×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    Xung đột quân sự giữa Campuchia và Thái Lan
    10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng
    Bão Wipha- bão số 3
    Lật tàu du lịch ở Hạ Long
    Việt Nam trong tôi
    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động
    Nhà nông
    • Tin nông nghiệp
    • Muôn cách làm giàu
    • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
    • Ngon - Sạch - Lạ
    • Kinh tế nông nghiệp
    • Nông thôn mới
    • Khuyến nông
    • Môi trường xanh
    • Danviet.vn
    • Nhà nông
    • Tin nông nghiệp
    • Muôn cách làm giàu
    • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
    • Ngon - Sạch - Lạ
    • Kinh tế nông nghiệp
    • Nông thôn mới
    • Khuyến nông
    • Môi trường xanh
    Thứ sáu, ngày 28/10/2022 09:21 GMT+7

    Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững

    + aA -
    Nhóm PV Thứ sáu, ngày 28/10/2022 09:21 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Tính từ cuối năm 2020 đến nay, giá các mặt hàng thức ăn chăn nuôi trong nước đã tăng tới 17 lần và chưa giảm lần nào, khiến người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Chăn nuôi là trụ đỡ lớn của nông nghiệp, tăng trưởng đạt 4,5 – 4,6%/năm, làm sao có môi trường, hệ sinh thái để chăn nuôi phát triển bền vững?
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  

    Ngành chăn nuôi thời gian qua có những bước phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng ấn tượng trên 6%/năm, sản lượng thịt năm 2021 đạt gần 7 triệu tấn, dự kiến năm nay sẽ đạt hơn 7 triệu tấn thịt.

    Trong đó, đàn lợn hiện có quy mô rất lớn, đạt 28,6 triệu con, sản lượng thịt hơi 3,23 triệu tấn (tính đến 9 tháng đầu năm 2022). Đàn gia cầm 533,4 triệu con, tăng 3,8% so với cùng kì, trong đó gà chiếm 80%. Tổng đàn trâu 2,27 triệu con, giảm 1,1% nhưng thịt hơi tăng lên 88.000 tấn; bò 6,41 triệu con, tăng 3,4% so với cùng kì...

    Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững - Ảnh 1.

    Thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn bền vững và tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Ảnh: TL

    Theo con số thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi về Việt Nam trong 9 tháng năm 2022 đã đạt gần 4,07 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trước đó, năm 2021, Việt Nam cũng đã chi tới gần 5 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi. Điều đáng nói là do giá nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao, khâu vận chuyển bị đứt gãy do dịch Covid-19 và chiến sự Nga – Ukraine nên giá thành sản phẩm chăn nuôi liên tục tăng mạnh.

    Tính từ cuối năm 2020 đến nay, giá các mặt hàng thức ăn chăn nuôi trong nước đã tăng tới 17 lần và chưa giảm lần nào, khiến người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Mọi chi phí sản xuất đều tăng lên, trong khi giá bán sản phẩm thì không tăng, thậm chí có thời điểm giảm dưới giá thành, cộng thêm các loại dịch bệnh đe dọa nên nhiều hộ chăn nuôi bị thua lỗ, phải treo chuồng.

    Chăn nuôi còn nhiều dư địa phát triển bởi có thị trường tiêu thụ lớn, với hơn 100 triệu dân, lại gần với thị trường Trung Quốc, nhưng để đạt tầm khu vực và thế giới thì còn nhiều hạn chế. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi, từ khoa học công nghệ, giống, thức ăn chăn nuôi, đến xử lí môi trường, tuy nhiên các khó khăn lớn vẫn còn, nhất là nút thắt cung cầu làm hạn chế sự phát triển của ngành.

    Về phía các doanh nghiệp, do phải lệ thuộc vào nhập khẩu nên bị động trong sản xuất, tốn kém thêm nhiều chi phí logistic, buộc phải tăng giá bán nếu không sẽ bị lỗ.

    Lí giải về việc "quanh năm" phải đi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn nuôi cho biết, tổng nhu cầu thức ăn tinh (ngô, khô dầu đậu tương, cám, bột cá...) của toàn ngành chăn nuôi Việt Nam cần khoảng 33 triệu tấn/năm, chủ yếu phục vụ chăn nuôi lợn và gia cầm. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước chỉ cung cấp được khoảng 13 triệu tấn, chiếm phần nhỏ với khoảng 35% tổng nhu cầu. Do đó, mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một con số rất lớn, với khoảng từ 20-22 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

    Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững - Ảnh 2.

    Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, chăn nuôi có tốc độ phát triển nhanh, là trụ đỡ quan trọng của ngành nông nghiệp nên rất cần sự tham gia nhiệt tình của các hiệp hội, ngành hàng nhằm xây dựng hệ sinh thái cho ngành phát triển theo hướng xanh, bền vững, hiệu quả. Ảnh: M.H

    Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đặt ra câu hỏi: Chăn nuôi là trụ đỡ lớn của nông nghiệp, tăng trưởng bình quân đều đạt 4,5 – 4,6%/năm, nhưng làm sao có môi trường, hệ sinh thái cho ngành phát triển xứng tầm? 

    Trước những vấn đề nêu trên, ngày 28/10, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT), phối hợp báo NTNN/Dân Việt tổ chức tọa đàm: Tọa đàm trực tuyến Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, góp phần phát triển ngành chăn nuôi bền vững, hiệu quả. 

    Tham dự buổi tọa đàm có:

    1. Ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) 

    2. Bà Hạ Thúy Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia 

    3. Ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội. 

    4. Ông Nguyễn Huy Cường – Giám đốc Ngành hạt giống, Công ty Syngenta Việt Nam.

    Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững - Ảnh 3.

    Nhà báo Lưu Quang Định - TBT Báo Nông thôn Ngày nay tặng hoa cho các khách mời tham gia tọa đàm.

     Tự phối trộn thức ăn chăn nuôi – Giải pháp giúp giảm chi phí cho người chăn nuôi 

     Để giảm tác động của giá thức ăn chăn nuôi tăng đối với bà con nông dân, được biết, thời gian qua Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai một số mô hình hướng dẫn người chăn nuôi tự phối trộn thức ăn cho lợn, gà để giảm chi phí; hay trồng cây ngô sinh khối để ủ chua làm thức ăn cho gia súc… Chia sẻ về vấn đề này, bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhận định:

    Việc trồng ngô làm nguồn nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi và phát triển kinh tế tuần hoàn hiện nay đã trở nên phổ biến nhưng vẫn còn một số vấn đề như sau:

    Thứ nhất, vấn đề chọn giống và kỹ thuật trồng vẫn chưa đồng đều và chưa thống nhất ở nhiều địa phương. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng đã phối hợp, liên kết với nhiều tỉnh, thành như Hòa Bình, Hà Nam… để trợ giúp nông dân vấn đề kỹ thuật, đặc biệt là gói kỹ thuật trong nông nghiệp tuần hoàn.

    Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững - Ảnh 3.

