×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    Xung đột quân sự giữa Campuchia và Thái Lan
    10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng
    Bão Wipha- bão số 3
    Lật tàu du lịch ở Hạ Long
    Việt Nam trong tôi
    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động
    Đông Tây - Kim Cổ
    • Danh nhân lịch sử
    • Bí ẩn khoa học
    • Quân sự
    • Thâm cung bí sử
    • Danviet.vn
    • Đông Tây - Kim Cổ
    • Danh nhân lịch sử
    • Bí ẩn khoa học
    • Quân sự
    • Thâm cung bí sử
    Thứ ba, ngày 23/08/2022 20:30 GMT+7

    Trước khi người Việt đến, Sài Gòn từng trải qua những thăng trầm ra sao?

    + aA -
    Trần Hưng Thứ ba, ngày 23/08/2022 20:30 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Sài Gòn có bề dày lịch sử rất lâu đời, bắt đầu từ nền văn minh Óc Eo với vương quốc Phù Nam trong những năm đầu công nguyên, cho đến ngày nay đã trở thành thành phố quan trọng nhất của đất nước.
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    • Vua chúa, danh tướng nước Việt xưa: Cưỡi voi, đi ngựa, hay ngồi thuyền?
    • Mẹ vua Minh Mạng có thực sự tàn độc như trên phim "Phượng khấu"?
    • Thư lại biển thủ 1 lạng vàng, vua Minh Mạng lập tức xử chém
    • Hoàng Phùng Cơ: Vị tướng… số nhọ nhất sử Việt, ra trận là thua
    • Phận bạc của trang tuyệt sắc giai nhân được vua Bảo Đại cưng chiều

    Trước khi xuất hiện người Việt

    Vương quốc Phù Nam từng phát triển thành Đế quốc hùng mạnh với nền vinh minh phát triển rực rỡ, chinh phục nhiều nước lân bang, biên giới lúc đỉnh điểm của nó bao gồm toàn bộ vùng Nam Bộ của Việt Nam ngày nay, toàn bộ Campuchia, vùng đồng bằng sông Mênam của Thái Lan, một nửa diện tích Malaysia, và một phần Myanmar.

    Trước khi người Việt đến, Sài Gòn từng trải qua những thăng trầm ra sao? - Ảnh 1.

    Bản đồ Đế quốc Phù Nam. (Tranh: KnightxxArrow, CC BY 3.0)

    Sau khi Phù Nam xảy ra nội chiến và suy yếu, Chân Lạp nhân cơ hội đó đánh bại và chiếm được Phù Nam. Chân Lạp chia các vùng đất của mình thành Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp. Thủy Chân Lạp là vùng sông nước bao gồm cả vùng Sài Gòn và Nam bộ, cùng một phần miền nam Campuchia ngày nay. Còn Lục Chân Lạp hay Thổ Chân Lạp là vùng đất khô có nhiều rừng núi, ngày nay đều là vùng đất thuộc Campuchia.

    Vùng Thủy Chân Lạp là vùng đất rộng lớn, nhưng là nơi phù sa bồi đắp nên nhiều đất trũng lầy lội, dân cư thưa thớt tập trung sống ở Prei Nokor (Thị Trấn Trong Rừng) và Kompong Krabey (Bến Trâu). Có một số học giả cho rằng Prei Nokor chính là Sài Gòn sau này, còn Bến Trâu thì chính là Bến Nghé.

    Đến thế kỷ thứ 8, Chân Lạp diễn ra nội chiến, vùng Thủy Chân Lạp bao gồm cả Sài Gòn và Nam bộ ngày nay bị chia thành nhiều tiểu quốc nhỏ độc lập. Sau khi bị người Mã Lai và người Java (thuộc Indonesia) thống trị, Chân Lạp sụp đổ.

    Đến thế kỷ thứ 9, người Khmer xây dựng được Đế quốc Khmer (còn gọi là Đế quốc Ankor) hùng mạnh, diện tích lên đến 1,2 triệu km², bao gồm cả Miến Điện (Myanmar), Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, và vùng Thủy Chân Lạp.

    Trước khi người Việt đến, Sài Gòn từng trải qua những thăng trầm ra sao? - Ảnh 2.

    Bản đồ Đế quốc Ankor năm 900. (Tranh: Jembezmamy, Wikipedia, CC0 1.0)

    Đến thế kỷ 15, Đế quốc Khmer suy yếu, bị Xiêm La thôn tính và tiêu diệt. Đế quốc Khmer hoàn toàn sụp đổ, người Khmer phải chịu thần phục Xiêm La.

    Người Việt đặt chân đến Sài Gòn

    Vào thế kỷ 16, chúa Nguyễn Hoàng phát triển Đàng Trong, tạo thành cát cứ hùng mạnh, từ đó các đời chúa Nguyễn liên tục phát triển về phương nam.

    Nhận thấy chúa Nguyễn có thể giúp mình chống người Xiêm, vua Cai Miên là Chey Chetta II xin được bang giao với chúa Nguyễn và cầu hôn với công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Vạn. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đang có kế hoạch phát triển về phương nam nên đồng ý với cuộc hôn nhân này.

