Xem phim, tôi chấn động khi phát hiện ra 4 bài học giúp mình trưởng thành, đủ tự tin và làm chủ được các mối quan hệ
Bộ phim không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về tình dục mà còn là những trải nghiệm, khám phá sâu sắc những mối quan hệ.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đi dọc quốc lộ 21A đoạn qua xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam), không khó để bắt gặp các tác phẩm hòn non bộ xuất hiện rất nhiều ở hai bên đường. Nơi đây nổi tiếng về nghề chế tác đá cảnh (đắp hòn non bộ) từ khoảng những năm 90 của thế kỷ trước. “Ông tổ” nghề đã biến nơi đây thành “phố non bộ” giúp nhiều gia đình sống sung túc ấy chính là ông Nguyễn Cảnh Hưng - người thương binh hạng 2/4 với thương tật lên tới 61%.
Chúng tôi ghé thăm ông dịp kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2024) tại làng Động Nhất (xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Dọc con đường bạt ngàn đá cảnh hai bên, vừa đi ông vừa kể về thời thơ ấu sinh ra và lớn lên trong điều kiện nhọc nhằn: “Mười tuổi tôi mồ côi mẹ, cha đi bước nữa. 12 tuổi tôi theo cha lên Hà Nội mưu sinh bằng nghề kéo xe lôi. Cha mất khi tôi còn chưa đầy 13. Năm 1951, tôi cùng dì về quê sinh sống và ngay chính quê hương của mình tôi bị bắt đi phu cho giặc Pháp. Ngày ngày tôi phải mang gạch, đá lên đồn bốt giặc Pháp…”. Ông bảo: “Đó là thời kỳ đen tối nhất của đời tôi".
Ông Hưng luôn nhớ về thời niên thiếu vất vả mưu sinh. Ảnh: Phạm Thứ.
Kháng chiến chống Pháp thành công, hoà bình lập lại ở miền Bắc. Cuộc đời của chàng thanh niên Nguyễn Cảnh Hưng bước sang trang mới. Ông được đi học rồi lấy vợ và sinh con. Năm 1959, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông chia tay vợ trẻ và con thơ, gia nhập Trung đoàn 803, Sư đoàn 324 hành quân vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu. Đó là những năm tháng không thể nào quên với ông.
Trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân (1968) tại Thừa Thiên - Huế, ông bị thương, phải cắt bỏ chân trái và một ngón tay. Ra Bắc năm 1971, sau 6 lần mổ vết thương, ông trở thành thương binh hạng 2/4 và được chuyển ngành về Ty Thực phẩm Nam Hà (nay là tỉnh Hà Nam và Nam Định).
Xuất ngũ về quê dưỡng thương, từ đây thương binh Nguyễn Cảnh Hưng lại trở thành “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế". Về nghỉ hưu từ Ty Thực phẩm Nam Hà, dù sức khỏe đã yếu nhưng ông vẫn cùng vợ làm việc cật lực để nuôi 6 người con.
Ông kể: “Tôi đã kinh qua đủ thứ nghề. Nào là nấu rượu, nuôi lợn, bán hàng, làm miến, tráng bánh, bán hoa,... nhưng vẫn không đủ tiền để nuôi hơn “nửa tiểu đội” ăn học. Nỗi day dứt đó còn hành hạ ông hơn cả những vết thương trên cơ thể khi trái gió trở trời.
Trở về từ chiến tranh, ông Hưng bị mất 1 ngón tay và 1 chân. Ảnh: Phạm Thứ.
Trước đây khi còn ở chiến trường, vào lúc rảnh rỗi ông thường tỉ mỉ sưu tầm đá cảnh, những giò phong lan để trang trí, ngụy trang cho hầm hào và những chiếc ba lô trên đường Nam tiến. Việc làm đó đã phần nào giúp người lính quên đi cái tàn khốc và ác liệt của chiến tranh. Giữa lúc tưởng như tuyệt vọng nhất, những kỷ niệm về những ngày ông còn ở Trường Sơn với cỏ cây, hoa lá lại hiện hữu. Ông chợt nghĩ đời sống dần khấm khá, người dân sẽ tìm đến những thú chơi tao nhã. Từ đó ông bắt đầu “dấn thân" vào nghề trồng cây, tạc đá.
