CLB CAHN công bố tân binh Việt kiều Adou Minh
CLB CAHN đã chính thức công bố tân binh tiếp theo mang tên Leygley Adou Minh. Đây có thể coi là sự tăng cường chất lượng dành cho hàng thủ đội bóng ngành công an.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thánh Tam Giang là danh xưng gọi chung của năm anh em họ Trương là: Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy và Trương Đạm Nương.
Tuy nhiên, trong các bản thần tích lưu giữ tại một số di tích trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Thánh Tam Giang chủ yếu gắn với công trạng của Trương Hống và Trương Hát-hai vị tướng được nhắc tới nhiều nhất dưới thời vua Triệu Quang Phục; công trạng các nhân vật khác (Trương Lừng, Trương Lẫy, Trương Đạm Nương) ít được nhắc tới.
Tên gọi Tam Giang xuất phát từ tên gọi mà các triều đại Phong kiến Việt Nam phong cho Trương Hống, Trương Hát: Tam Giang thượng đẳng Thần. "Tam Giang" còn bắt nguồn từ đặc điểm nơi thờ thường ở ngã ba các con sông. Hai anh em ngài được đánh giá, đều là bậc tướng, chí dũng song toàn, "sinh vi dũng tướng, tử vi linh thần".
Đã từ lâu trong dân gian xứ Bắc, dọc đôi bờ sông Cầu có khoảng 372 làng thờ “Thánh Tam Giang”, tương truyền là những danh tướng của Triệu Quang Phục có công đánh giặc Lương vào thế kỷ VI.
Múa trống rồng trong Lễ hội Thổ Hà (Việt Yên). Ảnh: Nguyễn Hưởng
Tỉnh Bắc Giang hiện có 100 di tích đình, đền, nghè thờ Thánh Tam Giang (kết quả kiểm kê năm 2013 của Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Giang), về cơ bản mỗi làng đều có truyền thuyết, thần tích ghi chép về lai lịch, công trạng của Thánh Tam Giang với quê hương đất nước (bản thần tích có niên đại sớm nhất được sao chép thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVIII; phổ biến được sao chép, biên soạn thời Nguyễn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX)... Căn cứ vào các thần phả, sắc phong của các di tích có thể tóm tắt về lai lịch, công trạng của Thánh Tam Giang như sau:
Anh em Thánh Tam Giang họ Trương tên húy là Hống, Hát, Lừng, Lẫy và Đạm Nương. Thân mẫu là người làng Vân Mẫu, xã Vân Mẫu, là con gái họ Phùng, tên hiệu là Từ Nhan, sắc đẹp hơn người, nết na, thuần thục. Một đêm bà nằm mộng tắm ở sông Lục Đầu thấy rồng quấn quanh mình mà có thai, rồi tại bãi Cửa Cữu sinh ra một bọc 5 con (4 trai, 1 gái).
Năm anh em là học trò của Tiên sinh Lã Thị người hương Chu Minh, lộ Bắc Giang (tức xã Hương Mạc, huyện Từ Sơn ngày nay). Anh em học đến đâu lầu thông kinh sử đến đấy, ngày ngày chăm đọc binh thư, siêng rèn võ nghệ, nên đều là những người tinh thông văn võ. Khi anh em 17 tuổi thì mẹ mất và 5 anh em đã táng mẹ tại xứ đồng Bãi Cả, hiếu thảo thờ mẹ 3 năm.
Năm 545 nhà Lương cử tướng Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đem quân sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế đem quân chặn đánh nhưng vì quân ít không cản được giặc phải rút về miền núi động Khuất Lão (Tam Nông, Vĩnh Phú) trao quyền cho tướng Triệu Quang Phục, rồi mất tại đó. Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch (Hưng Yên) đánh phục kích, đồng thời truyền hịch trong dân gian tìm người tài giỏi đánh giặc giúp nước.
