Những ngày tháng 2/2021, đường dẫn vào HTX rau Cuối Quý (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) nườm nượp người. Hết xe to, xe nhỏ chen nhau vào mua rau hữu cơ. Bà Đặng Thị Cuối (Giám đốc HTX) tay thoăn thoắt đóng gói rau cho khách, miệng cười tiếp chuyện chúng tôi.
Những năm gần đây người dân chuộng rau sạch, nhiều khách đặt rau hữu cơ làm quà tặng, người này biếu người kia rồi họ rỉ tai nhau, nên thời gian trước và sau tết nhà bà Cuối khi nào cũng tấp nập.
Bà Đặng Thị Cuối tay thoăn thoắt bó rau cho khách.
"Nhà tôi có nhiều rau đặc biệt, mang nhiều ý nghĩa khác nhau, nhiều chỗ không có. Như súp lơ tí hon độc, lạ hay rau kỷ tử giúp sức khỏe tốt hơn...", bà Cuối khoe.
Mỗi dịp trước và sau tết, trang trại Cuối Quý chuẩn bị 6 – 7 mẫu rau xanh cấp ra thị trường nhưng vẫn không đủ.
Chị Lương Minh Trang (26 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) - một trong những khách hàng đến mua rau làm quà bộc bạch: "Đã hai năm liên tiếp tôi mua rau làm quà tặng, nhiều người thích, đồng thời món quà này đảm bảo sức khỏe, tình cảm mà không phô trương".
Trang trại bà Cuối chuẩn bị 6 – 7 mẫu rau cũng cấp cho thị trường dịp trước và sau tết nhưng vẫn không đủ.
"Trước đây tôi được một người bạn biếu, ăn ngon quá, đặt mua tặng bạn bè, giá trung bình từ 200 – 300 nghìn đồng/bó với nhiều loại rau khác nhau. Rút kinh nghiệm nên tôi đặt trước, tiện đường lấy luôn kẻo thời gian tới lại đông người mua", chị Trang nói.
Cách đây 20 năm, gia đình bà Cuối nghèo lắm. Vợ chồng bà Cuối cùng hai cô con gái nhỏ chưa đến mức "đứng cuối xã", nhưng cuộc sống lay lắt chỉ trông chờ vào sào ruộng để qua bữa.
Sau nhiều ngày trăn trở, suy tính, bà Cuối bàn bạc với chồng quyết tâm vay tiền đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Hai con nhỏ để ở nhà cho chồng chăm sóc. Ông Nguyễn Đăng Quý - chồng bà Cuối gạt nước mắt chia tay vợ, với mong ước cuộc sống gia đình sau này đỡ vất vả hơn.
"Tại Đài Loan tôi được làm việc chăm sóc rau cho các trang trại. Mình vốn là con nhà nông nhưng sang đấy mới lần đầu được chứng kiến, được tận tay trồng rau hữu cơ với công nghệ hiện đại" - bà Cuối nhớ lại.
Nhiều năm chân lấm tay bùn với ruộng đồng ở quê nhà, sang xứ người bà Cuối phải học lại "vỡ lòng" về cach trồng rau hữu cơ. Bà nông dân ở Đan Phượng phải học cách nâng niu từng cây rau, học sử dụng các loại máy móc kỹ thuật chăm sóc cây, cách sử dụng các chất dinh dưỡng chăm bón cây.
Cùng là cây rau xanh, bà Cuối thấy rằng "phận rau" ở nơi mình làm việc có giá trị cao hơn nhiều lần so với cây rau trồng ở quê nhà.
16 năm bôn ba xứ người giúp bà Cuối có nhiều kinh nghiệm trồng rau hữu cơ.
"Sau một thời gian, tôi manh nha ý định học quy trình trồng rau hữu cơ về quê hương ứng dụng, xây dựng trang trại rau", bà Cuối chia sẻ.
Cứ hễ nghe nơi nào nổi tiếng về công nghệ chăm sóc cây trồng bà Cuối tranh thủ những ngày nghỉ để tham quan. Dần dà, bà tích lũy được kinh nghiệm, kiến thức thực tế để quyết tâm trồng được vườn rau hữu cơ của riêng mình.
Ông Qúy (chồng bà Cuối) nhiều lần phản đối việc trồng rau hữu cơ.
Năm 2017, bà Cuối trở về Việt Nam mang trong mình ý định khởi nghiệp trồng rau hữu cơ ở đất bãi bồi sông Hồng.
Trước đó, khi nghe tin vợ có ý định trồng rau, ông Quý gàn ngay. Ông nhiều lần phản đối ý định này. "Làm gì có ai giàu được từ trồng rau" - ông Quý trộm nghĩ.
Thậm chí, gia đình ông bà lục đục một thời gian vì ý tưởng dồn hết vốn liếng đi trồng rau của bà Cuối. Thế nhưng, bà Qúy đã thuyết phục được chồng. Bà bắt ông Qúy "bỏ nhà bỏ cửa" sang xứ người xem người ta làm rau hữu cơ.
