×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account

    Chủ đề nóng

    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
    Xung đột quân sự Israel - Iran
    Cháy chung cư Độc Lập, 8 người tử vong
    Chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    Việt Nam trong tôi
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Nghị quyết 68 thúc đẩy kinh tế tư nhân
    Kinh tế
    • Đầu tư - Tài chính
    • Thị trường
    • Năng lượng mới
    • Giao thông - Xây dựng
    • Danviet.vn
    • Kinh tế
    • Đầu tư - Tài chính
    • Thị trường
    • Năng lượng mới
    • Giao thông - Xây dựng
    Thứ tư, ngày 14/05/2025 09:26 GMT+7

    Toạ đàm Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội để các doanh nghiệp Việt trưởng thành trong hệ sinh thái công nghiệp hạ tầng

    + aA -
    Nhóm PV Kinh tế Thứ tư, ngày 14/05/2025 09:26 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân cùng chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam theo hình thức đầu tư công, với tổng mức đầu tư hơn 1,713 triệu tỷ đồng (tương đương hơn 67 tỷ USD) đã mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp tư nhân trong nước bứt phá.
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  

    Với tổng mức đầu tư vượt 67 tỷ USD, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đang khởi đầu không chỉ như một chương trình hạ tầng quốc gia, mà còn như một bài kiểm tra chiến lược về khả năng tham gia sâu rộng của khu vực kinh tế tư nhân trong các công trình công lớn.

    Ngày 19/12/2024, Quốc hội đã chính thức phê duyệt Nghị quyết số 172/QH15, xác lập chủ trương đầu tư cho tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Chưa đầy bốn tháng sau, vào ngày 23/4/2025, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 106/NQ-CP nhằm cụ thể hóa kế hoạch triển khai nghị quyết của Quốc hội – nhấn mạnh tính lưỡng dụng của hệ thống: vừa phục vụ vận tải hành khách, vừa có khả năng hỗ trợ vận tải hàng hóa và đảm bảo quốc phòng – an ninh khi cần.

    Trong một động thái thể hiện sự quyết liệt, Chính phủ yêu cầu hoàn tất công tác lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng trước ngày 31/12/2026 – thời điểm dự kiến khởi công dự án. Mục tiêu không chỉ là hoàn thành tuyến đường dài hơn 1.500 km nối liền hai đầu đất nước, mà còn là thiết lập một chuỗi cung ứng công nghiệp nội địa quy mô lớn với sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước.

    Khác với các dự án lớn trước đây, lần này Chính phủ Việt Nam đưa ra thông điệp rõ ràng: các doanh nghiệp tư nhân trong nước không chỉ được mời tham gia, mà được kỳ vọng sẽ đảm nhận vai trò trung tâm trong nhiều khâu – từ cung cấp vật liệu, thi công hạ tầng, sản xuất thiết bị cho đến vận hành và bảo trì toàn hệ thống.

    Danh sách các doanh nghiệp tiềm năng đã bắt đầu hình thành, bao gồm Tập đoàn Hoà Phát, FECON, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành, cùng nhiều nhà thầu công nghệ và tài chính khác. Các ngân hàng thương mại lớn cũng được đặt vào vị trí then chốt trong cấu trúc vốn và bảo lãnh tín dụng cho các nhà thầu.

    Bên cạnh cơ hội là những thách thức không nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân được khuyến nghị chuẩn bị sẵn sàng cả về năng lực tài chính, khả năng ứng dụng công nghệ cao, năng lực nhân sự và mô hình liên kết – hợp tác chiến lược.

    Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, đơn giản hóa quy trình thủ tục đầu tư và đưa ra các chính sách bảo lãnh và khuyến khích đủ mạnh để khu vực tư nhân thực sự dám bước vào cuộc chơi.

    Để mổ xẻ các cơ hội và thách thức, cũng như lắng nghe quan điểm từ các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia tài chính, kỹ thuật và đại diện doanh nghiệp, hôm nay ngày 14/5, báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức tọa đàm “Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cơ hội để kinh tế tư nhân bứt phá trong kỷ nguyên mới”.

    Sự kiện diễn ra trong bối cảnh cả nền kinh tế đang khát vọng bứt tốc tăng trưởng hậu đại dịch, hứa hẹn mang đến một góc nhìn tổng thể – không chỉ về một tuyến đường, mà về cách Việt Nam viết lại mô hình phát triển công nghiệp, hạ tầng và doanh nghiệp tư nhân cho thập kỷ tới.

    Tới tham dự tọa đàm ngày hôm nay, có các vị khách:

    1. Ông Trần Thiện Cảnh – Cục trưởng Cục đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng)

    2. Chu Văn Tuân - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng)

    3. Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam

    4. Ông Tạ mạnh Thắng - Phó ban Hợp tác QT và KHCN - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

    5. Ông Hồ Đức An – Giám đốc Kỹ thuật, Công ty CP FECON

    Về phía Báo NTNN/Dân Việt có sự tham dự của Nhà báo Phan Huy Hà, Phó TBT Thường trực Báo NTNN/Dân Việt

    Tham dự toạ đàm còn có sự tham dự của các lãnh đạo phòng, ban thuộc Báo NTNN/Dân Việt

    Toàn cảnh toạ đàm trực tuyến “Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cơ hội để kinh tế tư nhân bứt phá trong kỷ nguyên mới”. (Ảnh: Phạm Hưng)

    Chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới đại diện các doanh nghiệp, phóng viên báo, đài Trung ương và địa phương đã có mặt tại tọa đàm trực tuyến ngày hôm nay.

    9:8

    Phát biểu khai mạc toạ đàm, Nhà báo Phan Huy Hà, Phó TBT Thường trực Báo NTNN/Dân Việt thay mặt Ban Biên tập Báo Nông Thôn Ngày Nay/Báo điện tử Dân Việt, gửi lời chúc tới toàn thể quý vị đại biểu và xin được cảm ơn các đồng chí đã dành thời gian quý báu để tham dự Tọa đàm “Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cơ hội để kinh tế tư nhân bứt phá trong kỷ nguyên mới” do báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt tổ chức.

    Nhà báo Phan Huy Hà, Phó TBT Thường trực Báo NTNN/Dân Việt (Ảnh: Phạm Hưng)

    Nhà báo Phan Huy Hà cũng bày tỏ niềm vinh dự khi được đón 5 chuyên gia tới tham dự toạ đàm hôm nay, điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của dự án này.

    Ngày 19/12/2024, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 172/QH15, chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam theo hình thức đầu tư công, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1,713 triệu tỷ đồng, tương đương hơn 67 tỷ USD.

    Chỉ vài tháng sau, ngày 23/4/2025, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP nhằm triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, với mục tiêu rõ ràng: khởi công dự án trước ngày 31/12/2026, đồng thời bảo đảm tính lưỡng dụng về quốc phòng – an ninh và khả năng vận tải hàng hóa trong tương lai.

    "Không chỉ là một công trình giao thông mang tính biểu tượng, dự án này còn là phép thử chiến lược đối với khu vực kinh tế tư nhân – thành phần được xác định là “động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia” trong Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị", Nhà báo Phan Huy Hà nhận định.

    Chính phủ đã có chủ trương rất rõ ràng về việc ưu tiên sử dụng nguồn lực trong nước. Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam không chỉ được khuyến khích, mà còn được tạo điều kiện để tham gia sâu rộng vào toàn bộ chuỗi giá trị của dự án: từ cung cấp vật liệu xây dựng, thi công hạ tầng, sản xuất thiết bị cho đến vận hành và bảo trì hệ thống. Những cái tên như FECON, Phương Thành và các ngân hàng lớn đang dần xuất hiện như các ứng viên chiến lược.

    "Một ví dụ rất đáng chú ý là Tập đoàn Hòa Phát. Doanh nghiệp này đã chủ động tuyên bố đầu tư vào nhà máy sản xuất ray thép – một cấu phần then chốt của dự án – ngay cả khi chưa có hợp đồng mua bán chính thức từ phía Chính phủ. Điều đó cho thấy tầm nhìn dài hạn, tinh thần tiên phong và sự sẵn sàng của khu vực tư nhân trong việc đồng hành với các chương trình quốc gia quy mô lớn", Nhà báo Phan Huy Hà dẫn chứng.

    Tuy nhiên, Phó Tổng Biên tập Phan Huy Hà cũng nhìn nhận, song hành với cơ hội là không ít thách thức. Để thực sự bước vào sân chơi lớn này, các doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị bài bản hơn bao giờ hết: về tài chính, công nghệ, nhân lực và chiến lược liên kết. Đồng thời, Nhà nước cũng cần hoàn thiện khung pháp lý, chính sách hỗ trợ và cơ chế đặt hàng minh bạch, tạo hành lang đủ an toàn để tư nhân dám đầu tư, dám chịu rủi ro và có thể phát triển bền vững.

    Buổi tọa đàm hôm nay được tổ chức với mong muốn làm rõ hơn những cơ hội, thách thức và nhu cầu chính sách đặt ra trong giai đoạn triển khai Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. "Chúng tôi kỳ vọng những thảo luận thẳng thắn, phân tích chuyên sâu từ các chuyên gia và doanh nghiệp sẽ đóng góp thiết thực vào việc hình thành một hệ sinh thái công – tư hiện đại, minh bạch và hiệu quả – không chỉ cho dự án này mà còn cho nhiều chương trình trọng điểm quốc gia khác trong tương lai", Nhà báo Phan Huy Hà kết lại lời phát biểu của mình.

