan chức và tướng lĩnh Pháp đã cảm thấy tình hình không ổn. Chỉ sau một thời gian phía Pháp đã rơi vào thế tuyệt vọng phải cầu cứu người Mỹ, mong lật ngược tình thế, thủ hòa hoặc ít nhất là có vị thế nhất định trên bàn đàm phán ở Geneva.
Đến ngày 20/3, Tướng Paul Ely, tham mưu trưởng quân đội Pháp đã tới Washington để cầu cứu sự giúp đỡ của Mỹ. Phía Pháp muốn có 1 cuộc ném bom ồ ạt xung quanh Điện Biên Phủ cũng như được Mỹ tăng cường viện trợ nhanh chóng.
Các sử gia Pháp là Philippe Deviller và Jean Lacouture trong cuốn “Kết thúc một cuộc chiến tranh” cho biết: Vào ngày 29/3, tướng Narvarre (tổng tư lệnh các lực lượng viễn chinh Pháp tại Viễn Đông) viết rằng, số phận của Điện Biên Phủ phụ thuộc vào việc tiếp tế bằng dù và rút lui (qua đường hàng không). Ông này cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường sử dụng không quân đánh phá hậu phương của Việt Minh, phá hủy giao thông và kho tàng để ngăn tiếp tế. Ông ta đề xuất ném bom napalm để tạo nên một vành đai tử thần quanh tập đoàn cứ điểm, làm lộ các vị trí của Việt Minh. Navarre xem đó là cách duy nhất để tránh thảm họa thất trận hoặc thế thua trong đàm phán về hòa bình ở Đông Dương. Tướng Navarre tin sự can thiệp của Mỹ bằng không quân sẽ vô hiệu hóa được hỏa lực pháo binh và cao xạ của Quân đội Nhân dân Việt Nam và ghìm chân bộ binh của ta.
Vẫn theo 2 sử gia Pháp nói trên, Cao ủy Pháp ở Đông Dương là Dejean cũng đã kêu gọi Paris chi viện. Ông này còn tiếp xúc với đại diện Mỹ tại Sài Gòn để yêu cầu cung cấp máy bay như họ đã hứa (gồm oanh tạc cơ, chiến đấu cơ, và máy bay vận tải).
Sang đầu tháng 4/1954, tướng Navarre tiếp tục yêu cầu được Mỹ tiến hành chiến dịch giải cứu bằng không quân. Chính phủ Pháp cũng vậy.
Về phía Mỹ, họ xác định được tầm quan trọng đặc biệt về địa chính trị và kinh tế của Đông Nam Á – khu vực có nguồn nguyên liệu, nhân lực và thị trường tiêu thụ cho thế giới tư bản phương Tây và cho Nhật Bản, đồng minh quan trọng được Mỹ vực dậy khi đó để đối trọng với Liên Xô và Trung Quốc. Việt Nam là trọng tâm của Đông Dương, mà Đông Dương là chìa khóa giữ vững toàn vùng Đông Nam Á. Với học thuyết domino, Mỹ còn lo sợ làn sóng XHCN lan ra toàn vùng.
Ngày 6/3, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã đưa ra kiến nghị, nước này phải tiến hành mọi biện pháp trong tầm tay để ngăn chặn “cộng sản kiểm soát vùng này” vì việc mất vùng này sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Tối 29/3 tại New York, Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles có bài phát biểu gây xôn xao giới chính trị và ngoại giao khi ông lên giọng phê phán sự hỗ trợ của phe XHCN cho Việt Minh. Viện dẫn chiến cuộc Triều Tiên, ông khẳng định Mỹ sẽ chủ động hành động để đối phó với tình hình, hàm ý sự can thiệp của Mỹ.
Phi cơ - "siêu pháo đài" B-29 (ảnh: olive-drab.com).
Trên thực tế Mỹ “đã nhảy” vào Đông Dương bằng nhiều hình thức. Mỹ chi tới 80% chiến phí cho Pháp ở Đông Dương. Trong trận Điện Biên Phủ, Mỹ còn tham gia hỗ trợ Pháp bằng cả máy bay và phi công trong tiếp vận và ném bom. Hai phi công Mỹ McGovern và Buford chết trong trận Điện Biên Phủ được coi là những người Mỹ đầu tiên chết trong chiến đấu tại Việt Nam.
Điều đặc biệt đáng sợ là cả phía Pháp và Mỹ đã xúc tiến xây dựng kế hoạch có tên Chiến dịch Kền kền để giải vây quân Pháp tại Điện Biên Phủ, hoặc chí ít tạo 1 tình thế có lợi cho họ tại đây. Sang đến tháng 5 thì người Pháp đặt mục tiêu đạt được thỏa thuận ngừng bắn giống người Mỹ ở Triều Tiên, để rút lui trong danh dự.