    Bà Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

    Ở Hà Nam chúng tôi đã trợ giúp mô hình nuôi bò với cây húng quế, điển hình cho mô hình nông nghiệp tuần hoàn khi câu húng quế có thể sử dụng để phối trộn với làm thức ăn, và chất thải trong chăn nuôi quay lại sử dụng làm phân bón phát triển cây trồng.

    Thứ hai, phần cơ giới hóa cũng rất quan trọng vì nó giúp chúng ta tăng năng suất sản xuất và tiết kiệm được chi phí đầu vào. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng đã tổ chức nhiều hội thảo đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất cây ngô. Đặc biệt, vụ đông tới đây sẽ có những biện pháp kỹ thuật cụ thể để hướng dẫn bà con miền núi phía Bắc phối trộn thức ăn, chủ động được nguồn thức ăn thô, tinh cho đàn gia súc khi mùa đông kéo dài.

    Thứ ba, việc trồng ngô sinh khối ở nhiều địa phương vẫn mang tính tự phát, bà con tự trồng và tự bán cho thương lá, chất lượng cũng như sản lượng chưa thể đảm bảo. Do đó, chúng tôi khuyến cáo và khuyến khích bà con trồng theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp, theo đúng kỹ thuật mà bên Khuyến nông đã phổ biến để có thể mang lại hiệu quả cao nhất.

    Cũng về vấn đề phối trộn thức ăn chăn nuôi, có mặt tại Tọa đàm, Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Nội cho biết: Phải khẳng định, việc nhiều nông hộ tận dụng, phối trộn thức ăn là một giải pháp trước mắt để giảm chi phí giá thức ăn chăn nuôi.

    Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững - Ảnh 5.

    Để tận dụng nguyên liệu sẵn có, phát huy thế mạnh vùng miền, phối trộn thức ăn tinh nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả chăn nuôi.

    Tuy nhiên, việc phối trộn, tận dụng này chỉ phù hợp với chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ và vừa còn chăn nuôi công nghệ cao thì khó tận dụng. Trong việc tận dụng, phối trộn thức ăn, nếu tính toán không hợp lý lại có thể gây lãng phí. Hiện, nhiều hộ phối trộn thức ăn nhưng công thức phối trộn không hợp lý, trộn thủ công, như trộn bê tông nên không đều, gây lãng phí.

    Nhiều bà con cho vào thùng, gây nấm mốc nên chất lượng không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi, thậm chí còn lây lan dịch bệnh. Do đó, tôi khuyến cáo bà con, khi phối trộn thức ăn phải đảm bảo tỷ lệ và vệ sinh, đúng quy cách.

    Giá thức ăn nuôi "phi mã", chăn nuôi chật vật

    Từ cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng khoảng 17 lần, điều đáng chú ý là không giảm một lần nào. Điều này đã khiến người chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản gặp rất nhiều khó khăn, thua lỗ do chi phí tăng lên. Điều này đã gây những tác động bất ổn lên ngành chăn. Về vấn đề này, ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh:

    Trong hệ thống chăn nuôi thì thức ăn chăn nuôi đóng vai trò quan trọng, chiếm 65 – 70% chi phí sản xuất, chăn nuôi chuyển nhanh chóng từ chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ sang chăn nuôi trang trại, đặc biệt là chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn, khép kín. Do vậy, trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa hệ thống chăn nuôi không thể không gắn với thức ăn công nghiệp.

    Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững - Ảnh 4.

    Ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT).

    Theo thống kê sơ bộ, hiện cả nước có 269 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp, phần lớn các nhà máy đều có công nghệ sản xuất hiện đại, tuy nhiên nguyên liệu đầu vào cho hệ thống sản xuất mới là quan trọng.

    Do vậy, tôi cho rằng, cần thiết phải tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Năm 2021, sản lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cần sử dụng lên đến 33 triệu tấn, trong đó 65% phụ thuộc nhập khẩu. Trong bối cảnh của thị trường thế giới có nhiều biến động (xung đột Nga – Ukraine, nhiều quốc gia tăng tỷ lệ dự trữ lương thực, thậm chí cấm xuất khẩu); thiên tai, hạn hán ảnh hưởng đến năng suất ngô, đậu tương; đứt gãy chuỗi cung ứng hậu Covid – 19 đã khiến giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh.

    Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững - Ảnh 5.

    Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y Hà Nội.

    Có mặt tại Tọa đàm "Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững", ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y Hà Nội, cho biết, Hà Nội dứng tấp đầu cả nước, gia cầm 37-39 triệu con, đàn lơn 1,5 triệu con, trâu bò 164.000 con. Sau 2 năm, bà con ở Hà Nội phải chịu trận vì giá thức ăn tăng 17 lần.

    Biến động về mặt giá, người chăn nuôi không tính được đầu vào, đầu ra nên bà con bị động, không tính toán được công việc. Hiện nay, đàn gia cầm chiếm trên 90% cung cấp cho Hà Nội.

    Ông Sơn bày tỏ sự vui mừng khi bà con nông dân đã chuyển cơ chế thị trường đó là sang chăn nuôi gà giống sang nuôi gà thương phẩm. Nhiều hộ chuyển từ chăn nuôi lợn sang nuôi bò để tận dụng được sản phẩm nông nghiệp làm thức ăn phục vụ làm thức cho vật nuôi... Thậm chí có những hộ gia đình chuyển sang nghề kinh doanh khác trồng hoa, cây cảnh... Đặc biệt, các hộ nông dân đều thực hiện tốt hơn các phế phẩm nông nghiệp như rơm, thân đậu... ủ làm thức ăn cho vật nuôi. Một trong những kết quả đáng mừng đó là 15.000 con bò sữa cũng được bà con sử dụng phế phẩm ủ làm thức ăn đảm bảo.

    "Chúng ta phải chấp nhận thức ăn tự phối trộn để chăn nuôi. Phối trộn tốt nhưng không đảm bảo đúng dinh dưỡng sẽ "lợi bất cập hại" làm ăn hưởng đến chăn nuôi. Theo ôi bà con cần phải phối trộn theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, khuyến nông đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng giúp đàn vật nuôi phát triển tốt, hiệu quả.

    Tôi khẳng định, đến thời điểm này, dù giá thức ăn tăng cao nhưng việc chăn nuôi của bà con ở các vùng Hà Nội vẫn phát triển bình thường" - ông Sơn nhấn mạnh thêm.

     Trồng ngô sinh khối tạo nguồn nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi 

    Gửi câu hỏi về cho Tọa đàm, ông Nguyễn Văn Mùi, chủ trang trại chăn nuôi gia cầm ở xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) cho biết: Hiện nay, gia đình tôi rất muốn trồng ngô để chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi, đỡ phải đi mua thức ăn công nghiệp, các chuyên gia có thể tư vấn cho tôi trồng những giống ngô nào để đạt năng suất cao nhất?

    Trả lời câu hỏi của nông dân Nguyễn Văn Mùi, ông Nguyễn Huy Cường – Giám đốc Ngành hạt giống, Công ty Syngenta Việt Nam cho biết, Syngenta là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao các sản phẩm nông nghiệp. Chúng tôi hoạt động trong hai lĩnh vực chính giống và thuốc BVTV.

    Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững - Ảnh 6.

