Tôi bị ép cưới người đàn ông mình chưa từng gặp, đêm tân hôn anh chỉ nói đúng 1 câu khiến tôi mất ngủ cả đêm
Cuộc sống vợ chồng son của tôi diễn ra 1 cách tẻ nhạt, như những người lạ ở ghép chung nhà.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Một ngày trung tuần tháng 7/2022, chúng tôi đến viếng đình Bình An gặp dịp cúng Ông Nam Hải nên bà con khắp nơi tề tựu về rất đông để dâng hương hoa, lễ cúng và dự hội.
Ấn tượng với chúng tôi là dù đã hơn 300 tuổi và nằm sát bờ biển nhưng ngôi đình vẫn uy nghi, vững chắc trước phong ba bão tố và bào mòn của thời gian.
Công đình Bình An: Ảnh: Bùi Phụ
Theo các vị cố cựu trong làng và Ban quản lý đình Bình An, ngôi đình được tạo lập vào năm Canh Thìn (1700) để thờ Thành hoàng Bổn cảnh, các bậc Tiền hiền, Hậu hiền và những người có công trong việc lập làng và dựng đình trước đó.
Theo quan sát của chúng tôi, đình Bình An tọa lạc trên một vị thế cao ráo trong một khuôn viên rộng khoảng 1.400m2. Trước cổng đình là đại dương mênh mông, bạc đầu sóng vỗ và dọc theo bờ biển là những bãi đá đen bóng được thiên nhiên ưu đãi tạo thành nhiều hình thù nhìn rất lạ mắt.
Theo các vị lớn tuổi, địa linh nơi đây có dáng tựa "Phượng Hoàng ẩm thủy" (chim phượng hoàng uống nước), tạo thành bức tranh Sơn - Thủy - Thạch trữ tình khiến ai đến đây, đứng dưới mái đình cũng thấy ấm áp tình người trước biển cả mênh mông…
Theo các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận, đình Bình An là một trong những ngôi đình cổ nhất trong số các đình làng ở Bình Thuận. Nơi đây có nhiều giá trị nổi bật trên các mặt lịch sử, văn hóa và kiến trúc, nghệ thuật tiêu biểu cho loại hình kiến trúc nghệ thuật dân gian thế kỷ 18 ở Bình Thuận.
Trong tổng thể chung, các công trình kiến trúc chính của đình gồm 3 nóc: đình Chính, đình Trung và Bái đình được bố trí ở trung tâm giữa khuôn viên theo bình đồ dạng chữ Tam (≡). Bên cạnh đó còn có các công trình kiến trúc phụ trợ khác như: Thông linh quan (cổng chính); Hằng thái môn (cổng bên hữu), Hàm tụy môn trổ về bên tả, nhà Tiền hiền, Nhà thờ Binh sỹ, Nhà thờ ông Đoàn Xuân Thao (người giàu có và đức độ ở trong làng), nhà Khánh y và nhà Nhóm.
Bên trong đình Bình An: Ảnh: Bùi Phụ
Trải qua hơn 300 năm tồn tại kể từ lần đại tu từ năm Minh Mạng thứ 13 (1832), đến nay các công trình kiến trúc chính của di tích được bảo tồn nguyên vẹn.
Mặc dù chịu nhiều tác động của thời gian, mưa bão, môi trường thẩm thấu, sự phong hóa và bào mòn của hơi mặn nước biển và bom đạn của hai cuộc chiến tranh tàn khốc hủy hoại; nhưng ngôi đình vẫn đứng vững chắc trước phong ba bão tố bởi kỹ thuật kiến trúc xây dựng độc đáo và công phu của ông cha ngày trước.
Bên cạnh những giá trị kiến trúc nghệ thuật vô giá, nội thất các hạng mục kiến trúc của di tích còn lưu giữ khá nhiều di vật, đồ tế khí được tạo tác hoàn chỉnh và hầu hết đều có niên đại từ thế kỷ XVIII - XIX như: Tấm bia đá được lập năm Minh Mạng thứ 13 (1832) và 5 Sắc phong các vua Triều Nguyễn ban tặng cho các vị Thần thờ cúng tại đình, 2 Đại hồng chung được vua Gia Long ban tặng, 2 pho tượng Quan Thánh đế quân bằng gỗ trầm hương và còn nhiều hiện vật quý khác như: khám thờ, hương án, tràng kỷ, hoành phi, liễn, đối, một số hiện vật bằng sành, sứ, vải…
Với những giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, đình Bình An được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia tại Quyết định số 1460/QĐ/VH ngày 28 tháng 6 năm 1996.
