Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ xây dựng Nhà Nhân ái cho gia đình người có công
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh vừa trao tặng 50 triệu đồng hỗ trợ xây dựng Nhà Nhân ái cho gia đình người có công với cách mạng tại phường Hiệp Hòa.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Mô hình trồng nấm sạch từ "phế phụ phẩm" rơm rạ ở Thái Bình...
Chiều ngày 3/12/2024, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thái Bình tổ chức thăm mô hình trồng nấm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Ảnh: Nghĩa Lê
Anh Đinh Thành Ninh, chủ mô hình trồng nấm ở xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình), cho biết trong khoảng thời gian dịch bệnh năm 2020, vì không được đi đâu và làm gì nên anh thấy có quỹ đất hơn 2200m2 để không, nên anh đã mang ra và thử nghiệm mô hình trồng nấm ở quy mô nhỏ, lúc đầu anh sử dụng mùn cưa và bông phế thải để sản xuất nấm nhưng chi phí đầu vào quá cao nên anh chưa thấy lợi nhuận từ nó.
Sau một khoảng thời gian nghiên cứu và quan sát, anh thấy tình trạng bà con đốt rơm rạ ngày càng gia tăng và lãng phí nên anh đã nghĩ ra cách mang về tái sử dụng phế phụ phẩm này và đã mang lại nhiều thành tựu vượt qua mong đợi.
Đến nay, với diện tích sản xuất phôi lên đến 1.000 m² và khu vực chăm sóc, thu hoạch nấm rộng 1.200 m², anh Ninh hiện nay sản xuất khoảng 7 vạn phôi nấm mỗi vụ, chia thành hai vụ, với tổng sản lượng lên đến 14 vạn phôi mỗi năm.
Mỗi phôi nấm cho ra khoảng 6 lạng sản phẩm, sản xuất ra 1 phôi hết 3.500 ngàn đồng và bán ra thị trường được khoảng 16-18 nghìn đồng trừ hết các chi phí nhân công, nhà xưởng, điện nước,... thì lãi khoảng 10 đồng trên một phôi, giúp anh Ninh đạt được lợi nhuận 1 tỷ 4 đồng mỗi năm trên sản lượng 14 vạn. Đặc biệt, nhờ việc sử dụng rơm rạ làm nguyên liệu chính, chi phí đầu vào đã giảm đáng kể so với các nguyên liệu truyền thống như mùn cưa hay bông phế thải.
Anh Đinh Thành Ninh, Chủ mô hình trồng nấm ở Thái Bình, có lợi nhuận ròng ước tính hơn 1 tỷ 4 mỗi năm, mong muốn được hỗ trợ bà con ở địa phương cùng mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng kinh tế cho bà con bên cạnh đấy cung cấp đủ nguồn cung cho thị trường. Ảnh: KNQG.
Anh Ninh chia sẻ: “Rơm rạ có sẵn ngay trên các cánh đồng xung quanh trang trại. Trước đây, bà con chỉ đốt đi, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm. Tôi quyết định thu gom rơm về để làm nguyên liệu trồng nấm, không chỉ giúp giảm chi phí mà còn tận dụng được nguồn tài nguyên địa phương. Sau khi xử lý qua nước vôi, ủ và kết hợp với mùn cưa, sản phẩm nấm đạt chất lượng cao và chi phí rất thấp".
Ngoài việc giảm chi phí nguyên liệu, mô hình trồng nấm của anh còn giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, vì rơm rạ sau khi sử dụng có thể tái sử dụng rất phù hợp với nông nghiệp tuần hoàn để đạt được sản xuất khép nông nghiệp khép kín từ đó làm phân bón cho cây trồng như ớt, đậu hay lúa.
Hơn nữa, việc sử dụng rơm rạ thu mua tầm 500-700 đồng/cân thay thế cho bông phế thải giúp anh tiết kiệm được khoảng 2.800 đồng/kg so với giá của mùn cưa và bông phế thải.