    Người nông dân tại Phú Thọ phấn khởi vì một vụ ngô được mùa. Ảnh: VietQ.

    Trong thời gian qua mảng hạt giống của Syngenta tại Việt Nam, chúng tôi đã chuyển giao ra thị trường khoảng hơn 10 giống ngô và lúa lai các loại. Đối với sản xuất nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi thì có thể nói cây ngô là cây trồng rất quan trọng để phục vụ làm nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi cũng như phục vụ trực tiếp cho gia súc sử dụng ngô sinh khối. 

    Nói về các giống của Syngenta cũng như của các đơn vị kinh doanh trên thị trường hiện nay thì rất đa dạng, từ các giống ngô chuyên cho lấy hạt, cũng như giống để lấy sinh khối, ủ chua. Đối với khu vực miền Bắc, tại Bắc Giang, Syngenta có các giống ngô như NK4300, NK 7328, NK 6275 là những giống ngô bà con sử dụng rất nhiều. 

    Trong thời gian qua xu hướng sử dụng ngô lai chuyển gen thì đang diễn ra rất nhanh do áp lực sâu hại ngày càng tăng. Hiện nay, các sản phẩm giống ngô lai kháng sâu, chống chịu thuốc trừ cỏ được bà con sử dụng nhiều hơn, đơn cử như: 4300 BTGT, 7328 BTGT…là những sản phẩm vừa thừa hưởng đặc tính của giống nền có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh thì thêm vào có các đặc tính kháng sâu, bảo vệ mùa màng tốt hơn, giảm chi phí thuốc BVTV, gia tăng năng suất và hiệu quả.

    Trong thời gian tới việc sử dụng nhiều giống ngô lai mới, đặc biệt ngô lai chuyển gen sẽ giúp bà con nông dân có được năng suất và hiệu quả cao hơn.

    Hiện năng năng suất ngô ở các nước tiên tiến như Mỹ rất cao, bình quân 10 tấn/ha, trong khi ở Việt Nam có khoảng 900.000ha sản xuất ngô nhưng năng suất chưa vượt qua được 5 tấn/ha. Trong đó, giống là nguyên nhân đầu tiên, một số các kh vực vùng sâu, vùng cao vẫn sử dụng các giống năng suất không cao. Như vậy việc chuyển đổi sang giống ngô lai mới có năng suất cao hơn thì rất cần thiết. 

    Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững - Ảnh 7.

    Ông Nguyễn Huy Cường – Giám đốc Ngành hạt giống, Công ty Syngenta Việt Nam.

    Bên cạnh giống ngô thường thì ngô lai chuyển gen sẽ là xu hướng và công nghệ sẽ giúp bà con nông dân gia tăng rất nhiều. Trong thời gian qua, áp lực từ sâu bệnh đã gia tăng rất nhanh nếu chúng ta không có bộ giống tốt, chống chịu với sâu bệnh thì năng suất sẽ suy giảm, sử dụng nhiều hơn thuốc BVTV, do vậy yếu tố giống rất quan trọng. Bên cạnh yếu tố giống thì thâm canh và cơ giới hóa trong nông nghiệp rất quan trọng. 

    Ở Việt Nam phần lớn sản xuất ngô trên khu vực đồi núi có độ dốc cao, chính bởi vậy cơ giới hóa sẽ hạn chế hơn so với các nước phát triển. Tuy nhiên, đâu đó có những khu vực, diện tích bà con có thể áp dụng cơ giới hóa, thâm canh tốt hơn. Cây ngô có tiềm năng rất cao, nếu đảm bảo vấn đề phân bón, tưới tiêu sâu bệnh hại thì năng suất cây ngô sẽ tăng lên. 

    Một yếu tố ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, đó là thu hoạch, bảo quản, chế biến. Như tại Sơn La, bà con thu hoạch để trên nương rất lâu, hoặc thu hoạch về để trong kho lúc bán sẽ bị hao hụt cũng như chất lượng sẽ bị giảm. Ông Cường cho rằng, để có thể gia tăng sản lượng, đảm bảo nguồn cung thức ăn chăn nuôi thì cần quan tâm nhiều hơn và có sự chung tay của Nhà nước, doanh nghiệp….

    Phát triển vùng nguyên liệu để giảm giá thức ăn chăn nuôi

    Tại tọa đàm, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao như hiện nay, việc phát triển các vùng nguyên liệu ngô, đậu tương là rất cần thiết để chủ động ít nhất 50% nguồn nguyên liệu trong nước, giảm dần phụ thuộc vào nhập khẩu.

    Cụ thể, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) thông tin: Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1520-QĐ/CP. Đây là quy hoạch tổng thể để phát triển ngành nuôi một cách toàn diện, lâu dài.

    Riêng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, chúng ta vẫn phải chạy bằng 2 chân, đó là sử dụng thức ăn công nghiệp để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất thực phẩm đáp ứng thức ăn cho gần 100 triệu dân. Thứ 2 là phải làm sao giảm một phần phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, từ đó giúp giảm giá thành thức ăn chăn nuôi.

    Chúng ta cần xác định khi đã hội nhập sâu thì mặt hàng nào có cơ hội cạnh tranh cao chúng ta sẽ tập trung vào đó. Ví dụ, chúng ta có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất với lúa nước nhưng không thể cạnh tranh với việc sản xuất ngô công nghiệp. Tại các quốc gia có lợi thế về trồng ngô như Mỹ hay Argentina họ sản xuất với diện tích rất lớn nên có thể áp dụng cơ giới hóa một cách đồng bộ, cho sản phẩm chất lượng cao và rất đồng đều. Nhưng ngô trồng ở Việt Nam diện tích ngô chính thức chỉ có 850.000ha, năng suất chưa bao giờ vượt quá 5 tấn/ha, trong khi của họ là 10-11 tấn/ha thì chắc chắn chúng ta không thể cạnh tranh nổi.

    Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững - Ảnh 7.

    Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT)

    Chính vì vậy, chúng ta cần chuyển đổi một phần diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây thức ăn chăn nuôi trong đó có ngô (ngô hạt và ngô sinh khối). Tuy nhiên, để làm được điều này phải có chính sách thu gom, tích tụ ruộng đất. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuê đất, liên kết với nông dân để phát triển vùng nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu của ngành chăn nuôi.

    Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chú trọng phát triển ngô chất lượng cao, ngô biến đổi gen GMO cho năng suất vượt trội nhằm từng bước đáp ứng được yêu cầu về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

    Một vấn đề nữa, chúng ta đang thiếu thịt từ gia súc ăn cỏ như sữa, thịt bò. Chúng ta mới chỉ đáp ứng đc 8% nhu cầu tiêu dùng này của người dân trong nước, do vậy cũng cần tính toán việc chuyển từ chăn nuôi gia cầm sang chăn nuôi gia súc để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Ở quy mô hộ gia đình bà con cũng có thể tận dụng lại các nguồn phụ phẩm từ trồng trọt để làm thức ăn nuôi, tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, có thể tự trồng cỏ hay ngô sinh khối để tự chủ nguồn thức ăn.

