Thanh tra 5 dự án thuộc Bộ Tài chính do có nguy cơ gây thất thoát, lãng phí
5 dự án thuộc diện thanh tra của Bộ Tài chính đều đang triển khai và thuộc danh mục dự án đầu tư công, cả 5 dự án do các đơn vị ngành thuế làm chủ đầu tư.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bản Bướt (Chiềng Yên, Vân Hồ, Sơn La) nằm giáp đất Mai Châu (Hòa Bình), nhưng lọt thỏm giữa rừng già, bao quanh bởi những dãy núi đá vôi răng cưa trùng điệp.
Từ núi Xa Lạc ẩn hiện trong mây, là dòng thác nhỏ, tuôn ra dòng nước trong vắt, tạo nên con suối Bướt quanh co hữu tình, ôm trọn bản Bướt nhỏ xinh của người Thái.
Bản Bướt có lẽ là bản hiếm hoi cả nước chưa có điện lưới. Người dân vẫn dùng đèn dầu, nến thắp sáng. Vài nhà khá giả sắm được “thủy điện mini” lấy ánh sáng đỏ lòm leo lét từ sức nước của con suối.
Bản Bướt hữu tình với suối khoáng nóng phun lên giữa mảnh ruộng nơi chân núi và con suối đầy cá mú, nhao nhao đớp mồi đen đặc trong dòng nước trong vắt.
Nguồn nước kỳ lạ trong vắt tuôn chảy nuôi dưỡng loài “cá thần” kỳ lạ từ ngàn năm qua, bắt nguồn từ thác nước tuôn ra từ lòng núi gắn với những câu chuyện đầy liêu trai huyền hoặc.
Anh Ngần Văn Tươm chỉ tay về phía dãy núi Xa Lạc bảo: “Trên núi đó toàn cây gỗ lớn, măng mọc nhiều, hoa lan nở bung bét, nhưng người dân ở bản không ai dám vào cả. Chỗ ấy là nơi có linh hồn con hổ dữ ở, vào đó mất mạng như chơi”.
Một góc bản Bướt.
Là người từng đi rừng nhiều, xó xỉnh nào cũng chui rúc, tôi không sợ gì mấy chuyện đồn đại đó, thế nhưng, việc người dân ở bản sợ linh hồn con hổ thì là thật, rất lạ lùng, chưa đâu có chuyện như vậy. Cả ngày lang thang ở bản Bướt, với mấy chục nóc nhà, nhưng tôi không nhờ được ai dẫn đường ngược suối Bướt, đi tìm thác nước bí ẩn, bởi câu chuyện khá kỳ dị về cái “dớp” trên núi Xà Lạc.
Anh Ngần Văn Tươm bảo tôi ngồi chờ ở đầu con suối, chạy đi một lát, rồi dẫn về một người đàn ông có tuổi, nhưng dáng dấp khỏe mạnh, nhanh nhẹn, nước da lên màu bóng như đồng. Ông là Ngần Văn Tình, người Thái ở bản Bướt, nắm rất rõ về “cái dớp” và chuyện con hổ hiển linh trên núi Xà Lạc.
“Tôi sống ở đây đã 66 năm, đi rừng đi núi nhiều lắm rồi, nhưng thú thực, một lần bạo gan trèo lên núi Xà Lạc, đến chỗ “dớp”, thì rồi không bao giờ dám bén mảng đến chân núi lần nữa, chứ đừng nói trèo lên núi. Các cụ ở bản đều dặn con cháu không được bén mảng đến núi ấy nữa, kẻo mất mạng như chơi” – ông Ngần Văn Tình, 66 tuổi, chỉ tay về dãy núi âm u rậm rạp trước mặt nói như vậy.
Ông Tình dẫn tôi ra mép ruộng, chỗ thoáng, không bị cây cối che khuất, rồi chỉ cho tôi thấy một mảng cỏ nhỏ xíu trên lưng núi và bảo đó chính là cái “dớp”, nơi linh hồn hổ khổng lồ trú ngụ, và cũng là nơi mà thần hổ hiện hình từ ngày 29 đến ngày mùng 4 tết âm lịch hàng năm.