Nghi thức lễ thỉnh Ông Sanh ở bờ biển trước đình Bình An. Ảnh: Bùi Phụ
Trải qua hơn 300 năm tồn tại đình Bình An hiện nay vẫn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng không thể thiếu của cộng đồng cư dân và bà con vùng biển nơi đây.
Theo Ban quản lý đình, hàng năm tại di tích diễn ra 2 kỳ lễ hội chính: tế Xuân và tế Thu vào tháng hai và tháng tám âm lịch, gắn liền với đó là các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian khác như: hát bội, múa lân, múa liễn…
Lễ hội diễn ra hàng năm là không gian để người dân gửi gắm niềm tin, đề đạt khát vọng lên các vị thần linh về một cuộc sống sung túc và bình an. Đây cũng là dịp để các cá nhân trong cộng đồng giao lưu kết nối tình thân ái, vui chơi nghỉ ngơi sau những ngày lao động mệt nhọc; là nơi giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương đất nước và trao truyền các bí quyết thực hành lễ hội đối với thế hệ trẻ.
Theo Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tỉnh Bình Thuận, nhiều năm qua, hệ thống cụm di tích ở xã Bình Thạnh như: Chùa Cổ Thạch, đình làng Bình An, lăng Ông Nam Hải, miếu Bà, bãi đá 7 màu… luôn là điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và người nước đến tham quan, bái tế, nghỉ dưỡng.
Trong đó, đình làng Bình An được du khách biết đến ngày càng nhiều thông qua mô hình du lịch tâm linh, kết hợp nghỉ dưỡng, trải nghiệm sinh hoạt thực tế và ăn ngủ tại di tích.
Du khách đến viếng đình được Ban Quản lý đình Bình An tạo điều kiện và giúp đỡ cho phần nấu nướng, ăn uống.
Nghi thức lễ thỉnh Ông Sanh ở bờ biển trước đình Bình An. Ảnh: Bùi Phụ
Chị Lê Thanh Hồng nhà ở huyện Tháp Mười (Đồng Tháp cho biết, gốc gia đình chị ngày xưa ở gần đình Bình An. Bà ngoại của chị có chồng về Đồng Tháp đã hơn 70 năm rồi nhưng mấy chục năm qua, chưa năm nào mà gia đình không rủ nhau về viếng đình Bình An và cầu xin lộc.
"Cả nhà em và nhiều bà con khách đến đây rất thích hải sản vùng này tươi ngon, nên gia đình em ở lại 3 ngày tại đình và xin lộc ơn trên gia hộ cho làm ăn thuận buồm xuôi gió. Quan trọng nhất là em cầu nguyện cho đất nước mình ai cũng làm ăn khấm khá và không còn dịch bệnh…", chị Thanh Hồng nói.
Cách đình Bình An vài chục mét là lăng Ông Nam Hải mặt tiền cũng quay ra hướng biển. Lăng Ông Nam Hải được xây dựng từ thời Vua Minh Mạng( 1820-1840) cũng được xếp vào một trong những công trình sớm của huyện Tuy Phong. Ngày 24/6/2011, UBND tỉnh Bình Thuận đã công nhận lăng Ông Nam Hải là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 1372/QĐ-UBND.
Nghi thức lễ thỉnh Ông Sanh ở bờ biển trước đình Bình An. Ảnh: Bùi Phụ
Lăng nằm ở địa thế "Thủy tụ sơn triều", tức là có nước chảy về hội tụ và đồi cát chập chùng bao bọc hai bên; tựa vào đài nguyên cát trắng theo phương vị Đông Nam – Tây Bắc, đứng soi mình bên bờ biển đẹp.
Theo các vị lớn tuổi của thôn Bình An, do lăng tọa lạc dưới chân đồi cát di động sát bên bờ biển Đông, nên hàng năm người trong làng phải thường xuyên nạo vét cát để tránh nguy cơ bị phả lấp.
Tuy nhiên, do tính chất ác liệt của hai cuộc chiến tranh đánh Pháp và Mỹ nên người dân Bình Thạnh phải sơ tán đi nơi khác trong một thời gian dài, không ai trông nom, bảo quản lăng. Vì thế, lăng Ông Nam Hải đã bị vùi sâu trong cát suốt 40 năm. Đến năm 1991, người dân địa phương mới có điều kiện dịch chuyển hàng ngàn khối cát, trùng tu, sửa chữa lại lăng để có nơi thờ phụng, tế lễ hàng năm.