    Khuyến khích bà con tăng cường nuôi các con bản địa, con đặc sản chứ bà con không thể nào cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn. Nuôi các loài bản địa để giảm thức ăn công nghiệp, tăng cường loại thức ăn thô xanh…Rồi nuôi ruồi lính đen, nuôi trùn quế để tận dụng nguồn chất thải từ chăn nuôi, tạo ra phân bón hữu cơ, tiếp nữa là tạo ra nguồn protein từ các loại côn trùng này quay lại phối trộn thức ăn cho gà, cho lợn, thậm chí cả trong nuôi trồng thủy sản.

    Và cuối cùng, một giải pháp quan trọng khác là sử dụng các nguyên liệu sẵn có của địa phương tự phối trộn để giảm giá thành. Nhưng phải kèm theo 4 điều kiện: sử dụng nguồn nguyên liệu hữu cơ; tuân thủ kỹ thuật của cơ quan chức năng để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng; bảo quản thức ăn tốt; và phải áp dụng ép viên để vật nuôi có thể việc hấp thụ thức ăn tốt hơn.

    Phát triển chăn nuôi, Hà Nội triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

    Là địa phương có đàn vật nuôi rất lớn, trong đó đàn lợn, đàn bò thuộc loại lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Hồng, hàng năm nhu cầu thức ăn chăn nuôi tại Hà Nội rất lớn. Với tình hình hiện nay, Hà Nội đã có những giải pháp gì để giúp người chăn nuôi giảm chi phí sản xuất, xây dựng ngành chăn nuôi một cách chủ động, hiệu quả, bền vững. 

    Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững - Ảnh 9.

    Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y Hà Nội.

    Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y Hà Nội cho biết, Hà Nội đang thực hiện chiến lượng phát triển chăn nuôi theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

    Hà Nội đã đẩy mạnh tái cấu trúc ngành chăn nuôi và ban hành Kế hoạch số 275/KH-UBND về hành động thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn thành phố.

    Thứ nhất, Hà Nội nâng cao về chất lượng giống, không nâng cao về số lượng, từ 38-40 triệu con. Đàn lợn từ 1,6 đến 1,8 triệu con; giữ ổn định đàn bò thịt phấn đấu đạt 120 nghìn con; Ổn định đàn bò sữa đến năm 2030 khoảng 15 - 16 nghìn con... Hiện nay, Hà Nội đang có giống bò được các tỉnh đến thăm quan, học hỏi... Đặc biệt, đàn bò được thụ tinh nhân tạo trên 80%; bò sữa áp công nghệ tinh phân ly giới tính...

    Thứ hai, chúng tôi luôn nâng cao về chất lượng giống, liên kết hợp tác với các tỉnh đồng bằng sông Hồng để cung cấp thực phẩm cho Hà Nội. Ngày 7/7 vừa qua, Hà Nội thông báo đưa ra quy định các vùng không được phép chăn nuôi, các vùng có dự án xây dựng nhà cao tầng... không được chăn nuôi. Và hiện tại, Hà Nội đang tập trung chăn nuôi gia súc lớn ngoài khu dân cư. Bên cạnh đó, Hà Nội đã ban hành quyết định về phát triển chăn nuôi bò. Hiện, sản lượng thịt bò của thành phố mới đáp ứng được gần 30% nhu cầu và vẫn phải nhập nhiều.

    Thứ ba, là liên kết chuỗi đảm bảo đầu vào, đầu ra ổn định. Chúng tôi kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng nhà máy thức ăn phục vụ chăn nuôi bò, đơn cử ví dụ như vùng Ba Vì hiện đang rất cần nhà máy thức ăn. Chúng tôi đã tham mưu cho thành phố ban hành các nghị quyết về thức ăn chăn nuôi để giúp việc chăn nuôi bò phát triển được.

    Thứ tư, công tác tác phòng chống dịch bệnh phải thực hiện tốt. Hà Nội đang thực hiện cao độ cho công tác phòng chống dịch bệnh, có các thuốc... để ngăn chặn dịch bệnh. Hà Nội sẽ định hướng sẽ chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cỏ, ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi hiệu quả cao hơn. Chúng tôi đang cân nhắc để bà con chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế, vừa đáp ứng nhu cầu chăn nuôi.

    Ứng dụng khoa học công nghệ vào canh tác cây ngô tạo năng suất cao

    Ông Nguyễn Huy Cường, Giám đốc Ngành hạt giống, Công ty Syngenta Việt Nam cho rằng: Một trong những khó khăn trong sản xuất ngô ở Việt Nam là diện tích nhỏ, ví dụ vùng Tây Bắc, bình quân chỉ 1 – 2ha/hộ, một số ít hộ có 5ha, trong khi vùng đồng bằng chỉ vài sào. Với diện tích nhỏ như vậy thì việc sản xuất hàng hóa tập trung sẽ rất khó khăn.

    Trong thời gian qua, Công ty Syngenta tập trung vào công tác nghiên cứu, chuyển giao các giống cây trồng mới, giải pháp về thuốc bảo vệ thực vật để gia tăng năng suất, hiệu quả sản xuất.

    Bên cạnh đó, Syngenta đang phối hợp với một số đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu lớn về thức ăn chăn nuôi như TH true milk, Vinamilk, Dalat Milk để phát triển vùng nguyên liệu ngô sinh khối, các doanh nghiệp này họ yêu cầu cao về sản lượng, chất lượng ngô sinh khối. Bên cạnh đó, Syngenta kết hợp với một số đơn vị thu mua ngô sinh khối, quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, như ở Đồng Nai, Nghệ An,… đang có nhiều doanh nghiệp thu mua lượng ngô lớn và là vùng trọng điểm về ngô sinh khối.

    Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững - Ảnh 10.

    Ứng dụng khoa học công nghệ vào canh tác cây ngô tạo năng suất cao

    Theo tôi, chúng ta nên áp dụng công nghệ để từng bước nâng cao năng suất ngô của Việt Nam vì có một thực tế trong thời gian dài giá nhập ngô thấp hơn giá thành sản xuất trong nước. Nếu nâng cao năng suất thì Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh được.

    Trước đây, diện tích ngô sản xuất ở Việt Nam khoảng 1,1-1,2 triệu ha nhưng hiện nay chỉ còn 842ha. Việc suy giảm đó đến từ nhiều nguyên nhân mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do bà con chuyển sang các loại cây trồng khác do sản lượng không còn như kỳ vọng.

    Các vùng trồng ngô trọng điểm ở nước ta như Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên vẫn giữ được diện tích ngô khá ổn định, nông dân vẫn sản xuất theo hướng hàng hóa. Các khu vực nhỏ hơn như ĐBSCL, Bắc Trung bộ, ĐBSH, tuy diện tích nhỏ hơn nhưng lại có lợi thế mở rộng diện tích ngô sinh khối, đáp ứng nhu cầu chăn nuôi gia súc tại các địa phương.

    Trong thời qua so một số biến động chính trị và ảnh hưởng của dịch Covid nên giá ngô trên thế giới đã tăng cao. Nếu trước kia chỉ độ 200 USD/tấn thì hiện đã tăng lên khoảng 350 USD/tấn. Giá ngô trong nước theo đó cũng tăng cao và đây chính là cơ hội để bà con trồng ngô có thể yên tâm giữ diện tích hoặc mở rộng diện tích.

