TP.HCM: Sở Y tế yêu cầu xác minh vụ nghi sử dụng bằng giả để quảng cáo làm đẹp
Sở Y tế đề nghị Trường Đại học Y Dược TP.HCM hỗ trợ xác minh bằng tốt nghiệp Cao đẳng điều dưỡng nghi là bằng giả và sẽ chuyển thông tin đến Công an TP.HCM để điều tra.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ca trù là cả cuộc đời
Xin chào NSND Kim Đức, được biết bà là nữ nghệ sĩ cao tuổi nhất đạt được danh hiệu cao quý “Nghệ sĩ Nhân dân” (NSND) do Nhà nước trao tặng vào tháng 8/2019 vừa qua. Vậy cảm xúc của bà hiện tại như thế nào?
- Tuổi tôi cũng đã cao nên khi được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND, lúc đầu tôi cũng khá bất ngờ, sau đó là vui mừng và cảm động. Vui cho bản thân là một phần thôi, cái chính là vui cho nghề, cũng phấn khởi lắm vì đã mang lại niềm hãnh diện cho những nghệ sĩ theo đuổi nghệ thuật truyền thống như tôi.
Thú thật, danh hiệu thì tôi có rất nhiều, từ NSUT vào những năm 1993, những năm tháng công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam với vô số danh hiệu lớn nhỏ, rồi ở gia đình, địa phương, bằng khen Công dân Ưu tú, Người phụ nữ truyền cảm hứng, Tấm gương mẫu mực,... hằng năm đều có đến mức trong nhà chẳng còn chỗ mà treo (cười)
Nói vậy thôi nhưng đối với tôi, danh hiệu cũng chỉ là một phần. Đến với ca trù từ những năm 7 tuổi cho đến nay, tôi luôn tâm niệm, quan trọng nhất vẫn là mình đã cống hiến, đã làm được những gì cho nghề, có được những danh hiệu đồng nghĩa với trách nhiệm của mình với nghề càng phải cao hơn nữa.
NSND Phó Thị Kim Đức.
Như bà đã chia sẻ, bà đến với ca trù từ năm 7 tuổi, cho đến nay đã hơn 80 năm. Ca trù vốn là một bộ môn được đánh giá là “khó” và kén cả người nghe lẫn người học, vậy điều gì đã đưa bà “bén duyên” và “chung thủy” với ca trù đến vậy?
- Nói đến “cái duyên” thì thật ra là do gia đình tôi có truyền thống hát ca trù từ lâu đời, vì vậy tôi cũng đến với nghề như một lẽ tự nhiên. Cả bà nội, bố, anh trai, bác, cô chú ruột của tôi thời xưa đều là những nghệ nhân ca trù nổi tiếng ở phố Khâm Thiên, con phố này được coi là “địa danh ca trù” đất Bắc những năm trước cách mạng. Tôi được bố dạy về nhịp phách, về cách hát từ những năm 7 tuổi. Khi lên 13 tuổi thì bắt đầu được đi theo bố với anh đi hát ở Khâm Thiên như một đào nương chính thức. Tôi hào hứng, tôi hát hăng say lắm, hát quên hết mọi thứ. Vào thời điểm đó, tôi đã xác định mình sẽ theo ca trù đến cuối đời. Thế rồi chiến tranh liên miên, dân Hà Nội lúc đó buộc phải di tản hết, gia đình tôi cũng vậy. Nhưng chắc khó khăn nhất là giai đoạn khi bố tôi mất, kinh tế gia đình khó khăn vì các anh cũng đi bộ đội hết, nhà không có người lao động, tôi buộc phải nghỉ hát giữa chừng để đi làm kiếm thêm thu nhập phụ mẹ.
Còn nói về việc “chung thủy” với nghề thì đơn giản thôi, do mình yêu nghề, mình có đam mê mãnh liệt với nghề và đặc biệt là đam mê ấy không bao giờ “tắt” trong tôi. Đối với tôi, ca trù là cả cuộc đời.
“Tôi hào hứng, tôi hát hăng say lắm, hát quên hết mọi thứ. Vào thời điểm đó, tôi đã xác định, mình sẽ theo ca trù đến cuối đời”. |
Theo ca trù nhiều năm như vậy, bà cảm thấy điều gì là khó khăn nhất?
- Trong ca trù, một trong những cái khó học nhất là phách, bảo học đến phách ai cũng sợ. Ca trù khó mà bắt chước, dạy phải có cơ bản, từng cái lá phách và từng cái tay cầm phải cầm như thế nào. Tiếng phách ca trù nó khác, nó có cao độ, trường độ (nhịp) và nó đánh theo cao độ.
