Xem phim, tôi khóc nức nở nhớ đến quá khứ "điên loạn" của mình: Chỉ vì suy nghĩ này mà tôi khiến cả gia đình khổ
Sau nhiều năm, tôi gọi điện xin lỗi cha mẹ.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Những ngày tháng 3, chúng tôi có dịp trở lại Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, nơi có ngã ba giao nhau giữa Quốc lộ 37 và Quốc lộ 6. Nơi đây, hơn 70 năm về trước là một "yết hầu" mà quân Pháp quyết liệt ngăn chặn nhằm cắt đứt con đường vận tải, tiếp tế về mọi mặt cho chiến trường Điện Biên Phủ. Hơn 100 thanh niên xung phong đã anh dũng hy sinh tại nơi đây, viết lên khúc tráng ca bất diệt trong thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Với quyết tâm bảo vệ thông suốt con đường huyết mạch, hơn 18.200 lượt thanh niên xung phong được huy động từ khắp các địa phương đã lên đường phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong đó, thường trực tại Ngã ba Cò Nòi khoảng 1.000 người thuộc Đội 34 và Đội 40.
Đài Tưởng niệm liệt sĩ Thanh niên xung phong, Ngã ba Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Ảnh: Lê Hạnh
Hầu hết các nhân chứng lịch sử từng công tác trên tuyến lửa Cò Nòi năm ấy, giờ đã vào tuổi "xưa nay hiếm", thế nhưng những ký ức một thời hoa lửa vẫn còn in đậm trong tâm trí.
Thắp nén nhang thơm tri ân đồng chí, đồng đội tại Đài tưởng niệm Liệt sĩ thanh niên xung phong Ngã ba Cò Nòi, ông Lò Văn Pọm, bản Cò Nòi, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (dân quân du kích tại Ngã ba Cò Nòi) hồi tưởng về những ngày đêm chiến đấu kiên cường và cả những phút giây chứng kiến đồng đội hy sinh bên mình.
Ông Lò Văn Pọm chia sẻ: "Tôi nhớ nhất ngày 13/3/1954, địch đánh phá ác liệt nhất, chúng ta mất khá nhiều người. Ngày 14, chúng tôi đi tìm thi hài của thanh niên xung phong, có người chỉ còn cái tay, cái chân… cũng không biết của ai nữa. Chúng tôi thực sự không cầm được nước mắt. Chúng rải bom, khu này tan nát hết. Bộ đội ta cũng đánh máy bay, cũng có pháo 37 đặt trên các đồi này đánh liên tục".
Ông Lò Văn Pọm, dân quân du kích tại Ngã ba Cò Nòi ( người đứng giữa). Ảnh: Lê Hạnh
Để ghi nhớ công ơn các liệt sỹ Thanh niên xung phong tại Ngã ba Cò Nòi lịch sử, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh Sơn La, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ngã ba Cò Nòi được chọn quy hoạch trở thành một địa danh lịch sử trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 2000, tỉnh Sơn La đã khởi công xây dựng Đài Tưởng niệm liệt sĩ Thanh niên xung phong; ngày 7/5/2002, Đài tưởng niệm được khánh thành và đón nhân dân vào tham quan, tưởng niệm.
Tượng đài di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi là nơi khắc ghi lại mốc son lịch sử hào hùng của lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng cấp quốc gia ngày 29 tháng 4 năm 2004, nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đến tháng 7/2021, khánh thành Khu tưởng niệm tâm linh giai đoạn I, thuộc dự án Tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi. Công trình này đã trở thành địa chỉ đỏ giáo dục lý tưởng, truyền thống cách mạng cho các thế hệ.
Em Lò Khánh Linh, học sinh Trường THPT Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La chia sẻ: "Em rất tự hào khi là người con của đất Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La, cũng là nơi có di tích lịch sử quan trọng trong chiến thắng Điện Biên Phủ. Em sẽ cố gắng học tập, để sau này có thể phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông; cùng các bạn trẻ ở đây chung tay gìn giữ, phát huy giá trị của di tích lịch sử".
