Nhiều năm qua ở Thủ đô, các dòng sông như Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy luôn ở mức độ ô nhiễm trầm trọng. Dòng nước tại các sông đều bốc mùi nồng nặc, đen kịt, dòng chảy bị thu hẹp, nhiều hộ dân sống cạnh sông nhưng phải góp tiền khoan giếng để lấy nước tưới rau.
Dòng nước tại các sông đều bốc mùi nồng nặc, đen kịt, dòng chảy bị thu hẹp, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người dân xung quanh.
Video: Cuộc sống của người dân xung quanh 4 con sông "chết" ở Hà Nội.
Bốn con sông thuộc nội đô Hà Nội bao gồm Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích đang bị "bức tử" từng ngày vì ô nhiễm. Nguồn nước tại các con sông này bị đủ các loại rác, nước thải sinh hoạt bủa vây làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống người dân.
Bà Lê Thị Hồng, khu đô thị Linh Đàm cho biết: "Tôi sống tại đây cũng đã mấy chục năm nạy. Cách đây gần 20 năm sông Tô Lịch không ô nhiễm như thế này, đứng trên sông có thể nhìn thấy đàn cá đang bơi lội phía dưới. Tuy nhiên, những năm gần đây dòng sông trở nên ô nhiễm nặng hơn".
Những năm vừa qua, Hà Nội đã triển khai nhiều dự án kết hợp với các doanh nghiệp từ Đức, Nhật Bản nhằm "hồi sinh" sông Tô Lịch. Mới đây nhất là dự án "Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá" được khởi công từ ngày 18/5/2020 với mục tiêu đưa hàng trăm nghìn mét khối nước thải về nhà máy Yên Xá xử lý trước khi đổ ra sông. Tuy nhiên cho đến nay, dự án vẫn đang triển khai và nước sông Tô Lịch vẫn trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng.
Nhìn từ trên cao, dòng sông Tô Lịch xuất hiện với 1 màu đen chạy dài.
Kèn theo đó là mùi hôi thối.
Những năm vừa qua, Hà Nội đã triển khai nhiều dự án kết hợp với các doanh nghiệp từ Đức, Nhật Bản nhằm "hồi sinh" sông Tô Lịch.
Tuy nhiên cho đến nay, dự án vẫn đang triển khai hoặc dậm chân tại chỗ và nước sông Tô Lịch vẫn trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Người dân đi qua khu vực này thấy lo lắng về sức khỏe vì phải tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm trong thời gian dài.
Đoạn sông Nhuệ chảy qua khu vực cầu Hữu Hòa (Thanh Trì, Hà Nội) đang trở thành nơi chứa rác. Hàng chục tấn rác thải ùn ứ nơi đây đang từng ngày bức tử con sông. Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, tình trạng rác thải đổ tràn lan dọc bờ sông đã có từ lâu và các bãi rác này ngày càng lớn dần, lan cả xuống lòng sông. Mặc dù được dán khá nhiều biển cảnh báo nhưng nơi đây vẫn ngập tràn rác thải, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Khu vực ô nhiễm với đủ các loại rác thải từ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp... trải dài cả km. Theo những người dân sinh sống quanh khu vực này, tình trạng rác thải xâm lấn đã diễn ra trong thời gian dài nhưng gần đây số lượng rác thải đổ trộm tăng đột biến, đặc biệt là về đêm. Còn đối với những người dân đi qua đây không chỉ ngán ngẩm với mùi hôi thối từ nước sông ô nhiễm, nay thêm cảnh rác thải bủa vây khiến ai cũng cảm thấy ái ngại.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các hộ dân sinh sống xung quanh khu vực. Bà Lê Thị Lan (Hữu Hoà, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: "Cách đây mấy chục năm dòng sông Nhuệ vẫn còn sạch, lúc đó người dân ở đây thoải mái đánh cá và có thể gánh nước về sinh hoạt. Tuy nhiên, hơn 10 năm trở lại đây nước ở đây ngày càng ô nhiễm, cá tôm không thể sống được, con người khi tiếp xúc trực tiếp thì có thể bị mắc bệnh ngoài da".