Kế hoạch của chiến dịch này được xây dựng bởi các sĩ quan cao cấp của Pháp và Mỹ ở Đông Dương, và đặc biệt là đô đốc Arthur W. Radford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cùng bộ phận tham mưu của riêng ông này. Phó Tổng thống Mỹ khi ấy là Richard Nixon cũng nhiệt liệt ủng hộ kế hoạch Kền kền (Nixon thậm chí còn ủng hộ đưa lục quân vào). Đương kim Tổng thống khi ấy của Mỹ là Eisenhower đã để ngỏ khả năng thực thi chiến dịch. Sau chuyến thăm của tướng Pháp Ely, Eisenhower từng nói với Ngoại trưởng Mỹ Dulles rằng ông không loại trừ khả năng tung ra “đòn quyết định” nếu điều này chắc chắn đem lại kết quả rõ ràng.
Theo nữ tác giả Rebecca Grant có bài viết đăng trên tạp chí Air Force (của Hiệp hội Không quân Mỹ), tham mưu trưởng quân Pháp tướng Ely đã gặp gỡ với cả Dulles và Radford, cùng thảo luận và thông qua chiến dịch Kền kền.
Theo các nguồn tài liệu phương Tây, kế hoạch của phái “diều hâu” Mỹ và Pháp như sau: Mỹ sẽ tung 60 oanh tạc cơ chiến lược B-29 từ các căn cứ Mỹ trong khu vực (như Philippines) vào ném bom các vị trí của Việt Minh quanh thung lũng Điện Biên, mỗi đêm sẽ ném dồn dập 450 tấn bom để phá vỡ vòng vây và phá hủy vũ khí của Việt Minh. (Có tài liệu nói dùng tới 300 máy bay cường kích để dọn sạch khu vực quanh Điện Biên Phủ.) Các “siêu pháo đài” B-29 này sẽ được hỗ trợ bởi 150 chiến đấu cơ từ các tàu sân bay của Hạm đội Bảy (hải quân Mỹ), do Mỹ lo ngại Không quân Trung Quốc sẽ vào cuộc (Mỹ vốn đặc biệt cảnh giác sau khi bị bất ngờ về “chí nguyện quân Trung Quốc” trong Chiến tranh Triều Tiên).
Một điểm nhấn của kế hoạch này là khả năng sử dụng tới 3 quả bom hạt nhân (cấp chiến thuật). Tấn công hạt nhân có thể thực hiện bằng máy bay B-29, B-36 và B-47, thậm chí cả máy bay của hải quân Mỹ.
Âm mưu của Mỹ dùng vũ khí hạt nhân là hoàn toàn có thật. Ngoại trưởng Dulles ngay từ tháng 1/1954 đã đưa ra khái niệm “trả đũa ồ ạt”, trong đó Mỹ sẵn sàng đáp trả đối phương ngay lập tức bằng các “phương tiện” và tại các địa điểm mà Mỹ “lựa chọn”, ám chỉ việc Mỹ đã chuẩn bị dùng đến cả vũ khí hạt nhân. Dulles được cho là đã từng đề nghị tặng riêng cho Pháp 2 trái bom nguyên tử để Pháp tùy ý sử dụng tại Điện Biên Phủ.
Dựa trên các tài liệu giải mật của chính phủ, John Prados, tác giả 1 cuốn sách chuyên về Chiến dịch Kền kền của Mỹ năm 1954, đã cho độc giả thấy rằng Mỹ đã sẵn sàng ở mức độ nhất định để can thiệp vào Việt Nam (tại thời điểm đó) bằng cả không quân (với bom nguyên tử), và lục quân trên quy mô lớn, cũng như không loại trừ chiến tranh với Trung Quốc.
Trong và sau Chiến tranh Triều Tiên, phía Mỹ cũng đã có động thái đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc. Trong những năm 1960 và năm 1972 Nixon đã tỏ ra rất hung hăng khi nung nấu quyết tâm dùng bom hạt nhân chiến thuật để đánh Việt Nam, bất chấp các nguyên tắc đạo đức. Trên thực tế ông ta đã thành lập ban bệ chuyên nghiên cứu về việc này. Việt Nam đã là 1 trong các mục tiêu hàng đầu cho bom nguyên tử Mỹ sau Nhật Bản.