    9:28

    Nhà báo Quang Thái: Quốc hội ban hành Nghị quyết số 172/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, Bộ Xây dựng là Cơ quan chủ trì phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng cơ chế chính sách về dự án, ông có thể khái quát tổng quan về dự án?

    Ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng): Sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 172/2024/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, Bộ Xây dựng lên kế hoạch ba giai đoạn gồm lập báo cáo khả thi, giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà thầu. Đây là một trong những dự án có mức đầu tư lớn nhất, cần thiết có các cơ chế chính sách đặc thù. Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu cơ quan sớm hoàn thiện nghị quyết thống nhất cơ chế đặc thù cho tất cả dự án đường sắt.

    Ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng) (Ảnh: Phạm Hưng)

    Tuy vậy, có một số vấn đề mà chúng ta cần quan tâm khi triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Thứ nhất là cơ chế. Điều này đã được Chính phủ tạo mọi điều kiện thuận lợi. Thứ hai liên quan đến phát triển đô thị xung quanh các dự án đường sắt để khai thác tiềm năng. Thứ ba, vướng mắc thực tiễn như thủ tục pháp lý, cơ chế cho các chủ đầu tư. Thứ tư, khai thác mỏ vật liệu.

    Nhà báo Quang Thái: Là người trực tiếp tham gia nghiên cứu, xây dựng tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đường sắt tốc độ cao trình cấp có thẩm quyền xem xét. Đồng thời, được giao Lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Đây là dự án được sử dụng nguồn vốn đầu tư công, ông đánh giá cơ hội nào sẽ dành cho doanh nghiệp trong nước khi nguồn lực đầu tư được xác định sử dụng vốn đầu tư công là chủ yếu?

    Ông Chu Văn Tuân, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng):

    Hiện nay, Ban Quản lý Dự án đang được Bộ Giao thông Vận tải giao thực hiện các bước tiếp theo, trong đó có công tác lựa chọn nhà thầu cho gói tư vấn hỗ trợ chủ đầu tư, nhằm đảm bảo triển khai đúng quy mô và tiến độ của một dự án có tính chất kỹ thuật đặc biệt lớn như đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

    Ông Chu Văn Tuân, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) (Ảnh PHạm Hưng)

    Thứ nhất, trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng và công nghiệp đường sắt: Tổng mức đầu tư của dự án vào khoảng 67,3 tỷ USD, trong đó riêng chi phí xây lắp hạ tầng lên đến 33,5 tỷ USD. Không chỉ tuyến Bắc – Nam, các dự án đường sắt khác như Lào Cai – Hải Phòng, hay các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM cũng đang được đẩy nhanh thủ tục. Dự kiến, quy mô đầu tư hạ tầng đường sắt nói chung có thể đạt tới 74 – 75 tỷ USD, chưa kể đến phần tín hiệu và thiết bị khoảng 34 tỷ USD. Đây là lĩnh vực mà các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia hiệu quả, đặc biệt là các tập đoàn đã có kinh nghiệm thi công, sản xuất kết cấu thép, và thiết bị công nghiệp.

    Thứ hai, về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Chúng tôi đánh giá cao khả năng các doanh nghiệp Việt Nam phối hợp với đối tác nước ngoài để phát triển nhân lực ngành đường sắt – một lĩnh vực đang rất thiếu hụt chuyên môn trong nước. Theo định hướng của Quốc hội, Chính phủ sẽ ban hành các cơ chế đặc thù – trong đó có nghị định về nội địa hóa danh mục hàng hóa và dịch vụ trong các gói thầu. Các nhà thầu trong nước sẽ được hỗ trợ bằng chính sách cụ thể để tham gia các lĩnh vực liên quan.

    Thứ ba, khai thác dịch vụ thương mại tại các nhà ga: Theo kinh nghiệm quốc tế, các khu vực ga đường sắt cao tốc có tiềm năng thương mại rất lớn. Sơ bộ đánh giá của Hội đồng thẩm định Nhà nước cho thấy, khả năng khai thác dịch vụ thương mại tại các điểm ga dọc tuyến có thể lên tới 40 tỷ USD. Đây là cơ hội hấp dẫn để các doanh nghiệp trong nước phát triển mô hình kinh doanh thương mại – dịch vụ gắn với hạ tầng giao thông công cộng, từ bán lẻ, logistics đến bất động sản thương mại.

    Trong thời gian tới, cùng với việc hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi, Chính phủ cũng đang chỉ đạo hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nội địa, tạo điều kiện để doanh nghiệp có năng lực thực sự được tham gia, phát triển trong một lĩnh vực công nghệ – kỹ thuật cao, có tầm ảnh hưởng lớn và mang tính dẫn dắt như đường sắt tốc độ cao.

    9:50

    Nhà báo Quang Thái: Tổng công ty đường sắt Việt Nam đang vận hành khai thác tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu, ông đánh giá cơ hội vận tải của ngành đường sắt và vai trò tham gia của Tổng Công ty phối hợp với doanh nghiệp trong nước ra sao?

    Ông Tạ Mạnh Thắng Phó Ban Hợp tác Quốc tế và Khoa học Công nghệ – Tổng công ty Đường sắt Việt Nam:

    Trước hết, tôi xin nhấn mạnh: đây không chỉ là một dự án đường sắt tốc độ cao đơn lẻ, mà là chiến lược phát triển toàn ngành đường sắt quốc gia, với tầm nhìn dài hạn và quy mô tài chính khổng lồ. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hiện đang đảm nhiệm vai trò vận hành, khai thác và bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia – những tài sản thiết yếu mang tính xương sống của hệ thống vận tải đất nước.

    Ông Tạ Mạnh Thắng Phó Ban Hợp tác Quốc tế và Khoa học Công nghệ – Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Ảnh: Phạm Hưng)

    Ngành đường sắt không thể tách rời tổng thể vận tải quốc gia. Nó chính là mạch máu giao thông, bảo đảm lưu thông hàng hóa, giảm tải áp lực lên hệ thống đường bộ và tạo nên sự liên kết vùng – điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế bền vững.

    Dù hiệu quả tài chính trực tiếp của đường sắt có thể chưa cao, giá trị lan tỏa gián tiếp lại vô cùng lớn, đã được chứng minh rõ ràng ở nhiều quốc gia phát triển. Nếu chúng ta có điều kiện đầu tư vào các tuyến đường sắt điện khí hóa như Hà Nội – Hải Phòng – Lào Cai, hay tuyến Bắc – Nam tốc độ cao, lợi ích kinh tế mang lại sẽ rất đáng kể.

    Trong bối cảnh Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị và các luật liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Công nghệ cao đang được sửa đổi theo hướng hỗ trợ khu vực tư nhân, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để tiếp cận các nguồn lực và công nghệ trong lĩnh vực đường sắt.

    Riêng với tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và tuyến Hà Nội – Lào Cai, nhu cầu lao động cho vận hành đã có thể lên tới 20.000 người. Trong giai đoạn xây dựng, lực lượng lao động có thể lên đến 70.000 – 80.000 người, mang lại tác động tích cực tới thị trường lao động và an sinh xã hội.

    Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế: doanh nghiệp tư nhân hiện vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ lõi – đặc biệt là các hạng mục kỹ thuật cao. Do đó, vai trò của Nhà nước là vô cùng quan trọng trong việc thiết kế chính sách chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo nhân lực trong các hợp đồng EPC và PPP.

    Bên cạnh chính sách, điều kiện tiên quyết là bản thân doanh nghiệp tư nhân phải xác định rõ hướng đi và lĩnh vực có thể đảm nhiệm thực chất – không chạy theo phong trào. Đặc biệt, liên kết giữa các doanh nghiệp là yếu tố sống còn để tạo nên sức mạnh tổng hợp, tiến tới phát triển bền vững trong lĩnh vực hạ tầng công nghệ cao như đường sắt.

    9:57

    Nhà báo Quang Thái: FECON là doanh nghiệp đã tham gia vào các dự án đường sắt đô thị, các dự án các dự án hạ tầng có yêu cầu kỹ thuật cao. Hiện nay, FECON đã xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các nguồn lực để nắm bắt cơ hội tham gia vào các dự án đường sắt, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam như thế nào?

    Ông Hồ Đức An – Giám đốc Kỹ thuật, Công ty CP FECON:

    FECON không đợi đến khi có dự án mới chuẩn bị. Chúng tôi chuẩn bị để đón cơ hội từ ngày chưa có gì rõ ràng

    Hơn một thập kỷ trước, khi các tuyến đường sắt đô thị mới bắt đầu khởi động, FECON đã thành lập công ty thành viên chuyên trách mảng thi công hạ tầng đường sắt. Song song với đó là chiến lược phát triển nhân lực bài bản: tuyển dụng và đào tạo đội ngũ chuyên gia từ Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc, đồng thời cử kỹ sư Việt Nam tham gia trực tiếp các dự án với vai trò thầu phụ cùng các tổng thầu quốc tế. “Chúng tôi học từ công trường thực tế, không học trong sách.”