Lăng được trùng tu trên quy mô lớn gồm khu chánh điện, tiền sảnh và vỏ ca. Công trình được trải rộng trên diện tích 1.500 m2, cả tường thành và tường lăng được xây bằng nhiều chủng loại đá núi, san hô rất đặc biệt dày đến 1,2m. Bắt đầu là cổng lầu rộng hình bán nguyệt, có đắp nổi hai cá kình, hóa thân từ Quan Thế Âm Bồ Tát.
Đội hình của đội chèo bả trạo với trang phục tượng trưng như những người hầu lễ trong cung đình xưa tại lăng Ông Nam Hải. Ảnh: Bùi Phụ
Khu chánh điện có ba nếp nhà mái kép đặt song song theo bố cục chữ Tam. Kết cấu công trình theo lối "chồng rường" bằng loại gỗ quý hiếm, đá phiến và san hô. Hệ thống cửa thông nhau theo kiểu mái vòm tạo cảm giác sâu thẳm, ấm cúng. Chánh cung có ba gian, điện thờ năm gian, phía sau là hệ thống tẩm thờ lưu giữ hài cốt ông Nam Hải.
Đặc biệt lăng ông không thờ tượng, chỉ thờ hài cốt. Nội điện có đồ thờ tam sự, ngũ sự, đài rượu; ngoại giả có long kiệu, loan giá, tàn lộng, bát bửu.
Từ khi tạo lập đến nay, lăng Ông Nam Hải đã tiếp nhận và an táng hàng chục cá voi lụy và trôi dạt vào bờ ở khu vực trước lăng. Sau khi an táng từ 2 – 3 năm, ngư dân địa phương thực hiện nghi lễ thượng ngọc cốt theo tập tục để đưa vào lăng thờ phụng. Số lượng ngọc cốt Ông đang lưu giữ tại lăng có nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau, được chú Trọng bảo quản và gìn giữ nguyên vẹn đến ngày nay. Đặc biệt tại lăng còn lưu giữ bộ xương cốt cá Ông lụy đầu tiên vào cuối thế kỷ XIX và cũng chính là Ngài lớn nhất, với kích thước chiếc xương hàm đo được dài 2,5 m, cao 2,7 m, ngang 4,8 m.
Hàng năm, tại lăng Ông Nam Hải diễn ra một kỳ lễ hội chính vào ngày 15 – 16 tháng 6 âm lịch gọi là lễ cầu ngư chính mùa hay lễ vía ông Nam Hải với đầy đủ các nghi thức trang trọng, đặc sắc và tôn nghiêm. Lễ hội nhằm cầu cho trời êm biển lặng, mưa thuận gió hòa, cá rộ đúng mùa. Vào ngày này, ngư dân Bình Thạnh đều tụ tập về lăng Ông Nam Hải để thắp nén hương thể hiện tâm linh thành kính và sự biết ơn, cầu mong Ông phù hộ một năm bội thu.
Các nghi thức lễ cổ truyền được Ban nghi lễ của đình thực hiện trịnh trọng. Ảnh: Bùi Phụ
Trình tự các nghi lễ trong lễ hội cầu ngư chính mùa tại lăng Ông Nam Hải gồm: lễ rước sắc tại đình Bình An, lễ thỉnh Ông Sanh ở bờ biển, lễ cúng tiên, lễ tế Tiền hiền và Chánh lễ tế thần tại Chính điện.
Ấn tượng nhất là màn diễn xướng nghệ thuật chèo bả trạo trong các lễ nghi để thể hiện lòng biết ơn của ngư dân đối với sự ưu ái của biển khơi, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng biết ơn, ngưỡng mộ của ngư dân đến với Thần Nam Hải đã giúp đỡ ngư dân vượt qua bão tố trong những chuyến đi biển dài ngày và cầu cho mùa biển bội thu.
Các nghi thức lễ cổ truyền được Ban nghi lễ thực hiện trịnh trọng, tôn nghiêm, phong phú để cầu thần Nam Hải phù trợ cho mùa màng phát triển và bội thu, đời sống con người sinh sôi nảy nở trường tồn và ngư dân lao động trên biển được bình an. Ban nghi lễ, chánh bái, bồi bái, chấp sự, học trò lễ, đội nhạc đều trong trang phục hành lễ xưa như mặc áo dài và đầu đội khăn đóng.
