Đưa mẹ chồng 100 triệu để chữa bệnh, bà nói cảm ơn mà tôi sợ cuộc hôn nhân của mình kết thúc | Đời sống - Giải trí
Cách đây không lâu, chị chồng gọi điện cho chồng tôi, nói rằng mẹ chồng bị ung thư dạ dày và cần phải phẫu thuật.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk, Ngày 22/11/1904, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định tách Đắk Lắk trở thành một trong 20 tỉnh, thành phố thuộc Trung kỳ thời Pháp thuộc.
Buôn Ma Thuột là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk và là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên Việt Nam.
Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Ama Thuột", tên gọi này xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày nay.
Từ giữa thế kỷ XII, đồng bào dân tộc ở miền Trung Tây Nguyên đã từng đứng dậy đấu tranh chống sự xâm lược của Chiêm Thành. Đến năm 1470, khi Chiêm Thành xâm lấn biên giới phía nam của nước Đại Việt, bị quan quân nhà Lê đánh tan.
Sau khi đánh thắng Chiêm Thành, nhà Lê một mặt tôn trọng đường ranh giới giữa vùng cư trú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với đồng bằng; mặt khác đã có những chính sách nhằm duy trì mối quan hệ giữa người Kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số.
Năm 1540, khi Bùi Tá Hán được triều đình cử làm Tuần Tiết xứ Nam Ngãi, kiêm cả các vùng dân tộc miền núi phía Tây.
Ông đã cho di dân lên lập ấp trên miền núi, mở mang buôn bán giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số, tiến cử các vị tù, tộc trưởng ở địa phương và tấn phong vua Hỏa Xá và Thủy Xá.
Từ đó cho đến các đời vua nhà Nguyễn sau này, địa bàn Tây Nguyên-Daklak được gọi là trấn Man, do triều đình gián tiếp quản lý.
Về hành chính, trấn Man chia thành 4 nguyên và 5 đạo và về quân sự, nhà Nguyễn lập ra một số đồn lính, tiến hành tuần tra, canh phòng biên giới và ngăn chặn sự xâm lược của quân Xiêm.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã đẩy mạnh các họat động do thám, nắm tình hình dưới nhiều danh nghĩa khác nhau, nhằm phục vụ cho âm mưu xâm lược Tây Nguyên, Daklak.
Đến năm 1898, chúng tập trung lực lượng đánh chiếm Buôn Đôn và lần lượt mở rộng chiến tranh đánh chiếm toàn bộ cao nguyên Daklak.
Voi rừng-một trong các loài động vật rừng, động vật hoang dã đặc trưng ở Đắk Lắk đang được bảo tồn. Ảnh: Văn Tiếp (Báo Đắk Lắk).
Sau khi chiếm Daklak, thực dân Pháp bắt tay xây dựng bộ máy thống trị, thành lập đơn vị hành chính tỉnh Daklak vào năm 1904 theo Nghị định của Tòan quyền Đông Dương. Chúng chia Daklak làm 5 quận, áp đặt chế độ trực trị, thực hiện chính sách "chia để trị".
Nhưng cũng chính từ sự áp bức, bóc lột hà khắc đó, đồng bào các dân tộc Daklak đã liên tục và anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của các vị Tù trưởng.
Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong tỉnh liên tục nổ ra các cuộc khởi nghĩa và đấu tranh vũ trang; như cuộc khởi nghĩa của Ama Jhao (1890-1904), cuộc đấu tranh của N’Trang Gưh (1900 -1914), cuộc khởi nghĩa của Oi H’Mai (1903 - 1909.
Tiêu biểu hơn cả là cuộc nổi dậy của đồng bào M’nông do N’Trang Lơng lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa này kéo dài 23 năm (1912-1935) lôi cuốn đồng bào các dân tộc, không chỉ ở cao nguyên Dak Nông, mà cả Tây Nguyên và Campuchia hưởng ứng.
Ngày 30 tháng 12 năm 1945 quân đội Pháp quay lại xâm lược lần thứ hai. Quân dân Buôn Ma Thuột và quân dân các dân tộc trong tỉnh đã đứng dậy đấu tranh. Cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ, gian khổ và ác liệt cuối cùng đã giành được thắng lợi.