    Trong quá trình chuẩn bị, FECON đã tích lũy được kinh nghiệm và năng lực thi công ở nhiều lĩnh vực hạ tầng phức tạp như đường sắt đô thị, cảng biển, logistics, công nghiệp nặng và năng lượng. Họ không chỉ đóng vai nhà thầu chính, mà ở nhiều dự án, đã trở thành tổng thầu trong các gói xây dựng nền móng, kết cấu và công trình kỹ thuật.

    Ông Hồ Đức An – Giám đốc Kỹ thuật, Công ty CP FECON (Ảnh: Phạm Hưng)

    Nhìn vào các cấu phần của đường sắt tốc độ cao – từ nền đường, kết cấu cầu, hầm, nhà ga, hệ thống kỹ thuật – chúng tôi tin rằng doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể đảm đương 70–80% khối lượng xây dựng.

    Dù vậy, tôi cũng nhận thấy những thách thức với doanh nghiệp Việt Nam: quy mô siêu dự án như tuyến đường sắt Bắc – Nam đòi hỏi công suất tổ chức vượt trội, khả năng phối hợp chuỗi cung ứng liên vùng và tiệm cận công nghệ thi công hiện đại nhất. Khoảng cách vẫn còn, và doanh nghiệp trong nước phải chủ động thu hẹp nó.

    Để sẵn sàng cho cuộc chơi lớn, FECON đã triển khai 4 nhóm hành động chiến lược:

    Thứ nhất, chúng tôi đã tham gia vào quá trình phát triển các chuỗi cung ứng, các nhà cung cấp phục vụ trong nước và quốc tế.

    Thứ hai, chúng tôi cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các nhà máy sửa chữa thiết bị và các nhà máy cấu kiện bê tông đúc sẵn.

    Thứ ba, chúng tôi đã cử cán bộ, kỹ sư đi học hỏi trực tiếp tại nước ngoài, tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu và các khóa về quản lý dự án quy mô lớn để học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn trên thế giới.

    Thứ tư, chúng tôi cũng đã thúc đẩy hợp tác quốc tế, trao đổi tri thức để hiểu rõ về tính chất và yêu cầu kỹ thuật của đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, đồng thời chuẩn bị cho việc chuyển giao công nghệ thi công, đặc biệt là công nghệ thi công tiên tiến, để có thể thực hiện dự án một cách nhanh nhất.

    Tham gia một dự án như đường sắt Bắc – Nam không chỉ là chuyện trúng thầu hay hoàn thành gói việc. Nó là cơ hội để các doanh nghiệp Việt trưởng thành trong hệ sinh thái công nghiệp hạ tầng.

    Khi các rào cản kỹ thuật và vốn đang dần được tháo gỡ bằng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, câu chuyện của FECON không chỉ là minh chứng cho một doanh nghiệp tư nhân đã “nuôi chí lớn”, mà còn là gợi ý cho cách mà nhiều doanh nghiệp Việt có thể đi theo: chuẩn bị từ sớm – đi cùng công nghệ – và đặt cược vào năng lực của chính mình.

    10:5

    Nhà báo Quang Thái: Với Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ông đánh giá thế nào về năng lực kinh nghiệm của các nhà thầu Việt và có thể tham gia ở các hạng mục công việc nào?

    Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (Ảnh: Phạm Hưng)

    Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam:

    Đây là một dự án chưa từng có trong lịch sử xây dựng Việt Nam – một bước ngoặt không chỉ với ngành đường sắt mà còn là cơ hội lớn cho toàn bộ lĩnh vực xây dựng hạ tầng. Xét trên cấu phần kỹ thuật, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được chia thành hai nhóm:

    Nhóm trên là thiết bị kỹ thuật, tín hiệu, điều hành vận hành.

    Nhóm dưới là nền đường, cầu hầm, kết cấu bê tông – phần mà các nhà thầu Việt đã có kinh nghiệm thực hiện ở nhiều dự án trong nước.

    Tuy nhiên, điểm mấu chốt là: Tất cả những gì chúng ta đã làm đều mới dừng ở vận tốc 100 km/h trở lại. Với hệ thống chạy 300 km/h, câu chuyện sẽ hoàn toàn khác – từ bê tông, kết cấu chịu lực, đến tần số rung động và cộng hưởng trong vận hành.

    Ví dụ, thanh ray trong tiêu chuẩn Trung Quốc hiện dài 70–120m, nặng khoảng 6 tấn. Những cấu kiện như vậy đòi hỏi thiết bị cẩu đặc chủng, kỹ thuật lắp đặt chính xác cao và khả năng thi công theo chuẩn công nghiệp nặng, vốn chưa phổ biến trong môi trường nhà thầu Việt.

    Thêm vào đó, khác với các tuyến đường sắt hiện hữu, đường sắt tốc độ cao không cho phép mối nối bằng bu lông hay vít: Tất cả phải được hàn liền và mài nhẵn để đảm bảo độ êm, giảm chấn. Đây là công nghệ mới đòi hỏi chuyển giao và tiếp thu trong thời gian rất ngắn.

    Nói riêng về câu chuyện đường sắt Việt Nam 20 năm trở lại đây đã ghi nhận bước tiến nhảy vọt. Nếu 20 năm trước thì đường sắt Việt Nam chỉ là những doanh nghiệp lớn nhà nước làm thì 20 năm trở lại đây đã cổ phần hoá, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân và chỉ còn vài doanh nghiệp nhà nước như 319, Trường Sơn,… đây là dự thay đổi đầu tiên về cơ cấu doanh nghiệp thực hiện cần ghi nhận.

    Nếu như năm 1993, doanh nghiệp Việt chỉ có thể làm thầu phụ tại các dự án như xi măng Hải Phòng, thì hiện tại, tại sân bay Long Thành, các nhà thầu Việt đã đảm nhiệm vai trò chính.

    Trước đây, khi nhìn một công trình 12 tầng là đã choáng. Nhưng hôm nay, với đội ngũ kỹ sư và công nghệ được học hỏi bài bản, chúng ta đã tự xây những công trình 80 tầng. Không phải so với Campuchia, Lào nữa – mà đã sánh ngang với Singapore.

    Sự trưởng thành của doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt sau cổ phần hóa ngành xây dựng và đường sắt, là yếu tố mang lại hy vọng. Chỉ còn vài đơn vị nhà nước như 319 hay Trường Sơn, còn lại đã chuyển sang mô hình tư nhân năng động và hiệu quả hơn.

    Tuy vậy còn có một thực tế: năng lực tài chính và quy mô tổ chức của nhiều nhà thầu Việt vẫn còn nhỏ bé, trong khi tiêu chuẩn đấu thầu của dự án đường sắt cao tốc là cực kỳ cao. Ước tính chỉ khoảng 20 doanh nghiệp có thể đáp ứng được gần đủ các điều kiện kỹ thuật, công nghệ và tài chính.

    Chúng ta không thể chờ đợi doanh nghiệp nhỏ tự trưởng thành. Giải pháp là liên kết – tập hợp từ nhà thầu lớn đến nhỏ để tạo thành hệ sinh thái xây dựng đủ sức đáp ứng toàn bộ chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, vào buổi gặp mặt sắp tới với Bộ Xây dựng, chúng tôi đề xuất cần liên kết nhà thầu từ nhà thầu lớn đến nhỏ để tập hơp toàn bộ sức mạnh của ngành nghề này.

    Chúng ta chỉ còn khoảng 18 tháng để chọn công nghệ, học công nghệ, chuẩn hóa tiêu chuẩn, và tổ chức lại năng lực nội tại. Thời gian không chờ chúng ta. Đường sắt tốc độ cao là cơ hội ngàn năm có một – nhưng nếu không sẵn sàng, nó cũng có thể là thách thức thế kỷ. Và ngành xây dựng Việt Nam phải là một phần trong lời giải.

    10:16

    Nhà báo Quang Thái: Tại phiên họp thứ 2 của Ban chỉ đạo, Thủ tướng đã yêu cầu khẩn trương trình Quốc hội các cơ chế đặc thù thống nhất cho tất cả các dự án đường sắt, vậy cơ chế đặc thù cụ thể là gì?

    Ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng):

    Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng xây dựng cơ chế chính sách cho các dự án như đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng cũng như đường sắt đô thị tại TP.Hà Nội, TP.HCM.

    Hiện Bộ Xây dựng hiện đã xây dựng và trình 24 chính sách, trong đó có:

    12 chính sách kế thừa gồm các nội dung đã quen thuộc như huy động nguồn lực, điều chỉnh kế hoạch đầu tư, khai thác quỹ đất, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, an toàn giao thông… Trong đó, khai thác quỹ đất dọc tuyến và phát triển công nghiệp phụ trợ được nhấn mạnh là yếu tố then chốt tạo động lực cho dự án và bù đắp chi phí đầu tư công. Chúng tôi xin phép không đi sâu phân tích vì cơ bản là kế thừa những chính sách hiện hành. Ví dụ như huy động nguồn lực, điều chỉnh kế hoạch, thủ tục đầu tư, khai thác quỹ đất (điều này rất quan trọng).

