Quyền lực của Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tăng lên kể từ sau lần đầu xuất hiện trước truyền thông quốc tế tại Thế vận hội Mùa đông 2018.
Hôm 28/9, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã bắn một tên lửa tầm ngắn về phía đông ngoài khơi bờ biển của nước này. Điều đặc biệt là sự việc này diễn ra sau khi Kim Yo Jong cho biết Triều Tiên sẵn sàng đón nhận đề xuất của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in về việc chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, đồng thời yêu cầu Hàn Quốc dừng "các chính sách thù địch" của mình.
Kim Yo Jong là ai?
Kim Yo Jong, 34 tuổi, là một quan chức cấp cao của Triều Tiên giúp giám sát các chính sách của đất nước đối với Mỹ và Hàn Quốc, theo cơ quan tình báo Seoul.
Cô là em gái của Kim Jong Un và là con gái út của Kim Jong Il, người đã lãnh đạo Triều Tiên từ năm 1994 đến năm 2011. Trong những năm đầu tham gia chính trường, Kim là một nhân vật ít người biết đến. Tuy vậy, điều đó đã thay đổi vào năm 2009, khi Kim Jong Un được dự đoán là người sẽ thừa kế quyền lãnh đạo Triều Tiên, sau khi người cha bị đột quỵ. Năm đó, một bức ảnh chụp chung giữa ba anh em là Kim Jong Chol, Kim Jong Un và Kim Yo Jong đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nhà nước. Các máy quay tin tức cũng phát hiện ra Yo Jong vào đầu năm 2011, khi cô tham dự một buổi hòa nhạc của Eric Clapton ở Singapore với Jong Chol.
Kim Yo Jong ngày càng nổi tiếng trên trường quốc tế trong bối cảnh ông Kim Jong Un tăng tốc phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên suốt thập kỷ qua, thậm chí cô còn tham dự các cuộc đàm phán hạt nhân có sự tham gia của Mỹ và Hàn Quốc kể từ năm 2018. Năm 2020, khi Kim Jong Un được đồn đoán là bị ốm nặng, các chuyên gia Triều Tiên đã gợi ý đến cô như một phương án dự phòng khẩn cấp.
Kim Yo Jong được cho là sẽ kế nhiệm Kim Jong Un trong trường hợp nhà lãnh đạo Triều Tiên gặp vấn đề về sức khỏe. Ảnh: SCMP
Năm 2020, Kim Yo Jong bắt đầu đại diện cho các tuyên bố chính thức của chính phủ, trong đó phần nhiều chỉ trích thái độ khăng khăng của Washington về việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên, cũng như thất bại của Seoul trong việc kiềm chế những người chạy trốn từ Triều Tiên gửi truyền đơn phản đối qua biên giới chung giữa hai miền. Đầu năm 2021, Kim Yo Jong gọi cách tiếp cận của chính quyền Biden là "đạo đức giả", đồng thời nói thêm rằng chỉ một "biện pháp răn đe nghiêm khắc" mới có thể đảm bảo hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Đến tháng 9, cô đưa ra triển vọng về một hội nghị thượng đỉnh liên Triều nếu Seoul đối xử với Bình Nhưỡng bằng sự tôn trọng lẫn nhau và không thiên vị.
Vai trò chính trị của Kim Yo Jong ở Triều Tiên
Theo Seoul, Kim Yo Jong đã giữ một chức vụ chính thức trong chính phủ Triều Tiên ít nhất kể từ năm 2014. Cô cũng phục vụ trong Ủy ban Trung ương của Đảng Công nhân cầm quyền, cơ quan điều hành của đảng. Năm 2018, cô nhận được sự chú ý của quốc tế khi đến Hàn Quốc với tư cách là sứ giả của anh trai mình nhằm thảo luận về cách Triều Tiên tham gia Thế vận hội mùa đông năm đó, được tổ chức tại Pyeongchang, Hàn Quốc. Sau đó, cô xuất hiện tại lễ khai mạc Thế vận hội, ngồi gần cựu Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence. Cô trở thành thành viên đầu tiên được biết đến trong gia đình nhà Kim đến thăm Hàn Quốc.