Bản đồ tỉnh Đắk Lắk. Tỉnh Đắk Lắk đề ra triết lý quy hoạch đảm bảo phát triển dựa trên 3 trụ cột: Môi trường - Xã hội - Kinh tế. Ảnh: Báo Đầu tư.
Trong hơn 20 năm chiến chiếm đóng, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai đã tập trung biết bao tiềm lực quân sự và chính trị, nhằm xây dựng Dak Lak thành một địa bàn chiến lược trọng yếu, với nhiều thủ đoạn hòng đè bẹp ý chí cách mạng của đồng bào các dân tộc Dak Lak.
Nhưng vượt lên trên mọi hy sinh tổn thất to lớn và nặng nề nhất, quân dân các dân tộc đã kề vai sát cánh bên nhau, bền bĩ đấu tranh, lần lượt đập tan các âm mưu, thủ đọan của kẻ thù, lập nên những chiến công oanh liệt: đồng khởi phá kềm 1960-1961, phá ấp giành dân giải phóng nông thôn 1964-1965, tổng tấn công và nổi dậy tết Mậu thân 1968, đánh bại chương trình bình định cấp tốc của Mỹ Ngụy 1969-1972.
Cuối cùng đã làm nên chiến thắng Buôn Ma Thuột (ngày 10/03/1975), mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất, cả nước.
Ngày nay, toàn tỉnh Đắk Lắk có dân số gần 1,9 triệu người, với 49 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 35,7%, phân bố đều khắp các xã, phường, thị trấn
Tỉnh Đắk Nông được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2004 theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của tỉnh Đắk Lắk.
Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.
Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, với độ cao trung bình từ 600 mét đến 700 mét so với mặt nước biển, cao nhất là ở Tà Đùng với độ cao lên đến 1.982 mét. Nhìn chung địa hình Đắk Nông chạy dài và thấp dần từ đông sang tây. Địa hình đa dạng, phong phú và bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao, với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng.
Dân số trung bình năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước tính là 695.685 người, tăng 2,01% so với năm 2023. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2024 là 395.452 người, chiếm 56,84% dân số tỉnh, tăng 0,08% so với năm 2023.
Về cơ cấu dân số, Đắk Nông có khoảng 227.000 người thuộc các dân tộc thiểu số, chiếm hơn 32% tổng dân số toàn tỉnh.
Có những vùng dân cư thưa thớt như một số xã của huyện Đắk Glong, Tuy Đức. Đắk Nông là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm hơn 40 dân tộc cùng sinh sống.
Một góc TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Tỉnh Đắk Nông là một trong số các tỉnh "trẻ nhất", TP Gia Nghĩa-trung tâm hành chính của tỉnh cũng là một trong các thành phố trẻ nhất Việt Nam. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Thủ phủ, trung tâm hành chính của tỉnh Đắk Nông là Gia Nghĩa. Khi mới thành lập tỉnh, thị trấn Gia Nghĩa (của huyện Đắk Nông cũ) được chọn làm trung tâm hành chính của tỉnh Đắk Nông lúc bấy giờ. Đến ngày 1.1.2020, TP Gia Nghĩa được công nhận lên thành phố trực thuộc tỉnh và là một trong những thành phố trẻ nhất Việt Nam hiện nay.
Nông nghiệp được xác định là trụ đỡ của nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk. Để phát huy thế mạnh kinh tế nông nghiệp, Đắk Lắk gắn xây dựng nông thôn mới (NTM) với phát triển nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp), góp phần nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập bền vững cho người dân, nhất là nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đắk Lắk nằm ở trung tâm của vùng Tây Nguyên, có tổng diện tích đất tự nhiên 1.307.041 ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên vùng Tây Nguyên, đất đã sử dụng cho nông nghiệp 1.189.154 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 655.985 ha (lớn thứ 2 nước), đất lâm nghiệp có rừng gần 500.000 ha, đất lâm nghiệp chưa có rừng hơn 240.000 ha.
Điều kiện đất đai, khí hậu và địa hình sản xuất nông nghiệp tương đối bằng phẳng, có gần 700.000 ha đất Bazan, trong đó có trên 300.000 ha đất đỏ Bazan màu mỡ, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.