"Tôi bỏ hết, mang theo hậm hực, mông lung cùng bà ấy đi. Lâu dần, biết, học hỏi, tìm hiểu rồi về mới cho làm, tôi cũng có kinh nghiệm nên hỗ trợ phần nào cho vợ", ông Qúy nói.
Dần dà, với sự thuyết phục của bà Cuối, ông Quý theo bà đi xứ người xem, tìm hiểu cách trồng rau hữu cơ.
Vốn liếng sau 16 năm bôn ba xứ người, vợ chồng bà Cuối đổ hết cho trang trại rau. Chưa đủ, hai ông bà chạy vạy vay người thân, bạn bè. Một khu nhà lưới diện tích hơn 1.300m2 dần được hình thành.
"Người ta đi xuất khẩu lao động mang tiền về nhưng tôi nay gửi mang ốc vít, mai gửi khung sắt, rồi dây chằng mái, màn chống côn trùng với giống cây trồng về. Người nhà, người làng nghĩ vợ chồng tôi hâm, đi gửi những thứ linh tinh", bà Cuối cười nói.
Xã đã giao cho các ngành hướng dẫn, HTX nông nghiệp hay địa chính hướng dẫn cho thủ tục thuê đất, vốn thì bên ngân hàng chính sách hỗ trợ cho vay. Mô hình trồng rau hữu cơ của HTX Cuối Quý điển hình của xã nên chúng tôi cũng hỗ trợ hết sức về mặt quản lý chính quyền để tạo điều kiện cơ hội nhân rộng mô hình này lên.
Ông Nguyễn Văn Chung - Chủ tịch xã Đan Phượng thông tin
Làm rau hữu cơ phải kiên trì (1).png
Cách trồng rau của vợ chồng bà Cuối là "độc nhất" ở xã Đan Phượng lúc bấy giờ. Nhà lưới, vườn lưới người ta cũng có nhưng chăm cây rau như "nâng trứng, hứng hoa" thì mỗi vợ chồng bà làm.
Nguồn nước sử dụng cho việc tưới rau phải thật sạch, trải qua hệ thống lọc rất khắt khe. "Nước sử dụng cho người chưa chắc đã sạch đến thế" - người làng bàn tán.
Thay vì phun thuốc diệt cỏ để khử trùng đất hoặc phun thuốc trừ sâu bằng các loại thuốc hóa học, bà Cuối sử dụng phân hữu cơ và men vi sinh.
"Người làng, người xóm cứ thấy tôi trộn men vi sinh với đường cát, sữa đặc và ủ trong thời gian dài không ai hiểu chuyện gì. Ở mình, việc này chắc mọi người ít gặp, chưa từng thấy nên họ cũng có lời ra tiếng vào", bà Cuối cho biết.
Cây rau hữu cơ lớn lên bằng nước sạch, bón dinh dưỡng và diệt trừ sâu bệnh bằng đường, sữa, men vi sinh.
Mẻ rau đầu tiên ra đời, bà Cuối mang đến từng nhà, từng ki ốt mời chào, cho tặng để người dân hiểu hơn về sản phẩm.
Sau thời gian ban đầu, vợ chồng bà Cuối đã nâng tổng diện tích từ 1300m2 lên gần 5ha, đầu tư nhà màng hơn 8000m2.
Một thời gian sau, vợ chồng bà Cuối đã nâng tổng diện tích từ 1300m2 lên gần 5ha, đầu tư nhà màng hơn 8000m2.
Sau nhiều năm vất vả, tổng giá trị HTX Cuối Quý lên đến 11 tỷ đồng. Bình quân một tháng thu 7 - 8 tấn rau sạch đạt khoảng 200 triệu đồng bao gồm đủ các loại rau ăn lá, ăn củ.
Bếp ăn của 16 trường mẫu giáo trong huyện Đan Phượng, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Hà Nội là những khách hàng thân thiết của trang trại rau HTX Cuối Quý.
Một người mua rau phấn khởi khi lựa chọn được sản phẩm sạch, ưng ý.
Vợ chồng bà Cuối còn thực hiện việc chuyển giao công nghệ trồng rau hữu cơ cho bà con trong vùng và các khu lân cận.
Cụ thể, HTX tại các huyện Thanh Trì, Đông Anh, Phúc Thọ, Chương Mỹ,... các trường THPT trên địa bàn huyện Đan Phượng, các tỉnh miền Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang,... đã được HTX Cuối Quý chuyển giao công nghệ trồng rau hữu cơ.
Khi được hỏi lý do tại sao lại chọn Đan Phượng làm nơi phát triển việc trồng rau sạch hữu cơ mà không phải một nơi nào khác, bà Cuối cho biết: "Tôi hoàn toàn có thể chọn những nơi khác có giá thuê đất thấp hơn. Nhưng đây là quê hương nên tôi muốn đem công nghệ hiện đại phát triển kinh tế quê hương, giúp đỡ cho những người nông dân có công ăn việc làm, thu nhập ổn định".
"Tôi ấp ủ mở cơ sở 2 tại TP.HCM, phát triển công nghệ trồng rau hữu cơ ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Đồng thời những ai muốn hợp tác, phát triển, tôi sẵn sàng tạo điều kiện, cầm tay chỉ việc để họ làm ra được rau sạch, phát triển kinh tế".
