Nút giao Vành đai 3 với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang gấp rút hoàn thiện để kết nối với cầu Nhơn Trạch, dự kiến thông xe kỹ thuật dịp 30/4.
Nút giao Vành đai 3 với cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây là một trong sáu nút giao quy mô lớn trên tuyến Vành đai 3 TP HCM.Ghi nhận của PV Dân Việt, hiện nút giao này đang bước vào giai đoạn thi công cao điểm, đặt mục tiêu hoàn thành các hạng mục chính vào dịp 30/4.Trên công trường, nhân công cùng máy móc được huy động tối đa, chia làm nhiều mũi thi công.Nút giao này được thiết kế với cầu vượt bắc qua Vành đai 3 cùng bốn nhánh rẽ, giúp các phương tiện di chuyển thuận lợi. Công trình còn tích hợp tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành.Các đơn vị đang tập trung thi công nhiều hạng mục như lắp đặt dầm cầu, hoàn thiện bản mặt cầu và gia cố nền đường.Hạng mục cầu vượt ngang Vành đai 3 cũng đang được lắp dầm.Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (chủ đầu tư) cho biết, gói thầu XL1 bao gồm phạm vi nút giao quan trọng này đã hoàn thành hơn 50% khối lượng công việc.Dự kiến, đến tháng 6, phương tiện chính thức lưu thông qua khu vực nút giao này, giúp giảm tải đáng kể áp lực giao thông cho tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đồng thời nâng cao hiệu quả vận hành của toàn bộ hệ thống giao thông trong khu vực.Theo kế hoạch, các hạng mục chính của nút giao giữa Vành đai 3 và cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây được hoàn thành vào dịp 30/4, đồng bộ với tiến độ của cầu Nhơn Trạch.Theo lộ trình, đến cuối năm 2025, đoạn Vành đai 3 qua TP Thủ Đức sẽ thông xe kỹ thuật tuyến đường trên cao dài 14,7km, nối liền từ cầu Nhơn Trạch đến nút giao Tân Vạn. Đồng thời, 6,54km của tuyến Vành đai 3 đi qua Long An cũng dự kiến sẽ thông xe kỹ thuật vào cuối năm nay, tạo ra mạng lưới giao thông liên kết chặt chẽ, góp phần giảm tải và cải thiện lưu thông cho khu vực.
Dự án Vành đai 3 có chiều dài 76 km, đi qua 4 địa phương, gồm TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An với tổng kinh phí gần 75.400 tỷ đồng. Dự kiến dự án hoàn thành dự án vào năm 2025 và thông xe toàn tuyến vào năm 2026.
Dự án được đánh giá là công trình có ý nghĩa quan trọng, mở ra không gian phát triển các hành lang công nghiệp, kết nối nhiều cụm cảng biển đồng thời tăng cường kết nối các khu vực và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng trọng điểm phía Nam.
357 cây cổ thụ xanh mát, gắn bó với cảnh quan đô thị Hà Nội sắp bị di chuyển và chặt hạ để nhường chỗ cho dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có chiều dài 2,2 km, với tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng.
Sông Nhuệ đoạn chạy qua Hà Nội hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, tuy nhiên một viễn cảnh sông Nhuệ trở thành trục sinh thái - văn hóa rất được mong đợi.
357 cây cổ thụ xanh mát, gắn bó với cảnh quan đô thị Hà Nội sắp bị di chuyển và chặt hạ để nhường chỗ cho dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có chiều dài 2,2 km, với tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng.
Nút giao đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông, Hà Nội) và quốc lộ 6 hàng ngày luôn có một lượng phương tiện giao thông lớn qua lại. Cảnh ùn tắc giao thông, xếp hàng dài chờ đèn đỏ thường xuyên xảy ra tại nút giao này, nhất là vào giờ cao điểm.
Ngày 17/4, Đại tướng Phan Văn Giang đã chủ trì lễ đón trọng thể đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Bộ trưởng Đổng Quân dẫn đầu sang Việt Nam tham dự giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9.
Trung đoàn Cảnh sát bảo vệ mục tiêu cơ quan đại diện Ngoại giao (thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động - Bộ Công an) là lực lượng quan trọng, đảm bảo an ninh tại các khu vực trọng yếu như cơ quan ngoại giao, đại sứ quán, cơ quan nhà nước... Hiện nay, với 73 mục tiêu cần bảo vệ và 119 vọng gác, Trung đoàn Cảnh sát bảo vệ mục tiêu đang triển khai lực lượng trên phạm vi rộng, bao phủ 7 quận và 22 phường của Thủ đô Hà Nội.
62 chiến mã của lực lượng Cảnh sát cơ động Kỵ binh được chăm sóc đặc biệt, chu đáo để đảm bảo sức khỏe và phong thái oai vệ cho đợt diễu hành trong dịp Đại lễ 30/4 sắp tới.
Hoạt động Giao lưu thiếu nhi Lạng Sơn, Việt Nam và thiếu nhi thị trấn Bằng Tường, Trung Quốc nằm trong chuỗi chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 9 năm 2025.
Chiều 16/4, tại Hà Nội, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư đã khai mạc. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu dự Lễ khai mạc và tham quan Triển lãm về Tăng trưởng xanh, được tổ chức ngay bên lề Hội nghị.
Ngày 16/4, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân tham quan Cửa khẩu thông minh Hữu Nghị Quan, thăm Đại đội Biên phòng và Trường Tiểu học số 4 (Bằng Tường, Trung Quốc).
Dân quân biển được đặc biệt chú ý khi lần đầu tiên tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sáng nay (16/4), tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thực hiện nghi thức chào và tô son cột mốc 1116. Đây là hoạt động mở đầu cho Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9.
Sáng 16/4, tại Trung đoàn Không quân 935 (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an đồng chỉ đạo kiểm tra buổi tổng hợp luyện diễu binh diễu hành lần thứ 2 của 36 khối quân đội, công an để chuẩn bị Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh là một trong những công trình giao thông trọng điểm, đang bước vào giai đoạn hoàn thiện để kịp thông xe vào dịp 30/4.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt mang tên “Bản hùng ca mùa Xuân đại thắng”. Triển lãm trưng bày gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật quý liên quan đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, trong đó có chiếc la bàn của Đại tướng Văn Tiến Dũng sử dụng để xác định vị trí trên bản đồ chỉ đạo Chiến dịch Tây Nguyên và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975.
Ba lần trước ông Tập Cận Bình đến Việt Nam vào các năm 2015, 2017, 2023 trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc, năm 2011 ông đến đất nước hình chữ S trên cương vị Phó Chủ tịch nước.