Các cựu thanh niên xung phong truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Ảnh: Lê Hạnh
Hôm nay, Cò Nòi không chỉ là một địa danh lịch sử gắn với sự hy sinh anh dũng của những người thanh niên xung phong trong chiến dịch Điện Biên Phủ, mà vùng đất này còn được biết đến là nơi có điều kiện kinh tế - xã hội ổn định, một khu đô thị mới đang hình thành xen giữa những nương ngô, bãi mía.
Chúng tôi được ông Lò Văn Chiến, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn (Sơn La) mời vào thăm nhà. "Nghe tin cán bộ xuống bản, tôi vui lắm. Cán bộ đến là phải uống chén rượu mừng năm mới. Nói với cán bộ biết, mấy năm vừa rồi, nhờ Đảng, Nhà nước mách, bà con trong bản đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác, nhờ vậy nhà nào cũng có của ăn của để, tết năm nào cũng vui" ông Chiến nói.
Giọng nói ấm áp, mộc mạc của người cán bộ xã năm nào vẫn vậy, người có nhiều đóng góp cho sự thay đổi của Cò Nòi như ngày hôm nay. Ông Chiến nhớ lại: Cò Nòi cách đây 20 năm trước là vùng đất hoang sơ và đói nghèo. Người dân trong vùng thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào các loại cây trồng ngắn ngày trên nương như cây ngô, cây sắn, phương thức canh tác thị lạc hậu, đất đai thì bạc màu. Giao thương hàng hóa lúc đó hầu như không phát triển. Đường giao thông đi lại khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn cao.
"Bà con nông dân thời điểm đó khổ lắm, kiếm cái ăn cái mặc hàng ngày. Sản phẩm nông nghiệp làm ra thì không được bao nhiêu, có làm được cũng khó khăn cho việc tiêu thu. Tư tưởng của người dân lúc đấy cũng chỉ làm cho đủ ăn thôi" ông Chiến nói.
Ngã ba Cò Nòi giao nhau giữa Quốc lộ 37 và Quốc lộ 6 thuộc địa phận xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Ảnh: Quốc Tuấn
Đến những năm 1996, thời điểm đó, trên địa bàn xã có nhà máy mía đường đi vào hoạt động ổn định, mở ra con đường mới cho nông dân đẩy mạnh phát triển nông nghiệp. Với sự vận động của Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cùng với sự hỗ trợ về giống, phân bón, công làm đất của Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La, các hộ dân tại bản Cò Nòi, bản Nhạp, bản Lếch, Hua Tát,… đã chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang trồng mía, phúc vụ vùng nguyên liệu cho nhà máy. Chỉ 3 năm sau đó, từ một 2 bản trồng mía, đã lan rộng đến tất cả các bản, xã Cò Nòi trở thành vùng mía nguyên liệu của công ty mía đường, với hàng trăm héc ta.
"Nhờ có cây mía, cuộc sống của người dân Cò Nòi đã có nhiều thay đổi, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên. Nhà ít thì hơn 1ha, nhà nhiều thì vài ha mía. Người dân thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, nhà nào cũng có của ăn của để, con cái đều được đến trường đến lớp", ông Chiến nói.
Thực hiện chủ chương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây mía đã giúp nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La nâng cao thu nhập. Ảnh: Văn Ngọc
Ngoài là vùng mía của Sơn La, hiện nay Cò Nòi còn biết đến là vùng trồng cây ăn quả lớn của huyện Mai Sơn (Sơn La), với các loại giống cây trồng mới, cho hiệu quả kinh tế cao. Dọc theo QL 37, chúng tôi tìm đến Bản Xuân Quế, khắp các sườn đồi, đâu đâu cũng bắt gặp người dân đang tất bật thu hái những quả dâu tây chín mọng, đỏ tươi. Những năm trở lại đây, nhờ đưa giống cây trồng mới vào canh tác, người dân nơi đây đã có thu nhập cao, nhà ít thì thu vài trăm triệu, nhà nhiều thi thu cả tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng dâu tây. Xuân Quế được biết đến la vùng trồng dâu tây lớn của xã Cò Nòi.