Nhưng ý tưởng kinh doanh non bộ đá cảnh của Nguyễn Cảnh Hưng xuất hiện vào thời điểm những năm 90 của thế kỷ trước bị nhiều người coi là “gã khùng". Những ngày ban đầu, ông một mình lặn lội cùng chiếc xe đạp cũ kỹ vượt hàng chục cây số vào vùng núi Kim Bảng (Hà Nam) tìm đá, tìm cây. Bà Hoàng Thị Khang - vợ của ông bảo rằng: “Ông ấy đi bằng ý chí chứ không phải đi bằng đôi chân".
Ông Nguyễn Cảnh Hưng và thú “chơi” lan khi đã an dưỡng tuổi già. Ảnh: Phạm Thứ.
Ký ức về những lần vấp ngã, rơi chân giả, ông Hưng đều vẫn còn nhớ như in. Ông kể lại: “Có lần qua đò, do sức yếu, đường đất trơn trượt, cả người, xe và đá đổ ập xuống đường. Tôi gắng sức bình sinh để dựng xe dậy, nhưng khi vừa đứng dậy thì người và xe lại loạng choạng rồi lăn tòm xuống sông giữa chiều cuối năm lạnh giá.
Có lần, đi chợ Ba Na bán cây cảnh. Đường ngược gió, xe tuột xích tôi ngã văng cả chiếc chân giả mà không sao gượng dậy nổi. Đành ngậm ngùi ngồi đợi gần một tiếng đồng hồ mới có người đi tới để nhờ nhặt và lắp hộ bàn chân giả. Có những lúc tôi đã khóc, nhưng cứ nghĩ đến thời mưa bom bão đạn khốc liệt, nghĩ về đồng đội tôi lại như được tiếp thêm sức mạnh", ông Hưng bộc bạch.
Dẫu khó khăn là thế, nhưng khắp các núi rừng từ Thung Mơ, Thung Trứng (Hà Nam) đến Hà Trung (Thanh Hoá), Suối Tép (Hoà Bình)... đâu đâu cũng in dấu chân người lính Bộ đội Cụ Hồ Nguyễn Cảnh Hưng. Trong những dòng nhật ký kể về những chuyến đi rừng ngày ấy, ông viết: “Vào rừng nghe tiếng chim hót: bắt - cô - trói - cột, tôi lại ngẫm rằng ấy là tiếng chim động viên tôi “khó - khăn - khắc - phục”. Tiếng chim thôi thúc tôi chân lành, chân giả leo lên từng dãy núi cao, vượt qua từng mỏm đá để mang về những tảng đá, dò phong lan, những cây gỗ lũa ưng ý".
Có đá, có cây rồi nhưng làm sao để thổi hồn vào những vật vô tri, vô giác cũng không phải chuyện dễ dàng. Ông Hưng lại bắt đầu hành trình ngày đêm “tầm sư học đạo", nghiên cứu đủ loại sách vở, thực tế về dáng đá, dáng cây. Ông bảo: “Núi đá thì có thạch nhũ đẹp thế đấy. Nhưng không phải đặt nó vào đâu cũng đẹp, mà cần phải có thế, có dáng”.
Bằng khen “Cựu chiến binh xóa đói giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” do Hội Cựu chiến binh Việt Nam tặng ông Nguyễn Cảnh Hưng. Ảnh: Phạm Thứ.
Nhờ nghiên cứu về thuật đá bonsai cùng với 9 năm bộ đội gắn liền với núi rừng Trường Sơn nên ông đã nhanh chóng trở thành một nghệ nhân có tiếng trong làng non bộ. Những thế núi Tam Sơn, Nhị Sơn, Phụ Tử, Quân Vương,... chính là những ký ức về thời niên thiếu cầm súng bảo vệ tổ quốc, về Trường Sơn - nơi dấu chân ông và đồng đội đã đi qua.
Để có những hòn đá non bộ giá trị, đòi hỏi người chế tác phải có một góc nhìn nghệ thuật nhất định. Cách lắp đặt, sắp xếp các mảnh đá, bố trí các loại muông thú, cỏ cây, tượng người, cầu quán, chùa tháp,... phải được “cân đo đong đếm” cẩn thận. Suối chảy phải quanh co và đổ xuống từ độ cao 2/3 hòn non bộ. Chùa, tháp phải chon von trên đỉnh núi cao nơi khuất bóng.
