×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
    Xung đột quân sự Israel - Iran
    Cháy chung cư Độc Lập, 8 người tử vong
    Chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động
    Việt Nam trong tôi
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Nghị quyết 68 thúc đẩy kinh tế tư nhân
    10 bài báo kinh điển về tam nông trong 40 năm đổi mới
    Nhà nông
    • Tin nông nghiệp
    • Muôn cách làm giàu
    • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
    • Ngon - Sạch - Lạ
    • Kinh tế nông nghiệp
    • Nông thôn mới
    • Khuyến nông
    • Môi trường xanh
    • Danviet.vn
    • Nhà nông
    • Tin nông nghiệp
    • Muôn cách làm giàu
    • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
    • Ngon - Sạch - Lạ
    • Kinh tế nông nghiệp
    • Nông thôn mới
    • Khuyến nông
    • Môi trường xanh
    Chủ nhật, ngày 30/03/2025 11:00 GMT+7

    Xưa 2 tỉnh nào sáp nhập thành tỉnh Cao Lạng, sau 2 năm lại tách ra, mỗi tỉnh có một dòng sông nổi tiếng

    + aA -
    PV (t/h)) Chủ nhật, ngày 30/03/2025 11:00 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Ngày 27 tháng 12 năm 1975 hợp nhất 2 tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn thành tỉnh mới gọi tên là tỉnh Cao Lạng. Đến ngày 29/12/1978, tỉnh Cao Lạng lại được chia thành 2 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Tỉnh Cao Bằng có dòng sông Quây Sơn nổi tiếng, tỉnh Lạng Sơn có dòng sông Kỳ Cùng nổi tiếng.
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    • Tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng từng được chia tách, sáp nhập mấy lần, lần gần nhất là năm nào?
    • Ở giữa đồng bằng mà tỉnh Thái Bình được ví như "hòn đảo", xưa có một vùng đất được sáp nhập từ tỉnh Hưng Yên
    • Sáp nhập các xã, tỉnh và bỏ cấp huyện, tiêu chí đánh giá xây dựng nông thôn mới được thực hiện thế nào?
    • Một vùng đất ngày xưa thuộc tỉnh Hưng Yên, sau sáp nhập về tỉnh Thái Bình, giờ là huyện nào?
    • Nông nghiệp Trung Quốc dấy lên làn sóng sáp nhập

    Về tỉnh Cao Bằng, vì sao tỉnh Cao Bằng phải "gọi chệch" ra là Cao Bình?

    Tỉnh Cao Lạng có phía Bắc giáp khu tự trị dân tộc Choang của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía Nam giáp tỉnh Hà Bắc (tức là tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay), phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp 2 tỉnh Bắc Thái (tức là tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn ngày nay) và tỉnh Hà Tuyên (tức tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang ngày nay).

    Tỉnh Cao Lạng khi mới thành lập bao gồm 2 thị xã Cao Bằng và thị xã Lạng Sơn, trung tâm của tỉnh lỵ lúc bấy giờ đặt tại thị xã Cao Bằng (không bao gồm huyện Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn ngày nay vì khi ấy huyện này thuộc tỉnh Quảng Ninh).

    Tỉnh Cao Lạng vào thời điểm có quyết định hợp nhất có 20 đơn vị hành chính gồm: thị xã Cao Bằng (tỉnh lị trung tâm), thị xã Lạng Sơn và 18 huyện: Bắc Sơn, Bảo Lạc, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Hà Quảng, Hòa An, Hữu Lũng, Lộc Bình, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Tràng Định, Trùng Khánh, Văn Lãng, Văn Quan.

    Về lịch sử vùng đất Cao Bằng, danh xưng Cao Bằng

    Thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất Cao Bằng thuộc Tượng Quận, sau đó là quận Giao Chỉ. Đến khi Đại Cồ Việt độc lập, vào nửa thế kỷ XI, vùng đất Cao Bằng lần lượt mang những tên khác nhau: nước Trường Sinh (Trường Sinh quốc), rồi nước Đại Lịch (Đại Lịch quốc), nước Nam Thiên (Nam Thiên quốc), nước Đại Nam (Đại Nam quốc), với những người đứng đầu là Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao.

    Thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất Cao Bằng thuộc Tượng Quận, sau đó là quận Giao Chỉ. Đến khi Đại Cồ Việt độc lập, vào nửa thế kỷ XI, vùng đất Cao Bằng lần lượt mang những tên khác nhau: nước Trường Sinh (Trường Sinh quốc), rồi nước Đại Lịch (Đại Lịch quốc), nước Nam Thiên (Nam Thiên quốc), nước Đại Nam (Đại Nam quốc), với những người đứng đầu là Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao.

    Thời thuộc Minh, địa bàn tỉnh Cao Bằng ngày nay “là đất các huyện Long Thạch, Thái Nguyên, thuộc phủ Thái Nguyên và các châu Thượng Tư, Hạ Tư, Quảng Nguyên, phủ Lạng Sơn”.

    Danh xưng Cao Bằng (Cao Bình) xuất hiện, cũng là một trong những địa danh có tên từ rất sớm, lần đầu tiên tên gọi Cao Bằng (Cao Bình) được ghi trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết năm 1435, sách viết: “Bồ và Hòa An ở về Cao Bằng. Bồ là tên sông, Hòa An là tên sông.

    Cao Bằng xưa là ngoại địa của bộ Vũ Định; Đông Bắc tiếp giáp lưỡng Quảng; Tây Nam tiếp giáp Thái Nguyên, Lạng Sơn. Có 1 lộ phủ, 4 châu, 273 làng xã. Đấy là nơi phên dậu thứ tư về phương bắc vậy”.

    Sở dĩ tên vùng đất Cao Bằng từng phải "gọc chệch" ra Cao Bình là bởi: Năm 1789, sau khi đánh đuổi 29 vạn quân Thanh, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ của vương triều nhà Tây Sơn tiến hành chấn chỉnh lại hệ thống hành chính, thay đổi tên gọi.

    Để tránh tên húy của vua Quang Trung là Nguyễn Quang Bình, các vùng đất có tên là Bình đều phải đổi tên, từ đó trấn Cao Bình đổi thành Cao Bằng

    Xưa 2 tỉnh nào sáp nhập thành tỉnh Cao Lạng, sau 2 năm lại tách ra, mỗi tỉnh có một dòng sông nổi tiếng - Ảnh 1.

    Dòng sông Quây Sơn-một dòng sông bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua biên giới vào đất Việt Nam trên địa phận huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Cổng TTĐT DLVN.

    Vào đầu vương triều nhà Nguyễn đặt lại tên cũ là Cao Bình, nhưng do thói quen kiêng kỵ nên sử sách và người dân cho đến nay vẫn gọi là Cao Bằng.