Tình trạng ô nhiễm môi trường tại sông Nhuệ mặc dù đã được cải thiện tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp tạm thời. Người dân sinh sống hai bên bờ sông Nhuệ vẫn mong mỏi, chờ đợi một giải pháp thực sự hiệu quả, mang tính bền vững để chấm dứt cảnh sống chung với rác.
Đoạn sông Nhuệ chảy qua khu vực cầu Hữu Hòa (Thanh Trì, Hà Nội), cũng đang trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng.
Nơi đây đang trở thành nơi chứa rác, hàng chục tấn rác thải ùn ứ nơi đây đang từng ngày bức tử con sông này.
Đặc biệt trong khu vực này còn tồn tại những khu chợ ven sông, hàng ngày có rất nhiều rác thải được vứt bỏ xuống dòng sông làm cho tình trạng ô nhiễm càng trở nên trầm trọng.
“Mùa đông còn đỡ chứ mùa hè nắng nóng, mưa lớn nước sông bốc hơi lên khiến cho chúng tôi không thể nào chịu nổi. Bên cạnh nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, dân gần bờ sông cũng rất dễ bị sốt xuất huyết hoặc các bệnh truyền nhiễm khác do ruồi, muỗi gây ra”, một người dân sống cạnh dòng sông chia sẻ.
Hàng trăm hộ dân sống tại ven các con sông Đáy, sông Tích đang ngày ngày phải đối mặt và sống chung với tình trạng ô nhiễm, mùi hôi thối nồng nặc từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, người dân quanh khu vực này hàng ngày vẫn phải trồng rau cạnh những con sông ô nhiễm trầm trọng này. Mặc dù, người dân đã phản ánh nhiều, tuy nhiên vẫn chưa được giải quyết, đâu rồi lại vào đó khiến họ trở nên dần quen với tình cảnh này.
Chị Nguyễn Thị Chuyền (thôn Cát Thuế, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: "Hiện tại, tôi và những người sống quanh đây trồng hoa màu điều phải dùng nước giếng khoan. Dù ở cạnh sông Đáy, chưa tới 10 m nhưng do dòng nước ô nhiễm nên không thể tưới tiêu được".
Được biết để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, những người dân khu vực này đã phải đóng góp lại để tiến hành khoan giếng lấy nước để phục vụ việc sản xuất nông nghiệp.
Sông Đáy.
Hàng trăm hộ dân sống tại ven các con sông Đáy, sông Tích đang ngày ngày phải đối mặt và ''sống chung'' với tình trạng ô nhiễm, mùi hôi thối nồng nặc từ nhiều năm nay.
Mặc dù vườn rau và dòng sông cách nhau chưa tới 10 m nhưng chị Chuyền vẫn không thể sử dụng để tưới tiêu.
Người dân buộc phải dùng nước giếng khoan vì nước dòng sông Đáy ô nhiễm trầm trọng.
Tuy không ô nhiễm trầm trọng so với 3 con sông trên, nhưng sông Tích cũng đang trong tình trạng bị "bức tử" hàng ngày. Theo quan sát, có nhiều đoạn chưa được nạo vét, khơi thông dòng chảy ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thoát nước.
Anh Nguyễn Văn Hưng (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết: "Cách đây nhiều năm, để bắt được những con cá hay con ngao ở khu vực này chúng tôi phải lặn rất sâu và bơi thuyền ra giữa sông. Tuy nhiên, thời gian gần đây dòng sông bị thu hẹp và xuất hiện nhiều vùng trũng nên việc bắt cũng dễ hơn".
Sông Tích.
Người dân thường xuyên lội bùn bắt cá tại khu vực dòng sông Tích.
Dòng chảy của con sông bị thu hẹp, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của người dân ven sông Tích.
Dòng chảy bị thu hẹp, không còn nước khiến cá chết xuất hiện hàng ngày trên dòng sông này.
Dự án đường ven biển qua tỉnh Nghệ An với tổng mức đầu tư là 4.641 tỷ đồng. Hiện dự án đã thực hiện được 89,2% giá trị hợp đồng. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ tạo động lực phát triển kinh tế các làng quê ven biển Nghệ An.
Tối nay (22/4), trong khuôn khổ chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc Nam”, Hà Nội sẽ tổ chức màn bắn pháo hoa hoành tráng tại đường đua F1. Để có trải nghiệm xem pháo hoa một cách thuận tiện và trọn vẹn, người dân cần lưu ý các phương án di chuyển và tìm vị trí lý tưởng.