Non bộ càng giống núi thật ngoài đời càng có giá trị. Ông tạo cả rêu cho núi già cỗi và mang dáng vẻ cổ kính hơn bằng cách dùng nước cơm đặc quét lên bề mặt núi, để vào nơi ít ánh sáng, giữ độ ẩm để rêu mọc lên. Các đường mòn quanh co trên sườn núi, bao giờ cũng phải có mấy bụi dương xỉ, mấy khóm cây cằn cỗi…
Một số tác phẩm chế tác từ làng nghề đá Động Nhất hiện nay. Ảnh: NVCC.
Sự độc đáo, cầu kỳ mà không tách rời cái vốn có của tự nhiên khiến sản phẩm của ông Nguyễn Cảnh Hưng nhanh chóng nổi tiếng trong giới chơi non bộ. Hàng trăm cơ quan, đơn vị từ Bắc chí Nam đã tìm đến sản phẩm của ông. Từ đó, sản phẩm của ông bắt đầu tỏa đi khắp mọi miền Việt Nam và cả thị trường quốc tế.
Năm 1999, ông Nguyễn Cảnh Hưng đã làm được một điều phi thường chưa từng có trong tiền lệ của Việt Nam: xuất khẩu non bộ. Hàng chục container đá non bộ được xuất khẩu sang các thị trường Lào, Đức, Hàn Quốc, Úc, Đài Loan, Hồng Kông,.. đem lại doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm. Hơn chục năm nặng tình với đá, cuối cùng ông cũng được đền đáp. Ông trở thành tỷ phú “đá" đầu tiên của mảnh đất chiêm trũng vốn nghèo khó này.
Trở thành tỷ phú đầu tiên trên mảnh đất đồng chiêm, thương binh Nguyễn Cảnh Hưng không đành lòng khi nhìn thấy bao gia đình trên quê hương, trong đó có cả những chiến hữu năm xưa đã cùng ông vào sinh ra tử vẫn phải quay cuồng với cuộc sống “cơm áo gạo tiền". Hơn 40 gia đình cựu chiến binh trong vùng được ông truyền nghề và hỗ trợ vốn, nhiều gia đình đã trở nên khá giả nhờ nguồn thu từ các hòn non bộ. Gần 200 lao động là quân nhân xuất ngũ, con em thương binh, liệt sỹ đã được nhận vào làm việc trong 4 cơ sở chế tác non bộ của gia đình ông với thu nhập từ 40.000 - 50.000 đồng/ngày - một mức thu nhập khá vào những năm 2000.
Hàng năm, ông Hưng đóng góp hàng chục triệu đồng ủng hộ quỹ khuyến học, ủng hộ đồng bào bão lũ, nạn nhân chất độc da cam. Ông Hưng còn tặng hàng tỷ đồng cùng hàng trăm cây cảnh, bể đá non bộ để trùng tu và xây dựng các nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm,... Khóe mắt ông ngấn lệ bởi chính người con trai cả của ông cũng đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc: “Nó đã phù hộ cho người cha may mắn sống sót này có được như ngày hôm nay".
Đất và người Động Nhất ngày càng phát triển nhờ nghề đá ông truyền lại. Ảnh: Phạm Thứ.
Bên cạnh cương vị Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Hà Nam, ông Hưng cũng từng đảm nhận chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Hội Sinh vật cảnh Việt Nam; Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Nam; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khuyến học tỉnh Hà Nam. Ông đã nhận được 25 bằng khen, 6 huy chương và nhiều giấy khen từ cơ sở đến Trung ương. Đặc biệt, tháng 5/2006, ông vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc thời kỳ đổi mới, bằng khen “Thương binh vượt khó làm kinh tế giỏi".
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phạm Văn Độ (Chủ tịch UBND xã Liêm Cần) cho biết: "Trong quá trình hoạt động của mình, ông Hưng có rất nhiều những đóng góp cho địa phương, từ chung tay xây dựng nông thôn mới tới các phong trào khuyến học và rất được bà con tại địa phương kính trọng. Cá nhân tôi khi được gần gũi thấy ông Hưng là người rất có tâm, hiền lành và rất có trách nhiệm. Hằng năm, khi có những đề xuất khen thưởng, chúng tôi luôn đề xuất để ông Hưng được vinh danh".