    Chúa Nguyễn gửi quân đội và vũ khí sang Cao Miên giúp người Khmer đẩy lui quân Xiêm La. Từ đó chúa Nguyễn được phép lập hai thương điểm ở Prei Nokor (thuộc khu Chợ Lớn, Sài Gòn sau này) và Kompong Krabey (khu vực Bến Nghé, Sài Gòn sau này) để thu thuế.

    Người Việt ở đàng trong được phép đến sinh sống ở vùng Thủy Chân Lạp (tức vùng đất Sài Gòn, Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam và một phần miền nam Campuchia ngày nay). Từ đó người Việt có tiền đề để tiếp tục tiến về phương nam.

    Ngọc Vạn cũng xin chồng cho phép người Việt tự trang bị vũ khí để bảo vệ đất đai của mình, đồng thời cũng sẵn sàng giúp Cao Miên đánh đuổi Xiêm La nếu quân Xiêm lại tiến sang.

    Được vua Cao Miên đồng ý, chúa Nguyễn liền cho quân đến đóng ở vùng Prei Nokor (Sài Gòn ngày nay), Biên Hòa, Bà Rịa của Cao Miên nhằm bảo vệ người Việt làm ăn buôn bán sinh sống, đồng thời giúp Cao Miên khi có biến.

    Nhờ đó chỉ trong một thời gian ngắn người Việt xuất hiện rất đông ở khu vực ngày nay là Đồng bằng sông Cửu Long, Sài Gòn, Biên Hòa, Bà Rịa…s

    Nguyễn Cư Trinh, người phò tá cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên đưa người Việt vào Nam Bộ đã có lời tổng kết rằng: “Đời trước lập Gia Định, tất trước mở xứ Mỗi Xoài, rồi mở xứ Đồng Nai, để cho quân dân hoàn tụ, rồi mới mở xứ Sài Gòn, thế là lấy ít đánh nhiều, lấn dần như tằm ăn” (trích Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn).

    Sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong

    Năm 1628, vua Chey Cheta II qua đời, tình hình Cao Miên rối ren, nội bộ Hoàng tộc đâm chém nhằm đoạt quyền.

    Hai con của vị vua đã quá cố là Ang Sur và Ang Tan dấy binh chống lại vua Ramathipadi I (Nặc Ông Chân) nhưng thất bại, hai người này tìm đến thái hậu Ngọc Vạn thì được Thái Hậu nói sẽ giúp đỡ cầu cứu chúa Nguyễn Phúc Tần.

    Chúa Nguyễn liền cho tướng Nguyễn Phước Yến đưa quân đến Mỗi Xuy (nay thuộc huyện Phúc An, tỉnh Bà rịa Vũng tàu), quân Chúa Nguyễn tiến được vào thành bắt vua Ramathipadi I.

    Nhờ sự can thiệp của chúa Nguyễn mà Ang Sur được làm Quốc vương, xưng là Barom Reachea V, đóng tại Long Úc (Oudong); còn Ang Nan (Nặc Nộn) làm Phó vương đóng tại thành Sài Gòn ngày nay.

    Hai Vương của Cao Miên thần phục Chúa Nguyễn, đồng ý cống nạp theo định kỳ và hoàn toàn phụ thuộc vào Chúa Nguyễn. Thời kỳ này cũng chứng kiến cư dân Việt đến Cao Miên sinh sống rất đông, kiểm soát rất nhiều vùng đất.

    Lúc này tại Trung Quốc, nhà Thanh lật đổ nhà Minh lập ra triều đại mới. Năm 1679, một số quan tướng nhà Minh không theo nhà Thanh đem 3.000 người đi trên 50 thuyền đến đàng trong, dâng sớ xin được làm dân mọn xứ Việt.

    Chúa Nguyễn Phúc Tần nhận thấy nhiều vùng đất của Cao Miên ở phía nam màu mỡ nhưng chưa được khai phá nên giao cho họ khai hoang đất đai để ở; phong cho họ quan tước rồi đến vùng Gia Định, Nông Nại (Đồng Nai ngày nay), trấn Định Tường (thuộc Mỹ Tho), Bàn Lân, Lộc Đã (tức Biên Hòa, Đồng Nai ngày nay). Tại những vùng này họ mở mang đất đai, lập phố chợ, giao thông buôn bán. Dần dần các tàu thuyền người Hoa, người phương Tây, Indonesia đến đây buôn bán ngày càng tấp nập.

    Cuốn “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức mô tả rằng: Những người Hoa đến Đông Phố (tên khác của Gia Định, thuộc Sài Gòn ngày nay) mở mang đất đai, lập phố chợ, giao thương buôn bán. Tàu thuyền người Hoa, người phương Tây, người Nhật, người Chà Và (tức người Java thuộc Indonesia ngày nay) tụ tập tấp nập, khiến vùng Đông Phố vô cùng thịnh vượng.