10 người trong một đại gia đình ở Long An đã có mặt tại TP HCM để hoà chung cùng không khí 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sáng 22/4, họ đã cùng nhau ngắm nhìn máy bay chiến đấu Su-30MK2 và Yak130, trực thăng kéo cờ Đảng, cờ Tổ quốc trên bầu trời.
Dự án đường ven biển qua tỉnh Nghệ An với tổng mức đầu tư là 4.641 tỷ đồng. Hiện dự án đã thực hiện được 89,2% giá trị hợp đồng. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ tạo động lực phát triển kinh tế các làng quê ven biển Nghệ An.
UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương bổ sung tuyến đường sắt đô thị kết nối TP.HCM - Cần Giờ vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188 của Quốc hội.
Chiều ngày 21/4, nhiều cửa hàng đang kinh doanh ở tòa nhà Hàm cá mập chính thức dừng hoạt động, bắt đầu dọn dẹp để bàn giao mặt bằng nhằm chuẩn bị cho việc phá dỡ, mở rộng hồ Gươm về phía Đông.
Xã đảo duy nhất của TP HCM không sáp nhập là xã Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP HCM). Nơi đây được nhiều bạn trẻ tìm đến trong những chuyến du lịch ngắn ngày.
Dự án Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội có quy mô hơn 32 ha, nằm tại phường Phúc Lợi (quận Long Biên, Hà Nội) do Công ty Cổ phần Hanel làm chủ đầu tư. Sau 15 năm, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, gây lãng phí lớn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam, Bộ trưởng Phan Văn Giang tô son cột mốc tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị... là loạt ảnh ấn tượng tuần do PV Dân Việt ghi lại.
Chiều ngày 19/4, gia đình, người thân cùng các đồng đội đã tiễn đưa Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải về nơi an nghỉ cuối cùng tại tại quê nhà thị trấn Trần Cao (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên).
Khán đài với sức chứa hơn 5.000 chỗ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) cơ bản đã hoàn thiện.
Nụ cười rạng rỡ của trẻ em dân tộc Chứt tại bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) được ghi lại trong những bức ảnh kỷ yếu đầy ý nghĩa, với lá cờ Tổ quốc thân thương trên tay.
Khối đoàn quần chúng nhân dân gồm nông dân, trí thức, học sinh sinh viên… tươi tắn, rạng rỡ trong buổi hợp luyện diễu binh trước Dinh Độc Lập tối 18/4. Nhiều người cho biết cảm xúc vừa tự hào lẫn hồi hộp trong lần đầu tiên diễu hành trước sân khấu chính.
Những đoàn xe tải cỡ lớn, chở đá, cát, xi măng... xuất hiện thường xuyên trên đường mòn Hồ Chí Minh đã được lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý nếu có vi phạm.
Trước diễn biến đê sông Đuống (đoạn đê hữu Đuống, thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) bị sạt lở nghiêm trọng, chỉ còn cách nhà dân khoảng 35 m, UBND TP Hà Nội đã công bố tình huống khẩn cấp.
Tối 18/4, 38 khối vũ trang lần đầu hợp luyện diễu binh trước Dinh Độc Lập để chuẩn bị cho buổi biểu diễu binh chính thức vào sáng 30/4. Người dân, du khách khắp nơi đổ về đứng hai bên đường, vẫy cờ hoa chào các chiến sĩ.
Dưới cái nắng như nung, gió Lào khô khốc, hàng nghìn công nhân trên công trường cao tốc Bắc – Nam đoạn Bãi Vọt - Vũng Áng đang vất vả, ướt đẫm mồ hôi tăng ca ngày đêm, dốc sức chạy đua để nhanh chóng hoàn thành những hạng mục cuối cùng của dự án trọng điểm này.
Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải đã ngã xuống trong lúc thực hiện nhiệm vụ cao cả – bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma túy. Sự hy sinh của anh là minh chứng rõ nét cho tinh thần dũng cảm, lòng trung thành và sự tận tụy của người chiến sĩ Công an nhân dân.
Sông Nhuệ đoạn chạy qua Hà Nội hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, tuy nhiên một viễn cảnh sông Nhuệ trở thành trục sinh thái - văn hóa rất được mong đợi.