Đáng chú ý, trong quá trình sản xuất, anh Ninh áp dụng công nghệ hiện đại như hệ thống tưới phun sương thông minh, được trao tặng bởi Trung tâm Khuyến nông Thái Bình.
Hệ thống này giúp anh kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ một cách chính xác, đồng thời giảm chi phí nhân công tưới nước, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng nấm.
Chính quyền địa phương và Trung tâm Khuyến nông Thái Bình cũng đã hỗ trợ anh rất nhiệt tình trong việc phát triển mô hình này, qua đó giúp nhiều hộ dân trong khu vực cải thiện đời sống.
“Mô hình này rất phù hợp với người dân ở địa phương, đặc biệt là những người cao tuổi. Công việc chăm sóc nấm không vất vả như trồng các loại cây khác, vì vậy rất nhiều bà con có thể tham gia. Nếu mỗi gia đình chăm sóc khoảng 5.000 phôi, mỗi năm thu được khoảng 2 vạn phôi, thì họ có thể kiếm được từ 80-100 triệu đồng. Tôi mong muốn có thể phát triển quy mô sản xuất, cung cấp phôi cho bà con và giúp họ xây dựng cuộc sống tốt hơn”, anh Ninh chia sẻ thêm với phóng viên báo Dân Việt.
Mô hình trồng nấm của anh Ninh rất đáng được học hỏi và nhân rộng ở địa phương và các tỉnh thành lân cận. Ảnh: Nghĩa Lê
Những lao động cao tuổi vẫn hoàn toàn có thể tham gia vào quy mô sản xuất một cách dễ dàng và không hề có quá nhiều vất vả trong quá trình trồng nấm tại địa phương, theo anh Ninh chia sẻ. Ảnh: Nghĩa Lê
Tuy nhiên, anh cũng bày tỏ mối lo ngại về tình trạng cung vượt cầu. Thị trường hiện nay rất cần nguồn nấm sạch như sản phẩm của anh, nhưng nguồn cung không đủ để đáp ứng.
Các sản phẩm nấm nhập khẩu từ Trung Quốc thường phải qua hóa chất bảo quản, không thể đạt được độ sạch và chất lượng như nấm nội địa.
Chính vì vậy, anh Ninh mong muốn chính quyền địa phương và bà con nông dân có thể cùng chung tay phát triển quy mô sản xuất để đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường, đồng thời giúp nông nghiệp Thái Bình ngày càng phát triển bền vững hơn.
Giảm ô nhiễm môi trường gắn liền với nông nghiệp tuần hoàn...
Anh Lại Văn Chuyên, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Thái Bình , cho biết: "Một trong những ưu điểm nổi bật của mô hình sản xuất nấm từ rơm rạ tại Thái Bình là khả năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua việc áp dụng nông nghiệp tuần hoàn".
Anh Lại Văn Chuyên, cán bộ kỹ thuật ở Trung tâm Khuyến nông Thái Bình, rất sát sao với mô hình trồng nấm của anh Ninh và cũng mong muốn hỗ trợ anh Ninh nhân rộng quy mô sản xuất ra rộng hơn nữa. Ảnh: Nghĩa Lê
Khi người dân tại các khu vực nông thôn vẫn duy trì thói quen đốt rơm rạ sau mùa vụ, việc đốt này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí, ô nhiễm nguồn nước và tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, với mô hình mới này, rơm rạ không còn là "rác" mà trở thành nguồn nguyên liệu quý giá để sản xuất nấm, giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm và đồng thời tăng cường giá trị kinh tế cho nông dân.
"Nông nghiệp tuần hoàn là một hệ thống sản xuất không có sự lãng phí, mọi "phế phụ phẩm" đều được tái sử dụng, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Trong mô hình này, rơm rạ không bị đốt bỏ, mà được thu gom, xử lý và tái sử dụng làm nguyên liệu chính để trồng nấm", anh Chuyên cho biết thêm.