    Theo Nguyễn Trãi, hồi bấy giờ (1435) Cao Bằng đã ở hàng cấp lộ. Đời vua Lê Thánh Tông (Quang Thuận 1460 – 1469, Hồng Đức 1470 – 1497), năm Hồng Đức thứ 3 (1472) đặt các thừa tuyên, phủ, huyện, châu. Phủ Cao Bằng thuộc Thừa tuyên Ninh Sóc, phủ Cao Bằng có 4 châu. 

    Năm Hồng Đức thứ 4 (1473), Thừa tuyên Ninh Sóc lại được đổi thành Thừa tuyên Thái Nguyên, phủ Bắc Bình được đổi làm phủ Cao Bình (Cao Bằng) vẫn thuộc Thừa tuyên Thái Nguyên. Theo bản đồ Hồng Đức (1490) thì phủ Cao Bằng có 4 châu, 172 xã, 4 thôn, 22 trang.

    Đến đời vua Lê Hiến Tông (1497 – 1504), nhận thấy vị trí đặc biệt quan trọng của miền đất Cao Bằng, năm Cảnh Thống thứ hai (1499), nhà vua đã tách phủ Cao Bằng ra khỏi Thừa tuyên Thái Nguyên để thành lập trấn Cao Bằng, trong Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu ghi rõ: “Năm Cảnh Thống thứ hai mới đặt riêng làm trấn Cao Bằng… đến năm Vĩnh Trị thứ hai (1677) nhà Mạc mất, nhà Lê lại đặt lại trấn Cao Bằng”. 

    Như vậy, Cao Bằng tách khỏi Thừa tuyên Thái Nguyên từ rất sớm và được thành lập một khu vực hành chính của quốc gia Đại Việt với chức năng quản lý trấn vào năm 1499, dưới triều vua Lê Hiến Tông. 

    Học giả Phan Huy Chú từng nhấn mạnh chức vụ Trấn ty và vùng đất Cao Bằng: “Thời Trung Hưng về sau bãi chức đô ty, lại đặt chức Trấn thủ, duy có ba xứ Cao Bằng, Lạng Sơn và Nghệ An vì việc biên giới quan trọng, phiền kịch đều đặt chức Đốc trấn”.

    Xưa 2 tỉnh nào sáp nhập thành tỉnh Cao Lạng, sau 2 năm lại tách ra, mỗi tỉnh có một dòng sông nổi tiếng - Ảnh 2.

    Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện khoảng 20 km, các thành phố Cao Bằng khoảng 85 km. Ảnh: Công Đạt (TTXVN).

    Thời nhà Nguyễn, theo sách “Tên làng xã Việt Nam đến đầu thế kỷ XIX” là một bộ địa danh hành chính đời Gia Long (1802 – 1820), trấn Cao Bằng gồm 4 châu (Thạch Lâm, Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang), 27 tổng, 233 xã, thôn, phường, phố, trại, động.

    Khi nối ngôi vua Gia Long năm 1820, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) tiến hành cải cách hành chính từ Trung ương đến địa phương, đổi trấn làm tỉnh. 

    Vua Gia Long nhà Nguyễn quyết định: “Chia địa hạt các tỉnh… Cao Bằng thống trị một phủ là Trùng Khánh; 4 châu là Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang và Thạch Lâm”, đến tháng 3/1834, nhà Nguyễn đổi các châu Thạch Lâm, Thượng Lang, Quảng Uyên thuộc Cao Bằng làm huyện. Đặt tri huyện và giáo chức, tháng 5 năm đó lại đổi tiếp châu Hạ Lang thành huyện.

    Tháng 6 nhuận năm 1835, triều đình nhà Nguyễn cho rằng Cao Bằng chỉ có một phủ và 5 huyện, đất đai khá rộng, nên quyết định đặt thêm phủ để chia sẻ bớt công việc. Vì vậy, năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) lập thêm phủ Hòa An; chia huyện Thạch Lâm thành hai huyện Thạch Lâm và Thạch An, thuộc phủ Hòa An. Tri phủ Hòa An kiêm lý huyện Thạch Lâm và thống hạt huyện Thạch An. 

    Còn ba huyện: Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên vẫn là phủ Trùng Khánh. Tri phủ Trùng Khánh kiêm lý Hạ Lang, thống hạt Thượng Lang và Quảng Uyên. 

    Bỏ chế độ thổ quan, đặt chế độ lưu quan. Năm Tự Đức thứ tư (1851), triều đình lại bỏ phủ Hòa An, do vậy, từ năm 1851 trở đi tỉnh Cao Bằng chỉ còn một phủ Trùng Khánh gồm 5 huyện: Thạch Lâm, Thạch An, Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang.

    Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858) và xâm chiếm Cao Bằng (1886), nhà Nguyễn vẫn duy trì bộ máy chính quyền để quản lý vùng biên và tích cực thực hiện chính sách lưu quan. Sau đó, thực dân Pháp cai trị Cao Bằng theo chế độ quân quản, năm 1888, Cao Bằng là một khu.

    Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Cao Bằng cùng cả nước bước sang một giai đoạn lịch sử mới. Năm 1948, Chính phủ quyết định bãi bỏ cấp phủ, tổng, đạo. Cấp trên xã và dưới cấp tỉnh đều thống nhất gọi là huyện. 

    Cao Bằng có 11 huyện, thị gồm: Thị xã Cao Bằng, các huyện Hòa An, Hà Quảng, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, Phục Hòa, Hạ Lang, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Trấn Biên. Ngày 3/10/1950, Cao Bằng hoàn toàn giải phóng. 

    Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, ngày 1/7/1956, Cao Bằng cùng các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang lập thành Khu tự trị Việt Bắc.

    Ngày 29 tháng 12 năm 1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI ra nghị quyết chia tỉnh Cao Lạng để tái lập tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn. 

    Cùng năm này, chuyển 2 huyện Ngân Sơn, Chợ Rã (nay là huyện Ba Bể) của tỉnh Bắc Thái về tỉnh Cao Bằng quản lý (từ năm 1996, hai huyện này trở về với tỉnh Bắc Kạn) và chuyển huyện Đình Lập của tỉnh Quảng Ninh về tỉnh Lạng Sơn quản lý. 

    Với bề dày lịch sử hơn 500 năm xây dựng và phát triển, trải qua các thời kỳ lịch sử, Cao Bằng vẫn luôn giữ được vai trò là đơn vị hành chính có vị trí chiến lược trọng yếu và xứng danh là “phên dậu” vững chắc nơi biên cương phía Bắc của đất nước.

    Về tỉnh Lạng Sơn, danh xưng Lạng Sơn

    Giữa năm Quang Thuận (1466) thời nhà Hậu Lê, triều đình đặt làm thừa tuyên Lạng Sơn, có 1 phủ 7 châu thuộc vào”. 

    Như vậy, địa danh Lạng Sơn đã xuất hiện trong sử sách nước ta từ năm 981, các địa danh Lạc Long, Lục Hải, Lạng Giang, Lạng Châu, Lạng Sơn đều chỉ vùng đất ngày nay có tỉnh Lạng Sơn.