    Năm 1679, chúa Nguyễn cho sáp nhập Đồng Nai và Gia Định vào lãnh thổ Đàng Trong của mình. Gia Định từ đó thuộc về Đàng Trong, người Việt cũng liên tục di dân đến đây khiến vùng đất này ngày càng mở mang thịnh vượng.

    Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất đi kinh lược Đồng Nai.

    Trước khi người Việt đến, Sài Gòn từng trải qua những thăng trầm ra sao? - Ảnh 3.

    Tượng Nguyễn Hữu Cảnh nơi đình thờ ông ở Cù lao Phố. (Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

    Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn. Ông sắp đặt các quan chức địa phương để cai quản vùng đất này.

    Sách Đại Nam liệt truyện ghi chép lại rằng: “Nguyễn Hữu Cảnh đã chiêu mộ dân phiêu tán từ châu Bố Chánh (nay là Quảng Bình) trở vào Nam vào đất ấy (tức đất Trấn Biên và Phiên Trấn), rồi đặt xã thôn, phường ấp, định ngạch tô thuế và ghi tên vào sổ đinh”, “đất đai mở rộng hơn ngàn dặm, dân số có thêm bốn vạn hộ.”

    Từ đó vùng đất Gia Định, Đồng Nai ngày càng thịnh vượng. Nguyễn Hữu Cảnh tạo dựng các đơn vị hành chính, chia đặt tỉnh lỵ, ông đặt tên vùng Sài Gòn là huyện Tân Bình vì có nhiều người dân Quảng Bình quê ông vào đây lập nghiệp, chia thành hai dinh Trấn Biên (Biên Hòa) và Phiên Trấn (Gia Định), vùng Sài Gòn Gia Định trở thành thủ phủ của Thủy Chân Lạp tức Nam bộ sau này.

    Dưới thời nhà Nguyễn

    Năm 1790, Nguyễn Vương Nguyễn Phúc Ánh cho xây trại thủy quân và xưởng thủy quân bên rạch Bến Nghé, chính là vị trí xưởng đóng tàu Ba Son ngày nay.

    Năm 1789, Nguyễn Phúc Ánh cho xây dựng thành Gia Định thật vững chắc để ngăn quân Tây Sơn đến Nam bộ. hai sĩ quan người Pháp là Theodore Lebrun và de Puymanel giúp thiết kế với tổng nhân công xây dựng ước chừng 30.000 người, thành được xây dựng theo kiến trúc Vauban.

    Dù là sử dụng kiến trúc phương tây, nhưng lại rất gần với văn hóa phương đông, thành có 8 cạnh giống như bát quái, nên còn có tên là thành bát quái. Năm 1790, thành được xây xong có chu vi khoảng 4.176 mét với ba mặt được sông che chở.

    Thành Gia Định được xây xong khiến tuyến phòng thủ Nam bộ trở nên vô cùng chắc chắn, quân Tây Sơn không sao đánh vào thành được, thành có thể chịu được cả đạn pháo hiện đại nhất vào thời bấy giờ.

    Tiếc rằng sau này thành Gia Định bị vua Minh Mạng cho phá hủy trong cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi, rồi xây thành khác nhỏ hơn gọi là “thành Phụng”. Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu còn thành Gia Định thì Gia Định khó mà thất thủ trước quân Pháp vào năm 1859.

    Dưới thời thuộc Pháp

    Sau khi chiếm được Sài Gòn vào năm 1859, người Pháp quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn theo phong cách châu Âu.

    Ngày 22/2/1860, Đô đốc Francois Page tuyên bố mở Cảng Sài Gòn. Đến năm 1862, bộ luật đầy đủ về Cảng Sài Gòn đuộc công bố. Ngày 23/11/1862, chiếc tàu chạy bằng hơi nước đầu tiên hoạt động khai trương tuyến đường biển Pháp – Sài Gòn

    Ngày 29/9/1861 đánh dấu tờ báo đầu tiên ra đời ở Sài Gòn là tờ Le Bulletin officiel de l’Expédition de la Cochinchine (Nam Kỳ viễn chinh công báo).

    Năm 1863, Bến Nhà Rồng được khởi công, năm 1864 thì được khánh thành và đi vào hoạt động.

    Người Pháp cũng phát triến trại thủy quân của nhà Nguyễn thành công xưởng Ba Son, xưởng này chính thức đi vào hoạt động vào năm 1863.

    Ngày 3/10/1865, quyền Thống đốc Nam kỳ Pierre Roze ra 2 nghị định về Sài Gòn và Chợ Lớn, theo đó quy định diện tích Sài Gòn chỉ có 3km2 thuộc khu vực quận 1 ngày nay, Chợ Lớn gồm 1 km2 thuộc quận 5 ngày nay.

    Sau đó Sài Gòn và Chợ Lớn không ngừng được sáp nhập mở rộng. Đến năm 1910 Sài Gòn bao gồm quận 1, quận 3, quận 4 và một phần quận 7 ngày ngay. Sài Gòn và Chợ Lớn cách nhau tại đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuật ngày nay.

    Năm 1868 đến 1869, xây dựng Tòa Soái phủ Nam Kỳ (sau là Phủ Thống đốc, rồi Phủ Toàn quyền Đông Dương, thường được gọi là Dinh Gia Long), nay là Bào tàng thành phố.