Anh Nguyễn Văn Nam, giám đốc HTX dâu tây Xuân Quế, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La chia sẻ: Hiện HTX có 12 thành viên. Năm 2022, tổng diện tích sản xuất của HTX là 60 ha, trong đó, dâu tây khoảng 30 ha. Bên cạnh đó HTX có liên kết trong tiêu thụ là 30 ha, ước đạt 600 tấn sản phẩm dâu tươi và khoảng 200 tấn sản phẩm cấp đông. Nhằm đẩy mạnh sản xuất, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm dâu tây địa phương, HTX đã liên kết các hộ nông dân cùng đầu tư chuyên canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản an toàn, bền vững, nâng cao thu nhập cho các thành viên và tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương.
Nông dân xã Cò Nòi đẩy mạnh phát triển các loại cây ăn quả nâng cao thu nhập. Ảnh: Văn Ngọc
Không chỉ đẩy mạnh phát triển kinh tế, người dân xã Cò Nòi còn đồng lòng góp sức xây dựng nông thôn mới. Trao đổi với phóng viên, ông Lò Văn Tiến Chủ tịch Hội Nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn (Sơn La) cho biết: Từ năm 2012, khi bắt tay xây dựng nông thôn mới, điều kiện của xã hết sức khó khăn. Toàn xã chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí cũng như đời sống cơ sở vật chất của bà con còn hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo cao nên khi triển khai xây dựng nông thôn mới chúng tôi đã gặp không ít khó khăn.
Thế nhưng, được sự hỗ trợ của lãnh đạo huyện, lãnh đạo tỉnh Sơn La và sự hưởng ứng tích cực của người dân địa phương, sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn của xã đã có nhiều thay đổi. Toàn xã có có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống như, Kinh, Mông, Thái. Xã có hơn 4.8000 hộ, hơn 20.000 nhân khẩu. Các hộ được sử dụng điện, nước an toàn, đạt 100%. Các tuyến đường giao thông liên bản, liên xã được bê tông hóa đảm bảo cho người dân đi lại thuận tiện. Trường mầm non, trường THCS và tiểu học, Trường THPT được xây dựng khang trang đáp ứng nhu cầu dạy và học của các cháu học sinh".
Diện mạo nông thôn mới xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn (Sơn La) ngày càng khang trang. Ảnh: Văn Ngọc
Cùng với việc đầu tư về cơ sở vật chất, các cấp lãnh đạo từ huyện đến cơ sở đều quan tâm đến chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị thu nhập cho người dân. Các mô hình trồng cây ăn quả được quan tâm phát triển, như: Na, xoài Đài Loan, thanh long, cam, bưởi và các mô hình chăn nuôi có giá trị kinh tế cao khác. Đời sống vật chất của người dân không ngừng được nâng cao rõ rệt. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế tiếp tục được duy trì và phát triển. Cuộc sống của đồng bào nơi đây có nhiều đổi. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã giảm.
Nằm tại xã Long Cốc (huyện Tân Sơn cũ, tỉnh Phú Thọ), đồi chè Long Cốc được ví như một "thiên đường xanh" giữa đại ngàn. Dù là lúc bình minh vừa ló rạng hay hoàng hôn dần buông xuống, nơi đây đều mang một vẻ đẹp riêng biệt, làm say lòng bao nhiếp ảnh gia và níu chân du khách gần xa.
Sau nhiều năm, tôi gọi điện xin lỗi cha mẹ.
Và cả 3 đời vua của nhà hậu Lê đều bất ngờ được làm vua là điều cực kỳ may mắn. Nhưng kết cục bi thảm của cả ba vị vua này lại là cái đáy của sự rủi ro. Theo đó, họ bị các đời chúa Trịnh ép chết.
U23 Thái Lan được đánh giá cao hơn, nhưng chính U23 Philippines mới là đội tạo ra nhiều điểm nhấn. Trận tranh hạng 3 của giải U23 Đông Nam Á 2025 vì thế diễn ra căng thẳng, hấp dẫn.