Hai ông Trương Hống, Trương Hát nghe có hịch chiêu tài, anh em bàn nhau xin lệnh thầy, dụng kế lập thân, về quê mộ quân để đi giúp nước. Sau này các ông đến địa phận làng Tiên Tảo, huyện Kim Hoa, phủ Đa Phúc, lộ Bắc Giang thấy đất có thế ỷ giốc, tiến thoái lưỡng tiện có thể dụng binh liền cho quân hạ trại, làm tờ chiêu dụ nhân dân.
Tờ dụ viết: "Đất nước Vạn Xuân ta đang thanh bình, càn nguyên hanh thái, bỗng đâu giặc Lương xâm lấn, xã tắc đảo điên, muôn dân khốn khổ. Bọn Hống-Hát chúng tôi xuất thân con nhà lam lũ, được học võ nghệ, có chút mưu cơ, dám đem sức lực người bản xứ, dấy binh cuốc cày, địch cùng lang sói ngoại bang, giúp Triệu Việt Vương giữ an bờ cõi, dám mong chư vị bàn dân hưởng ứng nghĩa quân thì lấy làm may lắm".
Phụ lão làng ấy tiếp dụ, thấy các ông dung dị khác thường, uy nghi đường bệ, thi đua nhau cho con cháu đi theo làm quân sỹ.
Triệu Quang Phục được tin, sai sứ lên phong Trương Hống làm thượng tướng quân, Trương Hát làm phó tướng quân, Lã tiên sinh làm quân sư, Trương Lừng, Trương Lẫy làm tỳ tướng, Đạm Nương làm hậu binh lương và lo kế sách phản công.
Đúng kỳ thúc giáp, hai phía cùng truyền lệnh quân cơ, tỏa binh tiếp trận, quân Triệu Quang Phục ở Dạ Trạch tiến lên, quân Hống-Hát ở Tiên Tảo kéo xuống, thủy bộ bốn mặt giáp công, xung đột tung hoành đánh rất dữ dội.
Quân Lương không sao chống cự nổi, đại bại rã rời, số chạy dẫm đạp lên nhau, chết hại nhiều vô kể, số bị bắt mặt mày tái mét, run rẩy van xin, chánh tướng Trần Bá Tiên tử trận, phó tướng Dương Phiêu phải thu nhặt tàn quân rút về Bắc quốc. Dẹp xong giặc rồi, khải hoàn tấu tiệp, Triệu Việt Vương kéo quân về Long Biên sang sửa đô thành.
Nước nhà độc lập, Triệu Quang Phục lên ngôi vua, phong thưởng cho các tướng có công đánh giặc. Vua Triệu phong thực ấp cho hai anh em họ Trương ở Kinh Bắc, Trương Hống ở làng Tiên Tảo, huyện Kim Anh (nay là thôn Tiên Tảo, xã Việt Long, huyện Sóc Sơn), Trương Hát ở làng Tam Lư, huyện Đông Ngàn (nay là thôn Tam Lư, Từ Sơn, Bắc Ninh) là nơi dấy binh cũ.
Được tin Triệu Quang Phục lên ngôi vua, Lý Phật Tử (người họ Lý Nam Đế) đã đem quân đánh lại nhưng không thắng, bèn dùng kế cầu hôn gả con. Trương Hống và Trương Hát đã can Triệu Việt Vương đừng gả Cảo Nương cho Nhã Lang. Nhưng Triệu Quang Phục không nghe, mắc mưu của Lý Phật Tử, rồi bị đánh úp.
Lý Phật Tử lên ngôi vua tự xưng là Hậu Lý Nam Đế và biết các ông là tướng tài giỏi bèn cho người vời ra làm quan. Song các ông nhất lòng trung quân không theo Lý Phật Tử, thưa lại rằng: Tôi trung chẳng thờ hai vua, gái trinh chẳng đổi hai chồng, huống hồ ngươi là người bội nghĩa mà còn muốn khuất cái tiết bất di dịch này ư?