Toàn tỉnh hiện có 205.896 ha cà phê, 28.631 ha hồ tiêu và trên 30.000 ha sầu riêng, lớn nhất Việt Nam; lúa nước trung bình gieo trồng trên 110.000 ha/năm, đứng đầu khu vực Tây Nguyên; ngô trên 80.000 ha, đứng thứ 2 cả nước...
Tỉnh Đắk L ắk có điều kiện phát triển chăn nuôi phát triển chăn nuôi thuận lợi (tổng đàn gia súc, gia cầm trên 15 triệu con, luôn trong tốp 10 của cả nước); có gần 42.000 ha mặt nước thuận lợi phát triển thủy sản nội đồng; khí hậu ôn hòa, thời tiết nhìn chung thuận lợi...
Tỉnh Đắk Lắk có tiềm năng, thế mạnh phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, trong đó có một số cây công nghiệp chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu...những năm gần đây là cây sầu riêng. Ảnh: Mai Thanh.
Tròn 100 năm cây cà phê đến với Đắk Lắk, trở thành cây trồng chủ lực. Đắk Lắk - Năm 1922, cách đây đúng một thế kỷ, cây cà phê đã được người phương Tây di thực đến vùng đất Đắk Lắk. Với chiều dài 100 năm lịch sử, cây cà phê đã khẳng vị thế là cây trồng chủ lực ở vùng đất đỏ bazan rộng lớn này.
Theo Sở Công thương, một số mặt hàng nông sản chủ lực của Đắk Lắk đạt sản lượng bình quân hàng năm như: Cà phê đạt trên 557.000 tấn, hồ tiêu 78.000 tấn, cao su trên 37.000 tấn, ong mật trên 15.000 tấn, sắn 720.000 tấn, ca cao hơn 2000 tấn.
Đặc biệt cây ăn quả diện tích 36.450 ha, rất đa dạng, trong đó tập trung một số cây ăn quả như: sầu riêng là cây ăn quả chủ lực được trồng thuần và trồng xen, sản lượng trên 180.000 tấn, dự kiến đến năm 2025 đạt trên 300.000 tấn; quả bơ trên 80.000 tấn; chuối trên 50.000 tấn; hạt điều 35.000 tấn; mít 26.889 tấn; chanh dây 14.743 tấn; dứa 7.808 tấn; xoài 7.738 tấn; trái cây có múi 4.146 tấn; mắc ca 816 tấn; cây ăn quả nhãn, vải, chôm chôm, thanh long… Hiện nay đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch của bơ, sầu riêng và một số cây ăn quả...
Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, trong năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Đắk Lắk đã đạt trên 23.520 tỷ đồng, tăng 4,83% so với năm trước, vượt 0,95% kế hoạch, đóng góp 1,87% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Đắk Nông có độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 600m-700m. Tỉnh có một nguồn tài nguyên đất bazan màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ôn hòa, rất thuận lợi để phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, hàng hóa lớn.
Những năm qua, Đắk Nông đã đẩy mạnh các giải pháp nhằm nâng cao giá trị cho ngành Nông nghiệp. Phong trào phát triển kinh tế nông nghiệp đạt các tiêu chuẩn, chứng nhận được người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã thúc đẩy mạnh mẽ.
Quy mô sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày càng mở rộng. Tổng diện tích gieo trồng nông nghiệp hiện đạt trên 309.397ha, tăng gấp 2 lần so với lúc mới tái lập tỉnh. Trong đó, diện tích cây công nghiệp, cây lâu năm trên 235.200ha, cây hàng năm gần 74.000ha.
Đắk Nông xác định và xây dựng thành công các vùng nguyên liệu lớn về 4 cây trồng chủ lực gồm cà phê, hồ tiêu, cao su, điều và chăn nuôi quy mô lớn heo, bò, gia cầm…
Đắk Nông phát triển được 23 sản phẩm chủ lực, ngành hàng thế mạnh, ngành hàng tiềm năng với năng suất và chất lượng sản phẩm nông sản được cải thiện rõ rệt, dần khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Những năm gần đây, tỉnh Đắk Nông nổi lên là một trong những địa phương trồng sầu riêng với diện tích lớn, mang giá trị kinh tế cao. Cây sầu riêng cũng là một trong các cây trồng chủ lực của tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Minh Hoàng.