Nam diễn viên Trần Tử Thông, con rể trùm sòng bạc Hà Hồng Sân, được cho là đang bị bệnh. Vợ của anh thông báo dừng hoạt động, đưa chồng tới Mỹ chữa trị.
Người sinh vào 3 tháng Âm lịch này thường trải qua nhiều gian truân thời trẻ. Tuy nhiên, càng về hậu vận, họ càng khởi sắc, tài lộc dồi dào...
Hậu Nghệ là một nhân vật truyền thuyết cổ đại Trung Hoa, được hình tượng hóa là một xạ thủ vĩ đại, gắn liền với truyền thuyết bắn hạ 9 mặt trời. Ít người biết rằng, Hậu Nghệ cũng là một nhân vật có thật trong lịch sử.
Liên quan đến thông tin động vật hoang dã tấn công gia súc tại xã Núa Ngam, tỉnh Điện Biên, ngày 28/7/2025, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã có công văn gửi Chi cục Kiểm lâm Điện Biên đề nghị có biện pháp bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, cũng như bảo vệ, cứu hộ động vật hoang dã.
Chủ tịch Hội đồng SEA Games, ông Chaiyaphak Siriwat vừa đưa ra tuyên bố rõ ràng rằng, Thái Lan, với tư cách là nước chủ nhà SEA Games 33, không có quyền cấm Campuchia tham dự, bất chấp xung đột chính trị hay bất ổn giữa 2 nước.
Khi quân Nga áp sát Pokrovsk, siết chặt vòng vây và đe dọa cắt đứt tuyến phòng thủ phía đông Ukraine, các chuyên gia quân sự cảnh báo, Kiev đang đứng trước 2 lựa chọn sinh tử: một là rút quân khỏi Pokrovsk, hai là tiếp tục tử thủ và tung xe tăng cùng lực lượng cơ giới dự bị vào trận – nếu không, nguy cơ mất thành phố chiến lược này chỉ còn là vấn đề thời gian.
“Nếu không triển khai đến nơi đến chốn mà vội vàng áp dụng toàn quốc thì sẽ rất nguy hiểm cho đất nước” – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng cảnh báo tại buổi làm việc với TP.Đà Nẵng khi đề cập đến những rủi ro trong việc thí điểm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
8 ngày sau mưa lũ, đường vào 5 bản ở xã Na Loi, Nghệ An sạt lở nghiêm trọng khiến 359 hộ dân ở đây bị cô lập. Hiện, người dân đang rất cần cứu trợ.
Tiền vệ Việt kiều Đỗ Chung Nguyên thiết lập kỷ lục mới ở V.League; gia đình Messi dự đêm nhạc Coldplay; sao nhập tịch của U23 Indonesia cầm chắc giải thưởng Vua phá lưới; Real sẵn sàng bán Rodrygo; M.U quyết qua mặt Newcastle trong vụ Sesko;
34 lãnh đạo Sở GDĐT chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tháo gỡ khó khăn và định hướng cho năm học 2025–2026 trong bối cảnh mới.
Để tăng cường hệ thống phòng không đối phó với làn sóng tấn công bằng tên lửa và UAV của Nga, Mỹ vừa phê duyệt một thỏa thuận mới cho phép Ukraine tiếp cận kho dự trữ tên lửa Hawk từ thời Chiến tranh Lạnh. Theo đó, tại Oklahoma, các sĩ quan quân đội Mỹ đang kiểm tra từng quả tên lửa "già gân" này cho Ukraine, theo Euromaidanpress.
Cơ hội học tập, nghiên cứu và việc làm trong ngành bán dẫn cho sinh viên Việt Nam đang được tạo đà từ lời kêu gọi của Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và sự hợp tác chiến lược giữa Coherent - ĐHQG TP.HCM - NIC.