Biết không thể khuất phục được, Lý Phật Tử lệnh truy bắt các ông khắp nơi. Các ông bàn nhau cùng đem gia quyến xuôi dòng sông Cầu, đục thuyền tự vẫn để giữ trọn tấm lòng trung với vua, hôm ấy là ngày mồng 12 tháng 9 âm lịch. Nhân dân dọc theo sông Cầu và các nơi các ông từng đóng quân đánh giặc đã vô cùng khâm phục, thương tiếc, lập đền thờ làm Thần.
Câu truyện truyền thuyết nhắc tới Trương Hống, Trương Hát nhiều nhất là câu truyện về sự ra đời của bài thơ Nam quốc sơn hà-bài thơ được cho là Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
Tương truyền, vào đầu triều đại Lý Nhân Tông thế kỷ thứ XI, nhà Tống lăm le xâm lược nước ta lần thứ 2. Tổng binh Lý Thường Kiệt thấu hiểu tâm đen của nhà Tống, ông xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt, dài theo bờ Nam sông Cầu (từ ngã ba Xà trở xuống) để chặn bước tiến của quân xâm lược, khi chúng liều lĩnh sang đánh nước ta.
Quả nhiên năm 1076 (năm thứ 5 triều đại Lý Nhân Tông) nhà Tống sai tướng Quách Quỳ, Triệu Tiết hợp binh với quân Chiêm Thành, Chân Lạp hùng hổ sang đánh chiếm nước ta. Đến bờ sông Cầu, chúng bị chặn đứng, phải lập trại đóng quân bên bờ Bắc, củng cố lực lượng, chờ thời cơ vượt sông Cầu chọc thủng phòng tuyến của quân ta, tiến về kinh đô Thăng Long.
Một lần, Lý Thường Kiệt dẫn quân đi kiểm tra chiến tuyến, khi đến Phương La, thấy có ngôi đền lớn bên ngã ba Xà, hỏi ra mới biết đây là đền Xà, thờ nhị vị Đại Vương Tôn Thần họ Trương-Đức Thánh Tam Giang Trương Hống, Trương Hát. Lý Thường Kiệt bèn truyền quân sửa lễ vào đền thắp hương bái yết, cầu xin âm phù hộ quốc.
Truyền thuyết về sự kiện lịch sử này, dân trong vùng kể rằng: Đêm ấy, nằm nghỉ ở đình Xà-Ngọt, đang lúc chập chờn nửa tỉnh, nửa mơ, Lý Thường Kiệt thấy hai vị Thần nhân, mũ áo chói lòa hiện ra. Lý Thường Kiệt vội đứng dậy bái chào.
Hai vị Thần nhân cao lớn lẫm liệt khác thường: Một vị mặt đen, mắt xanh, mặc áo bào trắng; một vị mặt trắng, râu dài, mình khoác áo bào đỏ, bảo rằng: Mới tới thăm nhau buổi sáng mà đã vội quên! Lũ giặc Tống kia, chỉ cần làm bạt hồn vía chúng, thì chúng sẽ tan. Anh em chúng tôi xin mang thần binh đến giúp ngài quét sạch lũ giặc..., dứt lời liền ngâm bài thơ:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Bấy giờ Lý Thường Kiệt mới biết, đấy là hai vị Thần thờ ở đền Xà. Tiếng ngâm vừa dứt, bỗng hai vị Thần nhân hoá thành đôi rắn có mào, trườn về phía sông Cầu. Lý Thường Kiệt liền truyền quân đốt đèn, lấy bút nghiên và ông ngồi trầm ngâm tự chép lại bài thơ Thần trong trí nhớ.
Chép đi chép lại nhiều lần mới nhớ đúng được lời của bài thơ, Lý Thường Kiệt đắc ý khẽ cất tiếng ngâm, mấy tỳ tướng chầu hầu nghe được, phấn chấn hẳn lên cũng lẩm nhẩm học theo.