    Năm 1868, tuyến xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5 km nối liền Sài Gòn và Chợ Lớn đi vào hoạt động.

    Năm 1882, thành lập Thư viện Sài Gòn.

    Năm 1902, xây dựng cầu Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn, nhằm xây dựng tuyến đường sắt đi đến Nha Trang. Ngày nay cầu Bình Lợi vẫn là tuyến giao thông quan trọng trong tuyến đường sắt bắc nam.

    Năm 1903, tuyến tàu điện nội thành được xây dựng.

    Năm 1908, dinh Xã Tây được đưa và hoạt động sau 10 năm xây dựng, nay là Trụ sở UBND thành phố.

    Năm 1914 ,chợ Bến Thành được xây xong và đi vào hoạt động.

    Trước khi người Việt đến, Sài Gòn từng trải qua những thăng trầm ra sao? - Ảnh 4.

    Đường phố Sài Gòn năm 1915. (Ảnh: David Shapinsky, Wikipedia, CC BY-SA 2.0)

    Năm 1930, xây dựng tòa nhà chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Sài Gòn. Tòa nhà được xây dựng rất chắc chắn và đẹp còn mãi đến tận ngày nay. Tòa nhà này tọa lạc tại Bến Chương Dương nhìn ra Bến Nghé, nay là trụ sở Ngân hàng nhà nước và UB Chứng khoán.

    Năm 1931 Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Khu trưởng được Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm quản trị chung cả 2 thành phố này. Chợ Lớn được mở rộng hơn do sáp nhập, trong khi Sài Gòn thì thu hẹp do phần đất thuộc quận 7 ngày nay sáp nhập vào Nhà Bè. Tổng diện tích khu Sài Gòn – Chợ Lớn lúc này là 51 km2.

    Từ 1954 cho đến nay

    Sau Hiệp định Genève, Sài Gòn được Việt Nam Cộng Hòa chọn làm thủ đô. Năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đổi tên Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.

    Đến năm 1956, Ngô Đình Diệm làm Tổng thống lại ra sắc lệnh đổi tên “Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn” thành “Đô Thành Sài Gòn”.

    Quãng thời gian 1954 – 1960, Việt Nam Cộng Hòa đã đầu tư xây dựng hạ tầng rất nhiều cho Sài Gòn với sự viện trợ của Mỹ. Tuy nhiên những khu phố to đẹp chủ yếu do người Pháp xây dựng từ năm 1940.

    Năm 1975, Sài Gòn về tay chính quyền Việt Nam hiện tại và đến năm 1976 đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên nhiều người dân vẫn quen gọi là Sài Gòn, và tên gọi này vẫn được dùng phổ biến bởi gắn bó với chiều dài lịch sử của thành phố từ thuở ban đầu. Hiện nay, Sài Gòn chính là đô thị phát triển nhất Việt Nam và là một trong những thành phố lớn nhất Đông Nam Á.

    Popup Image
    ×
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • sài gòn
    • người Việt
    • nền văn minh Óc Eo
    • Đề quốc Phù Nam
    • Chân Lạp
    • Nam Bộ
    • Đế quốc Khmer
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    Tòa thành cổ xưa nhất thế giới nằm ở đâu?

    Tòa thành cổ xưa nhất thế giới nằm ở đâu?

    Võ Tắc Thiên đã lật đổ ngôi hoàng hậu như thế nào?

    Võ Tắc Thiên đã lật đổ ngôi hoàng hậu như thế nào?

    Thầy giáo lừng danh sử Việt với 74 học trò đỗ trạng nguyên, tiến sĩ là ai?

    Thầy giáo lừng danh sử Việt với 74 học trò đỗ trạng nguyên, tiến sĩ là ai?

    Ai là nguyên mẫu lịch sử của Hoa phi trong 'Hậu cung Chân Hoàn Truyện'?

    Ai là nguyên mẫu lịch sử của Hoa phi trong "Hậu cung Chân Hoàn Truyện"?

    Khoa bảng dòng họ Nguyễn Quý: Hai đời Tể tướng, ba đời Đại vương

    Khoa bảng dòng họ Nguyễn Quý: Hai đời Tể tướng, ba đời Đại vương

    Trịnh – Nguyễn phân tranh: Kỳ nhân nào đứng sau phòng tuyến khiến chiến tranh giằng co 50 năm?

    Trịnh – Nguyễn phân tranh: Kỳ nhân nào đứng sau phòng tuyến khiến chiến tranh giằng co 50 năm?

    Vân Trung Hạc: Ác nhân bệnh hoạn chết dưới tay Đoàn Dự

    Vân Trung Hạc: Ác nhân bệnh hoạn chết dưới tay Đoàn Dự

    Tin nổi bật

    Triệu Vân không phải mãnh tướng được yêu thích nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa vì… quá hoàn hảo?

    Triệu Vân không phải mãnh tướng được yêu thích nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa vì… quá hoàn hảo?