Trong đó, một số loại cây trồng, Đắk Nông có diện tích, sản lượng, chất lượng đứng đầu khu vực Tây Nguyên cũng như cả nước.
Điển hình như với cây hồ tiêu, Đắk Nông hiện có 34.000ha. Năng suất bình quân chung toàn tỉnh đạt khoảng 2,4 tấn/ha, tổng sản lượng hàng năm đạt khoảng 70.000 tấn. Hồ tiêu Đắk Nông đứng đầu khu vực Tây Nguyên và cả nước về diện tích, đứng thứ 2 về sản lượng sau tỉnh Đắk Lắk.
Đối với cây cà phê, Đắk Nông có diện tích cà phê đứng thứ 3 khu vực Tây Nguyên với 141.000ha, sản lượng ước đạt 361.000 tấn/năm.
Cà phê Đắk Nông ngày càng được canh tác theo các quy trình về nông nghiệp tốt được quốc tế công nhận, nhiều vùng miền có giống, điều kiện đất đai, khí hậu lợi thế để phát triển các sản phẩm đặc biệt.
Tỉnh thành lập được 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) diện tích 120ha với nhiều đơn vị đến đầu tư nghiên cứu, xây dựng chuyển giao mô hình.
Tỉnh công nhận được 4 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô 2.423 ha với các loại cây chủ lực gồm hồ tiêu, cà phê, lúa; công nhận 2 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao và tiếp tục hướng dẫn các địa phương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để công nhận 3 vùng NNƯDCNC trong thời gian tới.
Sầu riêng trồng ở Đắk Nông. Riêng năm 2024, Đắk Nông có 11.654ha sầu riêng, sản lượng ước đạt 41.500 tấn, tăng 3.839 tấn so với năm 2023. Với giá bán từ 60.000-90.000 đồng/1kg tổng thu nhập từ sầu riêng đạt khoảng 2.490 tỷ đồng.
Toàn tỉnh hiện có 392 trang trại chăn nuôi, đã hình thành được khoảng 7 chuỗi liên kết tạo đầu ra sản phẩm ổn định, hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần nâng cao hiệu quả, giảm được nhiều chi phí sản xuất và nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông (GRDP) năm 2024 ước tăng 4,87% so với năm trước, là mức tăng trưởng đứng thứ 3 khu vực Tây Nguyên[1], trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,34%, đóng góp 2,08 điểm phần trăm; Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,41%, đóng góp 1,18 điểm phẩn trăm (riêng công nghiệp tăng 5,79%, đóng góp 0,63 điểm phần trăm); Khu vực dịch vụ tăng 4,54%, đóng góp 1,76 điểm phần trăm; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 3,88% làm giảm 0,15 điểm phần trăm.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 45,23%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 18,17%; khu vực dịch vụ chiếm 33,06%; thuế sản phẩm (-) trừ trợ cấp sản phẩm, chiếm 3,53% (cơ cấu tương ứng của năm 2023 là 39,81%; 19,72%; 36,61%; 3,86%).
GRDP bình quân đầu người năm 2024 ước đạt 81,66 triệu đồng/người, tăng 19,73% (+13,46 triệu đồng/người).
Giai đoạn 2021 - 2023, Chương trình MTQG xây dựng NTM được triển khai đồng bộ, hiệu quả ở tỉnh Đắk Lắk thông qua phong trào thi đua “Đắk Lắk chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Trên địa bàn tỉnh đã có 78/151 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM, đạt tỷ lệ 51,6%, tăng 12 xã so với năm 2020. Toàn tỉnh đạt 2.436 tiêu chí/2.869 tiêu chí (84,9%), tăng 77 tiêu chí so với năm 2020; bình quân đạt 16,13 tiêu chí/xã, tăng 0,61 tiêu chí/xã so với năm 2020; có 5 xã đạt 19/19 tiêu chí xã NTM nâng cao, 1 đơn vị cấp huyện (Buôn Ma Thuột) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước giao thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2023 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đạt hơn 1.101 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Trung ương 503,5 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 597,4 tỷ đồng đồng.
Giai đoạn này đã giải ngân được hơn 960,2 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 87,2%, trong đó, vốn Trung ương gần 458,5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 91%, ngân sách tỉnh gần 501,8 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 84%. Các hộ dân đã đóng góp tiền mặt hơn 113 tỷ đồng, hiến trên 93.000 m2 đất, 54.000 ngày công lao động... để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn.