Người Pháp thì khấp khởi chiến dịch Kền kền sẽ được tiến hành. Riêng tướng Navarre có nhiều “sáng kiến” như dùng phi công và máy bay Mỹ nhưng sơn cờ Pháp (để chiến dịch có thể tiến hành mà người Mỹ không phải lâm chiến về mặt chính thức), tổ chức “ném bom ban đêm, theo từng đợt kế nhau và mỗi đợt không dùng quá số phi cơ mà Pháp huy động được” nhằm qua mắt đối phương về sự can thiệp của người Mỹ.
Vì sao kế hoạch thất bại?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến Chiến dịch Kền kền chỉ tồn tại trên giấy.
Trong Chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã cân nhắc đến việc sử dụng bom hạt nhân để chống lại quân đội Triều Tiên và Trung Quốc (ảnh: Lục quân Hoa Kỳ).
Lúc đó Mỹ mới bước ra khỏi Chiến tranh Triều Tiên, và sợ bị lôi kéo sâu vào 1 cuộc chiến tranh mới, sợ Trung Quốc can thiệp, và nguy cơ leo thang chiến tranh thế giới (có sử dụng hạt nhân) với Liên Xô. Ngoài ra Mỹ cũng không tin tưởng lắm vào khả năng quân sự của Pháp qua thực tế chiến tranh tại Đông Dương.
Thực tế nội bộ Mỹ đã bàn thảo rất kỹ về hậu quả trên các mặt chính trị, quân sự của việc can thiệp, về thái độ và khả năng hành động của Trung Quốc và Liên Xô.
Phe diều hâu gồm Dulles và Raford đã thăm dò một cách kỹ lưỡng các nghị sĩ chủ chốt của cả 2 đảng tại Quốc hội Mỹ. Kết quả nhận được là những cái lắc đầu, do các nghị sĩ sợ phải đưa lục quân vào Việt Nam và rơi vào 1 cuộc chiến tranh nữa giống như ở bán đảo Triều Tiên.
Theo các tác giả Pháp Laurent Cesari và Jacques de Folin, bản thân Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Raford cũng không được các tham mưu trưởng liên quân ủng hộ vì họ cho rằng hoạt động oanh kích sẽ không hiệu quả. Riêng tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ là Matthew Ridgway kiên quyết phản đối đưa quân vào Đông Dương.
Một trở ngại khác là bất đồng Mỹ-Pháp. Trong vấn đề Đông Dương, Pháp có cái nhìn khác. Pháp vừa chống cộng, vừa muốn duy trì hệ thống thuộc địa “kiểu cũ” truyền thống của mình. Nhờ Mỹ can thiệp, Pháp trong lòng lại lo ngại sẽ mất dần ảnh hưởng ở Đông Dương. Khi Pháp cố gạt bất đồng và do dự để nhanh chóng đưa ra lời đề nghị chính thức với Mỹ (vào tối 4/4) và tin rằng chiến dịch can thiệp sẽ không làm chiến tranh lan rộng thì nước Anh lại không ủng hộ, mà Mỹ thì muốn có hành động tập thể dựa trên 1 thỏa thuận chính trị với nước Pháp và nhiều nước khác, đặc biệt là Anh.
Hơn nữa, trong lúc các bên của Mỹ và Pháp đang nhùng nhằng thì Việt Minh đã xiết chặt vòng vây, khiến nếu ném bom hạt nhân cũng như bom thông thường hạng nặng xuống Điện Biên Phủ thì sẽ gây tổn thất cho cả 2 phe tham chiến. Ngoài ra rừng rậm xung quanh và tình hình thời tiết khi ấy cũng làm oanh tạc cơ của Mỹ khó có thể ném bom hiệu quả. Ném bom vào ban đêm được đánh giá sẽ khó chính xác, còn vào ban ngày thì gặp trở ngại cao xạ.
Tổng thống Eisenhower sau khi cân nhắc toàn bộ tình hình đã “chốt hạ” bằng việc chấm dứt bàn luận cũng như thực hiện Chiến dịch Kền kền. Quân Pháp tại Điện Biên Phủ sau đó đã phải đầu hàng vào ngày 7/5.
Tuy nhiên dù đã thức thời khi quyết định không liều lĩnh can dự bằng không quân và vũ khí hạt nhân, 10 năm sau Mỹ như quên câu chuyện này và bắt đầu đưa quân vào Việt Nam để rồi chuốc lấy thất bại một cách cay đắng.