Lý Thường Kiệt sai quân chép bài thơ Thần làm nhiều bản, gửi tới tướng sĩ khắp chiến tuyến. Hôm sau ông bí mật đưa đại quân vượt sông sang bờ Bắc, mở trận tập kích vào đồn lũy giặc Tống. Lý Thường Kiệt đứng trước cửa đền Xà, bỗng nghe từ trên không trung có tiếng hò reo, ngựa người rầm rập, khí giới loảng xoảng cùng âm vang tiếng chiêng, tiếng trống theo nhịp bước quân đi.
Ông ngửa mặt nhìn lên, thì thấy hai vị Thần họ Trương, áo mũ xanh đỏ tề chỉnh, ngự trên đám mây trắng, quân sĩ đứng hai bên giáo mác tua tủa. Biết có thần binh trợ giúp, quân sĩ đều háo hức muốn xông ngay vào đồn giặc.
Liền đó, từ trên cao xanh trước cửa đền vọng xuống tiếng ngâm bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà...” ngâm đi ngâm lại nhiều lần. Càng về sau tiếng ngâm càng sang sảng. Nghe tiếng thơ rền vang, tinh thần quân ta phấn chấn ào ạt xông lên giết giặc. Bên kia bờ Bắc, quân Tống nghe tiếng thơ ngâm mà hoảng sợ, bạt vía kinh hồn.
Trước sức tiến công như vũ bão của quân ta, quân giặc tan vỡ thành từng mảng, bỏ chạy toán loạn, dẫm đạp lên nhau. Xác giặc ngổn ngang trên cánh đồng Mai Thượng (nay vẫn còn dấu ấn lịch sử là cánh đồng Xác và ngôi chùa Xác, sau đổi lại là An Lạc tự). Quân Tống đại bại, sau trận ấy vội vàng rút quân về nước.
Truyền thuyết này được văn bản hóa sớm nhất ở sách Việt điện u linh (1329). Ngoài ra, truyền thuyết còn được ghi lại trong các bộ sử lớn như Đại Việt sử kí toàn thư và các sách sử khác như Việt sử tiêu án, Việt sử tiệp kính, trong các bộ sách khác như Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam nhất thống chí....
Mặt khác, truyền thuyết này cũng sớm được lấy lại trong Lĩnh Nam chích quái và các sưu tập truyện cổ dân gian khác như Thiên Nam vân lục liệt truyện, Mã lân dật sử, các sách sử như Việt sử diễn âm, Việt sử quốc âm, Thiên Nam ngữ lục và các bản thần tích sưu tầm trước đây và hiện nay.
Các triều vua về sau: Lý, Trần, Lê đem quân đánh giặc phương Bắc tại dòng sông Cầu đều được Thần âm phù đánh thắng, có thể kể đến những điển tích: Phù giúp Ngô Vương đánh giặc Nam Hán ở sông Bạch Đằng; phù giúp vua hậu Ngô Vương đánh giặc Lý Huy ở núi Côn Luân; phù giúp vua Lê Đại Hành đánh giặc Tống; phù giúp Thái úy Lý Thường Kiệt đánh giặc Tống... các triều vua đều có sắc phong cho hai ông là “Tam Giang thượng đẳng thần” như: Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu (Trần Nhân Tông), sắc phong Như Nguyệt Khước Địch Đại Vương, năm thứ tư gia phong Thiện Hựu Dũng Cảm. Các triều vua về sau: Trần, Lê đem quân đánh giặc phương Bắc tại dòng sông Cầu đều được Thần âm phù đánh thắng và đều có sắc phong cao nhất cho Thần là "Tam Giang thượng đẳng Thần".
Qua nội dung các bản thần tích, sắc phong, các truyền thuyết hiện có có thể thấy Thánh Tam Giang là nhân vật huyền thoại được xây dựng có lý lịch trần gian trong bối cảnh lịch sử cụ thể.