    Nếu có một hình tượng võ tướng lý tưởng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, chắc chắn đó là Triệu Vân - vị tướng mang vẻ ngoài khôi ngô, võ nghệ siêu quần, trung thành tuyệt đối và chưa từng thất bại trận nào.

    Vân Trung Hạc: Ác nhân bệnh hoạn chết dưới tay Đoàn Dự

    Đông Tây - Kim Cổ
    Vân Trung Hạc: Ác nhân bệnh hoạn chết dưới tay Đoàn Dự

    Dương Quốc Trung – Nịnh thần số 1 lịch sử Trung Hoa, khiến nhà Đường suy vong vì loạn An Sử

    Đông Tây - Kim Cổ
    Dương Quốc Trung – Nịnh thần số 1 lịch sử Trung Hoa, khiến nhà Đường suy vong vì loạn An Sử

    Bệnh ung thư bắt đầu được phát hiện và điều trị ở Việt Nam khi nào?

    Đông Tây - Kim Cổ
    Bệnh ung thư bắt đầu được phát hiện và điều trị ở Việt Nam khi nào?

    Khoa bảng dòng họ Nguyễn Quý: Hai đời Tể tướng, ba đời Đại vương

    Đông Tây - Kim Cổ
    Khoa bảng dòng họ Nguyễn Quý: Hai đời Tể tướng, ba đời Đại vương

    Đọc thêm

    Khu du lịch ở TP Huế hết giấy phép vẫn hoạt động, UBND xã yêu cầu dừng
    Bạn đọc

    Khu du lịch ở TP Huế hết giấy phép vẫn hoạt động, UBND xã yêu cầu dừng

    Bạn đọc

    Dù đã hết thời hạn giấy phép từ tháng 10/2023, khu du lịch Suối Tiên (lòng hồ Thủy Yên, xã Chân Mây – Lăng Cô, TP. Huế) vẫn hoạt động.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Một ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo, giúp khách hàng giữ lại 70 triệu đồng
    Kinh tế

    Một ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo, giúp khách hàng giữ lại 70 triệu đồng

    Kinh tế

    Không chỉ tại Vietcombak, trước thực trạng các vụ lừa đảo qua tài khoản ngân hàng diễn ra ngày càng tinh vi, các ngân hàng lớn như Agribank, MB... đã đồng loạt cảnh báo tài khoản nghi ngờ lừa đảo ngay trên ứng dụng, giúp khách hàng nhận diện rủi ro và chủ động phòng ngừa ngay từ bước chuyển tiền.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cần chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ chủ quyền biên giới, vùng biển đảo
    Tin tức

    Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cần chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ chủ quyền biên giới, vùng biển đảo

    Tin tức

    Ngày 25/7, Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, đề ra nhiều nhiệm vụ quan trọng và xác định 3 khâu đột phá.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nước lũ sông Cả đổ về, vùng ven sông La ở Hà Tĩnh bị chia cắt, cá nuôi, hoa màu chìm nghỉm
    Nhà nông

    Nước lũ sông Cả đổ về, vùng ven sông La ở Hà Tĩnh bị chia cắt, cá nuôi, hoa màu chìm nghỉm

    Nhà nông

    Tối 24 và rạng sáng 25/7, nước lũ từ thượng nguồn sông Cả (Nghệ An) dâng nhanh, gây ngập sâu nhiều thôn xóm ven sông La thuộc các xã Đức Quang và Đức Minh (tỉnh Hà Tĩnh). Gần 150 hộ dân bị ảnh hưởng, nhiều tuyến đường bị chia cắt, giao thông đình trệ, thiệt hại hoa màu ước tính thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    'Nha tặc' hoành hành, nhiều người sập bẫy: Mất tiền, mất thời gian và mất luôn cả răng
    Xã hội

    "Nha tặc" hoành hành, nhiều người sập bẫy: Mất tiền, mất thời gian và mất luôn cả răng

    Xã hội

    Niềng răng thường được xem là giải pháp cải thiện nụ cười, nhưng nhiều người rơi vào tình trạng dở khóc, dở cười khi vừa mất thời gian, mất tiền lại ảnh hưởng đến sức khỏe bởi gặp phải “nha tặc”.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tháng 8 vượng khí dồi dào: 3 con giáp này tài lộc bùng nổ, cơ hội kiếm tiền trong tầm tay
    Gia đình

    Tháng 8 vượng khí dồi dào: 3 con giáp này tài lộc bùng nổ, cơ hội kiếm tiền trong tầm tay
    4

    Gia đình

    Tháng 8, có 3 con giáp đặc biệt vượng vận trong tháng này, công việc suôn sẻ, tài lộc dồi dào, dễ dàng nắm bắt cơ hội làm giàu.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trước ngày 1/1/2026, 6 trường hợp nếu không đổi hoặc cấp lại Giấy phép lái xe có thể bị xử phạt
    Bạn đọc

    Trước ngày 1/1/2026, 6 trường hợp nếu không đổi hoặc cấp lại Giấy phép lái xe có thể bị xử phạt