Nguồn nguyên liệu rơm rạ tại địa phương vô cùng dồi dào, giúp giảm chi phí đầu vào đến một phần ba so với việc sử dụng bông phế thải và mùn cưa. Trong khi chi phí mua mùn cưa và bông phế thải thường dao động từ 1 triệu đến 1 triệu rưỡi mỗi tấn, thậm chí có thể lên đến 2 triệu khi giá cao, thì chi phí cho một tấn rơm rạ chỉ từ 500-600 nghìn đồng.
Điều đặc biệt hơn nữa, nấm được sản xuất từ rơm rạ không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn có chất lượng vượt trội.
Những nhân công cao tuổi, đang trong quá trình xử lý phôi để nấm phát triển một cách tốt nhất. Ảnh: Nghĩa Lê
Sản phẩm từ rơm rạ có hương vị ngon hơn hẳn so với nấm trồng từ mùn cưa hay bông phế thải, mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn và cảm giác ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt khi giảm được chi phí đầu vào mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, anh Chuyên chia sẻ: "Chính vì nguồn nguyên liệu rơm rạ có sẵn tại địa phương, chúng tôi có thể tận dụng triệt để, tránh tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường. Rơm rạ sau khi thu gom được xử lý đúng quy trình kỹ thuật, qua đó không chỉ bảo vệ môi trường mà còn tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao".
Việc sử dụng rơm rạ thay vì đốt bỏ giúp bảo vệ nguồn nước, giảm khí thải độc hại và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, một vấn đề rất nghiêm trọng đối với các khu vực nông thôn.
Quan trọng hơn, quá trình này góp phần duy trì độ phì nhiêu cho đất, giúp bảo vệ chất hữu cơ và cácbon trong lòng đất, ngăn chặn hiện tượng xói mòn đất và sự suy thoái đất đai.
Mô hình này không chỉ giúp cải thiện chất lượng môi trường mà còn tạo ra một chu trình sản xuất nông nghiệp bền vững, trong đó các phế phẩm nông sản như rơm rạ được quay lại hệ sinh thái, phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp khác.
Như anh Chuyên chia sẻ, “Phế phụ phẩm từ sản xuất nấm, sau khi được thu hoạch, sẽ trở thành nguồn phân bón hữu cơ tốt cho cây trồng, từ đó hình thành một hệ thống tuần hoàn khép kín".
Phó Chủ tịch UBND xã Thu Cúc (tỉnh Phú Thọ mới, sau sáp nhập Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc) Hà Thị Tố Nguyệt cho biết thêm: Xã có gần 30 cán bộ, công chức là cán bộ của huyện Tân Sơn cũ và các xã lân cận được điều động đến làm việc. Tuy khoảng cách từ nhà đến xã gần 20km nhưng các cán bộ đều nỗ lực làm viêc, có những hôm làm xong việc đã 23 giờ đêm mới về nhà, nhưng sáng hôm sau đã có mặt sớm tại trụ sở làm việc.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh vừa trao tặng 50 triệu đồng hỗ trợ xây dựng Nhà Nhân ái cho gia đình người có công với cách mạng tại phường Hiệp Hòa.
Tự ý dùng thuốc, cụ ông nhập viện trong tình trạng giảm ý thức, gout mạn tính, kèm theo tiền sử đái tháo đường type 2 điều trị insulin kéo dài...
Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể phản ứng mạnh mẽ trước cáo buộc Ukraine lãng phí viện trợ quân sự Mỹ và buộc ông Zelensky chấp nhận các điều kiện của Nga để giải quyết xung đột, The American Conservative đưa tin.
Màn tái hợp đáng mong đợi của Doãn Quốc Đam và Phương Oanh trong phim mới "Gió ngang khoảng trời xanh" được VTV chính thức giới thiệu.
KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, để cấm xe máy xăng trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026, Hà Nội cần rà soát các dự án giao thông công cộng đang chậm tiến độ, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tạo đột phá về kết nối; cần có cơ chế tài chính đặc thù hỗ trợ đầu tư hạ tầng, ưu đãi cho người dân chuyển đổi xe, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư trạm sạc…không thể để mỗi người dân tự lo.
Nói đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) từng có cánh rừng già chẳng mấy người tin vì các ngọn núi - là miệng núi lửa ở hòn đảo này phần lớn là núi đá, đất đai cằn cỗi, cây rừng mọc làm sao được. Nhưng Lý Sơn từng tồn tại một khu rừng già là có thật.
Trải qua các cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do cho dân tộc, người phụ nữ Việt Nam đã trải qua những nỗi đau, mất mát cả trong thời chiến lẫn thời bình. Hai người vợ liệt sĩ mà tôi gặp và đề cập trong bài viết này chỉ là số ít trong rất nhiều những người vợ, người mẹ đã mạnh mẽ vượt qua bão giông, biến hậu phương trở thành “pháo đài” vững chắc để đảm đang việc nước, việc nhà.
Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Tương Lai, xã Tân An Hội, TP HCM (hình thành từ 3 xã của huyện Củ Chi cũ) nuôi cá đồng thành công. Bà Nguyễn Thị Ánh Lan, nữ Giám đốc HTX Thuỷ sản Tương Lai vốn là một dược sĩ, chuyển sang nghề nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc đồng, thu hút nông dân cùng làm chung, doanh thu 6 tỷ đồng/năm.
Trong thành phần CLB HAGL đánh bại SHB Đà Nẵng 3-1 ở giải giao hữu Thiên Long Cup 2025, cầu thủ Việt kiều Pháp Ryan Hà có tên ở đội hình xuất phát và chơi khá ấn tượng. Mùa trước, tiền vệ này khoác áo PVF-CAND thi đấu ở giải Hạng Nhất Quốc gia.
Thay vì nuôi tôm theo phương pháp ao đất lót bạt truyền thống, những năm gần đây, các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng mới (tập trung trên địa bàn ven biển Bình Thuận cũ) đang có xu hướng chuyển sang nuôi tuần hoàn khép kín, áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại, đem lại hiệu quả cao, hạn chế rủi ro không đáng có.
Sở Xây dựng Hà Nội cho phép 5 dự án, chủ yếu là nhà thấp tầng tại phường Việt Hưng, xã Đan Phượng, Hoài Đức được bán cho người nước ngoài.
Bộ Xây dựng vừa có báo cáo đánh giá tình hình phát triển nhà ở xã hội 7 tháng đầu năm 2025, kế hoạch triển khai 5 tháng cuối năm 2025.
Khởi nghiệp từ nhân viên marketing thế nhưng Phùng Quang Trung (29 tuổi) quyết định bỏ nghề để theo đuổi đam mê nhiếp ảnh, thành lập nhóm các bạn trẻ cùng sở thích phục chế ảnh cũ gửi tặng thân nhân gia đình liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng. Mỗi bức ảnh là một câu chuyện chạm đến trái tim hàng triệu người.
Hẹn người yêu cũ giải quyết mâu thuẫn, cô gái trẻ bị đâm tử vong; thông tin mới vụ thi thể nữ trong vali; công an bắt đối tượng lừa quay clip khỏa thân bằng chiêu “bùa ngải tâm linh”... là những tin nóng 24 giờ qua.
Bị kiểm tra hành chính, Trần Hải Quỳnh nổ súng chống đối rồi bỏ trốn, sau 2 ngày lẩn trốn đã bị Công an TP Hà Nội phối hợp các đơn vị bắt giữ khi chuẩn bị vượt biên sang Lào.
Tổng sản lượng thủy hải sản khai thác, đánh bắt, nuôi trồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long mới (sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh) đạt 451.933 tấn đạt 46,5% kế hoạch.
