Từ các chia sẻ kinh nghiệm của người Thái về "triết lý kinh tế đủ đầy", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, người Thái thành công nhờ một số yếu tố cốt lõi sau:
Cộng đồng: Người Thái ưu tiên sản xuất nông sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội bộ trước, và sau đó mới hướng tới thị trường. Phương pháp này giúp nông dân giảm thiểu tác động của biến động thị trường và thiên tai. Tuy nhiên, người Thái không bỏ qua thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp.
Họ chú trọng vào việc biến các sản phẩm nông nghiệp thông thường thành hàng hóa giá trị cao thông qua các kỹ thuật bảo quản, chế biến và tiếp thị hiệu quả. Họ xây dựng thương hiệu nông sản dựa trên đặc tính nổi bật, nguồn gốc và phương thức sản xuất độc đáo, làm tăng giá trị và sức hấp dẫn của sản phẩm trên thị trường.
Phát triển tựa trên liên kết và hợp tác: Chìa khóa thành công của người Thái trong việc nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp nằm ở việc phát triển các cộng đồng nghề nghiệp ở nông thôn. Họ tập trung vào việc tạo ra sự liên kết và hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng, chia sẻ lợi ích và tối ưu hóa nguồn lực.
Quan điểm "Không ai bị bỏ lại phía sau" không chỉ là một câu slogan mà là nguyên tắc hoạt động thực sự, đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội phát triển và đóng góp vào sự thịnh vượng chung.
Nhờ vào "triết lý kinh tế đủ đầy", người Thái đã xây dựng một hệ thống nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo đói và bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra một nền kinh tế có khả năng chống chịu tốt trước các biến động và thách thức.
Bộ trưởng cho rằng, muốn lan tỏa "triết lý kinh tế đủ đầy" thì người nông dân Việt Nam cần phải có tư duy "ganh đua nhưng không ganh tị".
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay, tất cả mọi người đều phải "cạnh tranh sòng phẳng", đồng thời, đẩy mạnh hợp tác liên kết, huy động sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội nghề nghiệp tiếp sức cho nông dân, trang trại phát triển các chuỗi giá trị, hình thành một nền kinh tế dịch vụ.
Việc sáp nhập 2 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương với TP HCM, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập là một vùng kinh tế đô thị lớn mạnh. Có một ngành, hàng hot thường gắn liền với đô thị-đó là ngành sinh vật cảnh. Sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu với TP HCM sẽ là cơ hội lớn co nành sinh vật cảnh nói chung và nghề nuôi cá cảnh (nuôi cá kiểng) nói riêng phát triển...
Ông Nguyễn Văn Nhỏ, tỷ phú Bà Rịa-Vũng Tàu ở xã Phước Tỉnh, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là một nông dân đánh bắt hải sản xa bờ, doanh thu 18 tỷ/năm.Ông là nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi nhiều năm liền, góp phần bảo vệ chủ quyền trên biển.
Huyện biên giới Sốp Cộp (Sơn La) vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách chung tay hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, vùng đất mới mở rộng là vùng đất cổ xưa với nhiều làng cổ. Hai trong số các làng cổ nổi tiếng nhất của tỉnh mới sau sáp nhập là làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và làng Mẹo hay còn gọi là làng Phương La, (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Nghệ An sẽ giữ lại tên gọi 2 địa danh nổi tiếng gồm Kim Liên và Cửa Lò. Phương án dự kiến trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An thống nhất giữ tên xã Kim Liên và đặt lại tên Cửa Lò.
Sau gần 50 năm khai thác, hồ Kẻ Gỗ tại Hà Tĩnh đang được nâng cấp với tổng mức đầu tư hơn 350 tỷ đồng. Dự án nhằm cải thiện hệ thống tiêu thoát nước, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho 16.500 ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho khoảng 15.500 dân trong khu vực.
Nhiều ngư dân ở Quảng Bình đã kéo tới trụ sở VNPT tại tỉnh này để đòi quyền lợi về việc các tàu cá mất kết nối giám sát hành trình dẫn đến không nộp được hồ sơ nhận chi phí nhiên liệu.
Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Hải Dương năm 2025, sau sắp xếp, sáp nhập, tỉnh Hải Dương còn 64 đơn vị hành chính cấp xã. Các xã, phường mới chủ yếu dự kiến được đặt tên mới theo tên đơn vị hành chính cấp huyện cũ và thêm số thứ tự.
Du khách tham gia tour du lịch này được xe bò chở đi dạo đường làng vùng nông thôn mới, được leo núi ngắm hoa rừng, chinh phục những đồi cát, tắm biển, ăn đùi cừu nướng, tối ngủ trong những ngôi nhà làm bằng đất sét và sáng sớm nghe gà rừng gáy bên tai...
Lạng Sơn là một trong những tỉnh có diện tích rừng trồng lớn nhất cả nước, với trên 235.000 ha các loại cây thông, keo, bạch đàn… Với nắng nóng bất thường của thời tiết, sự khô hạn trong nhiều tháng gần đây, nguy cơ cháy rừng đang ở mức cao. Trước thực tế đó, tỉnh Lạng Sơn đã đưa ra những giải pháp kịp thời.
Anh Phạm Văn Điều ở ấp 3, xã Tân Lập (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) là một "tay thiện xạ" trong nghề nuôi chim cu gáy. Không gian xung quanh nhà như dịu hẳn khi những chú chim cu cất tiếng gáy. Không hiểu tiếng “gù gù” ấy, nhưng khi nó cất lên, tôi cảm giác nhẹ nhõm, thư thái trong người.