Ca trù có 2 lối hát: Hát khuôn và hát hàng hoa (còn gọi là hát pha). Nếu như hát hàng hoa lời hát có phần “ngả” ra, thì đối với ca trù hát khuôn, lời hát phải chắc, tiếng phải dựng, không được “ngả” giọng hay “bẻ bai” giọng. Trong hát khuôn, cả đàn, phách, hát đều đòi hỏi chuẩn, chắc và rất cầu kỳ: 1 tiếng đàn, 1 tiếng phách, 1 câu hát với trường độ cao độ như nhau. Lời buông ra, phách ăn vào, không thừa, không thiếu dù chỉ là nửa phách. Nếu phách không chuẩn sẽ không đàn được, đàn không chuẩn, phách không đánh được. Lời hát phải tròn vành rõ chữ, rõ từng dấu hỏi, ngã trong câu, nhưng lại phải ra hát chứ không được như nói.
“Sống được bằng nghề” lâu nay là nỗi niềm của rất nhiều nghệ sĩ, nhất là với nghệ thuật truyền thống. Bà nghĩ sao về vấn đề này?
- Loại hình nghệ thuật khác tôi không nói, nhưng đối với ca trù, thẳng thắn mà nói, tôi phải thừa nhận người nghệ sĩ không thể sống bằng nghề ở thời điểm này được. Bởi hiện nay có còn ai biết nghe nữa đâu mà tạo ra kinh tế được. Bây giờ người ta hip hop, nhạc trẻ nhảy loạn lên mới ra tiền. Cho nên bây giờ các ca sĩ mới họ giàu lắm, chứ còn ngành nghệ thuật dân tộc của mình thì nghèo, chả có tiền đâu.
Cả cuộc đời gắn bó với ca trù, chắc hẳn bà đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp với nghề, bà có thể chia sẻ kỉ niệm đáng nhớ nhất của mình không?
- Kỉ niệm thì đẹp cũng có, mà dở cũng có. Kỉ niệm đẹp nhất là thời gian khi mà ca trù thịnh vượng, khoảng từ năm 1949 - 1952. Lúc đó người nghe còn đông, người thích ca trù còn nhiều lắm, nên mình cũng được người ta tôn vinh, người ta kính trọng, yêu thích. Người biết nghe và người biết hát gặp nhau cũng như là một số nhạc trẻ người ta thích nhảy, người ta mê ấy. Có những người ở tận Sài Gòn đáp máy bay ra chỉ để nghe mấy câu hát rồi lại bay về luôn, hay là người ở Nam Định, Thái Bình lên cũng chỉ để nghe mấy câu rồi về. Tôi vui, tôi có động lực, tôi yêu nghề là ở điểm đó.
Nói chung, ca trù khó mà tiếng hát ca trù đối với những người hiểu thì thấy nó cao lắm, nó hay lắm, nhưng đối với những người không hiểu sẽ cho là không ra cái gì cả, cho nên ca trù cũng có một cái khổ, những người làm nghề ca trù cũng có cái khổ.
Ca trù là một thể loại kén người nghe, ngày xưa người học lịch sử và Hán văn nhiều thì người ta mới hiểu. Chứ giới trẻ hiện nay không hiểu gì, nhất là thanh niên ấy. Nếu không tìm hiểu thì sẽ không hiểu được cái hay của ca trù. Không những vậy, hiện nay còn không có người hát hay nên khó chinh phục được khán giả.
NSND Kim Đức nhận bằng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Có nhiều khán giả từng được gặp và nghe bà hát đã nhận xét: “Con người bà toát ra sự thanh cao, đài các, nền nã và dịu dàng từ lời nói, dáng đi, tiếng hát”. Phải chăng đó đều là những vẻ đẹp đặc trưng của người con gái Hà Nội?
- Tôi là con gái Hà Nội gốc. Tôi sinh ra, lớn lên, làm việc, lấy chồng rồi đến bây giờ già rồi cũng vẫn là ở trên mảnh đất này. Có lẽ cũng vì thế mà nhiều người thường nói tôi có cái khí chất đặc biệt của người Hà Nội. Con gái Hà Nội xưa kiêu hãnh, thanh lịch, e ấp lắm. Từ ngày tôi còn bé xíu cũng đã phải mặc áo dài, đi đâu cũng mặc áo dài thành quen cho nên bây giờ đi biểu diễn cũng mặc toàn bộ là áo dài. Ngày xưa con gái đi ngoài đường nói to cũng không dám vì sợ người ta nhìn xấu hổ. Còn bây giờ thì khác hoàn toàn rồi, con gái Hà Nội giờ không còn giữ được cái nét thanh cao duyên dáng đặc trưng của ngày xưa nữa.