    Ông Trần Thiện Cản và ông Chu Văn Tuân (Ảnh: Phạm Hưng)

    6 chính sách điều chỉnh liên quan đến bố trí vốn hoặc thời gian thi công, điều hành đội thi công. Lý do là Luật Đấu thầu vừa được sửa đổi năm 2024. Liên quan đến bố trí vốn hoặc thời gian thi công, điều hành đội thi công. Lý do là Luật Đấu thầu vừa được sửa đổi năm 2024. Về đề xuất thực hiện phân chia dự án thành phần, sẽ thực hiện ngay từ bước nghiên cứu tiền khả thi, chứ không phải sau khi phê duyệt chủ trương.

    Những điểm đáng chú ý gồm: Trong lĩnh vực tín hiệu và công nghệ điều hành, hai tập đoàn lớn là Viettel và VNPT sẽ được giao nghiên cứu phát triển hệ thống thông tin và định vị, trong khi các viện nghiên cứu sẽ tham gia phát triển thiết bị điều khiển chuyên dụng.

    2 chính sách mới là điểm nổi bật trong nhóm chính sách mới là đề xuất cho phép sử dụng vốn ODA mà không phải nộp thuế đối với một số dịch vụ kỹ thuật đặc thù, mở rộng khả năng hợp tác với các đối tác nước ngoài.

    Bên cạnh đó, một thay đổi mang tính bước ngoặt là: kỹ sư tư vấn – đặc biệt là các chuyên gia nước ngoài – sẽ được trao quyền quyết định kỹ thuật tại công trường, thay vì chờ phê duyệt từng bước từ chủ đầu tư. Điều này giúp tăng tính phản ứng nhanh, đặc biệt trong các quyết định liên quan đến kết cấu thép, vật liệu đặc biệt hay tình huống đột xuất trong quá trình thi công.

    Ngoài ra, tôi cũng đề xuất cơ chế hợp đồng linh hoạt: “hợp đồng theo công việc thực tế và đơn giá điều chỉnh”, nhằm tránh tranh chấp khi thực hiện dự án – một bài học rút ra từ các vướng mắc gần đây như tại Long Thành hoặc tuyến Metro số 3 Hà Nội.

    Cuối cùng, một chính sách được đánh giá là mang tinh thần cải cách thực sự:

    Miễn trừ trách nhiệm cho người dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Trong bối cảnh nhiều cán bộ lo ngại trách nhiệm pháp lý, việc có một hành lang pháp lý rõ ràng để bảo vệ người thực thi là điều kiện tiên quyết để dự án không bị chậm tiến độ chỉ vì sự “chần chừ có hệ thống”.

    Chúng ta đã có bài học ở nhiều công trình lớn: vướng ở cơ chế là một chuyện, nhưng chậm trong hành động là điều làm mất cơ hội. Hệ thống chính sách đặc thù đang được hoàn thiện đầy đủ điều còn lại là sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành và địa phương để biến nghị quyết thành công trình.

    10:33

    Nhà báo Quang Thái: Tại Nghị quyết 68 đã nêu rõ vai trò của kinh tế tư nhân, vậy để các nhà thầu trong nước tham gia dự án đường sắt tốc độ cao, Bộ Xây dựng có chia các gói thầu, xác định đơn giá – định mức, phương thức đấu thầu quốc tế hay trong nước, tiêu chí đánh giá năng lực nhà thầu như thế nào thưa ông?

    Ông Chu Văn Tuân - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng):

    Đây là câu hỏi then chốt, bởi tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là dự án có quy mô đầu tư công lớn nhất từ trước tới nay, mang tính chất kỹ thuật đặc biệt phức tạp và lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Trong nước, hệ thống định mức – đơn giá và tiêu chuẩn kỹ thuật cho loại hình dự án này gần như chưa có.

    Do đó, trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, theo khuyến nghị từ đơn vị tư vấn, chúng tôi đã tham mưu cho Bộ Xây dựng trình Chính phủ, và rất may là Quốc hội đã thông qua Nghị quyết cho phép áp dụng linh hoạt:

    Đây là một bước đột phá trong quản lý chi phí đầu tư, đặc biệt quan trọng để xây dựng tổng mức đầu tư sát thực tế và hợp lý hoá dự toán gói thầu.

    Trong vấn đề phân chia gói thầu và xây dựng hồ sơ mời thầu, tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của chúng tôi là: tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong nước tham gia.

    Trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chúng tôi đã làm việc trực tiếp với các nhà thầu trong nước, phối hợp với Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam để đánh giá năng lực, kinh nghiệm và đề xuất các cơ chế hỗ trợ cụ thể – bám sát tinh thần của Nghị quyết 68.

    Kinh nghiệm triển khai các dự án hạ tầng giao thông thời gian qua – từ cao tốc, sân bay đến cảng biển – cho thấy năng lực của nhà thầu Việt Nam đã có bước tiến rất lớn. Trên cơ sở đó, chúng tôi chỉ đạo tư vấn nghiên cứu kỹ để thiết kế cơ cấu gói thầu hợp lý, giúp doanh nghiệp trong nước có thể tham gia một cách thực chất và hiệu quả.

    Tuy nhiên, tôi cũng muốn nhấn mạnh: đây là dự án có yêu cầu đặc biệt cao về tính đồng bộ và liên thông kỹ thuật – không chỉ ở giai đoạn thi công mà cả vận hành, bảo trì, điều hành hệ thống. Vì vậy, việc phân chia gói thầu vừa phải đảm bảo cơ hội cho nhà thầu trong nước, vừa phải tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế, logic tổng thể của dự án và các quy định pháp luật về đấu thầu.

    Trong các hồ sơ yêu cầu và mời thầu đang được soạn thảo, chúng tôi đang nghiên cứu phương án:

    Chúng tôi sẽ đặc biệt lưu ý những lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt có thế mạnh – như hạ tầng nền móng, xây dựng cầu hầm, công trình phụ trợ – để đảm bảo khu vực tư nhân có cơ hội tham gia, học hỏi và nâng cấp năng lực công nghệ trong thực tiễn.

    Nghị quyết 68 và chỉ đạo của Chính phủ đã xác lập rất rõ tinh thần ưu tiên nội lực. Chúng tôi có trách nhiệm cụ thể hóa bằng cách thiết kế chính sách, cấu trúc gói thầu và định hướng kỹ thuật phù hợp. Còn việc nắm bắt cơ hội – phụ thuộc vào sự chuẩn bị và năng lực thực thi của từng doanh nghiệp.

    Thực tiễn triển khai các dự án lớn của ngành Giao thông Vận tải thời gian qua, từ đường bộ đến đường biển và hàng không, cho thấy quy mô năng lực của các nhà thầu Việt Nam đã có sự lớn mạnh đáng kể. Với những kinh nghiệm và năng lực đó, chúng tôi đang nghiên cứu trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chỉ đạo tư vấn nghiên cứu kỹ lưỡng để thiết kế phương án bố trí các gói thầu một cách hợp lý. Mục tiêu là vừa hỗ trợ nhà thầu, đồng thời đáp ứng yêu cầu về tính đồng bộ rất cao của dự án, từ khâu đầu tư xây dựng đến vận hành khai thác, bao gồm cả hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị và hệ thống điều hành. Chúng ta phải đáp ứng tất cả các yêu cầu đó. Đồng thời, việc ưu tiên tối đa trong lựa chọn nhà thầu hoặc xây dựng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu như thế nào để hỗ trợ các nhà thầu trong nước cũng được đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện vẫn phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.

    10:40

    Nhà báo Quang Thái: Tại Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tư nhân là độc lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Ông đánh giá như nào về tinh thần của Nghị quyết, và cơ hội mở ra cho doanh nghiệp đối với dự án đường sắt tốc độ cao?

    Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam:

    Cá nhân tôi hay thế hệ của chúng tôi là những người thấm thía nhất, với quan điểm của xã hội ở những năm 60 thế kỷ trước, kinh tế tư nhân bị coi là "con buôn", tư sản. Phải đến sau năm 80, xã hội mới không dùng những từ đó nữa và công nhận xã hội là hai thành phần kinh tế, gồm kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân. Nhưng vẫn chưa có sự ủng hộ, chưa có sự chia sẻ. Đến nay chúng ta có quan điểm rất rõ, doanh nghiệp tư nhân là động lực chủ chốt trong phát triển kinh tế xã hội. Thế hệ chúng tôi nhận thức rất rõ, hiểu đó là sự thay đổi thực sự cách mạng.

    Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ là do sự thay đổi về quan điểm lớn như thế, sẽ rất chậm. Nên làm thế nào để biến thành thể chế cụ thể, để đảm bảo doanh nghiệp là đối tượng được phục vụ chứ không phải là đối tượng bị quản lý. Câu đó nghe thì đơn giản, nhưng thực hiện vô cùng khó.

    Từ trước tới nay, tất cả các thủ tục đầu tư, bất động sản, hay xây dựng... đều gắn với chữ "xin" như xin giấy phép xây dựng, xin chứng nhận đầu tư.. đều là thủ tục xin - cho. Dẫn đến các cơ quan quản lý đều có tư duy cấp cái này, cho cái kia chứ không phải là đang phục vụ cho dự án này, cho đối tượng doanh nghiệp này.

    Và tôi cho rằng, nếu tư duy mới tại Nghị quyết 68 thực sự "ngấm" vào bộ máy hành chính, khi đó cơ hội đơn giản thủ tục hành chính 30% mới có thể thành hiện thực.