    Theo Cổng TTĐT tỉnh Lạng Sơn, thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, nước Văn Lang của các Vua Hùng được thành lập - Lạng Sơn trở thành vùng đất của bộ Lục Hải. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ X, Lạng Sơn trở thành đơn vị hành chính của nước Đại Cồ Việt, sau đổi tên thành Đại Việt.

    Lạng Sơn các thế kỷ đầu độc lập (thế kỷ IX - thế kỷ XIV)

    Trong thời gian dài của thời kỳ độc lập, với tên gọi Lạng Châu, rồi Lạng Giang, Lạng Sơn là một vùng đất quan trọng của nước Đại Cồ Việt và Đại Việt, nơi qua lại trao đổi của cư dân, sứ bộ hai nước.

    Trong ba lần đánh bại quân xâm lược Nguyên - Mông, có hai lần quân Nguyên - Mông bị tiêu diệt tại Lạng Sơn. Đất Lạng Sơn, vùng biên cương phía Đông Bắc của tổ quốc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân dân Đại Việt (thế kỷ XIII).

    Lạng Sơn từ thời Hậu Lê đến đầu Nguyễn (thế kỷ XV - đầu thế kỷ XIX)

    Năm 1406, khi quân Minh sang xâm lược nước ta, Lạng Sơn lại góp phần quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Đầu năm 1426, sau khi giải phóng Thanh hóa, nghĩa quân Lam Sơn tiến quân ra vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, kết hợp với các phong trào yêu nước tại các địa phương thống nhất trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

    Ải Chi Lăng vốn được xem là cửa ải xung yếu nhất, trong kháng chiến chống quân Tống đời Lý và chống quân Nguyên - Mông đời Trần lại được chọn làm trận địa đánh đòn phủ đầu hết sức bất ngờ vào viện binh, làm hơn 100 kỵ binh của địch bị tiêu diệt, Liễu Thăng bị trúng lao chết bên sườn núi Mã Yên (ngày 20/9 năm Đinh Mùi - tức ngày 10/10/1427). Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa quyết định đến cục diện cuộc chiến, góp phần quan trọng kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

    Lạng Sơn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII

    Đầu năm 1428, những tên lính Minh cuối cùng rút khỏi đất nước ta, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, nước Đại Việt được khôi phục, đất nước trở lại thanh bình, nhân dân khắp nơi trở về xây dựng quê hương. 

    Cuộc sống của người dân Lạng Sơn tương đối yên bình, đời sống văn hóa, tinh thần của cư dân ngày càng được cải thiện, biên cương quan ải được củng cố, đất đai ruộng đồng được khai phá thêm, nhiều thắng cảnh đẹp ở Lạng Sơn như động Tam Thanh, Nhị Thanh được tôn tạo lại. 

    Bước sang thế kỷ thứ XVI, cùng với sự suy vong của nhà Lê Sơ, Lạng Sơn rơi vào tình trạng thường xuyên bị náo động.

    Từ năm 1527, Nhà Mạc thành lập, Lạng Sơn tạm yên trở lại, nhưng vẫn còn một số phụ đạo, thổ tù ủng hộ nhà Lê, không theo Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều, Lạng Sơn lại chịu cảnh binh lửa.

    Lạng Sơn từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XIX

    Từ giữa thế kỷ XIX, tình hình kinh tế - xã hội Lạng Sơn trở nên khó khăn. Năm 1854, Lạng Sơn bị bão lụt lớn, mất mùa, nạn đói xảy ra. Triều đình phải vận động các tỉnh láng giềng cứu giúp. Tình hình kéo dài đến khi thực dân pháp tiến đánh Lạng Sơn (1885).

    Sau khi đánh chiếm nước ta, năm 1888, thực dân Pháp xếp tỉnh Lạng Sơn vào quân khu 12. Tháng 8/1891, thực dân Pháp bỏ quân khu để thành lập các đạo quan binh. Lạng Sơn là nơi đóng thủ phủ của đạo quan binh thứ hai, gồm 2 phủ (phủ Tràng Khánh và phủ Tràng Định), 2 huyện (huyện Yên Bác, huyện Văn Quan) và 4 châu (Châu Lộc Bình, Châu Ôn, Châu Thoát Lãng, Châu Văn Uyên). 

    Ngày 20/6/1905, thực dân Pháp lại bỏ đạo quan binh và xác lập lại tên gọi cũ là tỉnh Lạng Sơn. Đến đầu thế kỷ XX, tỉnh Lạng Sơn có 1 phủ (phủ Tràng Định) và 9 châu (Châu Cao Lộc, Châu Lộc Bình, Châu Ôn, Châu Văn Uyên, Châu Thoát Lãng, Châu Điềm He, Châu Bình Gia, Châu Bắc Sơn, Châu Bằng Mạc).

    Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), Lạng Sơn trở thành một trong sáu tỉnh của căn cứ địa Việt Bắc. 

    Ngày 19/8/1956, khu tự trị Việt Bắc được thành lập gồm 6 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.

    Ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa V quyết định bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính. Tháng 4/1976, tỉnh Lạng Sơn hợp nhất với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao – Lạng. Đến tháng 12/1978, tỉnh Cao - Lạng lại tách ra thành hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.

    Cơ cấu, quy mô kinh tế của tỉnh Cao Bằng

    Theo Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng cho biết, năm 2024, quy mô nền kinh tế của tỉnh Cao Bằng ước tính đạt 25.204 tỷ đồng, tăng 6,74% so năm 2023.

    Trong đó, quy mô kinh tế khu vực dịch vụ đạt 14.236 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng hơn 56% trong nền kinh tế. Tiếp đến là khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản, 5.294 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 21%; khu vực công nghiệp, xây dựng, có tổng giá trị 4.787 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 19% trong nền kinh tế.

    Cơ cấu nền kinh tế tỉnh Cao Bằng chuyển dịch rõ nét sang các ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Trong đó, ngành dịch vụ tăng trưởng, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế địa phương.

    Năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Cao Bằng tăng 6,74%, mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây.

    Các lĩnh vực công nghiệp, thương mại-dịch vụ ở tỉnh Cao Bằng có bước tăng trưởng cao, rõ nét trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung, đây vẫn là tỉnh nông lâm nghiệp, nông nghiệp vẫn là căn bản cho nâng cao đời sống của người dân.

    Diện tích rừng trồng mới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ước tính năm 2024 trồng được 3.858 ha, so với năm 2023 tăng 28,22% hay tăng 849 ha; diện tích rừng trồng được chăm sóc 8.733 ha, tăng 3,18% hay tăng 269 ha; diện tích rừng được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh ước tính đạt 110.203 ha, giảm 2,13% hay giảm 2.402 ha. 

    Sản lượng gỗ khai thác ước tính năm 2024 là 18.174 m³, tăng 8,38% hay tăng 1.405 m³. Sản lượng củi khai thác đạt 847.894 ste, so với cùng kỳ năm trước tăng 6,66% hay tăng 52.951 ste.