    Bên cạnh đó, với những diện tích trồng các loại cây năng suất, sản lượng thấp hơn như sắn (khoai mì)… thì có thể chuyển sang trồng ngô. Và tất nhiên, khi chuyển đổi bà con rất cần được hỗ trợ giống, kỹ thuật để đem lại sản lượng, chất lượng đảm bảo nhất.

    Hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi

    Được biết, hiện nay Bộ NN&PTNT đang lấy góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về chính sách đầu tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi, trong đó có nội dung: Hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi.

    Về vấn đề này, thay mặt Cục Chăn nuôi, ông Tống Xuân Chinh thông tin: Năm 2021, Chính phủ giao Bộ NN&PTNT, trực tiếp Cục Chăn nuôi phối hợp với các cơ quan để xây dựng Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi. Trong đó, Dự thảo đang xin tổ chức, cá nhân, xin ý kiến hoàn thiện văn bản này.

    Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững - Ảnh 11.

    Ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT).

     Dự kiến trình Dự thảo Nghị định này cuối năm nay để Chính phủ xem xét phê duyệt. Trong đó có điều khoản hỗ trợ cho việc sản xuất, bảo quản, chế biến đối với nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước. Có 5 điểm rất quan trọng về mặt hỗ trợ, đây chỉ mang tính chất thúc đẩy, nguồn để động viên về mặt chính sách.

    Thứ nhất, đối với các Tổ hợp tác, HTX khi tham gia vào sản xuất các vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi được hỗ trợ tối đa 50% về tổng chi phí cho cơ sở hạn tầng của vùng nguyên liệu đó, không vượt quá 2 tỷ cho 1 dự án. Cơ sở hạ tầng cho vùng nguyên liệu đó là xây dựng đường giao thông nội vùng, vận chuyển nguyên liệu đầu vào cũng như là sản phẩm, hệ thống thủy lợi, điện, có khu vực tập kết nguyên liệu.

    Thứ hai, nếu các Tổ hợp tác, HTX chúng ta tham gia vào vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ được hỗ trợ để mua các loại giống mới, đặc biệt giống có năng suất, chất lượng cao sẽ được hỗ trợ khoảng 50%, đối đa 100 triệu. Khi chúng ta đầu tư vào vùng nguyên liệu này thì điều khó khăn nhất, đó là phải làm sao có diện tích lớn để cơ giới hóa đồng bộ. Chính sách cũng sẽ hỗ trợ 50% chi phí này để chúng ta thu gom đất nông nghiệp, quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng nguyên liệu thực ăn chăn nuôi, hỗ trợ cho mỗi dự án không quá 1 tỷ đồng.

    Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững - Ảnh 12.

    Anh Phạm Văn Hợi, Giám đốc HTX Chăn nuôi gia cầm Hợp Thành, xã Hợp Thành (Sơn Dương - Tuyên Quang) cho biết, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao khiến người nuôi gặp khó, thua lỗ, nên hạn chế tái đàn.

    Một chính sách nữa rất quan trọng phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, đó là hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và có dự án để nghiên cứu, sản xuất nguyên liệu thức ăn bổ sung hỗ trợ 50%, tối đa không quá 2 tỷ cho 1 dự án.

    Đồng thời để thúc đẩy cho việc thu gom, chế biến, bảo quản phụ phẩm nông nghiệp để phục vụ cho chăn nuôi chính vì vậy chính sách cũng sẽ hỗ trợ cho các Tổ hợp tác, HTX, bà con nông dân nếu mua trang thiết bị, dụng cụ thì sẽ được hỗ trợ 50%, tối đa không quá 100 triệu đồng.

    Ông Tống Xuân Chinh cũng khẳng định thêm: Bà con có thể dùng gạo để thay thế cho ngô nhưng bài toán kinh tế đặt ra mới là vấn đề, không ai dám,doanh nghiệp nào dám cho gạo thay cho ngô làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Còn lại Bộ NNPTNT, các Sở NNPTNT hướng dẫn bà con sử dụng nguyên liệu cám, gạo lật để làm thức ăn chăn nuôi nhưng việc áp dụng chưa phát phổ biến. Trừ trường hợp sau chúng ta nhập loại lúa nào chuyên làm thức ăn chăn nuôi, có thể loại gạo có đủ chất, dinh dưỡng. Như Philipines có loại gạo dùng làm thức ăn chăn nuôi rất tốt. Bài toán kinh tế dùng gạo làm thức ăn chăn nuôi ở nước ta vẫn khó làm.

    Popup Image
    ×
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • thức ăn chăn nuôi
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    Một bà giám đốc ở TPHCM 'cả gan' nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc, bán trên sàn thương mại điện tử, thu 6 tỷ/năm

    Một bà giám đốc ở TPHCM "cả gan" nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc, bán trên sàn thương mại điện tử, thu 6 tỷ/năm

    Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập tỉnh Bình Thuận có mô hình nuôi tôm công nghệ cao tiền tỷ hoành tráng thế này đây

    Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập tỉnh Bình Thuận có mô hình nuôi tôm công nghệ cao tiền tỷ hoành tráng thế này đây

    Sáp nhập tỉnh Bến Tre, Trà Vinh thành công, sản lượng thủy sản, hải sản của tỉnh Vĩnh Long đạt hơn 451.000 tấn

    Sáp nhập tỉnh Bến Tre, Trà Vinh thành công, sản lượng thủy sản, hải sản của tỉnh Vĩnh Long đạt hơn 451.000 tấn

    Nuôi loại chim chả phải cho ăn ở tỉnh Gia Lai mới, sạo lại ví như nuôi chim tiền tỷ?

    Nuôi loại chim chả phải cho ăn ở tỉnh Gia Lai mới, sạo lại ví như nuôi chim tiền tỷ?

    Nuôi tôm càng to bự trong ruộng lúa ở Hậu Giang (cũ), cứ bắt lên là bán hết veo

    Nuôi tôm càng to bự trong ruộng lúa ở Hậu Giang (cũ), cứ bắt lên là bán hết veo

    Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh (mới) chỉ đạo tại cuộc họp về tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (cũ)

    Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh (mới) chỉ đạo tại cuộc họp về tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (cũ)

    26 ngày sau sáp nhập tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Tháp (mới) phối hợp khởi công một dự án quan trọng

    26 ngày sau sáp nhập tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Tháp (mới) phối hợp khởi công một dự án quan trọng

    Tin nổi bật

    Một xã giữ nguyên không sáp nhập ở tỉnh Phú Thọ (mới), nhiều hôm cán bộ làm xong việc, 23 giờ đêm mới về nhà

    Một xã giữ nguyên không sáp nhập ở tỉnh Phú Thọ (mới), nhiều hôm cán bộ làm xong việc, 23 giờ đêm mới về nhà

    Phó Chủ tịch UBND xã Thu Cúc (tỉnh Phú Thọ mới, sau sáp nhập Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc) Hà Thị Tố Nguyệt cho biết thêm: Xã có gần 30 cán bộ, công chức là cán bộ của huyện Tân Sơn cũ và các xã lân cận được điều động đến làm việc. Tuy khoảng cách từ nhà đến xã gần 20km nhưng các cán bộ đều nỗ lực làm viêc, có những hôm làm xong việc đã 23 giờ đêm mới về nhà, nhưng sáng hôm sau đã có mặt sớm tại trụ sở làm việc.