    Ông Hồ Đức An, Giám đốc Kỹ thuật, Công ty CP FECON:

    Thời gian vừa rồi, chúng tôi cũng theo sát các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Với hai nghị quyết gần đây gồm Nghị quyết 57 và Nghị quyết 68, 2 Nghị quyết đó giúp chúng tôi có những bước phát triển mạnh mẽ hơn. Doanh nghiệp chúng tôi dám làm, dám đầu tư, từ đó tạo ra cho doanh nghiệp tư nhân bước phát triển lớn.

    Tuy nhiên chúng tôi vẫn phải nhấn mạnh rằng, Nghị quyết đưa ra vẫn rất tổng quan. Sau đó chúng tôi cũng cần thêm nghị định, thông tư, hướng dẫn dưới luật để chúng tôi có thể đi sâu, cụ thể hoá đường lối của Quốc hộ, Chính phủ. Mong muốn cơ quan tham mưu của bộ, ban, ngành, Chính phủ hướng dẫn để chúng tôi có những bước triển khai.


    10:46

    Nhà báo Quang Thái: Với Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, theo ông, các doanh nghiệp giao thông Việt có thể tham gia ở các hạng mục công việc nào?

    Ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng):

    Trong quá trình chuẩn bị triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Bộ Xây dựng là xây dựng nền tảng nội địa hóa công nghiệp đường sắt – một chiến lược đầy tham vọng nhằm giảm phụ thuộc nhập khẩu và nâng cao năng lực doanh nghiệp nội địa.

    Ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng) (Ảnh: Phạm Hưng)

    Ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết chủ trương đầu tư, Bộ Xây dựng đã cử đoàn công tác sang các quốc gia có nền tảng công nghệ đường sắt tiên tiến như Pháp, Đức, Nhật Bản, đồng thời học hỏi các quốc gia đã chuyển giao công nghệ thành công như Tây Ban Nha và Trung Quốc.

    Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, một chuỗi hội thảo chuyên đề đã được tổ chức, tập trung vào bốn trụ cột chính: xây dựng hạ tầng, công nghiệp phương tiện, công nghệ tín hiệu – điều khiển, và hệ thống điện lực. Cách tiếp cận của Việt Nam là bám sát lộ trình của các quốc gia đi trước:

    Đối với lĩnh vực xây dựng, trong công trình hạ tầng giao thông – đặc biệt là từ mặt đất trở xuống – các doanh nghiệp Việt Nam có thể tự chủ đến 80-90%. Đây là kết quả từ quá trình tích lũy năng lực qua các dự án cao tốc Bắc – Nam, sân bay Long Thành và loạt dự án đô thị hóa quy mô lớn.

    Tuy nhiên, đường sắt tốc độ cao là một “cuộc chơi khác”: nền tảng công nghệ, tiêu chuẩn vật liệu, tần suất rung động và yêu cầu đồng bộ đòi hỏi sự chuyển dịch toàn diện cả về kỹ thuật và quản trị dự án.

    Một điểm sáng đáng chú ý là sự vào cuộc của hai tập đoàn công nghệ trong nước – VNPT và Viettel. Được giao phụ trách nghiên cứu phát triển hệ thống điều hành, tín hiệu và điện lực, hai đơn vị đã chủ động tiếp cận công nghệ quốc tế và bắt đầu xây dựng phân khúc sản phẩm mà họ có thể tham gia.

    Theo đánh giá sơ bộ, hiện 60-70% linh kiện đầu vào vẫn cần nhập khẩu, nhưng lộ trình nội địa hóa đang được từng bước xác lập.

    Về phần phương tiện – gồm toa xe, đầu máy, ray có thể đạt độ tự chủ 80% về hiệu quả.

    Về phần điện lực, phần lớn hạ tầng truyền tải điện – lắp đặt, kết nối – đã có thể do Việt Nam tự triển khai. Tuy nhiên, các thiết bị điện chuyên dụng và công nghệ kiểm soát nguồn năng lượng tốc độ cao vẫn cần sự hỗ trợ từ các nhà sản xuất quốc tế.

    Để phục vụ mục tiêu này, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu “cắm rễ” vào chuỗi cung ứng. Hòa Phát đã thành lập công ty chuyên sản xuất thép cường độ cao, phục vụ trực tiếp cho các công trình cầu hầm và nền đường khu vực miền Trung, Tây Nguyên – nơi địa chất phức tạp.

    Ngoài ra, các nhà thầu hạ tầng như FECON, Vinaconex, Cienco… cũng đã chủ động học hỏi công nghệ quốc tế để sẵn sàng tiếp nhận các gói thầu kỹ thuật cao.

    Bộ Xây dựng đã hoàn tất đề án trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhằm lập lộ trình nội địa hóa, phân vai rõ ràng cho doanh nghiệp tư nhân và nhà nước, từng bước tiến tới chủ động về công nghệ trong ngành đường sắt tốc độ cao

    Tôi tin rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, cùng Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp Việt sẽ không chỉ tham gia mà có thể làm chủ một phần quan trọng trong chuỗi công nghiệp đường sắt trong vòng một thập kỷ tới.

    10:57

    Nhà báo Quang Thái: Đối với dự án đường sắt tốc độ cao và các dự án đường sắt trọng điểm, Tổng công ty đường đã có những bước chuẩn về con người, đào tạo nhân lực như thế nào thưa ông? Đơn vị có hợp tác với các doanh nghiệp để đào tạo nhân lực?

    Ông Tạ Mạnh Thắng, Phó ban Hợp tác QT và KHCN, Tổng công ty đường sắt Việt Nam:

    Về đào tạo nguồn nhân lực trong ngành đường sắt: Trong ngành đường sắt hiện hữu thì chúng ta vẫn đang vận hành nhưng luôn cần phải nâng cấp, thường xuyên cập nhật công nghệ mới. Về công nghệ mới thì như tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng (viết tắt: LC – HN – HP) đã áp dụng công nghệ mới từ Trung Quốc. Còn hướng đường cao tốc Bắc – Nam thì Tổng công ty đường sắt đã có kế hoạch đào tạo như yêu cầu của Bộ Xây dựng riêng cho “đại dự án” này. Nhìn trên dự án đường sắt LC – HN – HP: Thứ nhất, trên nguồn nhân lực hiện hữu sẽ có kế hoạch nâng cấp, bồi dưỡng, cập nhật các kỹ thuật cũng như các yêu cầu riêng đối với đường sắt mới này.

    Thứ hai, chúng tôi cũng có chương trình tuyển dụng mới. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là lực lượng duy tu, bảo trì, bảo dưỡng còn việc chuyển giao công nghệ, để xây dựng, đao tạo để sản xuất nhà máy toa xe, thông tin tín hiệu,… thì chưa được tính vào.

    Thời gian tới, các đơn vị tham gia sẽ có bổ sung lực lượng này. Tuyến đường sắt LC – HN – HP được chúng tôi cho là trường học để tiếp thu những bài học mới, công nghệ mới để áp dụng lên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

    Về chủ trương là như vậy còn thực tế, Việt Nam đang có trường cao đẳng đường sắt và đang đề xuất nâng cấp lên học viện đường sắt. Với yêu cầu của Chính phủ, Bộ Xây dựng cần có liên danh, liên kết với các đơn vị bên ngoài thì hiện nay chúng ta đã có hợp đồng với Công ty Trường dạy nghề của Trung Quốc để đào tạo lực lượng này.

    Tính tới thời điểm hiện tại, chúng ta đang có 02 đoàn đang theo học và đã có tín hiệu về công nghệ rất tốt. Còn đối với các công nghệ khác, đường sắt Việt Nam có truyền thống lâu dài với các đường sắt các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc. Mới đây, chúng ta có nguồn vốn ODA từ Hàn Quốc với 300 nhân lực về quản lý giao thông đường sắt.

    Còn trong nước, đường sắt Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng chúng tôi có những hợp đồng mới MOU để có hợp đồng đào tạo tại Trường Giao thông Vận tải, Trường Bách Khoa,… Đối với đường sắt Việt Nam, chúng ta nhận thức được rằng có rất nhiều công nghệ cần phải học hỏi nhưng “key” ở đây vẫn chính là cần ngoại ngữ để tiếp nhận công nghệ một cách chi tiết hơn. Nhưng ngoại ngữ cần thiết như tiếng Anh, tiếng Trung,… đang là điều bắt buộc để lực lượng lao động Việt Nam có thể “thẩm” được công nghệ này. Dù có công nghệ dịch hiện đại nhưng theo tôi vẫn phải là con người có trình độ thì mới tiếp nhận một cách linh hoạt chứ không máy móc.

    Nhà báo Quang Thái: Theo ông các doanh nghiệp của chúng ta có cần phải "bắt tay" liên kết với nhau theo hình thức Tổng thầu hợp đồng EPC để nắm bắt cơ hội tham gia thực hiện dự án?

    Ông Chu Văn Tuân - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng):

    Tôi cho rằng các nhà thầu của chúng ta cho dù có bắt tay hay không, hình thành tổ hợp như thế nào, điều quan trọng nhất là tổ hợp đó có năng lực thực hiện như thế nào. Như vừa trao đổi thảo luận ở đây, chúng ta cũng nhận điện được năng lực nhà thầu trong nước.

