Lừng lững và cô độc, cao vút và rì rào giữa nắng gió trời xanh cao nguyên, Kơ nia là biểu tượng của vùng đất này cùng với khan, cồng chiêng, tượng gỗ nhà mồ... Nhưng, bây giờ họa hoằn lắm mới tìm thấy một cây ở típ tắp những làng xa.
Có lẽ, ai cũng từng nghe đến một loài cây đặc trưng ở miền cao nguyên, ít nhất là qua lời bài hát “Bóng cây Kơ nia”, được phổ nhạc từ bài thơ “Bóng cây Kơ nia” nổi tiếng của nhà thơ Ngọc Anh. Nhưng, tượng hình, dáng cây, thế đứng như thế nào, chắc chẳng mấy người mường tượng ra. Cả người trẻ Jrai, Ê Đê, Xê Đăng, Ba Na... của vùng đất này cũng ít còn được thấy nữa.
Amí Toan (gần 70 tuổi, người làng Ah, xã Ia mơ Nông, huyện Chư Păh, Gia Lai) ngồi ghếch chân lên cầu thang nhà sàn, mắt hướng về phía gần nhà mồ của làng bảo làng chỉ còn một cây Kơ nia đó, nó là cây Kơ nia con, mọc lên từ gốc cây Kơ nia mẹ đã chết mấy chục năm trước.
Nói là cây Kơ nia con nhưng nó cùng tuổi với Amí Toan. Amí Toan bảo, sau giải phóng năm 75, vùng này nhiều lắm, lớn chừng nào cũng có, có cây 2-3 người ôm không hết. Bây giờ thì hết rồi, chỉ còn vài cây quanh vùng mà thôi.
Kơ nia được gọi là cây “mồ côi” bởi loài này không mọc tập trung thành rừng mà rải rác, đơn lẻ.
Trong trí nhớ của Amí Toan, vẫn y nguyên chuyện xưa kể rằng, ngày xưa có đôi vợ chồng nghèo đã già mà chẳng có con. Hai vợ chồng buồn tủi vì cả đời sống lương thiện, ông đến bên sườn núi tế 7 ngày 7 đêm liền.Yang thấy được lòng thành, thương tình giúp ông bà có một đứa con gái.
Ngày làm lễ đặt tên, vợ chồng ông đặt là K’nia.Cha mẹ mất mà vẫn nợ nhà giàu nên K’nia bị bắt về làm người ở. Công việc quá khổ cực khiến cô kiệt sức, nằm lại nơi mảnh đất cằn cỗi đầy gió trên triền đồi.Rồi từ nấm mộ cô mọc lên một cây thẳng tắp vươn cao. Cành cây như những cánh tay gân guốc dang rộng giữa trời xanh.
Bao trận dông bão càn quét qua quật đổ các loài cây khác, riêng nó vẫn hiên ngang, sừng sững. Nhờ bóng mát che chở, những mùa rẫy sau cánh đồng trở lại tươi tốt, thóc lúa bội thu, nhà chủ đưa đi phân phát cho người nghèo. Dân làng đặt tên cây là Kơ nia. Từ đó, khi phát rẫy, thấy cây Kơ nia, dân làng giữ nguyên vì họ tin đó là nơi trú ngụ của thần linh, linh hồn người đã khuất.
Từ truyền thuyết ấy, mà có lẽ chính vì sức sống bền bỉ, mãnh liệt không có cây nào như cây Kơ nia, bốn mùa không thay lá. Đã trở thành huyền thoại. Cây Kơ nia chẳng biết vì sao lại là loài cây cô độc, thường mọc một mình giữa cánh rừng, giữa triền đồi cao, hay trong những lũng sâu. Họa hoằn lắm mới thấy Kơ nia mọc đôi, mọc ba nhưng rất ít.
Amí Toan bảo, Kơ nia trên những triền thảo nguyên nắng gió không mọc nhiều bao giờ, nó lừng lững vươn cao lên hẳn so với những cây rừng khác. Nắng lửa 6 tháng mùa khô đằng đẵng, cây vẫn một màu xanh thủy chung. Càng nắng, cây càng xanh tốt hơn.
Cây Kơ nia thẳng tắp vươn cao giữa đại ngàn. Những cành cây như những cánh tay gân guốc dang rộng giữa trời xanh. Dông bão bao phen, bom đạn chiến tranh bao phen quật đổ bao loài cây, riêng Kơ nia vẫn hiên ngang, sừng sững. Có phải vì thế mà cây được ví như người Tây Nguyên, ngay thẳng, kiên trung, bất khuất.