Sau khi bị mất Đà Nẵng (ngày 29/3/1975), tướng Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ trực tiếp vạch kế hoạch và đôn đốc ngụy quân Sài Gòn tổ chức một tuyến phòng thủ mới, kéo dài từ Phan Rang qua Xuân Lộc đến Tây Ninh, trong đó, Xuân Lộc là điểm trọng yếu. Dù được bảo vệ bằng lực lượng hùng hậu, nhưng cuối cùng, “cánh cửa thép” Xuân Lộc đã bị quân ta đập tan, mở ra thế trận mới trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Sở Y tế đề nghị Trường Đại học Y Dược TP.HCM hỗ trợ xác minh bằng tốt nghiệp Cao đẳng điều dưỡng nghi là bằng giả và sẽ chuyển thông tin đến Công an TP.HCM để điều tra.
Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, ngoại giao đã huy động được sự ủng hộ của người dân các nước, tạo nên phong trào quốc tế rộng lớn chưa từng có ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Nhân dân Việt Nam.
Lê Huy Việt Anh (sinh năm 2008) là đội trưởng U17 Việt Nam đang nổi lên như một thủ lĩnh thế hệ mới. Chàng trai gốc xứ Thanh phải vượt qua bao khó khăn và thách thức để thực hiện ước mơ khoác áo đội tuyển Việt Nam ở các cấp độ.
Hoa hậu Thanh Thủy, Tuyết Vân, Nguyễn Trần Duy Nhất hào hứng trong buổi hợp luyện tối 22/4 trên đường Lê Duẩn (quận 1, TP HCM) chuẩn bị Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Trước việc nhiều người truyền tai nhau cách nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai để chữa bệnh, nhiều chuyên gia cho rằng đây là hành vi nguy hiểm, có thể gây mù loà vĩnh viễn.
Bằng hình thức hợp tác đầu tư, chia lợi nhuận khủng, Ngô Sĩ Linh và Nguyễn Hoài Nghĩa đã lừa đảo 261 bị hại và chiếm đoạt số tiền hơn 125 tỷ đồng.
Quán cà phê chim (gần quán Phở Sài Gòn) đường Phạm Thái Bường; CLB Chim cảnh Khánh Nguyên ở Khu đô thị Minh Linh (phường 5, TP Vĩnh Long). Chích chòe là giống chim vốn có tài vừa hót hay luyến láy như “ca sĩ”, vừa có thể huấn luyện thành một “võ sĩ” để thi đá. Thi đá chim thường là chích chòe than và thi hót dành cho chích chòe lửa, chim chào mào, chim họa mi, chim hút mật…
Theo nguồn tin từ Axios, Mỹ đã chính thức gửi cho Ukraine một đề xuất hòa bình được mô tả là “lời đề nghị cuối cùng”. Văn bản này chỉ dài một trang và Mỹ yêu cầu Ukraine phải phản hồi về đề xuất này ngay trong tuần này.
Không phải tới lúc này, Hội Điện ảnh Việt Nam đề nghị Bộ Công an vào cuộc, mà từ tháng 2/2025, ông Mai Huyền Linh (tức MC Quyền Linh) đã gửi đơn tới Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đề nghị làm rõ hàng loạt trang mạng xã hội có dấu hiệu cắt ghép, dán hình của mình nhằm đưa thông sai sự thật.
Mùa nắng nóng tại Đà Nẵng, nhiệt độ liên tục tăng cao, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện để làm mát trong sinh hoạt của người dân cũng tăng lên. Việc tiêu thụ điện năng đi liền với chi phí phải trả nên trong bối cảnh này, người dân TP Đà Nẵng đã tìm ra nhiều cách làm mới, sáng tạo hơn để tiết kiệm điện, góp phần bảo vệ môi trường và giảm tải cho ngành Điện.
5G Open RAN do Viettel High Tech phát triển đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Từ việc được chuyên trang viễn thông toàn cầu Light Reading đánh giá cao đến hợp tác triển khai mạng 5G Private tại Nigeria, Viettel đang cho thấy hướng đi chủ động và bài bản khi kinh doanh công nghệ cao tại thị trường toàn cầu.
Mới đây, Tòa án Nhân dân (TAND) quận Gò Vấp (TP.HCM ) đã thông tin về việc sẽ chính thức mở phiên tòa xét xử vụ kiện xe Mercedes hơn 5 tỷ đồng bị cháy của ca sĩ Duy Mạnh.
Chuẩn bị mở màn Chiến dịch Biên giới, đầu tháng 8/1950, Bộ Tổng Tham mưu thành lập bộ phận tiền phương do đồng chí Phan Phác, Phó tổng Tham mưu trưởng làm Trưởng bộ phận Tham mưu tiền phương trực tiếp chỉ đạo.
