Dù hiện tại, Cục cảnh sát giao thông đường sắt không còn sau quyết định sáp nhập do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký vào ngày 25/06/1988, đơn vị này đã từng có những cống hiến quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ký ức về tháng ngày đứng trong hàng ngũ của những người cảnh sát đường sắt chắc hẳn vẫn còn nguyên vẹn trong ông?
- Tiền thân của Cục CSGT đường sắt chúng tôi là Ty Công an đường sắt.Từ ngày 02/6/1975, Ty Công an đường sắt là một trong những đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công An có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn tương đương như Sở, Ty Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cũng bởi vậy, Ty Công an đường sắt có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra theo quy định của pháp luật đối với các vụ án xảy ra trên địa bàn đường sắt.
Về tổ chức bộ máy, đơn vị này có trại tạm giam riêng để phục vụ điều tra các vụ án (trại giam Định Công thuộc Ty Công an đường sắt).
Từ ngày 20/12/1981, Bộ Nội Vụ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục cảnh sát giao thông đường Bộ, đường sắt và đường thủy. Theo đó, Ty Công an đường sắt được đổi tên là Cục Cảnh sát giao thông đường sắt; chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy cũng có sự thay đổi.
Hai đơn vị nghiệp vụ là phòng Cảnh sát kinh tế và phòng Cảnh sát hình sự thuộc Cục cảnh sát giao thông đường sắt không còn chức năng điều tra các vụ án xảy ra trên đường sắt như trước đây nữa. Những đơn vị này chỉ làm công tác nghiệp vụ nắm tình hình để chủ động phối hợp với Công an các địa phương đấu tranh phòng chống tội phạm trên đường sắt, việc điều tra các vụ án xảy ra trên đường sắt thuộc địa bàn tỉnh nào thì tỉnh đó điều tra theo quy định của pháp luật.
Cống hiến với nghề hơn nửa đời người, tôi thấy những sự thay đổi, điều chỉnh trong tổ chức công tác là tất yếu, quyết định của Đảng và Nhà Nước hoàn toàn phù hợp với tình hình xã hội.
Tôi ra trường năm 1984, được cử về làm việc tại Cục Cảnh sát giao thông đường sắt. Tới năm 1988, do có sự sáp nhập, tôi chuyển công tác về Cục Cảnh sát hình sự. Bốn năm làm cảnh sát đường sắt không dài, nhưng trong ký ức của tôi, những ngày này đi qua rất chậm và vô cùng đáng nhớ.
Hiện tại, những vụ việc liên quan tới đường sắt đã giảm rất nhiều, thế nhưng khi ấy, các chuyến tàu từng là địa bàn phức tạp, xảy ra nhiều vụ án. Ông đánh giá thế nào về tình hình an ninh đường sắt tại thời điểm đó? Vì sao tội phạm hình sự ở trên đường sắt thời kỳ đo rất phức tạp?
- Thứ nhất, phương tiện giao thông đường sắt (kể cả nhà ga và trên tàu) là nơi tập trung đông người, vận chuyển hàng hóa, tài sản, bưu kiện… Đây chính là miếng mồi béo bở, là địa bàn gây án của tội phạm truy nã ẩn náu trốn tránh sự truy bắt của cơ quan Công an.
Thứ hai, phương tiện giao thông đường bộ và đường thủy thời kỳ đó chưa phát triển, rất ít ô tô, xe máy, tàu thủy… Tàu hỏa là phương tiện giao thông phổ biến bậc nhất để hành khách đi lại, buôn bán vận chuyển hàng hóa.
Giai đoạn này, chức năng nhiệm vụ của Cục Cảnh sát giao thông với Công an các địa phương còn chồng chéo, tội phạm thì hoạt động lưu động giữa các địa bàn, các tỉnh…, khó phân định thẩm quyền trách nhiệm thuộc đơn vị nào khi có vụ án xảy ra. Sự phối hợp cũng rất khó khăn (thực tế có vụ xảy ra ở nhiều địa bàn khi tàu đang chạy).
An ninh đường sắt lúc đó có thể nói là rất phức tạp, rất nhiều tội phạm liều lĩnh, côn đồ, nguy hiểm lúc nào cũng rình rập.
Một trong những vụ án lớn mà ông và đồng đội đã bắt tay phá án tại các tuyến đường sắt khi ấy?
- Có thể kể tới vụ án tại ga Đồng Mỏ, gồm hai tướng cướp Vi Mạnh Cường và Vi Mạnh Hùng, một trong những băng cướp khét tiếng nhất tại Lạng Sơn thời bấy giờ. Là những tên tội phạm rất hung hãn, liều lĩnh, chúng cầm súng AK báng gập đã cưa nòng, cứ nghi ngờ người nào là công an liền nổ súng.