    Đây là dự án đầu tư 2 tỷ USD ở tỉnh Thái Bình (cũ) mà UBND tỉnh Hưng Yên vừa cho ý kiến về tiến độ thực hiện

    Nhà nông
    Đây là dự án đầu tư 2 tỷ USD ở tỉnh Thái Bình (cũ) mà UBND tỉnh Hưng Yên vừa cho ý kiến về tiến độ thực hiện

    Cấy lúa xong, đồng bào Mông ở tỉnh Lào Cai lại thả con này vào ruộng, mùa thu hoạch chưa kịp mang ra chợ đã bán hết rồi

    Nhà nông
    Cấy lúa xong, đồng bào Mông ở tỉnh Lào Cai lại thả con này vào ruộng, mùa thu hoạch chưa kịp mang ra chợ đã bán hết rồi

    Một đứa trẻ từng sống trong trại mồ côi, nay là "vua chim màu" ở tỉnh Gia Lai, nuôi chim gì mà bán 10-150 triệu/con?

    Nhà nông
    Một đứa trẻ từng sống trong trại mồ côi, nay là 'vua chim màu' ở tỉnh Gia Lai, nuôi chim gì mà bán 10-150 triệu/con?

    Giá sầu riêng đang tốt ở tỉnh Đắk Lắk (mới), vì sao thương lái vẫn "ngủ ngày", dân cứ ngóng chốt vườn cho yên?

    Nhà nông
    Giá sầu riêng đang tốt ở tỉnh Đắk Lắk (mới), vì sao thương lái vẫn 'ngủ ngày', dân cứ ngóng chốt vườn cho yên?

    Đọc thêm

    Bài dự thi 'Việt Nam trong tôi”: Chuyện về nữ tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam và người du kích trong bài thơ nổi tiếng
    Văn hóa - Giải trí

    Bài dự thi "Việt Nam trong tôi”: Chuyện về nữ tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam và người du kích trong bài thơ nổi tiếng

    Văn hóa - Giải trí

    Trải qua các cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do cho dân tộc, người phụ nữ Việt Nam đã trải qua những nỗi đau, mất mát cả trong thời chiến lẫn thời bình. Hai người vợ liệt sĩ mà tôi gặp và đề cập trong bài viết này chỉ là số ít trong rất nhiều những người vợ, người mẹ đã mạnh mẽ vượt qua bão giông, biến hậu phương trở thành “pháo đài” vững chắc để đảm đang việc nước, việc nhà.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Một bà giám đốc ở TPHCM 'cả gan' nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc, bán trên sàn thương mại điện tử, thu 6 tỷ/năm
    Nhà nông

    Một bà giám đốc ở TPHCM "cả gan" nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc, bán trên sàn thương mại điện tử, thu 6 tỷ/năm

    Nhà nông

    Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Tương Lai, xã Tân An Hội, TP HCM (hình thành từ 3 xã của huyện Củ Chi cũ) nuôi cá đồng thành công. Bà Nguyễn Thị Ánh Lan, nữ Giám đốc HTX Thuỷ sản Tương Lai vốn là một dược sĩ, chuyển sang nghề nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc đồng, thu hút nông dân cùng làm chung, doanh thu 6 tỷ đồng/năm.

    Chia sẻ Chia sẻ
    HAGL chiêu mộ cầu thủ Việt kiều Pháp từng khoác áo Hà Nội FC?
    Thể thao

    HAGL chiêu mộ cầu thủ Việt kiều Pháp từng khoác áo Hà Nội FC?

    Thể thao

    Trong thành phần CLB HAGL đánh bại SHB Đà Nẵng 3-1 ở giải giao hữu Thiên Long Cup 2025, cầu thủ Việt kiều Pháp Ryan Hà có tên ở đội hình xuất phát và chơi khá ấn tượng. Mùa trước, tiền vệ này khoác áo PVF-CAND thi đấu ở giải Hạng Nhất Quốc gia.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập tỉnh Bình Thuận có mô hình nuôi tôm công nghệ cao tiền tỷ hoành tráng thế này đây
    Nhà nông

    Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập tỉnh Bình Thuận có mô hình nuôi tôm công nghệ cao tiền tỷ hoành tráng thế này đây

    Nhà nông

    Thay vì nuôi tôm theo phương pháp ao đất lót bạt truyền thống, những năm gần đây, các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng mới (tập trung trên địa bàn ven biển Bình Thuận cũ) đang có xu hướng chuyển sang nuôi tuần hoàn khép kín, áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại, đem lại hiệu quả cao, hạn chế rủi ro không đáng có.

    Chia sẻ Chia sẻ
    5 dự án bất động sản ở Hà Nội được bán cho người nước ngoài
    Nhà đất

    5 dự án bất động sản ở Hà Nội được bán cho người nước ngoài

    Nhà đất

    Sở Xây dựng Hà Nội cho phép 5 dự án, chủ yếu là nhà thấp tầng tại phường Việt Hưng, xã Đan Phượng, Hoài Đức được bán cho người nước ngoài.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nghệ An dự kiến vượt 1,7 lần chỉ tiêu nhà ở xã hội năm 2025
    Nhà đất

    Nghệ An dự kiến vượt 1,7 lần chỉ tiêu nhà ở xã hội năm 2025

    Nhà đất

    Bộ Xây dựng vừa có báo cáo đánh giá tình hình phát triển nhà ở xã hội 7 tháng đầu năm 2025, kế hoạch triển khai 5 tháng cuối năm 2025.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xúc động chàng trai phục dựng ảnh anh hùng liệt sĩ: Mỗi bức ảnh một câu chuyện chạm đến trái tim triệu người!
    Xã hội

    Xúc động chàng trai phục dựng ảnh anh hùng liệt sĩ: Mỗi bức ảnh một câu chuyện chạm đến trái tim triệu người!

    Xã hội

    Khởi nghiệp từ nhân viên marketing thế nhưng Phùng Quang Trung (29 tuổi) quyết định bỏ nghề để theo đuổi đam mê nhiếp ảnh, thành lập nhóm các bạn trẻ cùng sở thích phục chế ảnh cũ gửi tặng thân nhân gia đình liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng. Mỗi bức ảnh là một câu chuyện chạm đến trái tim hàng triệu người.