    Bạn đọc

    Trước ngày 1/1/2026, theo quy định mới, sẽ có 6 trường hợp bắt buộc phải đổi hoặc cấp lại Giấy phép lái xe theo mẫu mới. Nếu không thực hiện đúng thời hạn, người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghiêm túc phê bình các địa phương chậm kiện toàn nhân sự chủ chốt
    Tin tức

    Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghiêm túc phê bình các địa phương chậm kiện toàn nhân sự chủ chốt

    Tin tức

    Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghiêm túc phê bình các địa phương chậm kiện toàn nhân sự chủ chốt, nhất là chức danh bí thư, chủ tịch Ủy ban nhân dân, chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cán bộ, công chức, viên chức xã phường ở Hà Nội được 'cầm tay chỉ việc' trong 45 ngày học chuyển đổi số
    Tin tức

    Cán bộ, công chức, viên chức xã phường ở Hà Nội được "cầm tay chỉ việc" trong 45 ngày học chuyển đổi số

    Tin tức

    TP Hà Nội vừa chính thức phát động chiến dịch 45 ngày đêm hỗ trợ chuyển đổi số tại 126 xã, phường – một bước đi quyết liệt nhằm tăng tốc triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp sau khi hoàn tất việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

    Chia sẻ Chia sẻ
    U23 Việt Nam ngược dòng hạ U23 Philippines, người hâm mộ “quay xe”
    Thể thao

    U23 Việt Nam ngược dòng hạ U23 Philippines, người hâm mộ “quay xe”

    Thể thao

    U23 Việt Nam đã có trận đấu khó khăn trước U23 Philippines tại vòng bán kết giải bóng đá U23 Đông Nam Á 2025, nhưng cuối cùng thầy trò HLV Kim Sang-sik đã giành chiến thắng 2-1 và người hâm mộ đánh giá rất cao về cuộc so tài này.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nữ nhân viên ngân hàng mất khả năng nhận thức sau khi lừa đảo gần 29 tỷ đồng
    Pháp luật

    Nữ nhân viên ngân hàng mất khả năng nhận thức sau khi lừa đảo gần 29 tỷ đồng
    6

    Pháp luật

    Lợi dụng danh nghĩa nhân viên ngân hàng, một phụ nữ ở TP.Huế đã lừa đảo chiếm đoạt trót lọt số tiền gần 29 tỷ đồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Người Ukraine mất niềm tin vào ông Zelensky: Hàng trăm nghìn binh sĩ đào ngũ, lòng dân phẫn nộ
    Thế giới

    Người Ukraine mất niềm tin vào ông Zelensky: Hàng trăm nghìn binh sĩ đào ngũ, lòng dân phẫn nộ

    Thế giới

    Trong khi Ukraine tiếp tục hứng chịu các cuộc tấn công dồn dập của Nga, một cuộc khủng hoảng lòng tin đang âm thầm lan rộng trong lòng đất nước vì chính nhà lãnh đạo của họ: Tổng thống Volodymyr Zelensky. Một báo cáo vừa công bố khiến giới quan sát quốc tế không khỏi lo ngại: Số binh sĩ Ukraine đào ngũ hiện đã vượt quá tổng quân số hiện tại của quân đội Anh, Pháp và Đức cộng lại.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Án tù cho thanh niên “nổ” có thể lo xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc để chiếm đoạt tiền
    Pháp luật

    Án tù cho thanh niên “nổ” có thể lo xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc để chiếm đoạt tiền

    Pháp luật

    Lê Phúc Thịnh “nổ” với nhiều người dân ở Cà Mau rằng mình có thể thu xếp cho họ xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc với giá hàng chục triệu đồng/người để chiếm đoạt hơn 1,8 tỷ đồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    38 hiến kế chống ngập của người dân đã được gửi đến lãnh đạo TP Cần Thơ
    Nhà nông

    38 hiến kế chống ngập của người dân đã được gửi đến lãnh đạo TP Cần Thơ

    Nhà nông

    Đến nay, qua đường công văn, hộp thư điện tử, zalo, Sở Xây dựng TP.Cần Thơ đã tiếp nhận 38 hiến kế về giải pháp chống ngập cho Cần Thơ từ người dân, công ty, nhà khoa học, trường đại học.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chuyện thật ở An Giang, lên núi cao câu thứ cá lạ, trông như cá lóc mà đâu có phải cá lóc
    Nhà nông

    Chuyện thật ở An Giang, lên núi cao câu thứ cá lạ, trông như cá lóc mà đâu có phải cá lóc

    Nhà nông

    Có lần, một cư dân núi Cấm, xã An Hảo (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang cũ trước sáp nhập tỉnh Kiên Giang, An Giang) rủ tôi: “Bữa nào rảnh, lên đây đi câu cá núi, cá chành dục với tụi tui, bao vui, bao ngon!”. “Bữa nào rảnh”, chớp mắt là 10 năm sau. Nhưng đối với người miền xuôi như chúng tôi, cái vui, cái ngon thì vẫn vậy, vẫn đặc biệt vô cùng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Top 7 tuyệt tác 'đổ ào' từ trời, đẹp đến nghẹt thở, du khách nên trải nghiệm một lần trong đời
    Xã hội

