Toàn cảnh thành tựu Nga đạt được trong 100 ngày chiến sự ở Ukraine
100 ngày sau khi Nga đưa quân vào Ukraine, Điện Kremlin công bố, Moscow đã đạt được một số kết quả trong chiến dịch quân sự ở nước láng giềng thân phương Tây.
Thứ Sáu (3/6) đánh dấu 100 ngày kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine. Điện Kremlin tuyên bố, Moscow đã đạt được "một số kết quả" trong chiến dịch quân sự ở nước láng giềng thân phương Tây, theo Alarabiya
“Một số kết quả nhất định đã đạt được”, Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên khi được hỏi về 100 ngày đầu tiên trong “hoạt động quân sự đặc biệt” ở Ukraine.
Trong 100 ngày chiến sự bùng nổ, Ukraine đã thay đổi một cách nhanh chóng. Hàng loạt tòa nhà, cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy, nhiều người đã thiệt mạng, biết bao người phải bỏ nhà cửa, quê hương, đất nước để chạy trốn chiến tranh... Ảnh AP
Nga cho biết họ đã cử lực lượng của mình vào Ukraine để bảo vệ cư dân của hai khu vực ly khai ủng hộ Moscow - Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk tự xưng (thuộc vùng Donbass ở phía Đông Ukraine) - khỏi quân đội của Kiev.
“Về việc đảm bảo sự bảo vệ cho họ, các biện pháp đang được thực hiện và đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhiều khu định cư đã được giải phóng khỏi các phần tử dân tộc chủ nghĩa và các lực lượng vũ trang thân Đức Quốc xã của Ukraine", ông Peskov nói.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh IT
Nga đã nhiều lần mô tả rằng, các nhà chức trách Ukraine là những người theo chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa tân Quốc xã - bất chấp sự phản đối của Kiev.
“Cơ hội đã được tạo ra cho mọi người bắt đầu thiết lập một cuộc sống hòa bình. Công việc này sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi tất cả các mục tiêu của hoạt động quân sự đạt được", ông Peskov nói.
Theo CBS News, kể từ giữa tháng 5, Nga đã thu hẹp trọng tâm của họ tại Donbass và bắt đầu sử dụng các đơn vị quân đội nhỏ hơn để dần dần đánh chiếm các thị trấn và làng mạc trong khu vực. Người Nga rõ ràng đã đạt được những thành tựu gần đây khi họ sắp chiếm được thành phố Severodonetsk, thành phố quan trọng cuối cùng còn sót lại trong tay Ukraine trong khu vực Luhansk nói riêng và Donbass nói riêng. Sự sụp đổ của Severodonetsk sẽ đưa Nga tiến gần hơn đến việc đạt được quyền kiểm soát toàn bộ Donbass.
Khói đen bốc lên từ "chảo lửa" Severodonetsk - pháo đài kháng cự cuối cùng của quân đôi Ukraine ở phía đông Luhansk vào ngày 2/6. Ảnh CNN
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết, tổn thất của quân đội Nga kể từ thời điểm giữa tháng 5 đến nay không đáng kể. Vị quan chức cũng nhấn mạnh, quân đội Nga có ưu thế đáng kể về trang thiết bị và quân số so với Ukraine trong cuộc chiến.
Về phía Ukraine, Tổng thống Zelensky hé lộ với Newsmax trong một cuộc phỏng vấn trong tuần này rằng, lực lượng Ukraine đang mất tới 100 binh sĩ mỗi ngày ở miền đông Ukraine và gọi tình hình là rất khó khăn.
Nga hiện đang kiểm soát một vùng lưỡi liềm của lãnh thổ Ukraine kéo dài từ xung quanh Kharkiv - thành phố lớn thứ hai của Ukraine qua các thành phố Donetsk và Luhansk do phe ly khai nắm giữ và tiến về phía tây tới Kherson, tạo thành một cây cầu trên bộ nối bán đảo Crimea (bị Nga sáp nhập vào 2014) với vùng Donbass.
Nỗ lực chính của Nga hiện tập trung giành toàn quyền kiểm soát khu vực Donbass. Nga được cho là chỉ cần 2 tuần nữa để giành được quyền kiểm soát toàn bộ tỉnh Luhansk. Các cuộc giao tranh gần đây tập trung xung quanh Severodonetsk, "pháo đài" kháng cự cuối cùng của quân đội Ukraine ở khu vực phía đông Luhansk.
Cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine sẽ kéo dài bao lâu nữa và chiến thắng sẽ như thế nào đối với một trong 2 bên? Ảnh: Novinite
Ông Oleksandr Motuzianyk, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết các lực lượng Nga hiện đang "cố gắng bao vây quân đội của chúng tôi" và tập hợp lại để phát động một cuộc tấn công theo hướng Sloviansk - một thành phố chiến lược có thể trở thành trọng tâm quan trọng tiếp theo của cuộc chiến ở Donbass.