Những hình ảnh của Kim Yo Jong tại Thế vận hội mùa đông 2018 ở Hàn Quốc. Ảnh: Getty
Sau đó, Kim Yo Jong đã tới Singapore, Việt Nam và biên giới liên Triều để tham dự các cuộc gặp trực tiếp giữa anh trai và Tổng thống Mỹ Donald Trump, với tư cách là cố vấn.
Vào tháng 3/2020, lần đầu tiên một tuyên bố của Triều Tiên mang tên cô được công bố. Tuyên bố phản bác lại việc Hàn Quốc chỉ trích một cuộc tập trận quân sự do Triều Tiên tiến hành vài ngày trước đó. Kể từ đó, cô trở thành nhân vật chủ chốt của Triều Tiên khi nhắc tới các vấn đề đối với Mỹ và Hàn Quốc.
Vào tháng 3 năm 2021, Kim Yo Jong cảnh báo chính quyền Biden nên thận trọng nếu Mỹ muốn quan hệ hòa bình trong bốn năm tới. Đến tháng 8, khi Washington và Seoul tiến hành các cuộc tập trận quân sự vào mùa hè, cô cho biết Triều Tiên sẽ đối đầu với Mỹ "trên nguyên tắc quyền lực vì quyền lực và thiện chí vì thiện chí".
Đối với các mối quan hệ liên Triều, Kim Yo Jong đã truyền tải thông điệp một cách khá "cứng rắn". Vào tháng 6 năm 2020, cô cảnh báo về một "cảnh tượng bi thảm" tại văn phòng liên lạc mà hai miền Triều Tiên cùng điều hành. Vài ngày sau, Triều Tiên cho nổ tung tòa nhà.
Sau khi hai miền Triều Tiên khôi phục đường dây liên lạc trực tiếp vào tháng 7, Kim cảnh báo Hàn Quốc và đề nghị Seoul rút lui khỏi các cuộc tập trận quân sự với Mỹ. Hàn Quốc không đồng ý, và đường dây nóng lại bị cắt.
Vào tháng 9, Kim Yo Jong đã đưa ra triển vọng khôi phục quan hệ liên Triều, với lý do tái lập văn phòng liên lạc đã nổ, hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước và tuyên bố hòa bình.
Liệu Kim Yo Jong có kế nhiệm nhà lãnh đạo Kim Jong Un?
Không có nguyên tắc nào công khai diễn giải chính xác quy trình kế nhiệm lãnh đạo của Triều Tiên. Nhưng trong hai lần kế nhiệm ở nước này kể từ khi thành lập vào năm 1948, nhà lãnh đạo đương nhiệm đều lựa chọn và chuẩn bị cho người con trai trưởng thành tiếp quản sau khi mình qua đời.
Theo những người theo dõi Triều Tiên lâu năm, Kim Yo Jong sẽ kế thừa quyền lãnh đạo nước này nếu người đương nhiệm Kim Jong Un đột ngột qua đời hoặc lâm bệnh nặng. Vào tháng 4 năm 2020, trong bối cảnh có nhiều đồn đoán rằng về sức khỏe của ông Kim, Kim Yo Jong đã được coi là phương án dự phòng tiềm năng, do cả hai có quan hệ huyết thống trong khi tất cả các con của ông Kim đều dưới 18 tuổi còn các thành viên nam khác của gia đình Kim thì lại không tham gia chính trị. Vào tháng 8 cùng năm, cơ quan tình báo của Seoul cho biết trên thực tế, Kim Yo Jong là người thừa kế số hai của Bình Nhưỡng, mặc dù cô có thể không phải là người thừa kế chính thức được chỉ định.