Là một người con của Hà Nội, 88 năm gắn bó với thủ đô, chắc hẳn bà đã có rất nhiều kỉ niệm sâu sắc với mảnh đất này. Vậy điều gì trong số đó khiến bà ấn tượng nhất?
- Quê hương của mình mà! Hạnh phúc nhất, đau thương nhất cũng là trên mảnh đất này... Nhưng khó quên nhất chắc chắn là những năm tháng chiến tranh rồi. Nó khốc liệt quá mà cũng đau thương quá.
Bây giờ nói đến chiến tranh tôi hãi lắm, tôi sợ lắm, vì có lẽ không ai khổ như tôi. Chiến tranh nổ ra liên tục, hết Nhật ném bom rồi đến Nhật đảo chính Pháp, Nhật sang, rồi Trung Quốc sang. Bom nổ súng bắn không kể ngày đêm, gia đình tôi vẫn bám trụ trên mảnh đất này, chẳng ở được nơi nào cố định, cứ cả ngày chạy khắp nơi, chỗ nào ném bom bắn phá thì lại chạy sang chỗ khác rồi lại về. Chiến tranh bao nhiêu năm trời. Nhà có ba ông anh thì đi hết, người đi Vệ quốc quân, người thì Cảm tử quân, người thì Tử vệ thành, còn mỗi mình là con gái thì phải ở nhà giúp bố mẹ.
Biến cố lớn nhất chắc là khi bố tôi mất vì không kịp chạy bom. Khó khăn lại chồng chất hơn vì khi đó mẹ tôi đang mang thai đứa út. Thành ra lúc đó vừa phải chăm mẹ yếu, vừa phải chăm đứa em còn đỏ hỏn. Sau khi giải phóng, đến lúc hồi cư thì trong người chẳng còn xu nào, đi xin việc cũng chẳng ai nhận vì lúc đó mới 16 tuổi. Tôi từng phải đi làm phu, vác xẻng đi khắp nơi đi từ tờ mờ sáng để có tiền nuôi mẹ nuôi em. Nghĩ lại mà tôi sợ quá, không biết làm gì để vượt qua được lúc đó. Chiến tranh cũng làm tôi bị thương ở chân, đạn xuyên qua mắt cá chân, phải đi nằm viện mấy tháng. Nói thật là tôi vẫn không thể tượng tượng rằng mình có thể sống qua giai đoạn đó.
Đau đáu nỗi niềm giữ nghề
Hiện nay trên các sân khấu hiện đại, một số loại hình nghệ thuật truyền thống đang thưa vắng dần nên đã làm cho lớp khán giả trẻ gần như lãng quên. Trong đó, thực tế cho thấy, ca trù đang dần bị mai một và mất chỗ đứng?
- Số người biết hát ca trù thực sự đa số đều đã qua đời và người biết nghe cũng thế, gần như chẳng còn ai cả. Một mặt nữa, tôi thấy Nhà nước có khôi phục nhưng lại không khôi phục hẳn hoi, gần như kiểu “đem con bỏ chợ”. Khôi phục theo kiểu phong trào chứ không phải khôi phục chuyên nghiệp, thành ra bây giờ nó mất hẳn.
Ca trù được khôi phục cũng phải trên 30 năm nay rồi chứ không phải mới làm. Từ lúc tôi chưa về hưu đã khôi phục rồi, nhưng đến bây giờ vẫn chưa hiệu quả vì có nhiều vấn đề quá, những người phụ trách việc này vẫn còn thờ ơ quá. Ca trù là một loại hình âm nhạc đặc biệt của Việt Nam, cả thế giới không có, cũng chẳng bắt chước được.
Nhà nước cũng có kế hoạch đưa vào nhạc mới nhưng không được. Khuôn khổ của nó khác hẳn, không giống chèo với cải lương, thành ra đưa vào nhạc lý không được. Nói chung là người có nghề bây giờ cũng thấy buồn.
Nếu Nhà nước muốn khôi phục thực sự thì phải có sự nhiệt tình, chứ đừng làm như thế này, phải đặt nó vào đúng vị trí của nó và phải có trách nhiệm bảo quản thì mới được.