    Tiềm năng du lịch Cao Bằng

    Tỉnh Cao Bằng là một trong các địa phương có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch. Tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng, bản sắc văn hóa truyền thống đậm đà...Thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng của Cao Bằng như thác Bản Giốc; sông Quây Sơn; Vườn Quốc Gia Phia Oắc - Phia Đén; di tích hang Pác Bó là khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia - đặc biệt...

    Cao Bằng đã triển khai hàng loạt các dự án tại các khu, điểm du lịch trọng điểm; hoàn thiện và đưa vào khai thác một số điểm tham quan mới cùng các hạng mục bổ trợ du lịch. 

    Bên cạnh đó, Cao Bằng cũng tích cực quảng bá, xúc tiến du lịch, kêu gọi thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự án phát triển du lịch tại địa phương.

    Đáng chú ý, tỉnh Cao Bằng đã và đang triển khai 4 nhiệm vụ thuộc Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

    Năm 2024, tỉnh Cao Bằng ước tính đã đón 1,72 triệu lượt khách du lịch, trong đó, số lượng khách quốc tế ước đạt 44.357 lượt, tăng 42% so với cùng kỳ; khách nội địa ước đạt 1,68 triệu lượt, giảm 7,8% so với cùng kỳ, bằng 80,2% kế hoạch năm. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 1.360 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ, đạt 91% kế hoạch năm.

    Cơ cấu, quy mô kinh tế của tỉnh Lạng Sơn

    Năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Lạng Sơn ước đạt 25.779 tỷ đồng tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn 6,01%, trong đó: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, đóng góp 0,60 điểm phần trăm vào mức tăng chung; công nghiệp - xây dựng tăng 7,80%, đóng góp 1,97 điểm phần trăm vào mức tăng chung; dịch vụ tăng 6,20%, đóng góp 3,02 điểm phần trăm vào mức tăng chung; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9,17% đóng góp 0,42 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

    Năm 2024, quy mô GRDP theo giá hiện hành của tỉnh Lạng Sơn ước tính đạt 49.736 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng: nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,51%, công nghiệp - xây dựng 23,71%, dịch vụ 50,31%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,47%. GRDP bình quân đầu người năm 2024 của tỉnh Lạng Sơn ước đạt 61,10 triệu đồng, tương đương 2.484 USD.

    Công nghiệp, thương mại-dịch vụ đang tăng trưởng nhanh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Lạng Sơn, tuy nhiên, nhìn chung vẫn là tỉnh nông lâm nghiệp.

    Đến nay, tổng diện tích đất có rừng ở Lạng Sơn có hơn 518.755 ha, trong đó rừng tự nhiên hơn 293.601 ha và rừng trồng là hơn 225.165 ha, hằng năm khai thác gỗ rừng trồng bình quân 98.000 m3/năm. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất tập trung một số loài cây chủ lực, cây gỗ lớn như: Vùng cây thông ở các huyện: Lộc Bình, Đình Lập và Cao Lộc, với tổng diện tích 110.000ha; vùng trồng keo, bạch đàn tại các huyện: Chi Lăng, Hữu Lũng... với diện tích hơn 31.200ha...

    Xưa 2 tỉnh nào sáp nhập thành tỉnh Cao Lạng, sau 2 năm lại tách ra, mỗi tỉnh có một dòng sông nổi tiếng - Ảnh 3.

    Hoa hồi-cây đặc sản ở Lạng Sơn. Ảnh: Thanh An (Cổng TTĐT Bộ Công thương).

    Một số sản phẩm gỗ của tỉnh như: ván ép cao cấp, ván bóc, dăm gỗ; lâm sản ngoài gỗ như: nhựa thông, hoa hồi,... đã được xuất khẩu sang các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore và Nhật Bản, chiếm khoảng 70% sản lượng; giá trị các mặt hàng xuất khẩu lâm sản của tỉnh. Sản xuất lâm nghiệp của tỉnh đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội bền vững.

    Từ thực tiễn công tác trồng, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đã cho thấy Lạng Sơn đã và đang trở thành điểm sáng, điển hình trong phong trào trồng rừng của cả nước.

    Để Lạng Sơn đóng góp quan trọng cho hành trình phát triển xanh của đất nước trong giai đoạn tới, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện đổi mới có hiệu quả các giải pháp phát triển lâm nghiệp bền vững, nhất là trồng rừng gỗ lớn...

    Đồng thời, Lạng Sơn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất tiên tiến để nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất lâm nghiệp, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn.

    Lạng Sơn ưu tiên tập trung đầu tư một số dự án để tạo sự đột phá như: Dự án sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và dự án xây dựng mô hình rừng trồng chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. 

    Tiềm năng du lịch Lạng Sơn

    Lạng Sơn cũng là một trong các tỉnh vùng Đông Bắc có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch. Không chỉ là nơi tham quan các danh lam thắng cảnh, Lạng Sơn còn là điểm đến thu hút giới thanh niên và thế hệ trẻ, giáo dục truyền thống và lòng yêu nước với các di tích như: Thành cổ Lạng Sơn, ải Chi Lăng, chùa Tam Thanh, đền Kỳ Cùng… Không chỉ vậy, Lạng Sơn cũng nổi tiếng với nhiều công trình thể hiện văn hóa đặc sắc của các dân tộc.

    Lạng Sơn đã coi trọng "ngành công nghiệp không khói" là ngành du lịch. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra nhiệm vụ “Phấn đấu đến năm 2025 du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.

    Là một địa phương có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp và phong phú, lại có điều kiện đi lại thuận tiện ở phía Đông Bắc của Việt Nam, Lạng Sơn có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, với hơn 335 di tích lịch sử, di tích cách mạng và gần 300 lễ hội truyền thống, Lạng Sơn có nền tảng và điều kiện để nâng tầm thành những thương hiệu, hình ảnh nổi bật.

    Lạng Sơn thu hút hơn 4,2 triệu lượt du khách năm 2024, trở thành một trong những điểm đến thu hút du khách nhất của ngành du lịch Việt Nam.

    Sông Quây Sơn-dòng sông đẹp như phim ở Cao Bằng

    Theo Báo Cao Bằng, dòng sông Quây Sơn hay còn gọi là sông Quế Sơn (người dân bản địa vẫn quen gọi là sông Quây Sơn).

    Sông Quây Sơn có tổng chiều dài 89 km, diện tích lưu vực 1.160 km², độ cao trung bình 556 m. Tuy nhiên, sông chảy trên lãnh thổ Việt Nam với độ dài 49 km, diện tích lưu vực 475 km². 

    Dòng sông Quây Sơn có một chi lưu là suối Cạn có chiều dài 20 km.

    Con sông Quây Sơn có cái tên đẹp lạ này bắt nguồn từ các khe suối tại huyện Tĩnh Tây, thành phố Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), sau đó chảy về hướng Nam, đến xã Ngọc Côn (Trùng Khánh) thì hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Việt Nam.