Mối quan hệ của Kim Yo Jong với Kim Jong Un
Theo các chuyên gia về Triều Tiên, Kim Yo Jong có thể là cố vấn duy nhất mà Kim Jong Un tin tưởng, do có chung dòng máu cũng như sự giúp ích đắc lực của cô.
Kim thường xuất hiện để giúp anh trai mình nổi bật, thay vì tranh giành quyền lực hay sự chú ý của công chúng. Các phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên thường miêu tả cô đi cùng anh trai trong những chuyến thăm chính thức tới các nhà máy, đất nông nghiệp và văn phòng chính phủ với vai trò cấp phó, lặng lẽ đưa ra lời khuyên và sự trợ giúp, cùng một cuốn sổ trong tay. Các chuyên gia cũng cho rằng tuổi trẻ của cô được coi là một yếu tố tạo nên sự tự tin của nhà lãnh đạo Triều Tiên, vì tuổi tác là một yếu tố quyết định đến thâm niên trong văn hóa nước này.
Mối quan hệ của cô với anh trai được so sánh với mối quan hệ giữa cha của họ là Kim Jong Il và em gái của ông, Kim Kyong Hui. Hai người có quá khứ đau buồn: mẹ của họ qua đời khi cả hai còn nhỏ, trong khi một người anh khác chết trong một vụ tai nạn đuối nước một năm trước đó. Sau đó, Kim Kyong Hui đã giúp anh trai mình điều hành đất nước thông qua vai trò cố vấn.
Kim Yo Jong luôn ở bên cạnh Kim Jong Un để hỗ trợ ông trong công việc hàng ngày. Ảnh: Getty
Kim Yo Jong được người dân Triều Tiên nhìn nhận như thế nào?
Người dân Triều Tiên có thể không quen với việc một phụ nữ trẻ giữ vị trí cấp cao trong chính phủ, vì phần lớn những người giữ những vai trò như vậy ở Triều Tiên là nam giới lớn tuổi. Tuy nhiên, mối quan hệ của cô với anh trai Kim Jong Un đã khiến giới thượng lưu Triều Tiên, những người chủ yếu sống ở thủ đô Bình Nhưỡng, phải kiêng nể. Vào năm 2018, người đàn ông 89 tuổi Kim Yong Nam - nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa của Triều Tiên lúc bấy giờ, với tư cách là người đứng đầu cơ quan lập pháp của đất nước – đã cúi đầu trước Kim Yo Jong khi cả hai dẫn đầu một phái đoàn Triều Tiên đến Hàn Quốc.
Kim Yo Jong trong mắt cộng đồng quốc tế?
Kim Yo Jong đôi khi được coi là một đối tác không chính thức của Ivanka Trump, con gái cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Cheatsheet
Kim Yo Jong được coi là người phụ tá rất có ảnh hưởng của nhà lãnh đạo Triều Tiên trong các cuộc họp ngoại giao lớn với Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Lời lẽ gay gắt của cô nhắm tới các quan chức cấp cao của Hàn Quốc vào năm 2020 - bao gồm cả Tổng thống Moon Jae-in - được các quan chức Seoul đánh giá là không bình thường. Họ chia sẻ rằng đã cùng trò chuyện với Kim Yo Jong trong các cuộc gặp liên Triều gần đây, hầu hết tất cả đều nhớ đến cô là một người ăn nói nhẹ nhàng và lịch sự.
Ở Mỹ, cô đôi khi được coi là một đối tác không chính thức của Ivanka Trump, con gái cựu Tổng thống Donald Trump, người từng là cố vấn cho cha cô và đồng hành cùng ông trong các cam kết ngoại giao với Triều Tiên. Cả hai cũng từng tham gia Thế vận hội mùa đông 2018. Kim Yo Jong tham dự lễ khai mạc với tư cách là trưởng phái đoàn không chính thức của Triều Tiên, trong khi Ivanka tham dự lễ bế mạc với tư cách là trưởng phái đoàn Mỹ.