Theo Amí Toan, trước đây, khi bà con phát rừng làm rẫy thường để lại những cây Kơ nia để lấy bóng mát. Các cây khác thường làm ảnh hưởng đến cây trồng nhưng riêng Kơ nia vô hại.
Những bà mẹ địu con trên lưng trong những tháng ngày lao động trên nương, khi mỏi, thường đặt con dưới bóng mát Kơ nia. Hoặc, giữa buổi trưa nắng, chỉ cần ngơi nghỉ chốc lát dưới bóng loài cây này cũng tan đi mỏi mệt.
Xưa kia, người đi làm rẫy nếu bị no hơi, đầy bụng, hái lá Kơ nia về nấu nước uống vài ngụm là khỏi; nếu bị bệnh sốt rét rừng, bệnh mà dân làng tin đó là do ma ám thì uống nước nấu cây Kơ nia sẽ khỏi bệnh. Bao nhiêu em bé đã lớn lên dưới bóng mát Kơ nia. Hình bóng Kơ nia gắn với hình ảnh thương yêu của bao nhiêu bà mẹ Tây Nguyên vô danh.
Có lẽ thế, mà gần như vô thức, Kơ nia trở nên thân thuộc, sẵn trong tiềm thức sâu xa của mỗi đứa con sinh ra và lớn lên giữa Tây Nguyên đại ngàn.
Mùa Kơ nia rụng quả, người dân có thêm khoản thu nhập đáng kể từ hạt đặc sản của núi rừng Tây Nguyên.
Già Rơ Châm Chuck (làng Phung, xã Ia mơ Nông) mơ màng nhớ: “Ngày đó, tôi còn thấy cây Kơ nia có mặt ở khắp nơi: chân núi, ven đồi, đầu buôn, bờ suối... Nhưng, người ta đã ngả cây, đốn gỗ, phá rừng làm nương rẫy. Những cây Kơ nia cũng chịu chung số phận như những cánh rừng. Có một dạo, người ta còn muốn chặt hạ cả mấy cây Kơ nia đầu buôn để lấy đất xây nhà, dựng quán.
Nhưng, già làng không cho phép làm điều đó. Bởi Kơ nia là người thân của buôn làng, là hồn cốt của buôn làng, phải giữ lấy!”. Bây giờ, Kơ nia thân thương của làng Phung vẫn đó, dang rộng tay nơi bến nước, xòa bóng mát bên đường buôn cho người làng nghỉ chân mỗi lúc mệt nhoài.
Thao thiết gió triền đồi
Kơ nia phát triển hết cỡ có thể cao đến 30-40 mét, đường kính vòng thân trên dưới nửa mét. Tán lá luôn vun hình bầu dục, vươn thẳng lên trời, xanh tốt quanh năm vì không có mùa thay lá. Trước đây, ở Tây Nguyên đâu đâu cũng thấy Kơ nia.
Những bóng Kơ nia lừng lững ven đường đi, trầm tư trên triền đồi nương, rủ bóng quanh các buôn làng... luôn là hình ảnh quen thuộc thân thương trong mắt mọi người. Nhưng, cuộc sống khó khăn khiến nhiều người đốn hạ cây xuống hầm than bán buôn kiếm sống. Kơ nia cứ thế dần vắng bóng và lùi khỏi những khu dân cư, nhất là quanh vùng đô thị, chỉ còn lại ít ỏi ở những vùng xa.
Cuối tháng 4, cũng là cuối mùa khô Tây Nguyên, gió vẫn thao thiết triền đồi, nắng vẫn hừng hực vàng, những rừng cao su, cà phê, tiêu vẫn đang xanh ngăn ngắt một màu, nhưng dường như đều đặn và bình lặng quá đỗi trong những cánh rừng cây trồng công nghiệp ấy.
Chẳng còn mấy cây Kơ nia ở vùng đất này nữa. Già Rơ Châm Chuck vẫn nhớ ngày xưa vùng này nhiều Kơ nia lắm, ngó hướng mặt trời mọc có vài cây, hướng mặt trời lặn có vài cây, hướng núi Păh có vài cây, hướng nào cũng có. Kơ nia thấp thoáng xa xa, cao hẳn lên trên tán rừng, đó là điểm đánh dấu cho những buôn làng.