Cuộc sống vợ chồng son của tôi diễn ra 1 cách tẻ nhạt, như những người lạ ở ghép chung nhà.
Đoàn đại biểu của TP.HCM do Trung tướng Mai Hoàng, Giám đốc Công an TP.HCM làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025).
Không quân Hoàng gia Thái Lan (RTAF) xác nhận đã triển khai 4 máy bay chiến đấu F-16 để tiến hành một cuộc không kích khác vào một mục tiêu quân sự ở Campuchia. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Campuchia đưa ra cảnh báo không chia sẻ hình ảnh hoặc video về các hoạt động chuyển quân hoặc cho thấy các vị trí quân sự cũng như vũ khí giữa bối cảnh xung đột biên giới với Thái Lan.
Phụ nữ sinh vào 3 tháng Âm lịch dưới đây thường mang số mệnh vượng phu ích tử, mang lại may mắn cho chồng, nuôi dạy con cái thành đạt.
Màn bắn pháo hoa sẽ diễn ra vào 22 giờ 00 đến 22 giờ 8 phút ngày 10/8/2025, với quy mô gồm 300 quả pháo hoa tầm cao và 60 giàn pháo hoa tầm thấp, kéo dài 8 phút tại khu vực đường đua F1, phường Từ Liêm.
Vân Trung Hạc biệt hiệu Cùng Hung Cực Ác, là hiện thân của dục vọng và sự tàn bạo. Hắn là một kẻ háo sắc, không từ bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích của mình. Số phận của hắn kết thúc dưới Lục Mạch Thần Kiếm của Đoàn Dự khi đang có ý định làm hại Vương Ngữ Yên.
Ukraine có thể sớm nhận được vũ khí có khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, bao gồm cả Moscow. Hai nhà cung cấp tiềm năng đang được xem xét: Đức và Mỹ.
Fanpage chính thức của CLB Bình Định vừa phát đi thông báo chia tay 4 ngôi sao dày dạn kinh nghiệm, gồm Mạc Hồng Quân, Vũ Minh Tuấn, Dương Văn Khoa và Trần Trung Hiếu. Thực tế, cả 4 đã rời sân Quy Nhơn từ cách đây ít ngày.
VFF “ra tay”, tiền vệ Việt kiều Julien Nguyễn khoác áo ĐT Việt Nam?; CĐV M.U tức giận vì Garnacho; Leanna Paul xác nhận chia tay Delap; Chelsea tiến gần chữ ký của Xavi Simons; Real sẵn sàng chi 100 triệu bảng mua Rodri.
Việc ca sĩ Jack tổ chức họp báo ra mắt sản phẩm, nhưng lại kể chuyện đời tư, lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM sẽ rà soát xử lý.
Chí sĩ Trần Quý Cáp (1870 - 1908) lúc nhỏ tên là Trần Nghị, tự là Dã Hàng, Thích Phu, hiệu là Thai Xuyên. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Bất Nhị, xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trần Quý Cáp nổi tiếng là người thông minh và là 1 trong những học trò xuất sắc của Đốc học Mã Sơn Trần Đình Phong. Tuy nhiên, con đường khoa cử của ông khá lận đận, đến năm 1904 ông mới đậu Tiến sĩ.
Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Phumtham Wechayachai tuyên bố sẽ không có cuộc đàm phán nào với Campuchia diễn ra cho đến khi giao tranh dọc biên giới kết thúc, hãng tin CNN đưa tin.
Thông tin ban đầu, diễn viên Lan Phương ly thân gây xôn xao dư luận. Thông tin hiện đang khiến người hâm mộ lo lắng về cuộc sống riêng tư của cô.
Nước lũ trên sông La dâng nhanh, khoảng 700 hộ dân ở các thôn ven sông thuộc xã Đức Quang (tỉnh Hà Tĩnh) bị ảnh hưởng. Trước tình hình khẩn cấp, người dân khẩn trương di dời đồ đạc, kê cao tài sản để tránh thiệt hại do lũ.
Hàng chục cảnh sát cùng xe cứu thương có mặt bên một cống nước trên đường Nguyễn Văn Linh, TP.HCM để tìm kiếm 1 người nghi bị rơi xuống cống.