Vị trí người dân bản Bướt gọi là "dớp" trên núi Xà Lạc.
“Cái dớp” là câu chuyện ly kỳ và thương tâm về những cái chết do bị hổ ăn thịt ở núi Xà Lạc, là cách mà người Thái ở bản Bướt hay nhắc đến, trong những câu chuyện bên bếp lửa cho đám con trẻ trong những đêm trăng, nhất là những ngày tết sum họp.
Lịch sử bản Bướt còn hiển hiện trong đầu các cụ già bản Bướt, bởi nó không quá xa xôi, mới khoảng 100 năm đổ lại.
Xưa kia, đây là nơi sinh cư của người Mường. Người Mường ở đất này từ khi nào không rõ, nhưng ngay phía bên kia những dãy núi, là những bản làng người Mường, người Thái ở xen kẽ nhau. Người Mường bám trên sườn núi, trong các thung lũng, người Thái bám theo dòng sông Đà, những con suối nhiều cá.
Truyền thuyết kể rằng, núi Xà Lạc là nơi bầy hổ dữ trú ngụ. Chúng ở đấy cả đàn, đêm xuống tiếng rống của chúng vang động núi rừng, rất kinh sợ. Cứ sáng sớm, hoặc chiều tối, người Mường lại thấy hổ mò cá dưới suối Bướt để ăn. Thi thoảng, chúng lại mò xuống bản bắt người tha lên núi ăn thịt. Điều kỳ lạ, là chúng chỉ ăn thịt người ở cái chỗ “dớp” đó.
Trong văn hóa người Mường, thì khi hổ ăn thịt người, thì linh hồn người đó sẽ biến thành “ma trành”, đi theo hầu hạ con hổ, rồi dẫn dắt các con mồi đến cho hổ tiếp tục ăn thịt. “Ma trành” khiến con người mê lú, lạc bước đến vị trí đó để hổ ăn thịt, hoặc người lạc vào đó, mà quên đường về, bị hổ vồ, nên vị trí đó gọi là “dớp”. Ở vùng xuôi “dớp” ám chỉ những vị trí hay có tai nạn, chết người.
Ông Ngần Văn Tình chỉ vị trí gọi là "dớp" ở núi Xà Lạc.
Vì bị hổ ăn thịt nhiều quá, lại sợ hãi dãy núi với cái “dớp” rợn tóc gáy nên người Mường đã quyết định bỏ lại mảnh đất đẹp đẽ, thanh bình đi đâu không rõ.
Thấy thung lũng đẹp, lại có ruộng, sẵn nương, nên nhóm người Thái đã chọn làm nơi lập bản, giờ có tổng số 40 hộ dân, với hơn hai trăm người.
Các cụ kể rằng, hồi người Thái mới đến bản định cư, cũng nghe chuyện rùng rợn về núi Xà Lạc, nhưng không tin lắm. Thế nhưng, mấy mạng người vào núi hái măng, đốn củi, bị hổ ăn thịt thì mới hãi hùng, không dám bén mảng lên núi. Chỉ khi có việc trọng đại, thì cả bản mới tổ chức đi lên.
Ngay trong nhà ông Ngần Văn Tình, cũng có người thân bị hổ ăn thịt ở đúng chỗ “dớp”, đó là người cô ruột của ông, tên Ngần Thị Ba.
Đầu thập kỷ 70 thế kỷ trước, bà Ngần Thị Ba, khi đó tầm 30 tuổi, cùng với 2 người trong bản khoác gùi lên núi Xà Lạc kiếm măng, kiếm củi.
Lên núi rồi mỗi người đi một hướng. Đến trưa, hai người về bản, riêng bà Ngần Thị Ba thì không thấy về. Chiều tối, đèn lên như đom đóm lập lòe nơi các ô cửa nhà sàn, mà bà Ba vẫn chưa về nhà, khiến gia đình lo lắng. Nghĩ có điềm không lành, dân bản đốt đuốc, tổ chức lên núi Xà Lạc. Mọi người mang theo dao, súng, chiêng trống đi theo đoàn.