    Top 7 tuyệt tác "đổ ào" từ trời, đẹp đến nghẹt thở, du khách nên trải nghiệm một lần trong đời

    Xã hội

    Mỗi nơi mang một sắc thái riêng, nơi thâm trầm như một khúc hát buồn, chốn lại rộn rã như vũ điệu của đất trời giữa đại ngàn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trung Quốc thẳng tay 'trừ khử' phim 'nhảm': Cấm siêu nhân phi lý và ngôn tình viển vông
    Văn hóa - Giải trí

    Trung Quốc thẳng tay "trừ khử" phim "nhảm": Cấm siêu nhân phi lý và ngôn tình viển vông

    Văn hóa - Giải trí

    Trung Quốc ban hành văn bản yêu cầu kiểm soát chặt nội dung phim ngắn, đặc biệt cấm xây dựng nhân vật siêu năng lực phi thực tế và các mô-típ ngôn tình xa rời đời sống.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nông thôn mới ở một xã mới của Thái Nguyên sau sáp nhập còn các ngôi nhà sàn đẹp mê ly, ngỡ như cổ tích
    Nhà nông

    Nông thôn mới ở một xã mới của Thái Nguyên sau sáp nhập còn các ngôi nhà sàn đẹp mê ly, ngỡ như cổ tích

    Nhà nông

    Dưới chân núi ở thôn Thôm Khoan, xã nông thôn mới-xã Vĩnh Thông, tỉnh Thái Nguyên (trước sáp nhập tỉnh, Vĩnh Thông là một xã huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn cũ) hiện còn nhiều ngôi nhà sàn truyền thống đã tồn tại từ 50 đến cả 100 năm.

    Chia sẻ Chia sẻ
    'Gợi mở' của Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho doanh nghiệp và nhà đầu tư tại Khánh Hòa
    Kinh tế

    "Gợi mở" của Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho doanh nghiệp và nhà đầu tư tại Khánh Hòa

    Kinh tế

    Tại hội nghị diễn ra chiều nay (25/7), Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng gợi mở một số vấn đề cho Khánh Hòa, doanh nghiệp và nhà đầu tư để cùng nhau phát triển.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cổ phiếu bất động sản 'nhường ngôi' bứt phá cho đầu tư công, VN-Index đạt đỉnh mọi thời đại
    Nhà đất

    Cổ phiếu bất động sản 'nhường ngôi' bứt phá cho đầu tư công, VN-Index đạt đỉnh mọi thời đại

    Nhà đất

    Cổ phiếu bất động sản phân hoá mạnh trong phiên 25/7 khi VHM tăng vọt kéo nhóm ngành đi lên, nhưng VIC và VRE lại chịu lực chốt lời, kìm hãm đà tăng toàn ngành ở mức 0,52%.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trồng bưởi ra quả ngon ngọt, cứ 1ha lãi 800 triệu, nông dân tỉnh Đồng Nai (mới) dùng thứ phân gì tự chế?
    Nhà nông

    Trồng bưởi ra quả ngon ngọt, cứ 1ha lãi 800 triệu, nông dân tỉnh Đồng Nai (mới) dùng thứ phân gì tự chế?

    Nhà nông

    Trồng bưởi hữu cơ ở tỉnh Đồng Nai mới (sau sáp nhập tỉnh Bình Phước, Đồng Nai) không chỉ giúp tăng thu nhập mà còn góp phần giữ tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Kiểu trồng bưởi ra quả ngon, thân thiện môi trường đang mở ra hướng đi mới cho nông dân, giúp đất sạch, người khỏe, nông thôn đẹp, giàu.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Phá đường dây ma túy xuyên tỉnh, thành ở Đà Nẵng, phát hiện cả ngàn tép heroin
    Pháp luật

    Phá đường dây ma túy xuyên tỉnh, thành ở Đà Nẵng, phát hiện cả ngàn tép heroin

    Pháp luật

    Công an TP.Đà Nẵng vừa triệt phá đường dây mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy quy mô liên tỉnh, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ lượng heroin lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn – đủ chia lẻ thành khoảng 1.000 tép.

    Chia sẻ Chia sẻ
    U23 Việt Nam trả giá đắt cho chiến thắng trước U23 Philippines
    Thể thao

    U23 Việt Nam trả giá đắt cho chiến thắng trước U23 Philippines

    Thể thao

    U23 Việt Nam đã có chiến thắng ngược 2-1 trước U23 Philippines để giành vé vào chung kết giải U23 Đông Nam Á 2025. Thế nhưng chiến thắng của thầy trò HLV Kim Sang-sik trở nên không trọn vẹn khi Nguyễn Đình Bắc và Nguyễn Quốc Việt dính chấn thương.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vietbank Long An bị phát hiện hàng loạt sai phạm trong định giá và thu giữ tài sản bảo đảm
    Bạn đọc

    Vietbank Long An bị phát hiện hàng loạt sai phạm trong định giá và thu giữ tài sản bảo đảm