Ẩn mình giữa cao nguyên B’Lao, làng Tân Hà – “trận đồ bát quái” giữa lòng siêu tỉnh Lâm Đồng – khiến bao người ngỡ ngàng bởi quy hoạch kỳ lạ, kiến trúc hiếm có và đời sống cộng đồng bền vững suốt hơn 70 năm. Vì sao nơi đây được ví như “Hà Nội mới” giữa rừng chè, và có thể trở thành điểm sáng du lịch mới của Tây Nguyên?
Trong các tháng cao điểm của mùa khô 2025, PC Đắk Lắk đã tích cực ứng dụng công nghệ sửa chữa điện nóng (Hotline) trên đường dây 22kV mà không phải cắt điện. Điều này góp phần tích cực trong giảm thời gian tạm ngưng cấp điện cho khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ.
Chiều 24/7, ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thăm, tặng quà gia đình chính sách TP.Hải Phòng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: Thái Lan và Campuchia là láng giềng của nhau và của Việt Nam cũng như cùng là thành viên ASEAN. Điều quan trọng nhất hiện nay là hai bên hết sức kiềm chế, không sử dụng vũ lực, không để căng thẳng leo thang, giải quyết hòa bình và thỏa đáng các bất đồng.
Trước diễn biến dịch sốt xuất huyết có xu hướng lan rộng, đặc biệt tại khu vực ngoại thành, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà yêu cầu tổ chức cao điểm phòng, chống dịch từ tháng 7, không để dịch bệnh bùng phát vào thời điểm trọng đại của đất nước trong tháng 8 và 9.
Việc trao quyền "tự quyết" cho chính quyền địa phương, đặc biệt cấp xã có thể giúp địa phương chủ động thực hiện công tác giảm nghèo. Điều này có thể sẽ tạo ra những thành công mới cho hoạt động giảm nghèo trong giai đoạn tới.
Bước sang tháng 8, 4 con giáp này sẽ mở ra một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp, sự giàu có sẽ theo sau vận may trong công việc.
Hai Thượng nghị sĩ Mỹ – bà Jeanne Shaheen thuộc đảng Dân chủ và ông Lindsey Graham thuộc đảng Cộng hòa – vừa bày tỏ quan ngại sâu sắc rằng một đạo luật mới được thông qua tại Ukraine có nguy cơ làm suy yếu những tiến bộ quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng của nước này, khi trao quyền kiểm soát các cơ quan chống tham nhũng cho Tổng công tố.
Thiên nhiên ưu đãi giúp nguồn thủy sản (các loại cá, tôm...) ở lòng hồ Trị An (một hồ nước ngọt nhân tạo ở tỉnh Đồng Nai, rộng 32.000ha với 76 đảo lớn, nhỏ) phát triển khá phong phú, dồi dào. Từ đó, nhiều người dân từ khắp miền đất nước đã tập trung về đây sinh sống và gắn bó với nghề đánh bắt thủy sản từ vài chục năm nay.
CLB Hải Phòng có lẽ là đội bóng khiêm tốn nhất trên thị trường chuyển nhượng khi vẫn giữ nguyên bộ khung và âm thầm đưa về những bản hợp đồng trẻ đầy tiềm năng.
Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, ba mũi nhọn được kỳ vọng đưa kinh tế Việt Nam đột phá: đầu tư hạ tầng hiện đại, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ và sự hình thành các trung tâm tài chính quốc tế.
Xã Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình (mới) thành lập trên cơ sở sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Phát Diệm, xã Thượng Kiệm, xã Kim Chính (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cũ). Với diện tích 23,1 km² và dân số 37.617 người, Phát Diệm sau sáp nhập tiếp tục triển khai các chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) theo lộ trình và mục tiêu đã đề ra, phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào năm 2030 và trở thành phường trước năm 2035.
Dự đoán điểm chuẩn đại học năm 2025 năm nay giảm một số tổ hợp, tuy nhiên, thí sinh vẫn cần lưu ý những nội dung dưới đây.
Những đợt giao tranh ác liệt đã bùng nổ hôm thứ Năm tại các khu vực biên giới tranh chấp lâu năm giữa Thái Lan và Campuchia, đánh dấu sự leo thang đột ngột của căng thẳng âm ỉ đã kéo dài nhiều tháng qua giữa 2 nước. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc xung đột chết người hiện nay.
Chia sẻ với Dân Việt, chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long nhận định việc khán giả bày tỏ sự cảm thông với nghệ sĩ khi họ vi phạm pháp luật nghiêm trọng không sai về mặt nhân tính, nhưng có thể gây nguy hiểm về mặt xã hội.