Tính đến năm 2024, toàn tỉnh Đắk Nông có 40/60 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Kết quả này cho thấy sự quyết tâm và phối hợp hiệu quả giữa chính quyền và người dân các địa phương.
Địa phương cũng rất chú trọng đến chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, toàn tỉnh có 124 sản phẩm của 97 chủ thể. Trong đó, có 17 sản phẩm OCOP đạt 4 sao và 107 sản phẩm OCOP đạt 3 sao.
Một số sản phẩm OCOP phát triển mạnh như: Cà phê, bột ca cao, hạt mắc ca, hạt điều, măng cụt sấy, sầu riêng sấy…
Hàng trăm sản phẩm OCOP đã được đưa lên các sàn thương mại điện tử. Ngành nông nghiệp đã hỗ trợ hình thành được 6 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Hồ Lắk là hồ nước ngọt tự nhiên lớn thứ hai Việt Nam, chỉ sau hồ Ba Bể ở tỉnh Bắc Kạn. Hồ nước ngọt này có diện tích hơn 600 ha. Xung quanh hồ được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh.
Trước khi đổ vào dòng Sêrêpốk hùng vĩ, các mạch nước từ dãy núi Chư Yang Sin sau khi len lỏi qua các cánh rừng của đại ngàn Tây Nguyên, tất cả đã cùng nhau hội tụ ở vùng đất trũng bên thị trấn Lạc Thiện của huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, hình thành nên Hồ Lắk. Hồ Lắk thơ mộng với diện tích hơn 6km2 mặt nước là hồ nước ngọt tự nhiên lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể và là hồ nước tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên. '
Người M’Nông bản địa nơi đây vẫn truyền tai nhau về huyền thoại hồ sâu không đáy, không những thông với dòng Krông Ana – con sông lớn và hùng vĩ nhất Tây Nguyên mà còn “nối đáy” với cả… Biển Hồ ở tận bên Gia Lai, cách đó khoảng 200km.
Không chỉ nổi tiếng bởi cảnh sắc thiên nhiên bình yên và thơ mộng, Hồ Lắk còn hấp dẫn du khách ưa thích khám phá bởi những câu chuyện truyền thuyết linh thiêng về sự hình thành Hồ Lắk, gợi nhớ về một thời xa xưa, khi cộng đồng người M’Nông quần tụ nơi đây để cùng khai khẩn lập buôn.
Hồ Lắk ở à hồ nước ngọt tự nhiên lớn thứ hai Việt Nam, chỉ sau hồ Ba Bể ở tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Công Nam.
Vào mùa nước, cũng là mùa cá ở Hồ Lắk, sau một đêm mưa, nước từ thượng nguồn dòng sông Krông Ana đổ về, mang theo hàng chục loài cá: rô phi, chép, trắm cỏ, thát lát, cá bống đổ về Hồ Lắk.
Được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh của đại ngàn Tây Nguyên với diện tích hơn 12 nghìn hecta nên khi tham quan hồ Lắk du khách còn được ngắm nhìn hệ động, thực vật đa dạng.
Theo thống kê có 548 loài thực vật thuộc 118 họ, 132 loài chim, 61 loài thú, 43 loài lưỡng cư bò sát, trong đó có một số loài đặc hữu và quý hiếm. Bên cạnh đó, Hồ Lắk còn là nơi trú ngụ của vô số loài thuỷ sinh, tôm cua cá và là nguồn lợi kinh tế lớn cho cư dân địa phương sinh sống ở khu vực quanh hồ.
Khu bảo vệ cảnh quan hồ Lắk nằm trên địa giới hành chính các xã Bông Krang, Đắk Liêng, Yang Tao và thị trấn Liên Sơn (H. Lắk), với tổng diện tích hơn 10.300 ha. Khu bảo vệ này được chia thành 3 phân khu: bảo vệ nghiêm ngặt, phục hồi sinh thái và hành chính – dịch vụ
Hồ Tà Đùng là hồ nước ngọt nhân tạo lớn ở khu vực Tây Nguyên, còn được biết đến với cái tên khác là hồ thủy điện Đồng Nai 3, do đây là hồ thủy điện thứ 3 được xây trên sông Đồng Nai. Bao quanh hồ Tà Đùng là vùng núi rộng lớn, thế núi cao tạo thành lòng hồ rộng hơn 3.600ha.