Chúng tôi từng chạm mặt hắn vài lần, không ít lần rình bắt nhưng không dám hành động bởi khi hắn ra tay, nhiều người dân sẽ phải chết oan.
Năm 1985, khi hai tên cướp chui vào cái hang ở Đồng Mỏ, chúng tôi bao vây bên ngoài rồi tổ chức tấn công, vây bắt. Sau một thời gian đấu tranh, một đồng chí trong nhóm buộc phải nổ súng, tiêu diệt đối tượng ngay tại đó.
Một vụ khác, khi được tin mật báo rằng có một nhóm đối tượng cấu kết với nhau để trộm cướp trên tàu - một số lên nóc toa, một số ở trong khoang hành khách. Tổ công tác đã hội ý phân công bám sát đối tượng, tôi được phân công ở trên nóc toa. Đúng như nhận định, tàu đang chạy heo hút trong đêm thì xuất hiện một số đối tượng đã chuyển ba lô hành lý từ dưới toa tàu chuyển lên nóc cho các đối tượng chờ sẵn trên nóc.
Lúc này, tàu đang chạy, nếu bắt ngay sẽ nguy hiểm cho chính mình và đối tượng. Tôi và các đồng chí trinh sát kiên trì bám trụ, giả là hành khách nằm im trên nóc tàu. Khi tàu chạy chậm vào ga, chuẩn bị dừng lại, chúng tôi đã nhanh chóng hô: "Tất cả đứng im, chống cướp đây!".
Bọn chúng bàng hoàng, một vài tên hoảng sợ, có động thái chạy trốn nhưng vì chúng tôi rình bắt, tiếp cận ở khoảng cách rất gần nên không khó để tóm gọn bọn chúng. Chúng ngoan ngoãn không tên nào dám chống cự. Chúng tôi đã tóm gọn được bọn cướp, thu tài sản và chuyển giao cho công an địa phương tỉnh Vĩnh Phúc xử lý.
Sau đó, các đối tượng này khai rằng những tên đồng bọn lấy cắp đồ của khách ở dưới toa đưa lên cho chúng giữ để tránh sự phát hiện của cảnh sát. Tổ công tác chúng tôi lại được phân công tiếp tục truy bắt các đối tượng ở dưới toa tàu và tìm người bị hại. Gian nan nhất là phải tìm được người bị hại, phải tìm được họ thì mới xử lý được đối tượng.
Tội phạm đường sắt có đặc điểm chung nào không, thưa ông?
- Tội phạm đường sắt thường có tính lưu động trên nhiều địa bàn, thuộc nhiều tỉnh thành phố nên lực lượng cảnh sát rất khó khăn trong công tác điều tra thu thập chứng cứ, việc truy tìm người bị hại cũng gặp không ít trở ngại.
Bên cạnh đó, chúng hoạt động trên lĩnh vực giao thông, luôn có sự chuyển động, công tác điều tra, truy bắt bởi vậy thêm phần phức tạp. Ổ nhóm tội phạm cũng chủ yếu được hình thành bởi những người bốc vác hàng hóa cho người đi buôn trên tàu.
Khi ấy, nhân dân ta đã dành tình cảm cho các chiến sĩ đường sắt như thế nào? Có kỷ niệm nào mà tới giờ ông vẫn còn nhớ?
- Tôi hoạt động hình sự, phải cải trang, di chuyển và quan sát liên tục, phần lớn thời gian chỉ tập trung hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Các hoạt động lại tập trung vào ban đêm, mệt và đói. Cũng bởi vậy, tôi luôn biết ơn tình cảm của người dân đã dành cho các chiến sĩ trong lực lượng.
Thời điểm đó, mọi người đều thiếu thốn, chiến sĩ chúng tôi ăn nhờ dân, ngủ cũng phải nhờ dân. Nhân viên phục vụ ở cửa hàng quen mấy anh em, họ thương nên không xâu lỗ vé, đưa lại để chúng tôi vẫn ăn tiếp được. Tôi nhớ nhất bà cụ nhà gần ga Vĩnh Yên có mỗi thằng con trai,. Lần nào xuống ga cụ có cái giường là cho mấy anh em ngủ, cụ dậy cụ nấu cơm cho ăn, cơm nóng ngon lắm, ăn với nước mắm, cá khô.
Cảm xúc của ông khi nhớ về những tháng ngày đầy vất vả nhưng cũng vô cùng vinh quang đó? Lời nhắn nhủ của ông với thế hệ trẻ?