Các trận chiến ở phía đông Ukraine đang diễn ra trên địa hình rộng mở hơn nhiều so với môi trường đô thị đông đúc xung quanh Kiev trước đó. Điều đó giải thích sự cấp thiết khi người Ukraine cầu xin vũ khí hạng nặng hơn - đặc biệt là các hệ thống pháo có thể tấn công mục tiêu ở tầm xa hơn - từ Mỹ và các đồng minh.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người thiệt mạng, hàng trăm nghìn gia đình phải ly tán, bao người mất nhà cửa, phải bỏ quê hương, đất nước để chạy trốn chiến tranh... Ảnh AP
Trong nỗ lực để giúp Ukraine kháng cự, Mỹ và các đồng minh khác đang tăng cường hỗ trợ vũ khí cho nước này.
Vào ngày 1/6, chính quyền Biden thông báo sẽ cung cấp các hệ thống tên lửa tầm xa tiên tiến cơ động cao HIMARS cho Ukraine có tầm bắn lên tới 70 km. HIMARS là thiết bị quan trọng nhất mà Mỹ cung cấp cho Ukraine tính đến thời điểm này.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về Chính sách của Mỹ, Tiến sĩ Colin H. Kahl cho biết, các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine đã thay đổi theo thời gian khi cuộc chiến giờ đây trở thành những trận đấu pháo dữ dội ở phía đông. Ban đầu, ưu tiên là tên lửa vác vai và vũ khí chống tăng, sau đó là Pháo M777 có tầm bắn khoảng 30 km, và hiện nay Mỹ đang chuyển sang cung cấp HIMARS với tầm bắn lên tới 70 km cho Ukraine.
Theo hãng tin Suspilne của Ukraine, trong một cuộc họp báo ngày 22/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kiev sẽ không thảo luận về việc công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga.
Lực lượng Ukraine đang ra sức phá hủy hỏa lực của quân Nga đe dọa các tuyến hậu cần trọng yếu, trong đó, Trung đoàn 412 – biệt danh “Nemesis” - đang tăng cường các hoạt động tác chiến gần mặt trận Pokrovsk.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam trân trọng những chỉ dẫn, khuyến khích của Giáo hoàng với các chức sắc, tu sĩ, đồng bào Công giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc và đóng góp xây dựng phát triển đất nước Việt Nam.
Chiến thắng 30/4 là chiến thắng của lương tri, chính nghĩa, chấm dứt mất mát đau thương không chỉ cho nhân dân Việt Nam mà còn biết bao gia đình người dân Mỹ - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói.
Các quan chức Ukraine sáng nay 24/4 cáo buộc Nga đã tiến hành cuộc tấn công đêm qua bằng tên lửa và máy bay không người lái, gây ra hỏa hoạn, phá hủy các tòa nhà và chôn vùi cư dân dưới đống đổ nát ở thủ đô Kiev.
Tổng thống Volodymyr Zelensky đang "đi sai hướng" trong các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc chiến của Nga với Ukraine, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết vào ngày 23/4.
Tại Kiev, giới chức không loại trừ khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine sau khi các cuộc đàm phán tại London nhằm giải quyết xung đột với Nga không đạt được kết quả.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông đã hy vọng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky "dễ đối phó" hơn so với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng thực tế ngược lại. Song ông vẫn hy vọng Kiev sẽ chấp nhận đề xuất của Washington nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Ấn Độ đã công bố một loạt các biện pháp hạ cấp quan hệ với Pakistan vào thứ Tư 23/4, một ngày sau khi những kẻ tình nghi là phiến quân giết chết 26 người tại một điểm du lịch ở Kashmir trong vụ tấn công tồi tệ nhất vào dân thường ở nước này trong gần hai thập kỷ.
Ít ngày nữa là đến ngày kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những ký ức về ngày 30/4/1975 lại ùa về, không chỉ với những người dân Việt Nam sống trong những tháng ngày hào hùng đó, mà còn với cả những người bạn ngoại quốc tận mắt chứng kiến những giờ phút lịch sử của cách mạng Việt Nam và thế giới.
Mặc dù đã tăng cường đáng kể sản xuất vũ khí vào năm ngoái, lực lượng vũ trang Nga vẫn thiếu các thiết bị quân sự quan trọng, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tại cuộc họp của Ủy ban Công nghiệp Quân sự nhà nước ngày 23/4.
Chính quyền Trump đang âm thầm thu hồi quy chế pháp lý tạm thời áp dụng cho khoảng 900.000 người, dẫn đến một loạt email trục xuất được gửi đi – thậm chí, bao gồm cho cả công dân Mỹ.
Một trong những kho đạn lớn nhất của Nga đã bị phá hủy hoàn toàn trong một vụ nổ dữ dội kèm theo hàng loạt vụ nổ thứ cấp kéo dài nhiều giờ, gây ra cột khói đen khổng lồ bao trùm bầu trời gần thủ đô Moscow.
Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, ngoại giao đã huy động được sự ủng hộ của người dân các nước, tạo nên phong trào quốc tế rộng lớn chưa từng có ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Nhân dân Việt Nam.
Theo nguồn tin từ Axios, Mỹ đã chính thức gửi cho Ukraine một đề xuất hòa bình được mô tả là “lời đề nghị cuối cùng”. Văn bản này chỉ dài một trang và Mỹ yêu cầu Ukraine phải phản hồi về đề xuất này ngay trong tuần này.