    Chia sẻ Chia sẻ
    TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Hẹn người yêu cũ giải quyết mâu thuẫn, cô gái trẻ bị đâm tử vong; tin mới vụ thi thể nữ trong vali
    Pháp luật

    TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Hẹn người yêu cũ giải quyết mâu thuẫn, cô gái trẻ bị đâm tử vong; tin mới vụ thi thể nữ trong vali
    4

    Pháp luật

    Hẹn người yêu cũ giải quyết mâu thuẫn, cô gái trẻ bị đâm tử vong; thông tin mới vụ thi thể nữ trong vali; công an bắt đối tượng lừa quay clip khỏa thân bằng chiêu “bùa ngải tâm linh”... là những tin nóng 24 giờ qua.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nghi phạm nổ súng khi bị kiểm tra hành chính ở Hà Nội bị bắt khi chuẩn bị vượt biên sang Lào
    Pháp luật

    Nghi phạm nổ súng khi bị kiểm tra hành chính ở Hà Nội bị bắt khi chuẩn bị vượt biên sang Lào

    Pháp luật

    Bị kiểm tra hành chính, Trần Hải Quỳnh nổ súng chống đối rồi bỏ trốn, sau 2 ngày lẩn trốn đã bị Công an TP Hà Nội phối hợp các đơn vị bắt giữ khi chuẩn bị vượt biên sang Lào.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Sáp nhập tỉnh Bến Tre, Trà Vinh thành công, sản lượng thủy sản, hải sản của tỉnh Vĩnh Long đạt hơn 451.000 tấn
    Nhà nông

    Sáp nhập tỉnh Bến Tre, Trà Vinh thành công, sản lượng thủy sản, hải sản của tỉnh Vĩnh Long đạt hơn 451.000 tấn

    Nhà nông

    Tổng sản lượng thủy hải sản khai thác, đánh bắt, nuôi trồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long mới (sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh) đạt 451.933 tấn đạt 46,5% kế hoạch.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nuôi loại chim chả phải cho ăn ở tỉnh Gia Lai mới, sạo lại ví như nuôi chim tiền tỷ?
    Nhà nông

    Nuôi loại chim chả phải cho ăn ở tỉnh Gia Lai mới, sạo lại ví như nuôi chim tiền tỷ?

    Nhà nông

    Nghề nuôi chim yến (ví như nuôi chim tiền tỷ) đang hình thành nên chuỗi giá trị mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Gia Lai mới. Không chỉ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, nhiều mô hình còn được liên kết sản xuất, chuẩn hóa tiêu chuẩn sản phẩm, xây dựng thương hiệu hướng tới thị trường xuất khẩu.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cứ đêm đến là chồng lạnh nhạt, tôi tưởng anh chán tôi cho đến khi thấy dòng chữ và câu nói thành thật hài hước
    Gia đình

    Cứ đêm đến là chồng lạnh nhạt, tôi tưởng anh chán tôi cho đến khi thấy dòng chữ và câu nói thành thật hài hước

    Gia đình

    Tôi bắt đầu để ý. Anh không ôm tôi như ngày trước.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vị hoàng đế 'bán nước' nhục nhã nhất lịch sử Trung Hoa là ai?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Vị hoàng đế "bán nước" nhục nhã nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường là hoàng đế mang vết nhơ "cõng rắn cắn gà nhà”, thậm chí bị coi là hoàng đế bán nước nhục nhã nhất trong lịch sử Trung Hoa, khi nhượng 16 châu cho người Khiết Đan ở phương bắc.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thiên Khôi FC vào chung kết sau trận 'thuỷ chiến'kịch tính với MyMy FC
    Thể thao

    Thiên Khôi FC vào chung kết sau trận "thuỷ chiến"kịch tính với MyMy FC

    Thể thao

    Thiên Khôi FC có chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước MyMy FC, qua đó giành tấm vé cuối cùng vào chơi trận chung kết của Vòng chung kết Giải bóng đá 7 người vô địch Quốc gia Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6).

    Chia sẻ Chia sẻ
    Mẹ ruột Vương Ngữ Yên: Vì yêu Đoàn Chính Thuần sinh oán hận, chặt tay chặt chân đàn ông đi qua nhà
    Đông Tây - Kim Cổ

    Mẹ ruột Vương Ngữ Yên: Vì yêu Đoàn Chính Thuần sinh oán hận, chặt tay chặt chân đàn ông đi qua nhà

    Đông Tây - Kim Cổ

    Vương phu nhân tên thật là Lý Thanh La, là mẹ Vương Ngữ Yên vốn là chủ nhân của Mạn Đà sơn trang. Nhưng ít ai biết rằng bà còn là con gái của hai cao thủ võ lâm và bị họ bỏ rơi từ nhỏ, lớn lên Lý Thanh La về làm dâu nhà họ Vương, trở thành Vương phu nhân...

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ai sinh tháng Âm lịch này kiên cường, tích cực, dễ tích lũy tài sản, cuối đời hưởng phúc lành
    Gia đình

    Ai sinh tháng Âm lịch này kiên cường, tích cực, dễ tích lũy tài sản, cuối đời hưởng phúc lành

    Gia đình

    Người sinh vào 4 tháng Âm lịch này dù trải qua vất vả vẫn kiên cường vươn lên, tiết kiệm được nhiều tiền, cuộc sống hạnh phúc viên mãn về sau.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ấm áp “Bữa cơm Công đoàn” ở Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển chè Tam Đường
    Lai Châu Ngày Mới

    Ấm áp “Bữa cơm Công đoàn” ở Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển chè Tam Đường

    Lai Châu Ngày Mới

    Chiều 26/7, không khí tại Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển chè Tam Đường (Lai Châu) rộn ràng, ấm cúng hơn thường lệ. Hàng chục công nhân, đoàn viên công đoàn cùng nhau quây quần bên "Bữa cơm Công đoàn", chào mừng loạt ngày lễ lớn của đất nước và tổ chức công đoàn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Học sinh lớp 11 duy nhất của Việt Nam đã giành Huy chương Vàng Olympic Sinh học Quốc tế 2025 là ai?
    Xã hội

    Học sinh lớp 11 duy nhất của Việt Nam đã giành Huy chương Vàng Olympic Sinh học Quốc tế 2025 là ai?

    Xã hội

    Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 4 học sinh dự thi, kết quả cả 4 học sinh đều đoạt huy chương, bao gồm 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy theo quy định mới nhất
    Bạn đọc

    Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy theo quy định mới nhất

    Bạn đọc

    Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 không chỉ quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức mà còn nhấn mạnh vai trò của từng hộ gia đình, cá nhân trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), cứu nạn, cứu hộ. Từ việc tuyên truyền, giám sát đến xử lý tình huống, mỗi người dân đều là một "mắt xích" quan trọng trong mạng lưới an toàn cháy nổ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trợ lý thân cận của ông Putin cảnh báo rắn NATO: Tấn công Kaliningrad sẽ lập tức nhận đòn 'hủy diệt'
    Thế giới

    Trợ lý thân cận của ông Putin cảnh báo rắn NATO: Tấn công Kaliningrad sẽ lập tức nhận đòn 'hủy diệt'

    Thế giới

    Phát biểu với hãng tin RIA Novosti, ông Nikolai Patrushev – trợ lý thân cận của Tổng thống Vladimir Putin và hiện là Chủ tịch Hội đồng Hải quân Nga – tuyên bố rằng Nga sẽ lập tức kích hoạt toàn bộ sức mạnh theo đúng học thuyết quân sự của mình để bảo vệ Kaliningrad.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tiền vệ Việt kiều Đỗ Chung Nguyên trị giá 400.000 euro đã có quốc tịch Việt Nam: Chờ cuộc gọi từ VFF?
    Thể thao

    Tiền vệ Việt kiều Đỗ Chung Nguyên trị giá 400.000 euro đã có quốc tịch Việt Nam: Chờ cuộc gọi từ VFF?

