Kon Tum là 1 thủ phủ trồng sâm, với diện tích rừng có trồng sâm Ngọc Linh gần 3000ha. Vì vậy khi Kon Tum thành “người một nhà”, Quảng Ngãi sẽ là quê hương mới của loại cây trồng được ví là “vàng trồng trong rừng già” có giá bán lên đến hàng trăm triệu đồng/kg.
Quảng
Ngãi sẽ có tên trên bản đồ của loại cây trồng “vàng trồng trong rừng già”
Từ
bao năm qua cùng với Quảng Nam, Kon Tum vang danh và cũng là 1 trong tỉnh,
thành hiếm hoi ở Việt Nam sở hữu loại cây trồng quý, có giá trị tính bằng con
số lên đến hàng trăm triệu đồng/kg mang tên là sâm Ngọc Linh.
Kon Tum được ví là 1 trong những "thủ phủ" loài cây trồng quý sâm Ngọc Linh.Ảnh: Văn Tùng.
Đây là một nghề hot sau sáp nhập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương với TP HCM
Tuy
chưa sánh bằng Quảng Nam thế nhưng tính đến thời điểm này, Kon Tum đã sở hữu 1
diện tích rừng trồng sâm Ngọc Linh ước gần 3000ha.
Trong
số này phần người dân trồng khoảng 3.334ha và tập trung nhiều nhất là ở huyện
Tu Mơ Rông, với diện tích gần 259ha; huyện Đăk Glei khoảng 75ha.
Phần
diện tích sâm Ngọc Linh do doanh nghiệp và tổ chức khác (Hợp tác xã) đã trồng khoảng
2.589ha.
Trong đó Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum 1.650ha, Công ty Cổ
phần Vingin 823ha, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông 44ha, Công ty TNHH
MTV lâm nghiệp Đăk Tô 66 ha, các HTX và tổ chức khác khoảng 6ha.
Tuy chưa sánh bằng Quảng Nam thế nhưng tính đến thời điểm này, Kon Tum đã sở hữu 1 diện tích rừng trồng sâm Ngọc Linh ước gần 3000ha.Ảnh: Văn Tùng.
Bí thư Tỉnh uỷ Kon Tum Dương Văn Trang (đầu tiên bên phải) trong một lần đi thăm vùng trồng sâm Ngọc Linh. Ảnh: Văn Tùng.
Sáp nhập Bắc Kạn với Thái Nguyên, ở đây có nhiều mỏ vàng, hồ nước lớn nhất cả nước, trong rừng vô số "thần dược" quý
Ngoài diện tích trên theo ngành nông nghiệp Kon Tum, đó là chưa tính đến một số cá nhân và tổ chức trồng trong lâm phần của các chủ rừng chưa được khai báo, với diện tích gần 40ha; trồng ngoài vùng chỉ dẫn địa lý gần 15ha.
Cùng với diện tích sâm Ngọc Linh hiện có, năm nay 2025 tỉnh Kon Tum đã đặt và đang tích cực triển khai các biện để hoàn thành mục tiêu trồng mới thêm 1.578ha.
Trong
đó diện tích sâm Ngọc Linh trồng của người dân khoảng 60ha, gồm tại huyện Tu Mơ
Rông 45ha và huyện Đăk Glei 15 ha; còn lại là các doanh nghiệp và tổ chức khác.
Theo
chính quyền huyện Tu Mơ Rông, nơi được mệnh danh là vùng trọng điểm của “thủ
phủ” sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum, hiện người dân và các tổ chức ở địa phương
đã cơ bản chuẩn bị xong các điều kiện giống, địa điểm… để thực hiện hoàn thành
mục tiêu trồng mới 45 ha.
Cùng với diện tích sâm Ngọc Linh hiện có, năm nay 2025 tỉnh Kon Tum đã đặt và đang tích cực triển khai các biện để hoàn thành mục tiêu trồng mới thêm 1.578ha.Ảnh: Văn Tùng.
Có
giá bán lên đến hàng trăm triệu đồng/kg, vì vậy sau khi khi hoàn thành sáp nhập
với Kon Tum và trở thành “người 1 nhà”, Quảng Ngãi sẽ là nơi có diện tích rừng
trồng sâm Ngọc Linh hiện lên đến gần 3000 ha.
Một
số nét về Quảng Ngãi – Kon Tum trước khi sáp nhập
Một thanh niên Cần Thơ "tự trả lương cao" 13-20 triệu/tháng nhờ nuôi loài vật đẹp lạ
Tỉnh Quảng Ngãi tính đến thời điểm cuối năm 2024, có diện tích tự nhiên khoảng
5.155,248 km2, với quy mô dân số 1.508.352 người.