NSND Kim Đức luôn trăn trở về việc khôi phục ca trù và truyền nghề cho thế hệ sau.
Như bà đã nói, ca trù mai một một phần cũng là do những nghệ nhân thực sự của bộ môn này đều đã qua đời, vậy bà có suy nghĩ đến việc truyền nghề không?
- Có chứ! Đó là việc tôi luôn suy nghĩ và trăn trở suốt nhiều năm qua.
Tôi cũng có nghiên cứu, dành rất nhiều thời gian để nghe lại những băng ca trù cổ, ghi lại các phách, cô đọng lại thành tổng thể đàn, phách và hát để làm giáo trình giảng dạy rồi. Tuy nhiên, để giảng dạy bài bản thì hiện nay tôi chưa thể triển khai được vì vẫn còn nhiều vấn đề.
Những vấn đề đó là gì, thưa bà?
- Vấn đề đầu tiên có lẽ là do số lượng người học quá ít. Tôi nói như vậy không phải có ý nói bộ môn ca trù không hấp dẫn. Sở dĩ số lượng người đăng ký học ít là vì thực tế, những người hiểu về bộ môn này không nhiều, ca trù không còn đất diễn nhiều, đồng nghĩa với việc lượng người biết đến ca trù cũng giảm xuống.
Ngoài ra, người muốn theo học ca trù cần phải có rất nhiều phẩm chất. Mỗi người học trò phải theo học ít nhất từ 3-5 năm thì tôi mới cho ra ngoài biểu diễn. Muốn theo đuổi môn nghệ thuật này, phải thực sự yêu thích và có niềm đam mê. Dù có năng khiếu đến đâu mà không bỏ công rèn luyện, trau dồi giọng hát thì cũng không thành tài được. Có những người học 20 năm nhưng khi trộn phách vẫn nhầm lẫn.
Người muốn học không chỉ cần tố chất mà quan trọng nhất là phải có “cái tâm”. Nếu chỉ học để làm kinh tế thì khi theo học cùng lắm cũng chỉ học được một thời gian ngắn rồi từ bỏ, như vậy tôi sẽ không dạy.
Dành nhiều tâm huyết cho ca trù như vậy, bà có mong muốn gì ở thời điểm hiện tại không?
- Tâm nguyện lớn nhất của tôi bây giờ là chỉ mong ca trù có một chỗ đứng hẳn hoi. Tôi đã già lắm rồi, sức khỏe cũng yếu, lực bất tòng tâm, nếu còn trong thời gian công tác thì may ra còn có thể nói chuyện, đề bạt với Nhà nước chứ giờ nghỉ hưu đã mấy chục năm rồi. Số cán bộ tôi quen thì đều không còn, còn những người mới cũng không biết là ai nên rất khó.
Tôi mong các học trò sẽ gìn giữ và chuyển giao lại cho các thế hệ sau, để các thế hệ tương lai hiểu đúng về ca trù, yêu mến và gìn giữ ca trù. Tôi đã làm sẵn hết rồi, tôi cũng đã căn dặn học trò là sau này các con mở trường tư thục để dạy, nếu Nhà nước không làm thì mình làm.
Trước mắt, tôi cũng hy vọng tới đây có thể tổ chức được nhiều buổi biểu diễn ca trù mà ở đó người nghe sẽ đến mua và đặt thẻ tre thưởng, theo đúng cách mà các quán ca trù ngày xưa đã làm.
Xin cảm ơn NSND Kim Đức.
Nghệ sĩ Phó Thị Kim Đức sinh năm 1931 tại Hà Nội. Năm 1960, bà trúng tuyển lớp đào tạo giáo sinh Trường Ca kịch dân tộc Trung ương ở Hà Nội. Sau đó, nghệ sĩ Kim Đức làm cộng tác viên, rồi được tuyển là diễn viên đội chèo Đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Bà nghỉ hưu năm 1986 và đến năm 1993 được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú ngành chèo. Nghệ sĩ Kim Đức vẫn tiếp tục cộng tác thu thanh với Đài Tiếng nói Việt Nam. Bà đã lưu diễn ở nhiều nơi như Mỹ, Pháp, Thuỵ Sỹ, Hồng Kông... và được nhiều khán giả nước ngoài mến mộ. Ở tuổi 88, những nỗ lực cống hiến cho nghệ thuật của bà trong suốt những năm qua được đền đáp xứng đáng bằng danh hiệu NSND. |
NSƯT Hoàng Tùng cho biết, anh rất nể phục “mối duyên” âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung. Ở nhạc sĩ luôn đau đáu viết nên những lời ca, giai điệu để qua âm nhạc có thể lột tả được mọi khía cạnh trong đời sống con người.