Tỉnh An Giang không chỉ được biết đến với nhiều điểm du lịch hấp dẫn mà còn có nhiều món ăn mang đậm dấu ấn bản địa. Trong đó, món gỏi khô cá đồng trộn với hoa, lá sầu đâu là một trong những đặc sản độc đáo, được người dân địa phương ưa chuộng và thường giới thiệu đến du khách.
Theo đúng lịch công bố trước đó, Bộ GDĐT đã có con số thống kê chính thức về xét tuyển đại học năm 2025 sau khi Hệ thống đóng cổng.
3 con giáp thông qua việc lập kế hoạch tài chính, đầu tư và quản lý tài chính hợp lý, được kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận tốt vào tháng 6 nhuận.
Tỉnh Điện Biên có hệ thống sông, suối tương đối dày, cao điểm mùa mưa, nước lũ từ thượng nguồn đổ về thường mang theo nhiều củi, gỗ. Trên những dòng nước dâng cao, chảy xiết ấy, đánh cược với mạng sống của mình, nhiều người dân vẫn liều lĩnh ra sông, suối vớt củi, đánh bắt cá sông, cá suối bất chấp cảnh báo nguy hiểm.
Săn ươi bay (còn gọi trái đười ươi, quả ươi), là hành trình nhọc nhằn nhưng nhận được nhiều thành quả. Khi rừng già miền núi TP Đà Nẵng (địa phận tỉnh Quảng Nam cũ) vào mùa, từng đợt người dân lại “di cư” tạm thời vào rừng sâu chờ “lộc trời” là hạt ươi bay rơi xuống.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có công điện số 4788/CĐ-BNNMT ngày 28/7/2025 lệnh Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà (thuộc tỉnh Yên Bái cũ, nay là Lào Cai) mở 2 cửa xả mặt (số 01 và số 03) vào hồi 16h00 ngày 28/7/2025.
Suốt hơn 6 ngày đêm bị cô lập một mình trong rừng, chị Nguyễn Thị Thanh (xã Nhôn Mai, Nghệ An) sống sót nhờ ăn lá rừng. Hiện, lực lượng chức năng đã tiếp cận giải cứu thành công chị Thanh.
Điều kiện về thu nhập mua nhà ở xã hội được đánh giá chưa hợp lý trong bối cảnh giá nhà tăng cao. Người dân sinh sống tại các đô thị lớn đủ điều kiện nhưng không đủ khả năng mua nhà, trong khi, người muốn mua lại vượt điều kiện về thu nhập.
Chiến dịch phản công chớp nhoáng của Ukraine đã đánh bật đợt tiến công mới của Nga tại Sumy – mặt trận mới nhất mà Moscow mở ra nhằm tạo vùng đệm an ninh sát biên giới.
Liễu Quang Vinh là trung vệ thuộc biên chế SHB Đà Nẵng, từng là học trò của HLV Park Hang-seo ở U23 Việt Nam.
Từng là loại cây leo ven rào để lấy hoa nấu canh, hoa thiên lý nay trở thành cây trồng chủ lực, cây hàng hóa tại xã Công Chính (trước đây là xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống cũ), tỉnh Thanh Hóa. Cây hoa thiên lý đang giúp nhiều hộ dân đổi đời, thu nhập cao gấp hàng chục lần so với trồng lúa hay trồng mía.
Nhóm tội phạm sử dụng ca nô di chuyển giữa các bãi nổi trên sông Hồng để giao dịch ma túy, vừa bị Công an Hà Nội triệt phá.
Irina Shayk và Michele Morrone gây xôn xao khi xuất hiện thân mật trên phố, nhưng thực chất đây chỉ là một cảnh quay trong chiến dịch quảng cáo của Dolce & Gabbana.
Du khách đến Hưng Yên không chỉ thưởng ngoạn những di tích trăm năm hay vùng quê thanh bình, mà còn có lý do đặc biệt để dậy sớm: khám phá loạt món ăn sáng trứ danh của cả hai tỉnh cũ.
Phương Mỹ Chi cho thấy chiến lược thông minh, bài bản khi "đem chuông đi đánh xứ người" tại chương trình "Sing! Asia 2025".
2