    Rồi sông tiếp tục chảy theo hướng Đông Nam, đến phía Nam của xã Đình Phong và chuyển hướng Đông, Đông Bắc về xã Đàm Thủy rồi lại chuyển hướng Đông Nam. 

    Đến khu vực thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng), bờ Đông thuộc thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), bờ Tây thuộc xã Đàm Thủy (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng); có đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại cột mốc số 836 ở điểm giữa của mặt chính thác Bản Giốc. 

    Sau đó con sông Quây Sơn trở thành đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc.

    Sông Quây Sơn tiếp tục cuộc hành trình đến xã Minh Long (huyện Hạ Lang) và chuyển sang hướng Tây chảy về xã Lý Quốc, giáp trấn Thạc Long (Trung Quốc). 

    Từ đây, sông Quây Sơn chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Trung Quốc, theo hướng Tây rồi nhập vào sông Hắc Thủy ngay trên địa phận trấn Thạc Long. Sông Hắc Thủy sau đó lại nhập vào Tả Giang rồi đổ ra Biển Đông tại vùng châu thổ Châu Giang.

    Nước sông Quây Sơn có màu lam ngọc, nhiều khúc sông sâu, mặt nước phẳng lặng như ngừng trôi. Con nước len lỏi lượn qua các chân núi đá vôi cao ngất, qua thung sâu, ghềnh đá, có đoạn nép dưới những tán cây cổ thụ, những khóm tre rợp mát, có đoạn phơi mình dưới nắng mai lấp lánh, có đoạn qua những chòm nhà sàn mái ngói âm dương nâu xỉn, ẩn hiện dưới vòm cây dẻ, cây sau sau.

     Dòng sông biêng biếc, men qua những cánh đồng lúa ở xã Đình Phong, Ngọc Côn… bóng núi, bóng cây, bóng những khóm tre già dọc đôi bờ, im lìm soi đáy nước; tại những đoạn nước nông, nhìn thấy rõ những viên đá cuội, từng đàn cá tung tăng bơi lội, rất bình yên và thơ mộng.

    Ở Cao Bằng còn một dòng sông đẹp khác, đó là con sông Hiến.

    Dòng sông Hiến (người Tày gọi là Tả Diển), bắt nguồn từ vùng núi Khau Vài, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc có độ cao 1.200 m. 

    Sông Hiến, nguyên là sông Quang Thành (huyện Nguyên Bình) chảy ra phía đèo Tài Hồ Sìn, qua xã Quang Trọng, Minh Khai, chảy ra Canh Tân, Cốc Mười (huyện Thạch An), sông men theo những chân rừng tít tắp, hun hút sâu ra Tân An (bờ Nam thuộc phường Tân Giang, bờ Bắc thuộc phường Hòa Chung, thành phố Cao Bằng).

    Cuối cùng sông Hiến hợp vào bờ phải sông Bằng Giang, tại khu vực phố Nước Giáp (còn gọi là khu ngã ba sông) thuộc phường Hợp Giang (thành phố Cao ), được gọi là sông Bằng Giang từ đây.

    Sông Hiến dài khoảng 62 km. Diện tích lưu vực 930 km², độ cao trung bình 526 m, độ dốc trung bình 26,8%, mật độ sông, suối 0,98 km/km². 

    Hệ thống sông Hiến chủ yếu nằm trên địa phận của tỉnh Cao Bằng, một phần nhỏ đổ về huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn).

    Sông Kỳ Cùng-dòng sông huyền thoại, con sông chảy ngược ở Lạng Sơn

    Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1.166 m thuộc huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn), con sông Kỳ Cùng chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc qua TP Lạng Sơn. 

    Xưa 2 tỉnh nào sáp nhập thành tỉnh Cao Lạng, sau 2 năm lại tách ra, mỗi tỉnh có một dòng sông nổi tiếng - Ảnh 4.

    Một đoạn sông Kỳ Cùng chảy trên địa phận tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam). Kỳ Cùng là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc, sang Trung Quốc. Ảnh: Báo Lạng Sơn.

    Khi cách thành phố Lạng Sơn khoảng 22 km, dòng sông đổi hướng Nam - Bắc tới thị trấn Văn Lãng rồi lại đổi hướng thành Đông Nam - Tây Bắc trước khi rẽ sang hướng Đông ở gần thị trấn Thất Khê.

    Từ Thất Khê, sông chảy gần như theo đường vòng cung, cho tới khi vượt biên giới sang Trung Quốc để hợp lưu với sông Bằng Giang tại thị trấn Long Châu (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc).

     Khác với những dòng sông của Việt Nam chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ ra Biển Đông, sông Kỳ Cùng là con sông duy nhất chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc. Với dòng chảy độc đáo đó đã đặt cho xứ Lạng biệt danh "nơi dòng sông chảy ngược". 

    Sông Kỳ Cùng đoạn chảy trên đất Việt Nam dài khoảng 243 km, với các chi lưu chính là sông Bắc Giang và sông Bắc Khê. Cả hai sông này đều hợp lưu gần Thất Khê, cũng như sông Ba Thín hợp lưu gần thị trấn Lộc Bình.


     



    Popup Image
    ×
    Theo: danviet.vn
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • cao bằng
    • Lạng Sơn
    • Cao Lạng
    • sáp nhập
    • tách ra
    • hợp nhất
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    Một nơi ở Lạng Sơn cách Hà Nội khoảng 90km đang gây chú ý bởi điều gì?

    Một nơi ở Lạng Sơn cách Hà Nội khoảng 90km đang gây chú ý bởi điều gì?

    Tỉnh Đắk Lắk mới đạt  8.718 tỷ tổng thu ngân sách, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,5 tỷ USD 6 tháng đầu năm 2025

    Tỉnh Đắk Lắk mới đạt 8.718 tỷ tổng thu ngân sách, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,5 tỷ USD 6 tháng đầu năm 2025

    Ở phường mới này của Hải Phòng, dân nuôi gà thả vườn thành công, ai cũng khen gà ngon, hễ bán là hết cả đàn

    Ở phường mới này của Hải Phòng, dân nuôi gà thả vườn thành công, ai cũng khen gà ngon, hễ bán là hết cả đàn

    Một người dân hiến kế: Chỉ cần đào hố ga thu nước mưa, Cần Thơ sẽ không còn ngập, có thể thí điểm được ngay

    Một người dân hiến kế: Chỉ cần đào hố ga thu nước mưa, Cần Thơ sẽ không còn ngập, có thể thí điểm được ngay

    Chuyện ly kỳ tại khu di tích Lam Kinh ở Thanh Hóa: Cây lim 'chịu hiến thân', cây ổi 'biết cười'

    Chuyện ly kỳ tại khu di tích Lam Kinh ở Thanh Hóa: Cây lim "chịu hiến thân", cây ổi "biết cười"