Sở Y tế đề nghị Trường Đại học Y Dược TP.HCM hỗ trợ xác minh bằng tốt nghiệp Cao đẳng điều dưỡng nghi là bằng giả và sẽ chuyển thông tin đến Công an TP.HCM để điều tra.
Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, ngoại giao đã huy động được sự ủng hộ của người dân các nước, tạo nên phong trào quốc tế rộng lớn chưa từng có ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Nhân dân Việt Nam.
Lê Huy Việt Anh (sinh năm 2008) là đội trưởng U17 Việt Nam đang nổi lên như một thủ lĩnh thế hệ mới. Chàng trai gốc xứ Thanh phải vượt qua bao khó khăn và thách thức để thực hiện ước mơ khoác áo đội tuyển Việt Nam ở các cấp độ.
Hoa hậu Thanh Thủy, Tuyết Vân, Nguyễn Trần Duy Nhất hào hứng trong buổi hợp luyện tối 22/4 trên đường Lê Duẩn (quận 1, TP HCM) chuẩn bị Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Trước việc nhiều người truyền tai nhau cách nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai để chữa bệnh, nhiều chuyên gia cho rằng đây là hành vi nguy hiểm, có thể gây mù loà vĩnh viễn.
Bằng hình thức hợp tác đầu tư, chia lợi nhuận khủng, Ngô Sĩ Linh và Nguyễn Hoài Nghĩa đã lừa đảo 261 bị hại và chiếm đoạt số tiền hơn 125 tỷ đồng.
Quán cà phê chim (gần quán Phở Sài Gòn) đường Phạm Thái Bường; CLB Chim cảnh Khánh Nguyên ở Khu đô thị Minh Linh (phường 5, TP Vĩnh Long). Chích chòe là giống chim vốn có tài vừa hót hay luyến láy như “ca sĩ”, vừa có thể huấn luyện thành một “võ sĩ” để thi đá. Thi đá chim thường là chích chòe than và thi hót dành cho chích chòe lửa, chim chào mào, chim họa mi, chim hút mật…
Theo nguồn tin từ Axios, Mỹ đã chính thức gửi cho Ukraine một đề xuất hòa bình được mô tả là “lời đề nghị cuối cùng”. Văn bản này chỉ dài một trang và Mỹ yêu cầu Ukraine phải phản hồi về đề xuất này ngay trong tuần này.
Không phải tới lúc này, Hội Điện ảnh Việt Nam đề nghị Bộ Công an vào cuộc, mà từ tháng 2/2025, ông Mai Huyền Linh (tức MC Quyền Linh) đã gửi đơn tới Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đề nghị làm rõ hàng loạt trang mạng xã hội có dấu hiệu cắt ghép, dán hình của mình nhằm đưa thông sai sự thật.
Mùa nắng nóng tại Đà Nẵng, nhiệt độ liên tục tăng cao, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện để làm mát trong sinh hoạt của người dân cũng tăng lên. Việc tiêu thụ điện năng đi liền với chi phí phải trả nên trong bối cảnh này, người dân TP Đà Nẵng đã tìm ra nhiều cách làm mới, sáng tạo hơn để tiết kiệm điện, góp phần bảo vệ môi trường và giảm tải cho ngành Điện.
5G Open RAN do Viettel High Tech phát triển đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Từ việc được chuyên trang viễn thông toàn cầu Light Reading đánh giá cao đến hợp tác triển khai mạng 5G Private tại Nigeria, Viettel đang cho thấy hướng đi chủ động và bài bản khi kinh doanh công nghệ cao tại thị trường toàn cầu.
Mới đây, Tòa án Nhân dân (TAND) quận Gò Vấp (TP.HCM ) đã thông tin về việc sẽ chính thức mở phiên tòa xét xử vụ kiện xe Mercedes hơn 5 tỷ đồng bị cháy của ca sĩ Duy Mạnh.
Chuẩn bị mở màn Chiến dịch Biên giới, đầu tháng 8/1950, Bộ Tổng Tham mưu thành lập bộ phận tiền phương do đồng chí Phan Phác, Phó tổng Tham mưu trưởng làm Trưởng bộ phận Tham mưu tiền phương trực tiếp chỉ đạo.