Đến chỗ bãi cỏ, gọi là “dớp” thì thấy cây cỏ rạp xuống, tướp đi. Dấu chân hổ chi chít, to bằng miệng bát tô. Mọi người thất kinh khi nhận ra bà Ngần Thị Ba qua cái đầu bê bết máu và một cái chân. Con hổ đã ăn gần hết bà Ba, chỉ để lại cái đầu và một cái chân.
Một là sợ hãi quá, hai là nghĩ đến truyền thuyết của người Mường, rằng hổ ăn thịt người thì linh hồn người đó biến thành “ma trành”, mọi người không dám đưa phần xác còn lại của bà Ngần về bản, sợ “ma trành” tiếp tục dắt người đi, nên đã đào mộ chôn luôn bà ở chỗ “dớp” trên núi Xà Lạc.
Dãy núi Xà Lạc không ai dám lên.
Từ khi bà Ngần bị hổ ăn thịt ở chỗ “dớp”, đến nay, mấy chục năm, người dân ở bản không dám đến địa điểm ấy nữa. Họ sợ, đặt chân đến đó sẽ bị ma trành làm lạc lối, dẫn dắt hổ về ăn thịt.
Từ khi bà Ngần bị hổ ăn thịt ở núi Xà Lạc, người Thái ở bản Bướt không dám lên núi nữa, nên không có thêm ai bị mất mạng, tuy nhiên, bò thì mất nhiều. Vài năm trước, năm nào người dân bản Bướt cũng mất vài con bò.
Hễ cứ nghe bò rống, là y rằng đã bị hổ ăn thịt. Nhiều khi, con hổ khổng lồ mò xuống tận ven bản, cắn chết bò rồi lôi xác lên tận chỗ “dớp” ngồi ăn. Ăn no, nó kéo lá cây đắp lại, hôm sau đến ăn tiếp.
“Cách đây hơn chục năm, dân bản thiệt hại nặng nhất, khi con hổ cắn chết liền lúc 4 con bò. Hôm đó, chập tối, cả đàn bò trăm con của dân kêu rống làm loạn cả bản. Nhiều con phá rào phi ầm ầm quanh bản. Có con sợ hãi cứ nép ở gầm nhà sàn. Chúng tôi biết là hổ về, nhưng sợ lắm, toàn đóng cửa kín mít không dám ra ngoài. Hôm sau, trời sáng, mới tổ chức lên núi Xà Lạc, thì đếm được 4 con bò đực rõ to chỉ còn vai, đầu, khung xương. Tôi cũng không hiểu nổi con hổ phải to thế nào mới quắp được con bò đực lôi lên núi để ăn. Chắc phải có cả đàn hổ to” – ông Ngần Văn Tình kể lại.
Theo lời ông Tình, mấy năm nay, không thấy hổ về bản ăn bò nữa, nhưng điều kỳ lạ, vẫn như cả trăm năm nay, là cứ đến 29 tết, là hổ về núi Xà Lạc, quanh quẩn ở chỗ “dớp”. Có người nhìn thấy bóng dáng hổ, có người nghe thấy tiếng “à ừm”, có người nghe thấy tiếng hổ giả tiếng nai cứ kêu “tác, tác”. Những hôm đó, người dân đều không vào rừng nữa, chỉ ăn nhậu ở nhà, quanh quẩn ở bản. Sau ngày mùng 4 tết, là không thấy bóng dáng hổ đâu nữa. Dưới chân núi, người dân dễ dàng bắt gặp những dấu chân hổ to bằng miệng bát tô. Người có kinh nghiệm đoán con hổ phải nặng 2-3 tạ.
“Tôi thì đoán là ở đây vẫn còn hổ thật. Vì dãy núi Xà Lạc giáp với rừng Mai Châu, và rừng Pù Luông. Phía rừng Pù Luông thì đúng là còn hổ, vì nhiều người đi rừng nhìn thấy, gặp liên tục. Tuy nhiên, các cụ lại bảo, con hổ khổng lồ chỉ hiện ra ở núi Xà Lạc từ ngày 29 đến mùng 4 tết là thần hổ, tức là linh hồn con hổ khổng lồ” – ông Ngần Văn Tình nhận định.