    Nơi này ở tỉnh Vĩnh Long mới, dân trồng loại củ gì mà to bự, trắng như bạch ngọc, khẽ nhổ là bật lên thôi

    Nơi này ở tỉnh Vĩnh Long mới, dân trồng loại củ gì mà to bự, trắng như bạch ngọc, khẽ nhổ là bật lên thôi

    Một nơi ở tỉnh Quảng Bình cũ, dân nuôi cá rô đồng trong ruộng lúa, bán cá giá tốt, bán lúa ai cũng muốn mua

    Một nơi ở tỉnh Quảng Bình cũ, dân nuôi cá rô đồng trong ruộng lúa, bán cá giá tốt, bán lúa ai cũng muốn mua

    Tin nổi bật

    Xã Phát Diệm của tỉnh Ninh Bình mới vừa tổ chức một ngày hội quan trọng, Thứ trưởng Bộ Công an về dự và phát biểu

    Xã Phát Diệm của tỉnh Ninh Bình mới vừa tổ chức một ngày hội quan trọng, Thứ trưởng Bộ Công an về dự và phát biểu

    Chiều 11/7, hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công, Quốc khánh 2/9, kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945-19/8/2025), 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005-19/8/2025), Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình mới đã tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2025. Đây là đơn vị được Bộ Công an chọn là đơn vị làm điểm trong toàn quốc.

    Chưa từng có, con động vật hoang dã quý hiếm nằm trong sách Đỏ bò lên bãi biển của tỉnh Lâm Đồng đẻ ổ trứng to

    Nhà nông
    Chưa từng có, con động vật hoang dã quý hiếm nằm trong sách Đỏ bò lên bãi biển của tỉnh Lâm Đồng đẻ ổ trứng to

    Chi cục trưởng chăn nuôi, thuỷ sản và thú y Hà Nội nói gì về quy trình kiểm dịch ở nhà máy giết mổ của C.P Việt Nam?
    28

    Nhà nông
    Chi cục trưởng chăn nuôi, thuỷ sản và thú y Hà Nội nói gì về quy trình kiểm dịch ở nhà máy giết mổ của C.P Việt Nam?

    Con động vật hoang dã bé tí này đã được "định cư" chắc ăn tại một nơi của tỉnh Lâm Đồng mới, ông chủ chỉ việc thu tiền tỷ

    Nhà nông
    Con động vật hoang dã bé tí này đã được 'định cư' chắc ăn tại một nơi của tỉnh Lâm Đồng mới, ông chủ chỉ việc thu tiền tỷ

    Ra biển Khánh Hòa thấy dân nuôi cá to bự trong cái lồng khổng lồ, 10 người xem cả 10 người trầm trồ

    Nhà nông
    Ra biển Khánh Hòa thấy dân nuôi cá to bự trong cái lồng khổng lồ, 10 người xem cả 10 người trầm trồ

    Đọc thêm

    Chiêm ngưỡng màn trình diễn giúp Trung Quốc vô địch Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF 2025)
    Ảnh

    Chiêm ngưỡng màn trình diễn giúp Trung Quốc vô địch Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF 2025)

    Ảnh

    Tối 12/7, đêm chung kết với màn tranh tài mãn nhãn, nhiều cảm xúc của Việt Nam và Trung Quốc đã khép lại Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng – DIFF 2025, với ngôi vị quán quân thuộc về đội tuyển Trung Quốc.

    Chia sẻ Chia sẻ
    'Sẽ có nhiều bất ngờ lớn', Điện Kremlin chờ đợi tuyên bố của ông Trump về Nga
    Thế giới

    'Sẽ có nhiều bất ngờ lớn', Điện Kremlin chờ đợi tuyên bố của ông Trump về Nga

    Thế giới

    Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ám chỉ rằng sẽ sớm có những diễn biến mới trong cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Một người dân hiến kế: Chỉ cần đào hố ga thu nước mưa, Cần Thơ sẽ không còn ngập, có thể thí điểm được ngay
    Nhà nông

    Một người dân hiến kế: Chỉ cần đào hố ga thu nước mưa, Cần Thơ sẽ không còn ngập, có thể thí điểm được ngay

    Nhà nông

    Đây là hiến kế của người dân gửi đến Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Trần Văn Lâu về giải pháp chống ngập. Người hiến kế cho rằng, chỉ cần đào hố ga tại khu vực thấp nhất bị đọng nước để thu nước mưa, rồi bơm cưỡng bức ra ngoài thông qua đường ống sẽ thành công, có thể thí điểm được ngay.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Sân pickleball máy lạnh “tấn công” vào các trung tâm thương mại ở Hà Nội
    Ảnh

    Sân pickleball máy lạnh “tấn công” vào các trung tâm thương mại ở Hà Nội

    Ảnh

    Một số hệ thống, cụm sân pickleball "đổ bộ" vào các trung tâm thương mại Hà Nội, mang đến trải nghiệm thể thao mới lạ, thu hút đông đảo người chơi.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tại sao quả bòn bon lại được khắc trên cửu đỉnh của vương triều Nguyễn?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Tại sao quả bòn bon lại được khắc trên cửu đỉnh của vương triều Nguyễn?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Chỉ một trái bòn bon – thứ quả dân dã từ rừng núi Quảng Nam – được vua Minh Mệnh chọn khắc lên Nhân Đỉnh, một trong Cửu đỉnh linh thiêng của triều Nguyễn. Đằng sau vinh dự tối cao ấy là câu chuyện hào hùng về lòng trung nghĩa, về một lần thoát nạn của chúa Nguyễn trong buổi binh lửa, và là biểu tượng thiêng liêng cho đạo lý “uống nước nhớ nguồn” được khắc sâu vào sử vàng dân tộc.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Học sinh ám ảnh thi trượt: Tự đứng dậy hoặc nằm dài ra đó chờ có ai đến?
    Xã hội

    Học sinh ám ảnh thi trượt: Tự đứng dậy hoặc nằm dài ra đó chờ có ai đến?

    Xã hội

    Kỳ thi lớp 10 công lập đã kết thúc và kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển đại học đang dần đến ngày công bố kết quả... Mỗi kỳ thi, với nhiều học sinh đó là nỗi ám ảnh khi thi trượt.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Jack - J97 xuất hiện trở lại trong gameshow truyền hình, tình nguyện nướng vịt phục dụ dàn nghệ sĩ
    Văn hóa - Giải trí

    Jack - J97 xuất hiện trở lại trong gameshow truyền hình, tình nguyện nướng vịt phục dụ dàn nghệ sĩ

    Văn hóa - Giải trí

    Jack - J97 tham gia chương trình truyền hình thực tế "Về quê làm giàu". Anh nhiệt tình, lăn xả trước các thử thách khác nhau tại thôn quê.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cao Văn Triền lên tiếng về việc từ chối hợp đồng tiền tỷ từ SHB Đà Nẵng
    Thể thao

    Cao Văn Triền lên tiếng về việc từ chối hợp đồng tiền tỷ từ SHB Đà Nẵng

    Thể thao

    Cao Văn Triền là cái tên được các CLB V.League mời gọi về thi đấu sau khi CLB Bình Định rớt hạng, trong đó SHB Đà Nẵng được cho là đã chìa ra hợp đồng tiền tỷ, nhưng rốt cục tiền vệ 32 tuổi này đã từ chối để ở lại với đội bóng đất Võ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chuyện ly kỳ tại khu di tích Lam Kinh ở Thanh Hóa: Cây lim 'chịu hiến thân', cây ổi 'biết cười'
    Nhà nông

    Chuyện ly kỳ tại khu di tích Lam Kinh ở Thanh Hóa: Cây lim "chịu hiến thân", cây ổi "biết cười"

    Nhà nông

    Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (tỉnh Thanh Hóa) vẫn ẩn chứa nhiều điều kỳ bí khó lý giải. Trong đó có những câu chuyện lạ lùng như cây lim “hiến thân”, cây ổi “cười” hay chuyện về cây đa, cây thị hàng trăm năm tuổi.