Số lượng đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 13 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 5 huyện đồng bằng, 5 huyện miền núi, 1 huyện hải đảo, 1 thị xã và 1 thành phố; đơn vị hành chính cấp xã là 170, gồm 144 xã, 17 phường và 9 thị trấn.
Tỉnh Quảng Ngãi thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược biển, đảo…của khu vực và cả nước.
Nằm ở vị trí gần trung điểm của Việt Nam, tỉnh Quảng Ngãi có hệ thống giao thông thuận lợi và nhiều tiềm năng, lợi thể, dư địa để phát triển nhanh, bền vững, trong đó có tiềm năng lớn phát triển kinh tế biển và các ngành công nghiệp nặng, với lợi thế Cảng biển nước sâu Dung Quất.
TP.Quảng Ngãi, trung tâm hành chính mới sau khi Kon Tum - Quảng Ngãi hoàn thành sáp nhập tỉnh.Ảnh: Công Xuân.
Đặc sản miền Tây Nam bộ, loại quả ngon dễ nhầm với trái ổi, hễ chín là thơm từ vườn ra ngõ, ngắm no mắt, vạn người mê
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2024 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 64.288,5 tỷ đồng, tăng 4,07% so với năm 2023, vượt kế hoạch năm 2024 (tăng từ 2,5% - 3,0%).
Quy mô nền kinh tế (GRDP theo giá hiện hành) năm 2024 đạt 132.581 tỷ đông, tăng 4,1% so với năm 2023; GRDP bình quân đầu người đạt 4.460 USD/người (hơn 106 triệu đồng/người), tăng 3,9% so với năm 2023; thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt khoảng 53,2 triệu đồng/người.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2024 ước đạt 30.299 tỷ đồng, vượt 18,6% so với dự toán Trung ương giao và dự toán HĐND tỉnh giao.
Đây là năm thứ 4 liên tiếp tỉnh Quảng Ngãi vượt thu ngân sách cao, trong đó thu nội địa là 18.261 tỷ đồng, vượt 3,5% so với dự toán giao; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu là 11.932 tỷ đồng, vượt 53,4% dự toán giao.
Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân trong một lần làm việc với tỉnh Kon Tum để bàn chuyện sáp nhập 2 tỉnh.Ảnh: L.Triều.
Tỉnh
Kon Tum có diện tích tự nhiên khoảng 9.677,3 km2, quy mô dân số tính đến thời điểm
cuối năm 2024 khoảng 606.406 người.
Sáp nhập, ở tỉnh Đắk Nông có một xã mang tên hồ nước rộng 50.000ha, sâu nhất 20m
Số
lượng đơn vị hành chính trực thuộc của Kon Tum, gồm 10 đơn vị hành chính cấp
huyện, trong đó có 9 huyện và 1 thành phố; cấp xã có 102 đơn vị, gồm 85 xã, 10
phường và 7 thị trấn.
Tỉnh
Kon Tum nằm ở vị trí chiến lược ngã ba Đông Dương, trong vùng lõi Khu vực tam
giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia. Đây cũng là điểm kết nối, trung
chuyển trên trục Đông - Tây, Núi - Biển.
Tiềm năng thế mạnh của tỉnh Kon Tum là 3 vùng kinh tế động lực, gồm KKT cửa khẩu quốc tế Bờ Y, khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen và TP.Kon Tum - đô thị đặc thù của Tây Nguyên.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 của Kon Tum (theo giá so sánh 2010) ước khoảng 20.255 tỷ đồng, đạt 97,19% kế hoạch; tốc độ tăng trưởng đạt 8,02%, đạt 97,8% kế hoạch…đứng thứ 24 cả nước và thứ nhất Khu vực Tây Nguyên.
Trung tâm tỉnh Kon Tum.Ảnh: Văn Tùng.
Bí thư Tỉnh uỷ Kon Tum Dương Văn Trang trong một lần làm việc với tỉnh Quảng Ngãi để bàn chuyện sáp nhập 2 tỉnh.Ảnh: L.Triều.
GRDP
bình quân đầu người của Kon Tum khoảng 68,15 triệu đồng, đạt 106,98% Nghị
quyết; tăng 8,95 triệu đồng so với năm 2023 (59,2 triệu đồng).
Năm
2024, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn của tỉnh Kon Tum khoảng 4.425 tỷ
đồng, đạt 136% dự toán Trung ương giao và bằng 96,2% kế hoạch.
3 cây cổ thụ ở xã Vĩnh Thành và An Hòa là những cây cổ thụ đầu tiên trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam vào năm 2024.