Bà Đặng Thị Cuối không giấu tham vọng của mình.
Nguyễn Thị Hoài Thu con gái thứ 2 của bà Cuối đang đóng gói rau cho người mua.
Chị Nguyễn Thị Hoài Thu con gái thứ 2 của bà Cuối nói: "Mẹ tôi đi xuất khẩu lao động khi tôi mới 5 tuổi. Mặc dù thiếu thốn tình cảm của mẹ nhưng tôi hiểu việc làm của bà là đúng.
Ngày nào tôi thấy bà cũng ra đồng làm từ sớm tinh mơ đến tận đêm khuya mới về. Tất cả sâu bọ bà đều dùng tay để bắt".
Bà Cuối tự tin nói với chúng tôi, rau của bà chỉ cần lau qua và ăn ngay tại ruộng.
Bà Đặng Thị Tâm (38 tuổi, trú tại Thạch Thất, Hà Nội) cho biết: "Tôi thấy tò mò về loại rau hữu cơ, không biết có thật sạch thế không. Ban đầu lo ngại vì màu sắc của rau quá xanh, nhưng thấy bà Cuối và gia đình bà ăn luôn tại vườn tôi yên tâm hẳn.
Sau đây tôi thành khách hàng thường xuyên, đồng thời cũng rủ thêm bạn bè, người thân mua cùng, nay trở thành khách hàng thân thiết của nhà bà Cuối".
Trang trại rau hữu cơ Cuối Quý là mô hình rất hay, được nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm và rất hiệu quả. Trang trại này từng lọt vào chung kết cuộc thi làm nông nghiệp 4.0.
Với mô hình nuôi chim công (một loài chim hoang dã, động vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ) đầu tiên ở tỉnh Hải Dương, anh Nguyễn Văn Phương (xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã gây dựng thành công trang trại rộng 4000m2 với mức thu nhập lên tới 500 triệu đồng mỗi năm.
Sau thành công với sản phẩm “Thịt gác bếp Cao Lan” đạt OCOP 3 sao vào năm 2022, anh Hoàng Xuân Mau, dân tộc Cao Lan tại xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, đã cho ra sản phẩm “Lạp sườn gác bếp Cao Lan” cũng đạt 3 sao OCOP 2024.
Là một trong những xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, xã Bản Phiệt không chỉ gây ấn tượng bởi hệ thống giao thông hiện đại, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, mà còn nổi bật với nhiều mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả và sáng tạo.
Trong nhiệm kỳ qua, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Supe Lâm Thao đạt hơn 16.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế lên tới 805 tỷ đồng. Thu nhập của người lao động đạt bình quân 13,58 triệu đồng/người/tháng, bằng 174% nghị quyết. Với kết quả kinh doanh tích cực, "đại gia" phân bón miền Bắc đã nộp hơn 262 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
Sáp nhập tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP HCM sẽ tạo nên vành đai xanh nông nghiệp. Sau sáp nhập, nông nghiệp công nghệ cao khu vực Bình Dương chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển vượt bậc...
Cá lòng tong, thứ cá nhà nghèo ở miền Tây thủa nào giờ đây bỗng hóa thành cá đặc sản. Xưa cá lòng tong bơi dầy đặc mặt nước, dính lưới chi chít chẳng buồn mất công gỡ. Nay muốn ăn cá lòng tong này không phải có ra chợ, hay đặt trên mạng là có, có tiền to thật đấy, nhưng không dễ gì mua cá lòng tong mà ăn...
Nhận thấy mô hình nuôi lươn đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều người dân trong tỉnh Vĩnh Long đã chuyển từ diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang nuôi lươn sinh sản, lươn giống.
Thay vì trồng bầu thương phẩm, một nông dân đã chuyển sang trồng bầu giống lấy hạt. Những trái bầu Sao to, vỏ xanh mượt, được trồng trên đồng đất Đức Phổ, Đạ Huoai (Lâm Đồng) để lấy những hạt bầu đen sẫm.
Ngày trước, cây thiên tuế là một trong các cây cổ thụ được giới chơi kiểng lên núi Cấm (tỉnh An Giang) săn tìm ráo riết, tưởng chừng bị tuyệt chủng. Thế nhưng, loài cây thân gỗ này vẫn tái sinh khá nhiều ở một số ngọn núi trong dãy Thất Sơn.
Nông dân Lê Văn Thủy, Chi hội trưởng chi hội Nông dân ấp Mỹ Khương, và cũng là tỷ phú Tiền Giang trồng thanh long xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo. Vườn thanh long của ông nông dân tỷ phú này đẹp như phim, ngắm thôi đã mê lắm rồi.
Tỉnh Thái Bình, Hưng Yên đã có phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, như vậy, sau sáp nhập Thái Bình - Hưng Yên, tỉnh mới Hưng Yên sẽ có 104 xã, phường. Đáng chú ý, tên các xã mới của tỉnh Hưng Yên, Thái Bình đều mang đậm các yếu tố văn hóa, lịch sử của địa phương, nhiều xã mang tên những danh nhân nổi tiếng trong lịch sử.