Nhìn về hướng đó, già Chuck biết đó là làng Kep, hướng kia là làng Ah, hướng kia nữa là làng B’loi, hay làng Mun. Hay xa xa hơn nữa nơi dòng Sê San mà nay thành lòng hồ thủy điện Ialy, thì có làng Yã, hay các làng khác nữa.Chỉ cần nhìn thấy cây, là biết ở đó có làng.
Không chỉ già Chuck, mà những người làng khác, ở những vùng đất khác, trên cao nguyên Kon Tum, hay cao nguyên Lâm Viên, hay dưới vùng thung lũng Ayun, dưới vùng An Khê, của những tộc người Ê Đê, Xê Đăng, Ba Na... đều thao thiết với Kơ nia.
Không chỉ là cây bóng mát, Kơ nia đã soi bóng xuống hai cuộc chiến tranh tàn khốc và anh dũng của vùng cao nguyên này. Trong những ngày tháng chiến đấu cam go mất còn với kẻ thù, hẳn đã có rất nhiều người tựa nương vào Kơ nia tránh lửa đạn, đập hạt Kơ nia ăn chống đói. Hay những lúc im tiếng súng lại có những người như già Chuck ngồi tựa đầu dưới bóng mát cổ thụ trăm năm, để nhớ thương một khúc dân ca vẳng lại từ ký ức như những ngày còn nằm trên lưng mẹ.
“Bây giờ Kơ nia còn ít quá!”, già Chuck quày quả bước vào nhà. Câu chuyện đột nhiên rơi vào im lặng. Già Chuck trao đổi gì đó với lũ trẻ bằng ngôn ngữ Jrai, rồi lũ trẻ cũng sôi nổi hẳn. Chúng mang ra một rổ hạt. Chỉ vào đó và nói: “Mình đi chăn bò thường nhặt quả Kơ nia ăn, ngon lắm. Hạt của nó ăn bùi gần giống đậu phộng. Con nai, con mang cũng rất thích ăn quả này!”.
Hóa ra, Kơ nia không còn mấy nữa nhưng những cây Kơ nia con vẫn còn lại đâu đó trong những khoảnh rừng da báo, lẫn với những ruộng rẫy. Và vào mùa, người làng lại đến gốc cây để nhặt quả. Thú vị là cây Kơ nia có... cây đực và cây cái.
Trong ký ức của người già, Kơ nia có rất nhiều và đã trở thành huyền thoại của đất này.
Cây cái thì mỗi năm hoặc 2-3 năm sẽ cho quả kiểu như hạt dẻ, đập ra ăn có vị béo, thơm quyện nơi chót lưỡi. Quả Kơ nia khi mới chín rụng xuống, phần thịt bên ngoài có vị ngọt.Trái xanh có vị chua người dân thường lấy về kho với cá suối rất ngon.Sau khi trái rụng một thời gian, lớp vỏ thịt mỏng bị phân hủy còn hạt được bọc bởi lớp vỏ gỗ nên để cả năm không hỏng.
Mấy năm trở lại đây, hạt Kơ nia bắt đầu được nhiều người biết đến, trở thành món ăn vặt thay cho hạt bí, hạt dưa, ăn một lần là nhớ mãi. Do vậy, du khách mỗi lần đến Tây Nguyên đều tìm mua một ít hạt Kơ nia về làm quà. Nhờ đó, mùa Kơ nia rụng quả, người dân có thêm một khoản thu nhập đáng kể từ hạt đặc sản của núi rừng Tây Nguyên.
Chiều hoàng hôn phủ xuống đỏ ối triền Tây, tôi dừng lại, ngắm nhìn để cảm nhận sâu hơn những cảm xúc mà mình có được về một loài cây biểu tượng này.Tiếng lá rì rầm như một lời thủ thỉ trò chuyện từ ngàn xưa vọng lại, tiếng chim hót ríu rít trên cao.
Thỉnh thoảng, đàn chim cất cánh bay lên giữa không trung rồi lúc lại trở về chốn cũ trên những cành cây vươn ra giữa bầu trời. Không biết ở những vùng đất khác trên cao nguyên này có còn nơi nào giữ lại được nhiều cây Kơ nia không, dù người ta gọi Kơ nia là cây “mồ côi” bởi loài này không mọc tập trung thành rừng mà rải rác, đơn lẻ.
Nó “mồ côi” như một ám ảnh nhân sinh trong các cộng đồng buôn làng ở Tây Nguyên. Dù bây giờ, cây Kơ nia đã có tên trong Sách Đỏ bởi ngay tại Tây Nguyên thì loài cây này cũng đã trở thành của hiếm. Làm sao đừng để Kơ nia chỉ còn trong hoài niệm? Và, biết đâu, về sau xa nữa, nếu không được “bảo tồn” ngay từ giờ này, thì Kơ nia có lẽ cũng sẽ chỉ còn là... ký ức, như cái cách mà Amí Toan hay già Chuck vẫn thẫn thờ nhắc nhớ.