    Thể thao

    heo tiết lộ, đội bóng giành được chữ ký của Đỗ Chung Nguyên có thể sẽ là CLB Ninh Bình - tân binh của V.League và có nguồn tài chính dồi dào. Theo chuyên trang chuyển nhượng uy tín Transfermarkt, Đỗ Chung Nguyên hiện được định giá 400.000 euro.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Công bố số điện thoại của Cục trưởng Cục CSGT và Trưởng phòng của 34 tỉnh, thành để tiếp nhận thông tin phản ánh
    Tin tức

    Công bố số điện thoại của Cục trưởng Cục CSGT và Trưởng phòng của 34 tỉnh, thành để tiếp nhận thông tin phản ánh

    Tin tức

    Cục Cảnh sát giao thông thông báo số điện thoại tiếp nhận thông tin của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông và các Trưởng phòng Cảnh sát giao thông trên toàn quốc để tiếp nhận, xử lý các thông tin liên quan đến tình hình trật tự, an toàn giao thông, hoạt động của lực lượng cảnh sát giao thông.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Mỹ, Trung Quốc 'đấu khẩu' nảy lửa về Ukraine
    Thế giới

    Mỹ, Trung Quốc 'đấu khẩu' nảy lửa về Ukraine

    Thế giới

    Mỹ công khai cáo buộc Trung Quốc tiếp tay cho cuộc chiến của Nga tại Ukraine trong khi Bắc Kinh tố ngược Mỹ đang “chuyển hướng trách nhiệm” và “kích động đối đầu”.

    Chia sẻ Chia sẻ
    4 ngày sau lũ lịch sử, bản làng người Thái từng trù phú nhất nhì Nghệ An gần như 'xóa sổ'
    Ảnh

    4 ngày sau lũ lịch sử, bản làng người Thái từng trù phú nhất nhì Nghệ An gần như 'xóa sổ'

    Ảnh

    Tại tâm lũ, xã Mỹ Lý, Nghệ An nơi có 201 ngôi nhà bị cuốn trôi, sập và 187 căn nhà bị hư hại. Bản làng từng rất trù phú giờ xác xơ, người dân trắng tay chỉ sau một cơn lũ. Kể với phóng viên Dân Việt, mắt ai nấy đều đỏ hoe.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Người dân nói gì khi hay tin 4 con sông 'chết' Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét sẽ được 'hồi sinh'
    Video

    Người dân nói gì khi hay tin 4 con sông 'chết' Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét sẽ được 'hồi sinh'

    Video

    Nhiều năm nay sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét luôn ở trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Nước tại các sông đều đen kịt, dòng chảy không được lưu thông, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tin tối (26/7): U23 Việt Nam đón tin vui từ Nguyễn Quốc Việt
    Thể thao

    Tin tối (26/7): U23 Việt Nam đón tin vui từ Nguyễn Quốc Việt

    Thể thao

    U23 Việt Nam đón tin vui từ Nguyễn Quốc Việt; Paqueta sắp được xóa tội cá cược; Barca nhảy vào cuộc đua giành Konate; Isak từ chối lời đề nghị “khủng” từ Al-Hilal; bạn gái Haaland được tặng túi xách 330.000 bảng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bài báo kinh điển về đề tài tam nông 40 năm Đổi mới: Cái đêm hôm ấy, đêm gì?
    Radio Nông dân

    Bài báo kinh điển về đề tài tam nông 40 năm Đổi mới: Cái đêm hôm ấy, đêm gì?

    Radio Nông dân

    “Cái đêm hôm ấy... đêm gì?” của Phùng Gia Lộc là tiếng kêu từ thẳm sâu làng quê Việt, phơi bày nỗi đau người nông dân giữa bóng tối cơ chế cũ – một tác phẩm khiến cả xã hội phải giật mình nhìn lại,” nhà báo Hồ Quang Lợi chia sẻ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Liên Hợp Quốc cảnh báo 'sốc' về một thảm họa khủng khiếp ở Ukraine
    Thế giới

    Liên Hợp Quốc cảnh báo 'sốc' về một thảm họa khủng khiếp ở Ukraine

    Thế giới

    “Không nơi nào còn an toàn ở Ukraine”, Đại diện Liên Hợp Quốc (LHQ) báo động trước Hội đồng Bảo an, khi số dân thường thương vong tăng kỷ lục và hệ thống viện trợ nhân đạo đối mặt nguy cơ sụp đổ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tổng Bí thư Tô Lâm: Người dân có thu nhập cao, đời sống ổn định mới yên tâm bảo vệ biên cương
    Tin tức

    Tổng Bí thư Tô Lâm: Người dân có thu nhập cao, đời sống ổn định mới yên tâm bảo vệ biên cương

    Tin tức

    Ngày 26/7, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương đến chuyến thăm và làm việc tại xã Si Pa Phìn, tỉnh Điện Biên. Đây là một trong những xã vùng cao biên giới có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tỉnh Gia Lai mới, sau sáp nhập tỉnh Bình Định có suối nước khoáng nóng đẹp như phim
    Nhà nông

    Tỉnh Gia Lai mới, sau sáp nhập tỉnh Bình Định có suối nước khoáng nóng đẹp như phim

    Nhà nông

    Suối khoáng Chánh Thắng ở xã Cát Tiến, tỉnh Gia Lai mới (trước sáp nhập thuộc xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định cũ), cách trung tâm xã Cát Tiến hơn 10 km, ẩn mình giữa những cánh rừng, triền núi nối tiếp nhau trên dãy núi Bà, mời gọi những ai yêu thích thiên nhiên tìm về.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    Tiền đạo Nguyễn Xuân Son chưa định ngày trở lại

    Tiền đạo Nguyễn Xuân Son chưa định ngày trở lại

    2

    U23 Việt Nam trả giá đắt cho chiến thắng trước U23 Philippines

    U23 Việt Nam trả giá đắt cho chiến thắng trước U23 Philippines

    3

    Nữ nhân viên ngân hàng mất khả năng nhận thức sau khi lừa đảo gần 29 tỷ đồng
    6

    Nữ nhân viên ngân hàng mất khả năng nhận thức sau khi lừa đảo gần 29 tỷ đồng

    4

    Một xã giữ nguyên không sáp nhập ở tỉnh Phú Thọ (mới), nhiều hôm cán bộ làm xong việc, 23 giờ đêm mới về nhà

    Một xã giữ nguyên không sáp nhập ở tỉnh Phú Thọ (mới), nhiều hôm cán bộ làm xong việc, 23 giờ đêm mới về nhà

    5

    Tin sáng (25/7): VFF ra quyết định, Trường Tươi Bình Phước hết hy vọng lên V.League

    Tin sáng (25/7): VFF ra quyết định, Trường Tươi Bình Phước hết hy vọng lên V.League
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media