Anh Nguyễn Ngọc Huân, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Liêm Cần cũng là một trong những người được thừa kế nghề chế tác đá cảnh từ ông Hưng. Anh Huân chia sẻ: "Ông không những đã vượt lên hoàn cảnh để là giàu trên chính quê hương mà còn chung tay giúp nhiều người khác có công ăn việc làm. Tuổi trẻ chúng tôi rất khâm phục nghị lực đó của ông. Ngoài ra, ông cũng luôn có những định hướng cho hàng hậu học chúng tôi để nâng tầm được vị thế của làng nghề".
Bằng khen được ông Hưng trang trọng trưng bày tại phòng khách. Ảnh: Phạm Thứ.
Rời phố Động trong khung cảnh sầm uất, những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát nhau như một minh chứng về quá trình “thay da đổi thịt" nhờ đá và cây cảnh. Cuộc đời của thương binh Nguyễn Cảnh Hưng tưởng như tăm tối giờ đây có cả con đường và thảm hoa. Những đóng góp của ông giống như mầm cây, bén rễ và phát triển thành cây đại thụ đưa con người và quê hương ngày càng phát triển đi lên. Ông đã sống và cống hiến như lời chia tay của mình và người bạn chiến đấu năm nào: “Mặc dù chân mất còn tay/Trái tim còn đập còn xây cuộc đời”.
Hội thảo “Ứng dụng tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị ung thư sớm đại trực tràng” là hội thảo khoa học nội soi lớn nhất phía Bắc được tổ chức lần đầu tiên ở bệnh viện tư nhân - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ).
Bộ phim không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về tình dục mà còn là những trải nghiệm, khám phá sâu sắc những mối quan hệ.
Đầu thời Chiến Quốc, nước Ngụy hùng mạnh nhất. 50 vạn quân Tần với hiệu quả chiến đấu thấp đã bị 5 vạn Ngụy tinh nhuệ của Ngô Khởi đánh bại. Nước Tần khi đó binh lực gấp mười lần, lại bị tinh quân của Ngụy đánh bại, thua rất thê thảm. Vậy vì sao sau này Tần có thể tiêu diệt 6 nước?
Pháo hoa tầm cao, tầm thấp kết hợp hỏa thuật rực sáng, người dân Hà Nội có dịp chiêm ngưỡng màn pháo hoa mãn nhãn kể từ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Hơn 10.000 người từ nhiều lực lượng của Việt Nam, Lào, Campuchia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm đại lễ 30/4 trên nhiều đường TP HCM, tối 22/4.
“Hẹn ước Bắc Nam” – chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra tối 22/4 tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình đã mang đến cảm giác choáng ngợp, xúc động.
Khi nhắc đến các mỹ nhân của Tam Quốc, ngoài Điêu Thuyền, Chân Mật, mọi người nhắc ngay đến Đại Kiều và Tiểu Kiều vùng Lư Giang.
Người sinh vào những tháng Âm lịch này tài năng lại may mắn. Họ được dự báo sẽ đạt được bước nhảy vọt trong sự nghiệp, về sau tiền của dồi dào.
Điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, Tổng thống Nam Phi chính thức mời Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và mời đoàn Lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam dự Hội nghị các chính đảng G20, Hội nghị Thượng đỉnh G20
Ba Hương, Tư Đạp và dàn diễn viên phim "Địa đạo" mặc áo bà ba, đầu quấn khăn rằn theo trang phục du kích cùng hợp luyện diễu binh tối 22/4 tại TP.HCM. Nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng được người đi xem nhận ra, hò reo cổ vũ.
Tối 22/4, hai chiếc xe tăng T-54 huyền thoại có số hiệu 173 và 822 được vận chuyển vào sân khấu chính SVĐ Mỹ Đình tại chương trình chính luận nghệ thuật "Hẹn ước Bắc Nam”.
Ở cuộc đọ sức tại vòng tứ kết Cúp Quốc gia, CLB CAHN được chơi hơn người trong phần lớn thời gian của trận đấu. Nhờ đó, các học trò HLV Alexandre Polking lội ngược dòng hạ Hải Phòng với kết quả 3-1.
Không gian lễ hội tại Chợ tình Xuân Dương đã mang đến cho du khách nhiều cơ hội trải nghiệm những đặc sắc văn hóa không chỉ của huyện Na Rì. Chợ tình Xuân Dương như một bức tranh sinh động về đời sống văn hóa của người vùng cao tại Bắc Kạn.