    Chia sẻ Chia sẻ
    4 bước đánh giá kết quả công tác hằng tuần với cán bộ theo thí điểm của Ban Tổ chức Trung ương
    Tin tức

    4 bước đánh giá kết quả công tác hằng tuần với cán bộ theo thí điểm của Ban Tổ chức Trung ương

    Tin tức

    Ban Tổ chức Trung ương đã triển khai thực hiện thí điểm đánh giá kết quả công tác hằng tuần đối với cán bộ, công chức, người lao động. Việc đánh giá được thực hiện theo 4 bước.

    Chia sẻ Chia sẻ
    EU nhận được tin tức đáng thất vọng về Ukraine
    Thế giới

    EU nhận được tin tức đáng thất vọng về Ukraine

    Thế giới

    Trung tá Mỹ Daniel Davis cho biết trên kênh YouTube Deep Dive rằng, quyết định của Đức cung cấp tên lửa tầm xa đầu tiên cho Ukraine sẽ làm leo thang quan hệ với Nga.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bộ Công an lo “Giấy phép mẹ' tạo ra nhiều 'Giấy phép con” trong sản xuất kinh doanh vàng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
    Kinh tế

    Bộ Công an lo “Giấy phép mẹ" tạo ra nhiều "Giấy phép con” trong sản xuất kinh doanh vàng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

    Kinh tế

    Đây là một trong số rất nhiều ý kiến từ bộ ngành, doanh nghiệp và ngân hàng đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

    Chia sẻ Chia sẻ
    Giá USD hôm nay 13/7: Đồng USD đã thích nghi bão thuế quan, thời điểm vàng để mua vào?
    Kinh tế

    Giá USD hôm nay 13/7: Đồng USD đã thích nghi bão thuế quan, thời điểm vàng để mua vào?

    Kinh tế

    Giá USD hôm nay 13/7 trên thế giới kết tuần ở mức 97,5 điểm. Một số chuyên gia phân tích tại ING cho rằng, đồng USD có thể hồi phục 2-3% trong quý III/2025 khi Fed tiếp tục chống lại áp lực cắt giảm lãi suất từ Nhà Trắng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Người xưa dặn: 'Trồng 3 cây cảnh trong sân, gia đình thịnh vượng, muốn nghèo cũng khó'
    Gia đình

    Người xưa dặn: "Trồng 3 cây cảnh trong sân, gia đình thịnh vượng, muốn nghèo cũng khó"

    Gia đình

    Có 1 số cây cảnh người xưa rất coi trọng trồng trong sân nhà, cho rằng chúng sẽ thu hút may mắn, chiêu tài, gọi lộc, mang lại thịnh vượng cho gia đình.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Sắp hoàn thành đập dâng đầu tiên trên sông Tô Lịch
    Hà Nội hôm nay

    Sắp hoàn thành đập dâng đầu tiên trên sông Tô Lịch

    Hà Nội hôm nay

    Theo dự kiến, đập dâng đầu tiên trên sông Tô Lịch sẽ hoàn thành trước tháng 8/2025. Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, hiện khu vực này đã hoàn thiện nhiều hạng mục.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đà Nẵng: Nhiều biển chỉ dẫn cần được điều chỉnh sau sáp nhập
    Tin tức

    Đà Nẵng: Nhiều biển chỉ dẫn cần được điều chỉnh sau sáp nhập

    Tin tức

    Dù đã thực hiện việc sáp nhập địa giới hành chính, nhưng nhiều biển chỉ dẫn ở Đà Nẵng vẫn chưa được điều chỉnh, thay đổi. Việc này đã gây ra lúng túng cho người tham gia giao thông.

    Chia sẻ Chia sẻ
    HLV Enrique và tham vọng cùng PSG “cú ăn bốn”
    Thể thao

    HLV Enrique và tham vọng cùng PSG “cú ăn bốn”

    Thể thao

    Trước trận chung kết FIFA Club World Cup 2025™, HLV Luis Enrique bày tỏ quyết tâm giúp PSG đánh bại Chelsea để hoàn tất “cú ăn bốn” lịch sử.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nghệ sĩ Nhân dân Mỹ Uyên phản hồi về bức ảnh hôn môi bạn gái gây sốc
    Văn hóa - Giải trí

    Nghệ sĩ Nhân dân Mỹ Uyên phản hồi về bức ảnh hôn môi bạn gái gây sốc

    Văn hóa - Giải trí

    Mới đây, Nghệ sĩ Nhân dân Mỹ Uyên đã phản hồi về hình ảnh hôn môi một cô gái lạ mặt. Tấm hình đã gây xôn xao khắp cộng đồng mạng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Giá xăng dầu hôm nay 13/7: Tăng dữ dội, thời kỳ xăng dầu “giá thấp” đã hết?
    Kinh tế

    Giá xăng dầu hôm nay 13/7: Tăng dữ dội, thời kỳ xăng dầu “giá thấp” đã hết?

    Kinh tế

    Giá xăng dầu hôm nay ngày 13/7 trên các trang giao dịch dầu thô thế giới giá dầu thô đồng loạt bật tăng dữ dội.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chưa đầy 1 tháng, nghiên cứu sinh là vợ của Giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2022 liên tiếp hai lần đăng quang Hoa hậu
    Văn hóa - Giải trí

    Chưa đầy 1 tháng, nghiên cứu sinh là vợ của Giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2022 liên tiếp hai lần đăng quang Hoa hậu

    Văn hóa - Giải trí

    Chưa đầy 1 tháng, Nguyễn Thị Thưa – người vừa đăng quag Hoa hậu Quý bà Việt Nam 2025 tiếp tục giành vương miện Hoa hậu Quý bà Hòa bình Quốc tế 2025.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Con gái ca sĩ Thanh Hà đẹp gợi cảm ở tuổi 26
    Văn hóa - Giải trí

    Con gái ca sĩ Thanh Hà đẹp gợi cảm ở tuổi 26

    Văn hóa - Giải trí

    Dù không hoạt động nghệ thuật giống mẹ, Isabella Quỳnh Tiên Hồ vẫn gây chú ý với vẻ đẹp lai cuốn hút, vóc dáng nóng bỏng và gu thời trang sành điệu.