Theo hãng tin Suspilne của Ukraine, trong một cuộc họp báo ngày 22/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kiev sẽ không thảo luận về việc công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga.
Lực lượng Ukraine đang ra sức phá hủy hỏa lực của quân Nga đe dọa các tuyến hậu cần trọng yếu, trong đó, Trung đoàn 412 – biệt danh “Nemesis” - đang tăng cường các hoạt động tác chiến gần mặt trận Pokrovsk.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam trân trọng những chỉ dẫn, khuyến khích của Giáo hoàng với các chức sắc, tu sĩ, đồng bào Công giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc và đóng góp xây dựng phát triển đất nước Việt Nam.
Chiến thắng 30/4 là chiến thắng của lương tri, chính nghĩa, chấm dứt mất mát đau thương không chỉ cho nhân dân Việt Nam mà còn biết bao gia đình người dân Mỹ - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói.
Các quan chức Ukraine sáng nay 24/4 cáo buộc Nga đã tiến hành cuộc tấn công đêm qua bằng tên lửa và máy bay không người lái, gây ra hỏa hoạn, phá hủy các tòa nhà và chôn vùi cư dân dưới đống đổ nát ở thủ đô Kiev.
Tổng thống Volodymyr Zelensky đang "đi sai hướng" trong các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc chiến của Nga với Ukraine, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết vào ngày 23/4.
Tại Kiev, giới chức không loại trừ khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine sau khi các cuộc đàm phán tại London nhằm giải quyết xung đột với Nga không đạt được kết quả.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông đã hy vọng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky "dễ đối phó" hơn so với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng thực tế ngược lại. Song ông vẫn hy vọng Kiev sẽ chấp nhận đề xuất của Washington nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Ấn Độ đã công bố một loạt các biện pháp hạ cấp quan hệ với Pakistan vào thứ Tư 23/4, một ngày sau khi những kẻ tình nghi là phiến quân giết chết 26 người tại một điểm du lịch ở Kashmir trong vụ tấn công tồi tệ nhất vào dân thường ở nước này trong gần hai thập kỷ.
Ít ngày nữa là đến ngày kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những ký ức về ngày 30/4/1975 lại ùa về, không chỉ với những người dân Việt Nam sống trong những tháng ngày hào hùng đó, mà còn với cả những người bạn ngoại quốc tận mắt chứng kiến những giờ phút lịch sử của cách mạng Việt Nam và thế giới.
Mặc dù đã tăng cường đáng kể sản xuất vũ khí vào năm ngoái, lực lượng vũ trang Nga vẫn thiếu các thiết bị quân sự quan trọng, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tại cuộc họp của Ủy ban Công nghiệp Quân sự nhà nước ngày 23/4.
Chính quyền Trump đang âm thầm thu hồi quy chế pháp lý tạm thời áp dụng cho khoảng 900.000 người, dẫn đến một loạt email trục xuất được gửi đi – thậm chí, bao gồm cho cả công dân Mỹ.
Một trong những kho đạn lớn nhất của Nga đã bị phá hủy hoàn toàn trong một vụ nổ dữ dội kèm theo hàng loạt vụ nổ thứ cấp kéo dài nhiều giờ, gây ra cột khói đen khổng lồ bao trùm bầu trời gần thủ đô Moscow.
Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, ngoại giao đã huy động được sự ủng hộ của người dân các nước, tạo nên phong trào quốc tế rộng lớn chưa từng có ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Nhân dân Việt Nam.
Theo nguồn tin từ Axios, Mỹ đã chính thức gửi cho Ukraine một đề xuất hòa bình được mô tả là “lời đề nghị cuối cùng”. Văn bản này chỉ dài một trang và Mỹ yêu cầu Ukraine phải phản hồi về đề xuất này ngay trong tuần này.