Hồ Tà Đùng (tỉnh Đắk Nông) hình thành với hơn 37 hòn đảo lớn nhỏ với những hình thù khác nhau, phân bố hoàn toàn tự nhiên nhưng lại rất đồng đều và uốn lượn mềm mại khắp mặt hồ.
Hồ Tà Đùng là một trong những điểm đến ấn tượng của Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông đã được UNESCO công nhận, được ví như "Vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây Nguyên.
Hồ Tà Đùng có diện tích khá lớn, kéo dài sang tận địa phận Lâm Đồng. Ngoài phong cảnh nên thơ, trữ tình và được ví như Hạ Long của vùng Tây Nguyên, thời tiết ở đây cũng tương đối mát mẻ, dễ chịu quanh năm.
Trong màu huyền ảo, những tia nắng cuối chiều rọi xuống mặt hồ Tà Đùng (hồ nước ngọt nhân tạo, hồ thủy điện lớn nhất tỉnh Đắk Nông) lúc hoàng hôn. Ảnh: Chấn Hưng.
Quanh khu vực hồ Tà Đùng là những buôn làng đa dân tộc, gồm người Mạ, người Kinh và người Mnông, sống chủ yếu bằng nghề nông và đánh bắt thủy sản trên hồ.
Là hồ nước nhân tạo, hồ thủy điện, nhiều loài cá nước ngọt đã được thả nuôi ở đây. Ở hồ Tà Đùng, ngư dân thường dùng lưới mắt nhỏ để bắt cá kìm (loài cá tự nhiên này chưa thể nuôi được).
Cá kìm có sức sống khá mãnh liệt và linh hoạt, sinh trưởng tốt ở cả nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Chúng được gọi là cá kìm bởi hình dáng của miệng cá khá giống một cái kìm mỏ dài sắc nhọn.
Hồ Đồng Nai 3, còn được gọi là hồ Tà Đùng, là một hồ nhân tạo nằm trong Vườn quốc gia Tà Đùng, thuộc huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
Vườn quốc gia Tà Đùng là một vườn quốc gia ở tỉnh Đắk Nông, Việt Nam. Với diện tích 20.937,7 ha, vườn quốc gia được thành lập vào ngày 8 tháng 2 năm 2018 trên cơ sở chuyển đổi từ khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng trước đây.
Việc sáp nhập 2 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương với TP HCM, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập là một vùng kinh tế đô thị lớn mạnh. Có một ngành, hàng hot thường gắn liền với đô thị-đó là ngành sinh vật cảnh. Sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu với TP HCM sẽ là cơ hội lớn co nành sinh vật cảnh nói chung và nghề nuôi cá cảnh (nuôi cá kiểng) nói riêng phát triển...
Cách đây không lâu, chị chồng gọi điện cho chồng tôi, nói rằng mẹ chồng bị ung thư dạ dày và cần phải phẫu thuật.
Lịch sử xoay vần, 150 năm sau kể từ khi gia tộc người này bị Tư Mã Ý tru diệt, con cháu của ông ta giống hệt như Tư Mã Ý năm xưa, ra tay diệt trừ thế lực nhà Tư Mã.
Kể từ khi Đại Vũ truyền ngôi cho con trai, thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc mở ra một hệ thống cha truyền con nối. Nhưng trong lịch sử có một triều đại, Thái hậu trước khi lâm chung khuyên Hoàng đế truyền ngôi cho em trai của mình, nguyên nhân vì sao?
Phát biểu trong buổi họp báo sau thất bại của B.Bình Dương trước Hà Nội FC, HLV Nguyễn Công Mạnh đã lên tiếng xác nhận chia tay đội bóng.
MC Bích Hồng bị SCTV dừng tất cả các chương trình sau phát ngôn gây phẫn nộ của MC này về buổi hợp luyện diễu binh diễu hành tối 18/4.
Ngày sinh Âm lịch của một người giống như số trang của một kịch bản cuộc đời, ẩn chứa những điềm báo thú vị.