    Chia sẻ Chia sẻ
     Hà Nội cấm mô tô, xe máy chạy xăng trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026: Bạn đọc nói gì?
    Bạn đọc

    Hà Nội cấm mô tô, xe máy chạy xăng trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026: Bạn đọc nói gì?

    Bạn đọc

    Từ tháng 7/2026, Hà Nội sẽ cấm mô tô, xe máy chạy xăng dầu trong khu vực Vành đai 1. Thông tin này ngay lập tức thu hút sự quan tâm lớn của bạn đọc, với nhiều ý kiến ủng hộ, cũng như đề xuất các giải pháp để Chỉ thị sớm đi vào cuộc sống.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Giới trẻ Singapore đi bar từ 2h chiều
    Xã hội

    Giới trẻ Singapore đi bar từ 2h chiều

    Xã hội

    Ngày càng nhiều người trẻ tại Singapore chọn tham gia các bữa tiệc buổi chiều thay vì thức trắng đêm trong hộp đêm, tạo nên một trào lưu mới giữa bối cảnh chi phí sinh hoạt, di chuyển và áp lực công việc tăng cao.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chàng trai Hải Phòng vứt cả xe máy, lao mình giành lại bé trai trước mũi tàu
    Video

    Chàng trai Hải Phòng vứt cả xe máy, lao mình giành lại bé trai trước mũi tàu

    Video

    Một quyết định chỉ trong tích tắc, một hành động vứt bỏ cả tài sản để lao đi cứu người đã giúp chàng trai Trần Văn Nam (SN 1997) giành lại một bé trai từ tay tử thần ngay trước mũi tàu hỏa. Khoảnh khắc nghẹt thở được camera an ninh ghi lại vào chiều 9/7 tại phường Việt Hòa (TP Hải Phòng) đã khiến trái tim của hàng triệu người rung động và thán phục.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xấu hổ, tự ti vì là 'đàn ông chính hiệu' lại có bộ ngực nở nang như chị em
    Xã hội

    Xấu hổ, tự ti vì là "đàn ông chính hiệu" lại có bộ ngực nở nang như chị em

    Xã hội

    Là đàn ông nhưng lại có bộ ngực căng tròn khiến bệnh nhân tự ti, không dám tham gia sinh hoạt tập thể, không dám yêu đương, hò hẹn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hà Nội quyết liệt “khai tử” xe xăng, dầu trong nội đô theo lộ trình như thế nào?
    Tin tức

    Hà Nội quyết liệt “khai tử” xe xăng, dầu trong nội đô theo lộ trình như thế nào?

    Tin tức

    Từ năm 2026, xe máy, mô tô chạy xăng sẽ bị cấm lưu thông trong Vành đai 1. Đến 2030, toàn bộ xe cá nhân dùng nhiên liệu hóa thạch sẽ bị hạn chế tại các khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội. Thành phố đang tăng tốc chuẩn bị hạ tầng và chính sách để thực hiện “cuộc cách mạng xanh” này.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nga đáp trả tối hậu thư của Thủ tướng Đức có thể khiến ông Merz 'gậy ông đập lưng ông'
    Thế giới

    Nga đáp trả tối hậu thư của Thủ tướng Đức có thể khiến ông Merz 'gậy ông đập lưng ông'

    Thế giới

    Nga đã phản đối yêu cầu của Thủ tướng Đức Friedrich Merz về việc Nga tài trợ cho việc tái thiết Ukraine, cho thấy Berlin có thể nợ Nga một khoản tiền đáng kể cho những nỗ lực của Liên Xô trong việc tái thiết châu Âu sau Thế chiến II.

    Chia sẻ Chia sẻ
    HLV Maresca sẽ dùng “bài vở” gì khi đối đầu PSG?
    Thể thao

    HLV Maresca sẽ dùng “bài vở” gì khi đối đầu PSG?

    Thể thao

    Trong cuộc trả lời phỏng vấn trước trận chung kết FIFA Club World Cup 2025™, HLV Enzo Maresca khẳng định rằng, Chelsea sẽ không thay đổi lối chơi khi chạm trán PSG.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Mái ấm 1 tầng, đủ giếng trời, đủ nắng với chi phí hơn hơn 1 tỷ đồng
    Nhà đất

    Mái ấm 1 tầng, đủ giếng trời, đủ nắng với chi phí hơn hơn 1 tỷ đồng

    Nhà đất

    Ngôi nhà 1 tầng 6 x 23 m mang thiên nhiên len lỏi nhờ giếng trời, sân vườn, đủ ánh sáng, gió trời mà chi phí vỏn vẹn 1,3 tỷ đồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Phá đường dây mua bán 'bóng cười' khủng, thu lợi bất chính tới 105 tỷ đồng; mâu thuẫn lúc uống rượu bia, 3 người bị đâm thương vong
    Pháp luật

    TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Phá đường dây mua bán "bóng cười" khủng, thu lợi bất chính tới 105 tỷ đồng; mâu thuẫn lúc uống rượu bia, 3 người bị đâm thương vong
    5

    Pháp luật

    Phá đường dây mua bán "bóng cười" khủng, thu lợi bất chính tới 105 tỷ đồng; mâu thuẫn lúc uống rượu bia, 3 người bị đâm thương vong; công an điều tra vụ người phụ nữ tử vong do vết cắt ở vùng cổ... là những tin nóng 24 giờ qua.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    Bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố năm 2025: Quy trình cụ thể gồm những bước nào?

    Bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố năm 2025: Quy trình cụ thể gồm những bước nào?

    2

    Nghệ sĩ Nhân dân mang hàm Đại tá là Giám đốc: “Trong tôi luôn cháy bỏng khát vọng được dâng hiến tiếng hát của người chiến sĩ”

    Nghệ sĩ Nhân dân mang hàm Đại tá là Giám đốc: “Trong tôi luôn cháy bỏng khát vọng được dâng hiến tiếng hát của người chiến sĩ”

    3

    Chân dung nữ giám đốc Sở GDĐT tỉnh lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập: Sinh năm 1981, từng giữ nhiều vị trí lớn

    Chân dung nữ giám đốc Sở GDĐT tỉnh lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập: Sinh năm 1981, từng giữ nhiều vị trí lớn

    4

    Thủ tướng thông tin mới về thoả thuận thuế đối ứng khi gặp các "đại bàng" của Hoa Kỳ

    Thủ tướng thông tin mới về thoả thuận thuế đối ứng khi gặp các 'đại bàng' của Hoa Kỳ

    5

    CLB Quảng Ninh chiêu mộ 4 ngôi sao của bóng đá Việt Nam?

    CLB Quảng Ninh chiêu mộ 4 ngôi sao của bóng đá Việt Nam?
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media