Chiều 22/4, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng đã tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa đọc 2025 với chủ đề “Văn hóa đọc – Kết nối cộng đồng”.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác định có 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (sữa dạng bột), có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết, các cường quốc châu Âu đã thông báo cho Mỹ biết những điều khoản “không thể thương lượng” trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Ukraine và Nga, trước vòng đàm phán mới dự kiến diễn ra vào thứ Tư 23/4.
Tối 22/4, Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) tại khu vực trường đua F1, SVĐ Mỹ Đình.
Sau thời gian dài úp mở, Vũ Văn Thanh cuối cùng cũng công khai bạn gái Trần Bích Hạnh đúng dịp sinh nhật tuổi 29 của mình. Theo tiết lộ, Trần Bích Hạnh sinh năm 1993, quê ở Nam Định, sinh ra trong gia đình có tiếng và kinh tế khá giả.
Gần hai thế kỷ trước, ba khẩu thần công do một người Quảng Nam chỉ huy đúc đã chìm xuống biển Hà Tĩnh. Gần đây, một tàu cá cũng từ Quảng Nam vô tình tìm thấy chúng. Một cuộc trùng phùng kỳ lạ giữa người xưa và hậu thế, qua làn nước sâu và duyên nợ lịch sử.
Nhóm đối tượng dùng chất cấm sản xuất hơn 3.500 tấn giá đỗ bán ra thị trường ở Nghệ An và vùng phụ cận. Sau vụ việc, người tiêu dùng e ngại, thậm chí quay lưng với giá đỗ.
Không quân Ukraine vừa tấn công một căn cứ phóng máy bay không người lái (UAV) của Nga tại Kursk, tiêu diệt 20 sĩ quan của đối phương, theo Pravda.
Nhiều tuyến đường khu vực trung tâm TP.HCM cấm lưu thông từ 18h để chuẩn bị hợp luyện diễu binh lần thứ hai. Hàng quán khu vực sát đường Lê Duẩn đóng cửa để phục vụ công tác hợp luyện diễu binh.
Ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, Khánh Hòa đảm bảo các nguyên tắc, nơi làm việc phải bố trí đầy đủ, khang trang phù hợp với các cơ quan chuyên môn, các cơ quan đoàn thể.
3 con giáp này khéo léo hơn trong giao tiếp, có thể tránh được những tranh chấp, hiểu lầm không đáng có, thành công hơn trong tháng 5.
Hậu vệ Việt kiều Kevin Phạm Ba 1m81 báo tin dữ cho ĐT Việt Nam; PSG quyết qua mặt Real trong vụ Alexander-Arnold; Barca ra giá bán Raphinha; HLV Parker bật khóc khi giúp Burnley thăng hạng; Bùi Tiến Dũng đón con trai.
Chiều 22/4, hàng nghìn người từ khắp nơi đổ về trung tâm TP HCM để xem hợp luyện diễu binh. Trước giờ hợp luyện, các chiến sĩ đã rạng rỡ chụp ảnh, hát vang ca khúc Bác cùng chúng cháu hành quân cùng đông đảo người dân.
Quá trình lấy ý kiến của dân, có nguyện vọng đặt tên phường mới có bản sắc, địa danh mang ký ức, gắn bó với quê hương, nên Ban Thường vụ Thị uỷ Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) họp khẩn, quyết định thay tên phường mới từ số sang chữ. Hoài Nhơn, Bồng Sơn, Tam Quan là những cái tên được đặt cho phường mới.
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, chiều 22/4, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ, bổ nhiệm lại chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận đối với đại tá Trần Văn Mười và đại tá Đinh Kim Lập.
Điện Kremlin yêu cầu chính quyền của Tổng thống Zelensky dỡ bỏ lệnh cấm đàm phán trực tiếp với Moscow trong bối cảnh cả Nga và Ukraine đều đứng trước áp lực phải đưa ra phản ứng trong tuần này với loạt đề xuất sâu rộng từ chính quyền Tổng thống Trump nhằm chấm dứt chiến tranh.
"Đẩy mạnh công tác dạy nghề, hướng dẫn kỹ thuật,…cho hội viên nông dân đã góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn" - Đó là khẳng định của ông Bạc Cầm Khuyên, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Sơn La.
Chiều 22/4, trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Xuân Duy - Chủ tịch UBND phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội, cho biết, đến thời điểm hiện tại đơn vị vẫn chưa truy ra được thủ phạm đổ hàng nghìn hộp thực phẩm bảo vệ sức khoẻ vứt tràn lan ra đường Nguyễn Lân khiến nhiều người xôn xao.