    Ảnh 5 chuyên gia tham dự toạ đạm Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam "Cơ hội để kinh tế tư nhân bứt phá trong kỷ nguyên mới" do báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức

    Ở đây, việc bắt tay của các nhà thầu, thì tôi cho rằng hiện nay các nhà thầu trong nước chưa tiếp cận được công nghệ hiện đại của đường sắt tốc độ cao. Nên dù có liên kết với nhau để hình thành tổ hợp, thì năng lực đảm nhận hạng mục công việc khó, đòi hỏi tính chất kỹ thuật cao, tích hợp nhiều chuyên ngành... cũng là vấn đề rất khó.

    Chính vì vậy, tôi cho rằng đối với doanh nghiệp trong nước của chúng ta, trên cơ sở lợi thế, thế mạnh qua các dự án đã triển khai, nên chăng chúng ta liên kết với nhau để thực hiện công việc liên quan đến xây dựng hạ tầng mà chúng ta có thế mạnh.

    Đối với những hạng mục yêu cầu kỹ thuật cao về mặt công nghệ cao, chúng ta nên phối hợp doanh nghiệp nước ngoài để vừa tiếp cận chuyển giao công nghệ Theo cơ chế chính sách đặc thù, và vừa có lộ trình trau dồi kinh nghiệm để triển khai những dự án trong tương lai. Đó là phương án mà các nhà thầu có thể liên danh, liên kết hình thành các tổ hợp.

    11:8

    Nhà báo Quang Thái: Trước những nội dung về cơ chế chính sách đặc thù đã được Bộ Xây dựng đề xuất, với vai trò là nhà thầu thi công xây dựng, ông đánh giá như thế nào về cơ hội cũng như nội lực của các nhà thầu trong nước có thể tham gia vào dự án?

    Ông Hồ Đức An – Giám đốc Kỹ thuật, Công ty CP FECON: Bộ Xây dựng và các cơ quan ban ngành đã có nhiều cơ chế tạo điều kiện để thúc đẩy ngành công nghiệp đường sắt, tập trung vào các doanh nghiệp xây dựng nói riêng. Chúng tôi ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế tư nhân.

    Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng trong các quy định hướng dẫn, cần có những điều khoản cụ thể hơn. Ví dụ, Luật Đấu thầu hiện yêu cầu kinh nghiệm tương tự khi tham gia các dự án đường sắt nói chung. Nhưng đường sắt tốc độ cao là một lĩnh vực mới ở Việt Nam.

    Vì vậy, để doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ và tham gia sâu hơn vào dự án, chúng ta cần cơ chế chỉ định thầu hoặc đặt hàng cho doanh nghiệp trong nước. Cần cho phép doanh nghiệp dựa trên đánh giá sơ bộ về năng lực và tiềm năng, tham gia vào các hạng mục công trình. Hoặc, các doanh nghiệp Việt Nam có thể thành lập các tổ hợp, liên doanh với đơn vị nước ngoài và quy định tỷ lệ nội địa hóa khi nhận chuyển giao công nghệ. C

    húng tôi nghĩ rằng chỉ bằng cách chỉ thầu, thành lập liên doanh, tổ hợp và quy định tỷ lệ nội địa hóa, doanh nghiệp Việt Nam mới có thể phát triển bền vững hơn trong tương lai. Đây là kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới, ví dụ như Trung Quốc đã áp dụng từ 30 năm trước.

    Tuy nhiên, chúng ta chưa nắm rõ các yếu tố kỹ thuật của các dự án, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao. Một trong những giải pháp mà giới chuyên môn đề xuất và chúng tôi nhất trí là phải thuê các chuyên gia, nhà tư vấn thiết kế tham gia vào tổ tư vấn thiết kế và quản lý dự án.

    Bởi vì các yêu cầu kỹ thuật và an toàn của đường sắt tốc độ cao vượt quá khả năng hiện tại của chúng ta. Việc hợp tác với chuyên gia sẽ giúp nội địa hóa thiết kế, tiết kiệm chi phí cho dự án và phát huy sức mạnh của các nhà thầu trong nước.

    11:10

    Nhà báo Quang Thái: Theo thiết kế, hệ thống kết cấu hạ tầng xây dựng của đường sắt tốc độ cao cũng có nền đường, cầu cạn, hầm xuyên núi như xây dựng đường bộ cao tốc. Song tính chất kỹ thuật của các công trình này chắc chắn sẽ phức tạp hơn, độ khó lớn hơn. Là một nhà thầu chuyên môn, nghiên cứu sâu về nền móng và kết cấu hạ tầng, FECON đánh giá như thế nào những yêu cầu kỹ thuật khi thực hiện dự án?

    Ông Hồ Đức An – Giám đốc Kỹ thuật, Công ty CP FECON: Trong quá trình tìm hiểu công nghệ và nghiên cứu về đường sắt tốc độ cao, chúng tôi đã hợp tác, trao đổi chi tiết với các đơn vị đồng hành từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Pháp. Qua quá trình này, chúng tôi nhận thấy các vấn đề kỹ thuật của đường sắt tốc độ cao khác biệt so với các dự án hạ tầng thông thường ở 5 điểm chính.

    Điểm thứ nhất là yêu cầu rất cao về lún và kiểm soát chặt chẽ các khe biến dạng. Trong thiết kế các dự án hạ tầng thông thường, chúng ta thường kiểm toán ổn định và độ lún trong khoảng 20 năm, cho phép lún tới 20-50 cm và có giải pháp bù lún sau này. Tuy nhiên, đối với đường sắt tốc độ cao, độ lún cho phép chỉ khoảng 1,5 cm và công trình sẽ vận hành khai thác ngay sau đó, không tiếp tục cho phép lún trong quá trình vận hành. Điều này đòi hỏi các nhà thầu thiết kế và thi công phải có giải pháp phù hợp để đáp ứng yêu cầu cao về lún và biến dạng. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu các giải pháp công nghệ cho nền móng và công trình hầm để đáp ứng các yêu cầu đặc thù này.

    Điểm thứ hai là sự khác biệt về mặt động lực học công trình. Khi thiết kế cho đoàn tàu có tốc độ trên 200 km/h, thậm chí 350 km/h như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, vấn đề dao động của công trình, đặc biệt là động lực học công trình, trở nên cực kỳ quan trọng. Điều này đặt ra các yêu cầu khắt khe, ví dụ như về vật liệu và kết cấu phần thượng tầng ray, nền bản bê tông không ba lát.

    Đặc biệt quan trọng là công trình cầu phải đáp ứng tiêu chí về dao động để tần số dao động của cầu không cộng hưởng với tần số của đoàn tàu, tránh gây phá hoại. Tương tự, khi tàu đi qua hầm trên núi, hiệu ứng piston đòi hỏi chúng ta phải có mặt cắt ngang hữu hiệu và tiết diện phù hợp với thông số đoàn tàu dự kiến sử dụng cho tuyến Bắc - Nam.

    Điểm thứ ba, tôi muốn nhấn mạnh là sự cần thiết phải đồng bộ hóa thiết kế và nhất thể hóa biện pháp thi công. Chỉ như vậy, việc triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam mới có thể nhanh chóng, mạnh mẽ, bền vững, hiệu lực và hiệu quả. Chúng ta vẫn chưa chọn lựa được công nghệ cụ thể cho tuyến Bắc - Nam. Điều này đặt ra một vấn đề lớn từ khâu thiết kế đến thi công và vận hành khai thác.

    Về vai trò của các nhà thầu, chúng tôi mong muốn Chính phủ có hướng dẫn và quyết sách lớn để chúng tôi có thể đào sâu nghiên cứu hơn về các công nghệ liên quan đến thi công xây dựng. Điểm thứ tư rất quan trọng đối với đường sắt tốc độ cao là quản lý tích hợp các hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

    Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ bao gồm nhiều hạng mục công trình khác nhau như cầu

    Popup Image
    ×
    Tường thuật
    Xem mới nhất
    Xem cũ nhất
    Rút gọn
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
    • toạ đàm trực tuyến Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
    • kinh tế tư nhân
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin Cùng Chuyên Mục

    Xem thêm
    Bộ Xây dựng ý kiến về dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ

    Bộ Xây dựng ý kiến về dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ

    Bộ Xây dựng nghiên cứu triển khai thu phí 15 dự án cao tốc do Nhà nước đầu tư

    Bộ Xây dựng nghiên cứu triển khai thu phí 15 dự án cao tốc do Nhà nước đầu tư

    Huế lấy ý kiến người dân về tổ chức làm việc vào sáng thứ bảy hàng tuần

    Huế lấy ý kiến người dân về tổ chức làm việc vào sáng thứ bảy hàng tuần

    Giá vàng hôm nay 14/7: Vàng tăng vọt nhờ căng thẳng thương mại mới

    Giá vàng hôm nay 14/7: Vàng tăng vọt nhờ căng thẳng thương mại mới

    Tin Nổi Bật

    Giá xăng dầu hôm nay 13/7: Tăng dữ dội, thời kỳ xăng dầu “giá thấp” đã hết?

    Giá xăng dầu hôm nay 13/7: Tăng dữ dội, thời kỳ xăng dầu “giá thấp” đã hết?

    Giá xăng dầu hôm nay ngày 13/7 trên các trang giao dịch dầu thô thế giới giá dầu thô đồng loạt bật tăng dữ dội.