Các bản thần tích cho thấy đức Thánh Tam Giang là các vị Thần sông được nhân Thần hoá vào thế kỷ X và được phong Thần thờ ở sông Cầu từ thế kỷ X trở đi. Đa số các làng thờ Thánh Tam Giang ở tỉnh Bắc Giang lưu giữ thần tích khẳng định anh em nhà Thánh là những người có tài lực phi thường, có nhiều công lao khi sống phò vua giữ nước, khi chết âm phù diệt giặc, được các triều đại phong kiến phong Thần cho nhân dân thờ cúng.
CLB CAHN đã chính thức công bố tân binh tiếp theo mang tên Leygley Adou Minh. Đây có thể coi là sự tăng cường chất lượng dành cho hàng thủ đội bóng ngành công an.
Doanh nhân Mỹ Elon Musk đã ra lệnh vào năm 2022 khiến cuộc phản công của quân đội Ukraine thất bại và làm suy giảm niềm tin của Kiev đối với hệ thống Starlink - hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin riêng cho biết hôm 25/7.
Tri ân không chỉ bằng hoa và nước mắt – mà bằng cách sống tử tế và có ích mỗi ngày – không chỉ là một câu nói, mà là lời nhắc nhở mỗi sáng thức dậy: Ta đang sống trên một mảnh đất linh thiêng, và ta phải sống sao cho xứng đáng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Quốc phòng chủ trì, điều phối, phối hợp các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Trung ương và địa phương thực hiện đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý các tàu cá "3 không" tại các đảo, cửa sông, bãi ngang của các địa phương ven biển.
Cây cảnh trồng trong chậu này đang được ưa chuộng vì không chỉ để ngắm và ăn, dễ chăm sóc mà còn mang lại cảm giác thu hái vụ mùa bội thu.
Một phụ nữ ở tỉnh Bắc Ninh đã bị hoại tử đại tràng, phải tạo hậu môn nhân tạo sau 6 tháng thụt tháo bằng chanh muối để khỏe mạnh hơn.
Đại sứ Campuchia tại Liên Hợp Quốc đã kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức” với Thái Lan, sau khi hai nước láng giềng tiếp tục giao tranh đẫm máu sang ngày thứ hai – với việc Bangkok cũng thể hiện sẵn sàng đối thoại.
Phút 90+5, Noah Leddel là người tru cản Nguyễn Quốc Việt ngay trước vòng 16m50 của U23 Philippines, thế nhưng trọng tài Muhammad Usaid Jamal lại rút thẻ đỏ đối với Jaime Rosquillo...
Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/7 sau hai ngày hồi phục nhẹ với hy vọng lấy đà tăng nhưng cuối ngày 25 rạng 26/7, giá giao dịch dầu thô trên các trang giao dịch lớn bất ngờ lao dốc không phanh.
Có dịp đi tàu dọc theo các tuyến sông lớn ở vùng ÐBSCL (trong đó có sông Cổ Chiên, đoạn qua tỉnh Vĩnh Long), người đi sẽ bắt gặp những thùng phi sơn màu đen nổi trên mặt nước, được giăng ngang giữa dòng sông đang chảy xiết. Ðó là phao của những hàng đáy (còn được gọi là bè đáy) đánh cá…
Giá USD hôm nay 26/7 duy trì xu hướng tăng nhẹ, bất chấp lo ngại của thị trường về quyết định lãi suất của Fed và thời hạn áp thuế đối ứng 1/8 đến gần.
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cùng các lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã đến đảo Phú Quý( tỉnh Bình Thuận cũ) dự, chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Đặc khu Phú Quý, nhấn mạnh đến xây dựng nông thôn mới, khai thác hiệu quả kinh tế biển...
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kế hoạch thanh tra chuyên đề diện rộng, với hơn 898 dự án thuộc diện rà soát. Mục tiêu là làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ và những vướng mắc pháp lý tại các dự án này.
Tại vùng đất từng oằn mình trong đói nghèo như xã Hướng Hiệp (Quảng Trị), mỗi mái nhà mới được dựng lên, mỗi đàn bò được trao, mỗi người con xuất khẩu lao động gửi tiền về… đều là minh chứng sống động cho hiệu quả của chính sách giảm nghèo bền vững góp phần tạo nên một Hướng Hiệp hôm nay ấm no, khởi sắc.