Người chồng phát hiện vợ là N.N.Y. ở thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau bắt nhốt một người phụ nữ để đánh đập, anh đã gọi điện báo công an đến giải cứu nạn nhân.
Kỳ tích mùa du lịch hè 2024 tại Sầm Sơn dự kiến sẽ lặp lại trong năm nay khi tâm điểm du lịch xứ Thanh được đầu tư hàng loạt sản phẩm mới cùng chuỗi sự kiện lễ hội đẳng cấp. Đây là “bệ phóng” cho BĐS du lịch – nghỉ dưỡng tại thành phố biển này.
Võ Thanh Hoàng Anh vừa tốt nghiệp Cử nhân Công nghệ thông tin, chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo, với số điểm tuyệt đối (4.0/4.0) và được vinh danh là Thủ khoa của ngành.
Vũ Văn Lịch, nghi phạm cướp ngân hàng ở Hà Nội, khai do nợ nần vì chơi "tài xỉu" trên mạng nên đã lên kế hoạch dùng dao và xăng uy hiếp nhân viên ngân hàng để lấy tiền trả nợ.
NSƯT Hoàng Tùng cho biết, anh rất nể phục “mối duyên” âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung. Ở nhạc sĩ luôn đau đáu viết nên những lời ca, giai điệu để qua âm nhạc có thể lột tả được mọi khía cạnh trong đời sống con người.
Trước nhu cầu vốn tăng cao phục vụ sản xuất – kinh doanh trong bối cảnh kinh tế phục hồi, đặc biệt từ hộ cá thể, tiểu thương, người làm nông nghiệp và dịch vụ nhỏ lẻ, Agribank triển khai gói tín dụng ngắn hạn ưu đãi 50.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân. Gói vay hỗ trợ hiệu quả dòng tiền, thủ tục nhanh gọn, lãi suất chỉ từ 4,5%/năm, phù hợp với nhu cầu vốn quay vòng, mở rộng sản xuất và duy trì hoạt động kinh doanh.
9 cầu thủ sẽ vắng mặt ở vòng 20 V.League 2024/2025 do án treo giò từ BTC giải.
UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án mở rộng, cải tạo nút giao thông tại khu vực ngã 5 Đống Đa - Hoa Lư, với tổng mức đầu tư hơn 500 tỷ đồng.
Việc làm và thu nhập không ổn định trong bối cảnh kinh tế không nhiều khả quan khiến người dân thắt chặt chi tiêu. Các chuyên gia và doanh nghiệp lớn trong ngành bán lẻ bàn cách kích thích tiêu dùng nội địa.
Thủ tướng nhấn mạnh, trong hết nhiệm kỳ này, ĐBSCL có 600 km cao tốc và phấn đấu tới năm 2030 có ít nhất 1.300 km cao tốc, cao hơn dự kiến trước đây gần 100 km.
Khoảng 5 giờ ngày 23/4, tại Km332+50 trên tuyến cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45, thuộc địa phận xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa đã xảy ra vụ tai nạn giữa hai xe tải khiến 2 người bị mắc kẹt trong ca bin, tử vong.
Agribank triển khai chương trình ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh”, cùng hàng loạt chương trình tín dụng ưu đãi có quy mô lớn, lãi suất cạnh tranh và thủ tục linh hoạt.
Cập nhật giá vàng hôm nay 23/4: Giá vàng thế giới giảm mạnh sau khi hướng đến mốc 3.500 USD/ounce. Trong nước, ngay giờ mở cửa, vàng miếng SJC "bốc hơi" 2 triệu đồng/lượng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố, chính quyền của ông sẽ không áp dụng cách tiếp cận cứng rắn đối với Trung Quốc trong vấn đề thuế quan, đồng thời cho biết, mức thuế hiện tại lên tới 145% sẽ được giảm xuống "đáng kể" trong thời gian tới.
Agribank - với vai trò là ngân hàng thương mại hàng đầu đầu tư cho “Tam nông”, đã và đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc cung ứng nguồn vốn, giải pháp tài chính và đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã lập phương án tổ chức trực và xử lý sự cố, sửa chữa điện 24/24h sẵn sàng đảm bảo cung ứng điện tuyệt đối an toàn, liên tục và chất lượng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong dịp Lễ kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025) và ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2025) .
Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cơ sở của TP Hà Nội, dự kiến TP thành lập 5 phường rộng chưa đầy 2 km2, gồm: phường Cửa Nam, phường Láng, phường Ô Chợ Dừa, phường Văn Miếu – Quốc Tử Giám và phường Hoàn Kiếm.