    Bạn đọc

    Vietbank Long An bị phát hiện hàng loạt sai phạm trong hoạt động cho vay, thẩm định tài sản, giám sát sử dụng vốn và xử lý tài sản bảo đảm, làm dấy lên lo ngại về rủi ro pháp lý. Những sai phạm này được nêu rõ trong kết luận thanh tra vừa được Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 13 công bố.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nữ sinh ở Hà Nội bị kẻ giả công an đe dọa, tự quay clip khỏa thân để 'hợp tác điều tra'
    Pháp luật

    Nữ sinh ở Hà Nội bị kẻ giả công an đe dọa, tự quay clip khỏa thân để "hợp tác điều tra"

    Pháp luật

    Bị đe dọa là liên quan đường dây rửa tiền, nữ sinh 18 tuổi ở Hà Nội bị ép cắt đứt liên lạc với gia đình, quay clip khỏa thân qua Zoom để "hợp tác điều tra", sau đó bị đe dọa tống tiền.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đà Nẵng lên kịch bản bảo vệ cây xanh mùa bão, cảnh báo không cắt trụi tán lá gây phản cảm
    Nhà nông

    Đà Nẵng lên kịch bản bảo vệ cây xanh mùa bão, cảnh báo không cắt trụi tán lá gây phản cảm

    Nhà nông

    Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị triển khai kế hoạch cắt tỉa cây xanh đô thị theo từng tuyến đường, khu vực để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão 2025, đồng thời vẫn giữ được độ che phủ bóng mát giữa thời điểm nắng nóng kéo dài.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tòa thành cổ xưa nhất thế giới nằm ở đâu?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Tòa thành cổ xưa nhất thế giới nằm ở đâu?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Được vinh danh Di sản Thế giới năm 2014, Erbil là một trong những khu định cư lâu đời với lịch sử hơn 6000 năm, là minh chứng cho sự sống mãnh liệt của con người.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hành trình truy tìm nam sinh bị 'thao túng tâm lý', cắt liên lạc với gia đình trốn trong nhà nghỉ
    Pháp luật

    Hành trình truy tìm nam sinh bị "thao túng tâm lý", cắt liên lạc với gia đình trốn trong nhà nghỉ

    Pháp luật

    Nam sinh 18 tuổi ở Hà Nội bị nhóm người giả danh công an lừa chuyển 150 triệu đồng, rồi dọa gia đình bán nam sinh này sang Campuchia. Vào cuộc điều tra, cảnh sát phát hiện nam sinh này thực ra đang ở trong nhà nghỉ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thái Lan bất ngờ từ chối trung gian quốc tế, tiếp tục không kích các mục tiêu ở Campuchia
    Thế giới

    Thái Lan bất ngờ từ chối trung gian quốc tế, tiếp tục không kích các mục tiêu ở Campuchia

    Thế giới

    Thái Lan đã bác bỏ các nỗ lực hòa giải từ các nước thứ ba nhằm chấm dứt cuộc xung đột đang diễn ra với Campuchia, khẳng định rằng Phnom Penh phải chấm dứt các cuộc tấn công và giải quyết tình hình chỉ thông qua đàm phán song phương, Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết hôm thứ Sáu.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trên quả đồi hoang, anh nông dân Lào Cai trồng cây gì mà bò ra khắp nơi, quả mọc lúc lỉu, ngày nào cũng hái cả tấn
    Nhà nông

    Trên quả đồi hoang, anh nông dân Lào Cai trồng cây gì mà bò ra khắp nơi, quả mọc lúc lỉu, ngày nào cũng hái cả tấn

    Nhà nông

    Nhìn những giàn su su xanh mướt phủ kín sườn đồi ở thôn Háng Gàng, xã Lao Chải, tỉnh Lào Cai, ít ai biết rằng, nơi đây đã từng là đồi trọc bị bỏ hoang.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    Thái Lan có bao nhiêu chiến đấu cơ F-16?

    Thái Lan có bao nhiêu chiến đấu cơ F-16?

    2

    Tiền đạo Nguyễn Xuân Son chưa định ngày trở lại

    Tiền đạo Nguyễn Xuân Son chưa định ngày trở lại

    3

    Văn khấn mùng 1 tháng 6 nhuận Âm lịch 2025 chính xác nhất, cầu gia đình bình an, chiêu may, đón lộc

    Văn khấn mùng 1 tháng 6 nhuận Âm lịch 2025 chính xác nhất, cầu gia đình bình an, chiêu may, đón lộc

    4

    TS Nguyễn Quang: “Sử dụng xe điện trong Vành đai 1 là xu thế, nhưng không thể chỉ bằng mệnh lệnh hành chính”
    38

    TS Nguyễn Quang: “Sử dụng xe điện trong Vành đai 1 là xu thế, nhưng không thể chỉ bằng mệnh lệnh hành chính”

    5

    Tin sáng (25/7): VFF ra quyết định, Trường Tươi Bình Phước hết hy vọng lên V.League

    Tin sáng (25/7): VFF ra quyết định, Trường Tươi Bình Phước hết hy vọng lên V.League
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media