Kon Tum là 1 thủ phủ trồng sâm, với diện tích rừng có trồng sâm Ngọc Linh gần 3000ha. Vì vậy khi Kon Tum thành “người một nhà”, Quảng Ngãi sẽ là quê hương mới của loại cây trồng được ví là “vàng trồng trong rừng già” có giá bán lên đến hàng trăm triệu đồng/kg.
Trước thông tin Quảng Bình – Quảng Trị sáp nhập trong thời gian tới, nông dân 2 tỉnh này bày tỏ nhiều kỳ vọng về một bước chuyển mới cho ngành nông nghiệp.
Quyết định sáp nhập các tỉnh thành là một bước đi mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, không chỉ nhằm tối ưu hóa quản lý hành chính, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình, mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học.
Thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã,trong khi tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương đặt tên xã mới dựa trên tên huyện cũ và đánh số thứ tự thì tỉnh Phú Thọ ưu tiên cho những cái tên mang yếu tố lịch sử, văn hóa; trong khi dự kiến tên các xã mới ở Hòa Bình lại có đủ những vùng đất nổi tiếng xứ Mường.
Việc sáp nhập 2 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương với TP HCM, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập là một vùng kinh tế đô thị lớn mạnh. Có một ngành, hàng hot thường gắn liền với đô thị-đó là ngành sinh vật cảnh. Sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu với TP HCM sẽ là cơ hội lớn co nành sinh vật cảnh nói chung và nghề nuôi cá cảnh (nuôi cá kiểng) nói riêng phát triển...
Theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn sẽ sáp nhập, lấy tên tỉnh mới là Thái Nguyên. Tỉnh Thái Nguyên mới có nhiều tiềm năng phát triển khi sở hữu nhiều tài nguyên khoáng sản quý như các mỏ vàng, sắt, chì, kẽm..., cùng nhiều di tích lịch sử nổi tiếng.
Hoàng Anh Gia Lai (mã: HAG) báo lãi sau thuế 360 tỷ đồng trong quý I/2025, tăng tới 59% so với cùng kỳ nhờ mảng chuối giữ biên lợi nhuận cao. Doanh thu đạt 1.380 tỷ đồng, trong đó mảng trái cây chiếm tỷ trọng lớn…
Măng tây ví như "rau vua, rau nhà giàu" bởi giá trị dinh dưỡng. "Măng tây đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Trong thời gian tới, nếu sáp nhập tỉnh Ninh Thuận với tỉnh Khánh Hòa sẽ mở rộng thị trường để cung cấp giống và sản phẩm" - nông dân triệu phú Ninh Thuận, ông Hùng Ky nói.
Việc sáp nhập 3 tỉnh gồm Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long không chỉ là sự thay đổi hành chính đơn thuần mà còn là cơ hội quý báu để kiến tạo một "siêu vùng nguyên liệu dừa" với tổng diện tích canh tác lên đến hơn 120.000 ha, sản lượng hàng tỷ trái mỗi năm.
Những ngày trung tuần tháng 4 năm 2025, không khí tại các vùng trồng dứa của xã Minh Sơn (huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn) và xã Hương Sơn (huyện Lạng Giang, Bắc Giang) trở nên rộn ràng, náo nhiệt hơn bao giờ hết.
Giá sầu riêng tại vườn ở các tỉnh ĐBSCL vẫn tiếp tục giảm mạnh, trong đó, sầu riêng Ri6 chỉ có giá từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, sầu riêng Monthong (Thái) có giá từ 60.000 - 65.000 đồng/kg. Mức giá này bằng khoảng một phần ba so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều vựa đã ngừng thu, số còn lại chỉ thu mua nhỏ giọt để phục vụ thị trường nội địa.
Ông Nguyễn Tiến Hiếu, xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương là một trong những hội viên nông dân tiêu biểu đã thành công với mô hình sản xuất kết hợp: Trồng cây cao su và chăn nuôi gà, vịt công nghiệp trong trại lạnh.
Nắm bắt xu hướng chơi cá kiểng (cá cảnh) ngày càng phát triển, nhất là những loại cá đẹp, lạ...,anh Lê Ðức Thắng, ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Ðiền, TP Cần Thơ đã nghiên cứu, nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh cá kiểng. Qua 3 năm phát triển, mô hình sinh vật cảnh này mang lại hiệu quả, giúp anh Thắng có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Tranh thủ thời tiết nắng ấm sau Thanh minh, nông dân huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) tập trung xuống giống vụ xuân hè 2025. Rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi trồng thủy sản, các ngành chức năng và bà con chú trọng công tác quản lý môi trường ao nuôi ngay từ đầu vụ.