    Bộ Xây dựng phản hồi kiến nghị việc hệ thống biển báo giao thông gây khó người dân

    Kinh tế
    Bộ Xây dựng phản hồi kiến nghị việc hệ thống biển báo giao thông gây khó người dân

    Những công việc mới nổi nhờ Trí tuệ nhân tạo (AI), "hái ra tiền" trong vài năm tới

    Kinh tế
    Những công việc mới nổi nhờ Trí tuệ nhân tạo (AI), 'hái ra tiền' trong vài năm tới

    Bộ trưởng Bộ Xây dựng kiểm tra đường Vành đai 3 qua Tây Ninh

    Kinh tế
    Bộ trưởng Bộ Xây dựng kiểm tra đường Vành đai 3 qua Tây Ninh

    Thủ tướng chỉ đạo "nóng" ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

    Kinh tế
    Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

    Đọc Thêm

    Loại thịt 'nhảy tanh tách', nhiều canxi, giúp tốt tim, khỏe xương, làm món nào cũng ngon cực phẩm
    Gia đình

    Loại thịt "nhảy tanh tách", nhiều canxi, giúp tốt tim, khỏe xương, làm món nào cũng ngon cực phẩm

    Gia đình

    Loại thịt này chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi, kẽm và sắt, giúp tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Con vật 'đoản thọ', hiền khô này tối ngày nhai lá, nuôi thành công ở An Giang, bán 90.000 đồng/kg
    Nhà nông

    Con vật "đoản thọ", hiền khô này tối ngày nhai lá, nuôi thành công ở An Giang, bán 90.000 đồng/kg

    Nhà nông

    Mỗi chuồng, anh Trần Duy Linh, thanh niên nuôi dế ở ấp An Thái, thị trấn Hội An, huyện Chợ Mới cũ (nay là xã Hội An, tỉnh An Giang) cho từ 10 - 15kg dế thương phẩm. Với giá bán dế thương phẩm dao động từ 80.000 - 90.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình Linh thu về lợi nhuận khoảng 500.000 đồng/chuồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hình ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm dự Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Nghĩa Trụ, tỉnh Hưng Yên lần thứ nhất
    Tin tức

    Hình ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm dự Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Nghĩa Trụ, tỉnh Hưng Yên lần thứ nhất

    Tin tức

    Sáng 14/7/2025, tại tỉnh Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Nghĩa Trụ lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Du khách ùn ùn đổ về làng nhỏ Lào Cai mới sau 1 chương trình truyền hình: Người đầu tiên “book” phòng tiết lộ lý do bất ngờ
    Xã hội

    Du khách ùn ùn đổ về làng nhỏ Lào Cai mới sau 1 chương trình truyền hình: Người đầu tiên “book” phòng tiết lộ lý do bất ngờ

    Xã hội

    Điều gì khiến một nơi tưởng như "ngủ quên giữa rừng" lại bất ngờ bùng nổ, homestay kín phòng, du khách nối nhau tìm đến?

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vụ án “nạn nhân kép” có một không hai
    Đông Tây - Kim Cổ

    Vụ án “nạn nhân kép” có một không hai

    Đông Tây - Kim Cổ

    Năm 2015, Denise Huskins bị bắt cóc và hãm hiếp nhưng sau khi thoát được, cô và bạn trai Aaron Quinn lại bị cáo buộc dàn dựng một trò lừa đảo học theo phim ảnh.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Công an Hải Phòng điều động 10 xe chữa cháy để dập tắt đám cháy lớn ở Công ty hóa chất Han Jin Vina
    Tin tức

    Công an Hải Phòng điều động 10 xe chữa cháy để dập tắt đám cháy lớn ở Công ty hóa chất Han Jin Vina

    Tin tức

    Công an Hải Phòng đã điều động 10 xe chữa cháy và nhiều chiến sĩ công an để dập tắt đám cháy rộng hàng nghìn mét vuông ở Công ty hóa chất Han Jin Vina.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đất công nghiệp còn, đường sá thông, xe chạy êm ru, ai đầu tư phía Bắc TP.HCM giờ chỉ lo chọn chỗ đẹp
    Chuyển động Sài Gòn

    Đất công nghiệp còn, đường sá thông, xe chạy êm ru, ai đầu tư phía Bắc TP.HCM giờ chỉ lo chọn chỗ đẹp

    Chuyển động Sài Gòn

    Hạ tầng giao thông phía Bắc TP.HCM đang được đầu tư mạnh mẽ với nhiều tuyến đường bộ, đường sắt và cảng thủy trọng điểm, mở ra không gian phát triển công nghiệp – đô thị mới, kết nối hiệu quả với cảng biển và sân bay quốc tế.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tạm giữ đối tượng dùng súng tự chế bắn chết người do mâu thuẫn đất đai
    Pháp luật

    Tạm giữ đối tượng dùng súng tự chế bắn chết người do mâu thuẫn đất đai

    Pháp luật

    Do mâu thuẫn tranh chấp đất tại khu vực xã Nhơn Hòa Lập (Tây Ninh), đối tượng lấy súng tự chế bắn chết người đàn ông ngay tại khu vực đất canh tác.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ở nơi này của tỉnh Khánh Hòa, cây đặc sản ra la liệt quả ngon, sáng nắng chiều mưa, người ta đang đến bẻ ăn ngay tại vườn
    Nhà nông

    Ở nơi này của tỉnh Khánh Hòa, cây đặc sản ra la liệt quả ngon, sáng nắng chiều mưa, người ta đang đến bẻ ăn ngay tại vườn

    Nhà nông

    Được ví như "miền Tây" thu nhỏ giữa lòng xứ nắng, miệt vườn Lâm Sơn (tỉnh Khánh Hòa mới) những ngày tháng Bảy “sáng nắng chiều mưa”, hối hả bước vào vụ trái cây dần chín rộ, thu hút nhiều du khách đến tham quan, check-in, chụp ảnh và thưởng thức nhiều loại đặc sản tại vườn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cuộc tọa đàm lịch sử góp phần đưa Di sản thế giới thứ 9 của Việt Nam được UNESCO công nhận
    Văn hóa - Giải trí

    Cuộc tọa đàm lịch sử góp phần đưa Di sản thế giới thứ 9 của Việt Nam được UNESCO công nhận

    Văn hóa - Giải trí

    Trải qua nhiều năm xây dựng hồ sơ và chờ được xét duyệt, vừa qua, quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) chính thức công nhận là Di sản thế giới.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đèn trang trí cầu 200 tỷ ở Quảng Trị sáng trở lại sau phản ánh của Báo Dân Việt
    Kinh tế

    Đèn trang trí cầu 200 tỷ ở Quảng Trị sáng trở lại sau phản ánh của Báo Dân Việt

    Kinh tế

    Nhận được phản ánh của Báo Dân Việt, cơ quan chức năng đã yêu cầu đơn vị thi công khắc phục sự cố, đèn trang trí cầu An Lạc sáng trở lại.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vụ 'Tiktoker Hà List' bị chém lìa tay: Dấu hiệu của tội danh nào?
    Bạn đọc

    Vụ "Tiktoker Hà List" bị chém lìa tay: Dấu hiệu của tội danh nào?

    Bạn đọc

    Liên quan vụ nam Tiktoker ở Thái Nguyên bị nhóm đối tượng chém gần lìa bàn tay, người này sau khi được cấp cứu đã ổn định, tỉnh táo, tay được nối hồng hào. Chuyên gia pháp lý cũng bình luận về vụ việc này.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Sau hợp nhất, An Giang đặt mục tiêu thành tỉnh phát triển khá, đặc khu Phú Quốc đạt tầm cỡ quốc tế
    Tin tức

    Sau hợp nhất, An Giang đặt mục tiêu thành tỉnh phát triển khá, đặc khu Phú Quốc đạt tầm cỡ quốc tế

    Tin tức

    Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025-2030 xác định mục tiêu đến năm 2030 là tỉnh phát triển khá của cả nước; là trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia; đặc khu Phú Quốc đạt tầm cỡ quốc tế; Rạch Giá là trung tâm chính trị - hành chính, thương mại - dịch vụ, tổng hợp và chuyên ngành...

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hoa khôi cải lương: 'Tôi giàu nhất giới nghệ sĩ, Thẩm Thúy Hằng có chồng là thống đốc ngân hàng cũng không bằng tôi'
    Văn hóa - Giải trí

    Hoa khôi cải lương: "Tôi giàu nhất giới nghệ sĩ, Thẩm Thúy Hằng có chồng là thống đốc ngân hàng cũng không bằng tôi"

    Văn hóa - Giải trí

    Trong buổi trò chuyện cùng đạo diễn Khương Dừa, nghệ sĩ cải lương Mộng Tuyền xúc động chia sẻ về quyết định rời bỏ sân khấu ở thời kỳ đỉnh cao để sang Pháp định cư – điều mà đến nay bà vẫn luôn tiếc nuối.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chân dung 4 Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng được thăng quân hàm Thượng tướng
    Tin tức

    Chân dung 4 Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng được thăng quân hàm Thượng tướng

    Tin tức

    Chủ tịch nước thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với 4 Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương.