Nhiều thương lái thu mua hạt Kơ nia của bà con với giá 50.000 đồng/kg nhân hạt, sau đó mang về loại bỏ những hạt xấu, hư rồi phơi khô, rang lên, đóng bì bán với giá 140.000 đồng/kg. Rang hạt Kơ nia lên sẽ làm mùi tinh dầu hăng nồng trong hạt mất đi, khi ăn không còn cảm thấy nhớt nhớt trong miệng như lúc nhai sống, phần nhân hạt lúc này trở nên thơm hơn, béo ngậy và giòn tan. Những ai dù chỉ thử một lần loại hạt rừng dân dã này sẽ vô cùng thích thú.
Và hạt Kơ nia đã trở thành đặc sản, món quà biếu đậm hương vị núi rừng của vùng đất Tây Nguyên bây giờ.
Hạt Kơ nia bắt đầu được nhiều người biết đến, trở thành món ăn vặt như hạt bí, hạt dưa.
Theo bản tin bão mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 22/7, tâm bão số 3 đã đi vào đất liền các tỉnh Ninh Bình – Thanh Hóa, tại vị trí 20,1°N; 106,0°E. Cường độ bão khi đổ bộ đạt cấp 8 (62–74km/h), giật cấp 10. Bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10–15km/h.
Nếu có một hình tượng võ tướng lý tưởng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, chắc chắn đó là Triệu Vân - vị tướng mang vẻ ngoài khôi ngô, võ nghệ siêu quần, trung thành tuyệt đối và chưa từng thất bại trận nào.
Doanh nhân, chuyên gia đầu ngành có thể được ký hợp đồng để thực hiện các nhiệm vụ như xây dựng chính sách, chuyển đổi số, phát triển công nghệ. Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định số 173/2025/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/7, quy định chi tiết việc thuê ngoài thực hiện nhiệm vụ của công chức.
Chiếc du thuyền này đang được đóng tại Công ty Công nghiệp Tàu thủy Sài Gòn, TP.HCM. Trước khi đóng, nó đã được một doanh nghiệp tại Pháp ngỏ ý thuê trọn trong nhiều năm.
Đón đầu đà tăng trưởng tích cực của ngành du lịch tại Di sản thiên nhiên thế giới Cát Bà, dự án Flamingo Cát Bà Resorts đang mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn với quỹ căn hộ khách sạn cuối cùng.
Ngày 24/7, HĐND TP.HCM, khoá X đã tổ chức kỳ họp thứ 2, tại phường Bình Dương để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong 6 tháng đầu năm và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho 6 tháng cuối năm 2025.
Nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng các loại cây trái đặc trưng, nông sản sạch của người dân thành thị, nhiều hộ nông dân vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang mới ) đã đưa các mặt hàng này ra phố, góp phần nâng cao thu nhập.
TS Nguyễn Quang nhấn mạnh, để chính sách cấm xe máy xăng thành công, không thể chỉ dựa vào mệnh lệnh hành chính mà cần một chiến lược đa chiều, có lộ trình rõ ràng và minh bạch. Quan trọng nhất là phải lấy người dân làm trung tâm, bảo đảm nguyên tắc “không ai bị bỏ lại phía sau”, có tham vấn xã hội và dựa trên đánh giá tác động, bằng chứng khoa học nhằm chuyển đổi một cách toàn diện và bền vững.
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận ở đội 13, thôn Phùng Xá, xã Hồng Sơn, TP Hà Nội (trước sáp nhập là thôn Hạ, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức) nắm trong tay một công nghệ độc đáo, huấn luyện hàng vạn con tằm tự động dệt tơ tạo ra các sản phẩm từ tơ tằm tự nhiên đạt 4 sao, 5 sao OCOP, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
Vụ việc Công an TP.HCM vừa triệt phá đường dây ma túy liên quan đến nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Nguyễn Công Trí hay Rapper Bình 'gold' dương tính với ma túy và lái xe lạng lách, chèn ép, chặn đầu các ô tô khác trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, có dấu hiệu tội Gây rối trật tự công cộng cho thấy “nguồn cầu” ma túy không chỉ tồn tại ở nhóm đối tượng bên lề xã hội mà đã len lỏi vào cả những tầng lớp nổi tiếng.