Người chồng phát hiện vợ là N.N.Y. ở thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau bắt nhốt một người phụ nữ để đánh đập, anh đã gọi điện báo công an đến giải cứu nạn nhân.
Kỳ tích mùa du lịch hè 2024 tại Sầm Sơn dự kiến sẽ lặp lại trong năm nay khi tâm điểm du lịch xứ Thanh được đầu tư hàng loạt sản phẩm mới cùng chuỗi sự kiện lễ hội đẳng cấp. Đây là “bệ phóng” cho BĐS du lịch – nghỉ dưỡng tại thành phố biển này.
Võ Thanh Hoàng Anh vừa tốt nghiệp Cử nhân Công nghệ thông tin, chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo, với số điểm tuyệt đối (4.0/4.0) và được vinh danh là Thủ khoa của ngành.
Vũ Văn Lịch, nghi phạm cướp ngân hàng ở Hà Nội, khai do nợ nần vì chơi "tài xỉu" trên mạng nên đã lên kế hoạch dùng dao và xăng uy hiếp nhân viên ngân hàng để lấy tiền trả nợ.
NSƯT Hoàng Tùng cho biết, anh rất nể phục “mối duyên” âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung. Ở nhạc sĩ luôn đau đáu viết nên những lời ca, giai điệu để qua âm nhạc có thể lột tả được mọi khía cạnh trong đời sống con người.
Trước nhu cầu vốn tăng cao phục vụ sản xuất – kinh doanh trong bối cảnh kinh tế phục hồi, đặc biệt từ hộ cá thể, tiểu thương, người làm nông nghiệp và dịch vụ nhỏ lẻ, Agribank triển khai gói tín dụng ngắn hạn ưu đãi 50.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân. Gói vay hỗ trợ hiệu quả dòng tiền, thủ tục nhanh gọn, lãi suất chỉ từ 4,5%/năm, phù hợp với nhu cầu vốn quay vòng, mở rộng sản xuất và duy trì hoạt động kinh doanh.
9 cầu thủ sẽ vắng mặt ở vòng 20 V.League 2024/2025 do án treo giò từ BTC giải.
UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án mở rộng, cải tạo nút giao thông tại khu vực ngã 5 Đống Đa - Hoa Lư, với tổng mức đầu tư hơn 500 tỷ đồng.
Việc làm và thu nhập không ổn định trong bối cảnh kinh tế không nhiều khả quan khiến người dân thắt chặt chi tiêu. Các chuyên gia và doanh nghiệp lớn trong ngành bán lẻ bàn cách kích thích tiêu dùng nội địa.
Thủ tướng nhấn mạnh, trong hết nhiệm kỳ này, ĐBSCL có 600 km cao tốc và phấn đấu tới năm 2030 có ít nhất 1.300 km cao tốc, cao hơn dự kiến trước đây gần 100 km.
Khoảng 5 giờ ngày 23/4, tại Km332+50 trên tuyến cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45, thuộc địa phận xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa đã xảy ra vụ tai nạn giữa hai xe tải khiến 2 người bị mắc kẹt trong ca bin, tử vong.
Agribank triển khai chương trình ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh”, cùng hàng loạt chương trình tín dụng ưu đãi có quy mô lớn, lãi suất cạnh tranh và thủ tục linh hoạt.
Cập nhật giá vàng hôm nay 23/4: Giá vàng thế giới giảm mạnh sau khi hướng đến mốc 3.500 USD/ounce. Trong nước, ngay giờ mở cửa, vàng miếng SJC "bốc hơi" 2 triệu đồng/lượng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố, chính quyền của ông sẽ không áp dụng cách tiếp cận cứng rắn đối với Trung Quốc trong vấn đề thuế quan, đồng thời cho biết, mức thuế hiện tại lên tới 145% sẽ được giảm xuống "đáng kể" trong thời gian tới.
Agribank - với vai trò là ngân hàng thương mại hàng đầu đầu tư cho “Tam nông”, đã và đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc cung ứng nguồn vốn, giải pháp tài chính và đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã lập phương án tổ chức trực và xử lý sự cố, sửa chữa điện 24/24h sẵn sàng đảm bảo cung ứng điện tuyệt đối an toàn, liên tục và chất lượng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong dịp Lễ kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025) và ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2025) .
Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cơ sở của TP Hà Nội, dự kiến TP thành lập 5 phường rộng chưa đầy 2 km2, gồm: phường Cửa Nam, phường Láng, phường Ô Chợ Dừa, phường Văn Miếu – Quốc Tử Giám và phường Hoàn Kiếm.