Chuyện hổ thật xuất hiện ở thời điểm bây giờ thật khó tin, và hổ thần thì mang hơi hướng huyền thoại. Núi Xà Lạc và hổ thần bí hiểm, là câu chuyện đường rừng thú vị hấp dẫn người nghe bên bếp lửa hồng ở miền rừng chưa có bóng điện.
5 dự án thuộc diện thanh tra của Bộ Tài chính đều đang triển khai và thuộc danh mục dự án đầu tư công, cả 5 dự án do các đơn vị ngành thuế làm chủ đầu tư.
Nước lũ chạm tới mái nhà, nhấn chìm toàn bộ hàng hóa, tài sản của tiểu thương ở chợ Hòa Bình, xã Tương Dương, Nghệ An. Hàng hóa ngập trong nước, bùn, đất nên hư hỏng thành rác thải. Bao nhiêu năm buôn bán, giờ đây bà con tiểu thương trắng tay chỉ sau một cơn lũ.
Bộ trưởng Trần Hồng Minh nhấn mạnh, tỉnh Ninh Bình phải có tầm nhìn xa, trông rộng để không chỉ phát triển kinh tế sân bay, mà còn hướng tới khai thác hệ thống hạ tầng, đất đai, thương mại dịch vụ xung quanh sân bay.
Ở tuổi 82, khi bao người đã buông bút quy ẩn, cụ Đoàn Tử Quang vẫn lều chõng đi thi, làm chấn động trường thi Nghệ An năm 1900. Đỗ đạt ở tuổi xưa nay hiếm, làm quan khi đã quá tuổi về hưu, sống qua 13 đời vua nhà Nguyễn và thọ đến 110 tuổi – cụ Quang không chỉ là người bền chí học hành bậc nhất mà còn là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử khoa bảng nước Việt.
Cổng thông tin điện tử Bộ Công an trả lời bạn đọc về trường hợp cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát.
Sau khi nghe cuộc gọi lạ, nữ sinh mất liên lạc, mẹ của người này nhận cuộc gọi yêu cầu đưa tiền chuộc nếu không sẽ bán qua Campuchia.
CLB CAHN đã chính thức công bố tân binh tiếp theo mang tên Leygley Adou Minh. Đây có thể coi là sự tăng cường chất lượng dành cho hàng thủ đội bóng ngành công an.
Doanh nhân Mỹ Elon Musk đã ra lệnh vào năm 2022 khiến cuộc phản công của quân đội Ukraine thất bại và làm suy giảm niềm tin của Kiev đối với hệ thống Starlink - hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin riêng cho biết hôm 25/7.
Tri ân không chỉ bằng hoa và nước mắt – mà bằng cách sống tử tế và có ích mỗi ngày – không chỉ là một câu nói, mà là lời nhắc nhở mỗi sáng thức dậy: Ta đang sống trên một mảnh đất linh thiêng, và ta phải sống sao cho xứng đáng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Quốc phòng chủ trì, điều phối, phối hợp các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Trung ương và địa phương thực hiện đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý các tàu cá "3 không" tại các đảo, cửa sông, bãi ngang của các địa phương ven biển.
Cây cảnh trồng trong chậu này đang được ưa chuộng vì không chỉ để ngắm và ăn, dễ chăm sóc mà còn mang lại cảm giác thu hái vụ mùa bội thu.
Một phụ nữ ở tỉnh Bắc Ninh đã bị hoại tử đại tràng, phải tạo hậu môn nhân tạo sau 6 tháng thụt tháo bằng chanh muối để khỏe mạnh hơn.
Đại sứ Campuchia tại Liên Hợp Quốc đã kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức” với Thái Lan, sau khi hai nước láng giềng tiếp tục giao tranh đẫm máu sang ngày thứ hai – với việc Bangkok cũng thể hiện sẵn sàng đối thoại.
Phút 90+5, Noah Leddel là người tru cản Nguyễn Quốc Việt ngay trước vòng 16m50 của U23 Philippines, thế nhưng trọng tài Muhammad Usaid Jamal lại rút thẻ đỏ đối với Jaime Rosquillo...
Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/7 sau hai ngày hồi phục nhẹ với hy vọng lấy đà tăng nhưng cuối ngày 25 rạng 26/7, giá giao dịch dầu thô trên các trang giao dịch lớn bất ngờ lao dốc không phanh.
Có dịp đi tàu dọc theo các tuyến sông lớn ở vùng ÐBSCL (trong đó có sông Cổ Chiên, đoạn qua tỉnh Vĩnh Long), người đi sẽ bắt gặp những thùng phi sơn màu đen nổi trên mặt nước, được giăng ngang giữa dòng sông đang chảy xiết. Ðó là phao của những hàng đáy (còn được gọi là bè đáy) đánh cá…
Giá USD hôm nay 26/7 duy trì xu hướng tăng nhẹ, bất chấp lo ngại của thị trường về quyết định lãi suất của Fed và thời hạn áp thuế đối ứng 1/8 đến gần.
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cùng các lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã đến đảo Phú Quý( tỉnh Bình Thuận cũ) dự, chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Đặc khu Phú Quý, nhấn mạnh đến xây dựng nông thôn mới, khai thác hiệu quả kinh tế biển...
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kế hoạch thanh tra chuyên đề diện rộng, với hơn 898 dự án thuộc diện rà soát. Mục tiêu là làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ và những vướng mắc pháp lý tại các dự án này.
Tại vùng đất từng oằn mình trong đói nghèo như xã Hướng Hiệp (Quảng Trị), mỗi mái nhà mới được dựng lên, mỗi đàn bò được trao, mỗi người con xuất khẩu lao động gửi tiền về… đều là minh chứng sống động cho hiệu quả của chính sách giảm nghèo bền vững góp phần tạo nên một Hướng Hiệp hôm nay ấm no, khởi sắc.
Phim hành động mới nhất của Điện ảnh Công an Nhân dân tái hiện vụ cướp máy bay có thật, hứa hẹn những pha hành động nghẹt thở và chân thực.
Hà Nội đề xuất giao UBND cấp xã xác nhận điều kiện thu nhập cho người thu nhập thấp không có hợp đồng lao động khi mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhằm kiểm soát đúng đối tượng thụ hưởng.
Một số hộ nông dân xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên cũ) đã cải tạo ruộng kém hiệu quả, khu đất bỏ hoang để nuôi ốc bươu đen-ốc nhồi (là loại ốc đặc sản). Nổi lên trong mô hình nuôi ốc bươu đen là ao nuôi của anh Đỗ Duy Phong, Chủ tịch Hội Nông dân xã.
Chiều 25/7, xã Vị Xuyên tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên.
Theo nhiều sinh viên, trường Đại học Điện lực tăng học phí lên đến 20% cho khóa học cũ và 30-40% cho khóa mới là con số chưa phù hợp, gia đình không thể xoay xở.
Cổ phiếu bất động sản SJS tăng gần 50% sau 6 phiên “tím lịm”, vươn lên nhóm đắt giá nhất sàn. Nhưng nghịch lý là Chủ tịch HĐQT lại không sở hữu cổ phần nào tại thời điểm chốt quý 2/2025.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố trong vòng đàm phán thứ ba ở Istanbul đã đạt được một thỏa thuận mang tính nguyên tắc về cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine.
Tác giả Niê A Dũng gửi về cuộc thi viết "Việt Nam trong tôi" do báo điện tử Dân Việt phát động bài thơ mang tên "Đất nước".
Bức xúc vì trọng tài đưa ra quyết định gây tranh cãi, HLV Kim Sang-sik đã ra sát đường biên phản ứng và lập tức phải nhận 1 thẻ vàng từ vị “vua áo đen” điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Philippines.
Điều tra vụ chiếc vali bốc mùi nghi chứa thi thể nữ ở TP.HCM; người đàn ông nổ súng khi cảnh sát kiểm tra hành chính; Bộ Tài chính lên tiếng về một Vụ trưởng tử vong tại Cơ quan Bộ... là những tin nóng 24 giờ qua.