Sau vụ thảm kịch lật tàu xảy ra ở vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, luật sư Lê Thu Hằng cho hay, những hành vi lợi dụng bi kịch để trục lợi cá nhân, gây nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng là vô cùng đáng lên án. Điều này không chỉ gây tổn thương thêm cho các nạn nhân và gia đình họ, mà còn tạo ra một môi trường độc hại, làm suy giảm niềm tin của công chúng vào thông tin mạng.
Ngày 23-7, ông Huỳnh Cảnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận (tỉnh Lâm Đồng), cho biết, do bị chậm trễ trong việc cấp chứng thư để xuất khẩu qua châu Âu, hàng loạt doanh nghiệp đã bắt đầu đổ bỏ hoặc bán tháo hàng trăm tấn thanh long đạt tiêu chuẩn GolbalGAP.
Trước khi bị phát hiện dương tính với ma túy, Bình Gold từng có những câu rap như "Đam mê thì có gì sai, không chơi thì phí cả đời trai, kệ cho đời trôi...".
Huỳnh Thị Liêm, Trưởng văn phòng công chứng Huỳnh Thị Liêm bị cáo buộc cùng đồng phạm đã giả mạo chủ đất, ký các hợp đồng giao dịch và chiếm đoạt hơn 16 tỷ đồng.
Độc đáo không gian sống lý tưởng giữa thiên nhiên tại Hưng Yên, nơi gia chủ xây dựng tổ ấm 220 m2 trên khu đất 500 m2, ngập tràn ánh sáng và cảm hứng đồng quê châu Âu.
Việc Kiev hạn chế tính độc lập của hai cơ quan chống tham nhũng đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt tại Nghị viện châu Âu, tạp chí Spiegel của Đức đưa tin.
Hà Nội, ngày 23/7/2025, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Chi nhánh Hà Nội và Bệnh viện K – cơ sở y tế hàng đầu trong điều trị ung thư tại Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện. Đồng thời trao tặng 100 máy tính bảng trị giá 1 tỷ đồng phục vụ công tác triển khai bệnh án điện tử và chuyển đổi số.
Nhiều giáo viên Trường Tiểu học, THCS và THPT Khương Hạ (phường Khương Đình) phản ánh đến Báo Dân Việt: tiền lương của giáo viên bị khấu trừ để khắc phục các sai phạm tài chính của Nhà trường.
CLB Bắc Ninh chơi lớn, chiêu mộ tiền đạo Brazil cao 1m96, có giá gần 10 tỷ đồng; M.U muốn chiêu mộ thủ môn người Nhật Bản; Juventus mua đứt Conceicao; Chelsea theo đuổi Jorrel Hato; Ronaldo du lịch bằng “biệt thự nổi trên biển”.
Trước những khó khăn trong việc vận động người dân xóa nhà tạm, nhà dột nát, xã Chợ Đồn, tỉnh Thái Nguyên (mới)-trước đây là địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn cũ, đã triển khai nhiều sáng kiến đột phá, từ việc thành lập tổ công tác "mượn tuổi" làm nhà đến những chuyến xe chở vật liệu và máy móc hỗ trợ, giúp 100% hộ dân thuộc diện đã khởi công, hoàn thành mục tiêu sớm hơn dự kiến.
Kế hoạch của Chính phủ yêu cầu đến 30/9, Bộ Xây dựng phải ban hành, hướng dẫn thực hiện chính sách nhà công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức phải di chuyển chỗ ở sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, ngành nông nghiệp Đắk Lắk (khi đã sáp nhập, hợp nhất 2 tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên thành công) đã khẩn trương bắt tay vào công việc, bảo đảm hoạt động thông suốt và sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới.
Khối đá khổng lồ rơi từ đỉnh núi xuống, cuốn theo nhiều cây rừng và tạo ra những tiếng động lớn. Toàn bộ sự việc đã được người dân ở xã biên giới Sơn Thủy, tỉnh Thanh Hóa ghi lại.
Hành vi của phía Ukraine trong quá trình đàm phán với Nga là hậu quả của mong muốn kéo dài sự tồn tại của mình, Nghị sĩ Ukraine Artem Dmitruk phát biểu trên kênh YouTube của mình.
UBND xã Bảo Lâm 3, tỉnh Lâm Đồng cho biết do ảnh hưởng bão Wipha (bão số 3) hơn 160 tấn trái sầu riêng trên địa bàn xã bị rụng, thiệt hại ước khoảng gần 5 tỷ đồng.