Nghề nuôi chim yến (ví như nuôi chim tiền tỷ) đang hình thành nên chuỗi giá trị mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Gia Lai mới. Không chỉ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, nhiều mô hình còn được liên kết sản xuất, chuẩn hóa tiêu chuẩn sản phẩm, xây dựng thương hiệu hướng tới thị trường xuất khẩu.
Tôi bắt đầu để ý. Anh không ôm tôi như ngày trước.
Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường là hoàng đế mang vết nhơ "cõng rắn cắn gà nhà”, thậm chí bị coi là hoàng đế bán nước nhục nhã nhất trong lịch sử Trung Hoa, khi nhượng 16 châu cho người Khiết Đan ở phương bắc.
Thiên Khôi FC có chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước MyMy FC, qua đó giành tấm vé cuối cùng vào chơi trận chung kết của Vòng chung kết Giải bóng đá 7 người vô địch Quốc gia Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6).
Vương phu nhân tên thật là Lý Thanh La, là mẹ Vương Ngữ Yên vốn là chủ nhân của Mạn Đà sơn trang. Nhưng ít ai biết rằng bà còn là con gái của hai cao thủ võ lâm và bị họ bỏ rơi từ nhỏ, lớn lên Lý Thanh La về làm dâu nhà họ Vương, trở thành Vương phu nhân...
Người sinh vào 4 tháng Âm lịch này dù trải qua vất vả vẫn kiên cường vươn lên, tiết kiệm được nhiều tiền, cuộc sống hạnh phúc viên mãn về sau.
Chiều 26/7, không khí tại Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển chè Tam Đường (Lai Châu) rộn ràng, ấm cúng hơn thường lệ. Hàng chục công nhân, đoàn viên công đoàn cùng nhau quây quần bên "Bữa cơm Công đoàn", chào mừng loạt ngày lễ lớn của đất nước và tổ chức công đoàn.
Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 4 học sinh dự thi, kết quả cả 4 học sinh đều đoạt huy chương, bao gồm 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 không chỉ quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức mà còn nhấn mạnh vai trò của từng hộ gia đình, cá nhân trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), cứu nạn, cứu hộ. Từ việc tuyên truyền, giám sát đến xử lý tình huống, mỗi người dân đều là một "mắt xích" quan trọng trong mạng lưới an toàn cháy nổ.
Phát biểu với hãng tin RIA Novosti, ông Nikolai Patrushev – trợ lý thân cận của Tổng thống Vladimir Putin và hiện là Chủ tịch Hội đồng Hải quân Nga – tuyên bố rằng Nga sẽ lập tức kích hoạt toàn bộ sức mạnh theo đúng học thuyết quân sự của mình để bảo vệ Kaliningrad.
heo tiết lộ, đội bóng giành được chữ ký của Đỗ Chung Nguyên có thể sẽ là CLB Ninh Bình - tân binh của V.League và có nguồn tài chính dồi dào. Theo chuyên trang chuyển nhượng uy tín Transfermarkt, Đỗ Chung Nguyên hiện được định giá 400.000 euro.
Cục Cảnh sát giao thông thông báo số điện thoại tiếp nhận thông tin của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông và các Trưởng phòng Cảnh sát giao thông trên toàn quốc để tiếp nhận, xử lý các thông tin liên quan đến tình hình trật tự, an toàn giao thông, hoạt động của lực lượng cảnh sát giao thông.
Mỹ công khai cáo buộc Trung Quốc tiếp tay cho cuộc chiến của Nga tại Ukraine trong khi Bắc Kinh tố ngược Mỹ đang “chuyển hướng trách nhiệm” và “kích động đối đầu”.
Tại tâm lũ, xã Mỹ Lý, Nghệ An nơi có 201 ngôi nhà bị cuốn trôi, sập và 187 căn nhà bị hư hại. Bản làng từng rất trù phú giờ xác xơ, người dân trắng tay chỉ sau một cơn lũ. Kể với phóng viên Dân Việt, mắt ai nấy đều đỏ hoe.