Phim hành động mới nhất của Điện ảnh Công an Nhân dân tái hiện vụ cướp máy bay có thật, hứa hẹn những pha hành động nghẹt thở và chân thực.
Hà Nội đề xuất giao UBND cấp xã xác nhận điều kiện thu nhập cho người thu nhập thấp không có hợp đồng lao động khi mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhằm kiểm soát đúng đối tượng thụ hưởng.
Một số hộ nông dân xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên cũ) đã cải tạo ruộng kém hiệu quả, khu đất bỏ hoang để nuôi ốc bươu đen-ốc nhồi (là loại ốc đặc sản). Nổi lên trong mô hình nuôi ốc bươu đen là ao nuôi của anh Đỗ Duy Phong, Chủ tịch Hội Nông dân xã.
Chiều 25/7, xã Vị Xuyên tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên.
Theo nhiều sinh viên, trường Đại học Điện lực tăng học phí lên đến 20% cho khóa học cũ và 30-40% cho khóa mới là con số chưa phù hợp, gia đình không thể xoay xở.
Cổ phiếu bất động sản SJS tăng gần 50% sau 6 phiên “tím lịm”, vươn lên nhóm đắt giá nhất sàn. Nhưng nghịch lý là Chủ tịch HĐQT lại không sở hữu cổ phần nào tại thời điểm chốt quý 2/2025.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố trong vòng đàm phán thứ ba ở Istanbul đã đạt được một thỏa thuận mang tính nguyên tắc về cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine.
Tác giả Niê A Dũng gửi về cuộc thi viết "Việt Nam trong tôi" do báo điện tử Dân Việt phát động bài thơ mang tên "Đất nước".
Bức xúc vì trọng tài đưa ra quyết định gây tranh cãi, HLV Kim Sang-sik đã ra sát đường biên phản ứng và lập tức phải nhận 1 thẻ vàng từ vị “vua áo đen” điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Philippines.
Điều tra vụ chiếc vali bốc mùi nghi chứa thi thể nữ ở TP.HCM; người đàn ông nổ súng khi cảnh sát kiểm tra hành chính; Bộ Tài chính lên tiếng về một Vụ trưởng tử vong tại Cơ quan Bộ... là những tin nóng 24 giờ qua.
Bà Phạm Thị Diêm, xã Xuân Sơn, TPHCM (trước sáp nhập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, TP HCM, xã Xuân Sơn thuộc huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) vươn lên làm giàu nhờ nuôi heo rừng lai. Mô hình nuôi loại heo đặc sản này giúp bà Diêm có doanh thu hơn 1 tỷ/năm.
Anh Phạm Minh Đức, Chủ nhiệm CLB Chim săn mồi tỉnh Cà Mau (mới), cho biết, hiện CLB có 15 thành viên chính thức, ở nhiều độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau, nhưng có chung niềm đam mê biến những con chim rừng, chim hoang dã như chim đại bàng, diều hâu, cú mèo, chim cắt...trở nên gần gũi, biết nghe lời.
Tình hình dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Ninh Bình mới (bao gồm 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam cũ) đang diễn biến phức tạp, đặc biệt sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính. Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Bình, tính đến nay, dịch bệnh đã xuất hiện tại 19 xã, phường, buộc phải tiêu hủy hơn 3.000 con lợn, gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi địa phương.
Giữa đại ngàn xanh thẳm của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng mới, sau sáp nhập tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận), quần thể 108 cây thông hai lá dẹt-loài cây cổ thụ đã được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam.
110 đại biểu đến từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cùng nhau trải qua 14 ngày, đi qua 10 tỉnh, thành phố, khám phá những vùng đất giàu bản sắc văn hóa và lịch sử; cùng nhau vun đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước.
Nghe đến đâu, tôi thấy như ai đó vừa vạch ra con người mình đến đó.