    Chia sẻ Chia sẻ
     Cấm xe máy chạy xăng dầu ở vành đai 1 Hà Nội: Chuyên gia đề xuất giải pháp khả thi
    Bạn đọc

    Cấm xe máy chạy xăng dầu ở vành đai 1 Hà Nội: Chuyên gia đề xuất giải pháp khả thi

    Bạn đọc

    Theo chuyên gia giao thông, Hà Nội cần bắt tay ngay vào việc xây dựng các điểm đỗ xe, gửi xe, phát triển hệ thống giao thông công cộng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân. Khi hạ tầng tốt, người dân có nhiều sự lựa chọn, bản thân họ sẽ tự thay đổi, từ bỏ không dùng xe máy chạy xăng, dầu…

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cái chết bí ẩn của lính đánh thuê Anh ở Ukraine gây kinh hoàng ở phương Tây
    Thế giới

    Cái chết bí ẩn của lính đánh thuê Anh ở Ukraine gây kinh hoàng ở phương Tây

    Thế giới

    Mặc dù Jordan Chadwick đã qua đời cách đây hai năm, nhưng bí ẩn về cái chết của ông sẽ mãi mãi không được giải đáp, nhà báo người Anh Colin Freeman viết trên tờ Telegraph.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hai Thứ trưởng Bộ Công an được Chủ tịch nước thăng hàm Thượng tướng
    Tin tức

    Hai Thứ trưởng Bộ Công an được Chủ tịch nước thăng hàm Thượng tướng

    Tin tức

    Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Thế Tùng và Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Ngọc Lâm được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Được tặng con bò giống, nhà đại đoàn kết, nhiều người dân ở khu vực phía Bắc TP.HCM tự tin thoát nghèo, làm giàu
    Nhà nông

    Được tặng con bò giống, nhà đại đoàn kết, nhiều người dân ở khu vực phía Bắc TP.HCM tự tin thoát nghèo, làm giàu

    Nhà nông

    Từ hỗ trợ sinh kế đến đào tạo nghề, từ xóa nhà tạm đến cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khu vực phía Bắc TP.HCM đang chứng minh một hành trình giảm nghèo bền vững bằng chính nội lực và sự đồng hành của cả cộng đồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nơi nào trong Tử Cấm Thành đáng sợ đến mức không ai muốn bước qua lần hai?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Nơi nào trong Tử Cấm Thành đáng sợ đến mức không ai muốn bước qua lần hai?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Trong lịch sử Trung Quốc, Tử Cấm Thành là một trong những khu vực đầy bí ẩn và ám ảnh nhất. Nơi đây từng là cung điện hoàng gia của triều đại Thanh từ năm 1420 đến năm 1912.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam - Thượng tướng Trịnh Văn Quyết được thăng hàm Đại tướng
    Tin tức

    Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam - Thượng tướng Trịnh Văn Quyết được thăng hàm Đại tướng

    Tin tức

    Chủ tịch nước đã trao Quyết định thăng quân hàm Đại tướng đối với ông Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đây là điểm du lịch hot của tỉnh Đồng Tháp mới sau khi sáp nhập tỉnh Tiền Giang
    Nhà nông

    Đây là điểm du lịch hot của tỉnh Đồng Tháp mới sau khi sáp nhập tỉnh Tiền Giang

    Nhà nông

    Từ TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cũ (nay là tỉnh Đồng Tháp mới) xuôi dòng sông Tiền chừng 9 km tới một ngã ba sông rộng lớn, rẽ trái là vào một địa danh nổi tiếng của vùng sông nước miền Tây: Vàm Kỳ Hôn. Đi suốt rạch Kỳ Hôn dài khoảng 7 km sẽ nối vào kinh Chợ Gạo, đổ nước ra sông Tra, rồi sông Vàm Cỏ Đông của tỉnh Long An.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bùi Chát lần đầu đặt tên tranh khi trôi cùng ký ức
    Chuyển động Sài Gòn

    Bùi Chát lần đầu đặt tên tranh khi trôi cùng ký ức

    Chuyển động Sài Gòn

    Bùi Chát bày những bức tranh lấy cảm hứng từ thơ với chủ đề “Đang trôi”. Lần đầu tiên anh đặt tên tranh sau hơn 10 cuộc triển lãm.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Những cái nhất tại FIFA Club World Cup 2025™
    Thể thao

    Những cái nhất tại FIFA Club World Cup 2025™

    Thể thao

    Sau 1 tháng tranh tài sôi nổi, FIFA Club World Cup 2025™ đã chính thức khép lại bằng trận chung kết giữa Chelsea với Paris Saint-Germain.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Giám đốc Quỹ HTND TP.Hà Nội: Đồng vốn “muốn đi xa” cũng phải “đi cùng nhau”, nông dân mới thoát nghèo bền vững
    Giảm nghèo nông thôn

    Giám đốc Quỹ HTND TP.Hà Nội: Đồng vốn “muốn đi xa” cũng phải “đi cùng nhau”, nông dân mới thoát nghèo bền vững

    Giảm nghèo nông thôn

    “Chúng tôi phối hợp với ngân hàng và các tổ chức tín dụng tạo điều kiện và cơ chế ưu đãi, thủ tục thuận lợi cho hội viên nông dân tham gia các chi-tổ hội nông dân nghề nghiệp được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng vốn vay hỗ trợ bà con “muốn đi xa” cũng phải “đi cùng nhau”, đây là hướng đi giảm nghèo, phát triển sản xuất hiệu quả của Hà Nội”.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trưởng ban Điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương gợi mở cách sử dụng vốn hiệu quả, vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững
    Giảm nghèo nông thôn

    Trưởng ban Điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương gợi mở cách sử dụng vốn hiệu quả, vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững

    Giảm nghèo nông thôn

    Để sử dụng đồng vốn hiệu quả, vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững, người dân cần lập kế hoạch sử dụng vốn vay rõ ràng, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, quản lý tài chính và chi tiêu hợp lý, nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Không minh bạch thông tin, bất động sản DRH Holdings của Chủ tịch Phan Tấn Đạt bị xử phạt
    Nhà đất

    Không minh bạch thông tin, bất động sản DRH Holdings của Chủ tịch Phan Tấn Đạt bị xử phạt

    Nhà đất

    Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty CP DRH Holdings (DRH).

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vừa nhận được tin tốt từ Mỹ, ông Zelensky bất ngờ đe dọa đáng sợ nhằm vào Nga
    Thế giới

    Vừa nhận được tin tốt từ Mỹ, ông Zelensky bất ngờ đe dọa đáng sợ nhằm vào Nga

    Thế giới

    Tổng thống Ukraine Zelensky đã đe dọa sẽ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, vài ngày sau khi Mỹ cam kết nối lại viện trợ quân sự cho Kiev.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Phân tích vận mệnh 12 con giáp trong tuần mới (14-20/7): Thân thành công, Mùi phát tài, Tuất đỏ tình
    Gia đình

    Phân tích vận mệnh 12 con giáp trong tuần mới (14-20/7): Thân thành công, Mùi phát tài, Tuất đỏ tình

    Gia đình

    Vận mệnh của 12 con giáp trong tuần mới (14-20/7) giống như kem mùa hè, mỗi loại đều có vị chua ngọt riêng. Hãy xem vận mệnh của bạn thế nào nhé!

    Chia sẻ Chia sẻ
    TP.HCM đẩy nhanh tiến độ Metro số 2: Di dời hạ tầng đạt 60%, dự kiến khởi công  năm nay
    Chuyển động Sài Gòn

    TP.HCM đẩy nhanh tiến độ Metro số 2: Di dời hạ tầng đạt 60%, dự kiến khởi công năm nay

    Chuyển động Sài Gòn

    Trưởng ban Quản lý Đường sắt Đô thị Phan Công Bằng kiểm tra công trường Metro số 2, cho biết công tác giải phóng mặt bằng hoàn tất 100%, di dời hạ tầng đạt 60%. Dù gặp khó khăn, đơn vị quyết tâm hoàn thành di dời hạ tầng trong năm 2025 và khởi công dự án.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    Giá xăng dầu hôm nay 13/7: Tăng dữ dội, thời kỳ xăng dầu “giá thấp” đã hết?

    Giá xăng dầu hôm nay 13/7: Tăng dữ dội, thời kỳ xăng dầu “giá thấp” đã hết?

    2

    Tỷ phú Gerard Williams thuê luật sư đại diện Tổng thống Donald Trump kiện Đàm Vĩnh Hưng

    Tỷ phú Gerard Williams thuê luật sư đại diện Tổng thống Donald Trump kiện Đàm Vĩnh Hưng

    3

    Được Trung ương cho phép, TP Hải Phòng sẽ thu hồi, đấu giá các thửa đất xen kẹt, có mảnh siêu bé, chỉ 0,5m2

    Được Trung ương cho phép, TP Hải Phòng sẽ thu hồi, đấu giá các thửa đất xen kẹt, có mảnh siêu bé, chỉ 0,5m2

    4

    Bảng lương giáo viên 2026 thay đổi thế nào khi không còn chia hạng, xếp lại bảng lương?

    Bảng lương giáo viên 2026 thay đổi thế nào khi không còn chia hạng, xếp lại bảng lương?

    5

    Diễn biến mới nhất vụ nam Tiktoker bị chém gần lìa bàn tay ở Thái Nguyên

    Diễn biến mới nhất vụ nam Tiktoker bị chém gần lìa bàn tay ở Thái Nguyên
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media