Vùng đất của lịch sử
Thần Khê ấy là nơi nào? Các nguồn sử liệu đều khẳng định huyện Tiên Hưng trước có tên là huyện Thần Khê, thuộc phủ Tiên Hưng (tên phủ này thời nhà Trần gọi là phủ Long Hưng, nhà Hồ và Hậu Lê gọi là phủ Tân Hưng, thời thuộc Minh trước nhà Lê gọi là Trấn Man, nhà Nguyễn gọi là Tiên Hưng).
Khoảng năm 1832 - 1890, huyện Thần Khê thuộc phủ Tiên Hưng, tỉnh Hưng Yên.
Năm 1890 - 1894, huyện Thần Khê thuộc phủ Thái Bình, tỉnh Thái Bình, sau đó lại thuộc phủ Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình cho đến khi bỏ cấp phủ thì lấy tên phủ làm tên huyện.
Khoảng năm 1969, huyện Tiên Hưng được hợp nhất với huyện Đông Quan thành huyện Đông Hưng.
Như vậy huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) ngày nay có phần đất của huyện Diên Hà, Thần Khê, Thanh Lan – rộng hơn rất nhiều so với thời xưa.
Tuy toàn bộ huyện Thần Khê xưa đã trở thành đất của huyện Đông Hưng nay, nhưng nhiều người vẫn nhớ về những vẻ vang khoa bảng có “những người học giỏi, những bề tôi hiền”.

Trên cương vị Ngự sử, Tiến sĩ Đào Vũ Thường nổi tiếng công minh chính trực. Ảnh minh họa: INT
Mảnh đất Thần Khê chính là nơi gắn bó với An Hạ vương và phu nhân Đàm Chiêu Trinh vào cuối triều nhà Lý.
Một số nguồn sử liệu cho rằng, An Hạ vương chính là anh ruột của Thái sư Trần Thủ Độ. Ông làm quan và là vị tướng quân tài ba cuối vương triều Lý, đầu vương triều Trần.
Ông cùng Thái sư Trần Thủ Độ dựng nghiệp vương triều Trần, nhiều lần đưa quân triều đình và Châu Hoan (Nghệ Tĩnh) dẹp giặc Chiêm Thành - Chân Lạp và được cử làm Bá trưởng Châu Hoan.
Ông cùng quân dân Đại Việt đánh tan quân Nguyên - Mông xâm lược lần thứ nhất (1258). Sau hai vợ chồng về vùng đất thang mộc tại hương Động Nhuế (nay là xã Đông Xuân) sinh sống.
Tại vùng đất hoang sơ này, ông bà đã chiêu dân từ khắp nơi về lập ấp. Công lao ấy được người dân ghi nhớ, tôn làm Thành hoàng làng.
Đất Thần Khê cũng là địa danh gắn bó với Trần Thiệu Ninh và Trần Thị Quý Minh. Thiệu Ninh công chúa là con gái của vua Trần Nghệ Tông và Huệ Từ.
Tương truyền, bà Huệ Từ quê ở Tây Quan, hương Cổ Lũ.