- Đối với tôi, việc được học tại Đại học Cảnh sát nhân dân là một niềm tự hào, là niềm tin của Đảng và nhà nước đối với thế hệ trẻ chúng tôi lúc bấy giờ. Đồng thời, nơi đây cũng là chân trời ánh sáng, mở ra tương lai của một thanh niên nghèo ham học ở quê, giúp tôi có cơ hội cống hiến.
Tôi yêu nghề, yêu từ cái ngày còn ở trong trường. Khi đi làm, lúc nào tôi cũng thấy cái nghề của mình thiêng liêng, bởi vậy phải cố gắng tập trung hoàn thành nhiệm vụ thật tròn trịa. Quan trọng hơn cả, tôi mong muốn góp phần giúp người dân có cuộc sống an toàn, an ninh đảm bảo; ngoài cơm ăn áo mặc ra không còn phải đau đáu về cướp bóc hay nguy hiểm rình rập.
Bây giờ nhiều phương tiện hơn và công tác quản lý, tổ chức của bộ máy công an nhân dân cũng không ngừng thay đổi và phát triển toàn vẹn, tối ưu nhất, công tác ở đường sắt hiện tại đã ổn định hơn nhưng thay vào đó, những tội phạm tinh vi hơn ở đường bộ, đường thủy, đường hàng không xuất hiện. Lực lượng công an nhân dân chúng tôi luôn tích cực trau dồi bản thân, song hành cùng với từng bước tiến của tổ quốc để đảm bảo an ninh trật tự trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Tôi mong các bạn trẻ cố gắng học tập, làm việc, tiếp thu cái hay cái đẹp, bài trừ cái ác, luôn là một công dân lương thiện và thượng tôn pháp luật.
Cảm ơn những chia sẻ của ông!
LỊCH SỬ TY CÔNG AN ĐƯỜNG SẮT VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA CỤC CSGT
Thuốc giả có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người dân, người dùng thuốc sẽ không hết bệnh và bệnh càng ngày càng nặng thêm...
Chiều nay (18/4), Bộ Nội vụ vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cấp bằng Tổ quốc ghi công cho Thiếu tá hy sinh khi truy bắt đối tượng buôn bán ma túy tại Quảng Ninh.
Mới đây, trường Cao đẳng FPT Polytechnic chính thức ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu – một trong những chuỗi nhà thuốc hiện đại lớn nhất Việt Nam. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc gắn kết đào tạo với thực tiễn, đồng thời mở rộng cánh cửa nghề nghiệp vững chắc cho sinh viên ngành Dược.
Nút giao đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông, Hà Nội) và quốc lộ 6 hàng ngày luôn có một lượng phương tiện giao thông lớn qua lại. Cảnh ùn tắc giao thông, xếp hàng dài chờ đèn đỏ thường xuyên xảy ra tại nút giao này, nhất là vào giờ cao điểm.
Sau phản ánh của Báo Dân Việt liên quan đến công trình 4 tầng xây dựng sai phép trên đất nông nghiệp tại Trường THPT Đặng Thai Mai, UBND huyện Sóc Sơn đã ra quyết định xử phạt hành chính đơn vị này khi vi phạm xây dựng và đất đai.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng cho biết, Hải Phòng dự chi hơn 90 tỷ đồng để tổ chức các hoạt động hưởng ứng Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng thành phố, Lễ hội Hoa Phượng đỏ và mời cán bộ, nhân dân tỉnh Hải Dương tới dự lễ hội quan trọng của thành phố.
Một nhân viên nấu ăn tại nhóm lớp mầm non Thu Sương (khu phố An Bình, thị trấn Tiệm Tôm, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) đã có hành vi nhồi nhét thức ăn cho 3 trẻ từ 1 đến 2 tuổi, vì các bé biếng ăn.
Hai vợ chồng trẻ đã ngộ độc nấm rừng nghiêm trọng sau khi tự hái nấm về ăn. Dù đã được cấp cứu nhưng vẫn rơi vào hôn mê sâu, gan thận bị tổn thương nghiêm trọng.
Khi bỏ cấp huyện, sáp nhập xã, Trung ương đồng ý thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công thuộc UBND cấp xã. Trung tâm sẽ có nhiệm vụ cung ứng các địch vụ công trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn xã.
Trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Lê Hằng cho rằng, vụ việc triệt phá đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả, tiêu thụ suốt 4 năm với doanh thu gần 500 tỷ đồng, đã phơi bày những lỗ hổng đáng lo ngại trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại Việt Nam.