"Hội Nhà báo Việt Nam và các cấp ủy trung ương sẽ luôn đồng hành, nỗ lực tháo gỡ những khó khăn mà giới báo chí đang đối mặt", Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định.
Làm khách trước Đông Á Thanh Hóa ở vòng 19 V.League 2024/2025, Thể Công Viettel buộc phải thắng để nuôi hy vọng bám đuổi đương kim vô địch Thép xanh Nam Định và Hà Nội FC trong cuộc đua vô địch. Thế nhưng bất ngờ đã xảy ra trên sân Thanh Hóa khi đội khách để thua với tỷ số 1-3.
Tối 19/4, bầu trời TP.HCM bừng sáng trong màn pháo hoa rực rỡ, thu hút đông đảo người dân đổ về các điểm trung tâm chiêm ngưỡng.
Ngày 19/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Đề án hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái.
Trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang trưng bày bộ bài tú lơ khơ vẽ tay mộc mạc bằng mực xanh đã phai màu. Mặt sau quân át cơ có hàng chữ viết tay: “Kỷ niệm Đội điều trị lán 2”. Đây là sản phẩm tự tạo của các đồng chí thương binh Đội điều trị lán 2, Binh trạm 44, Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 19/4 vừa áp đặt lệnh trừng phạt đối với 3 công ty Trung Quốc với cáo buộc các công ty này giúp Nga sản xuất tên lửa Iskander tiên tiến.
Sáng 19/4, tại Chùa Đậu - TP. Hà Nội đã diễn ra hội thảo góp phần giải mã về hiện tượng “toàn thân xá lợi” của hai vị Thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường.
Không có tượng đài nào dựng từ nước mắt. Không có huy chương nào dành cho sự hy sinh lặng thầm. Nhưng chính từ những hy sinh không tên tuổi ấy, hòa bình hôm nay được xây nên - không chỉ bằng máu, mà bằng cả một đời lặng lẽ gánh chịu vết thương.
Tình báo Quốc phòng Ukraine tuyên bố họ đã thực hiện nhiều chiến dịch thành công dẫn đến tổn thất lớn về nhân sự và thiết bị cho quân đội Nga ở tỉnh Zaporizhzhia.
Tuấn Hải tỏa sáng giúp Hà Nội FC đánh bại B.Bình Dương 3-0 ngay trên sân Gò Đậu tối 19/4, đội bóng Thủ đô áp sát ngôi đầu của Thép Xanh Nam Định.
Theo ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, khảo sát bước đầu, tỉnh này có khoảng 900 người có nguyện vọng xin nghỉ, khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Tiền vệ Việt kiều cao 1m80 được HLV Kim Sang-sik gọi lên ĐT Việt Nam??; Tuấn Linh quyết giúp CLB Bình Định trụ hạng; M.U muốn đổi Rashford lấy Watkins; cố danh thủ Croatia qua đời ở tuổi 39; cựu sao M.U từng bị phạt vì húc đầu vào nhân viên bảo vệ.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XX, kỳ thứ 42 đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Trong hai tuần qua, không quân Ukraine đã thực hiện chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào các vị trí chiến lược của Nga, nhiều trong số đó là các trung tâm chỉ huy và nơi đóng quân của các chỉ huy Nga.
Tình huống này cũng giống như rất nhiều tình huống khác trong bóng đá mà mọi công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng bất lực, quyết định cuối cùng lại thuộc về nhận định của trọng tài, và trọng tài vẫn là con người.
Về huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang), hỏi thăm nhà ông Thùy Văn Ớt, tên thường gọi Ba Ớt ở ấp Ngọc Thuận, xã Ðông Hưng A, huyện An Minh gần như ai cũng biết. Ông Ba Ớt được biết đến là một trong những người tiên phong ở địa phương áp dụng quy trình nuôi tôm công nghệ cao, lợi nhuận thu về mỗi năm hàng tỷ đồng.
Đà Nẵng nổi tiếng không những là nơi diễn ra cuộc “thử lửa” đầu tiên của nước ta với Pháp cách đây 178 năm (tháng 5/1847) mà còn là nơi có bức ảnh chụp đầu tiên của nước ta. Bức ảnh này được một nhà ngoại giao người Pháp chụp vào tháng 6/1845 dưới chân núi Sơn Trà.
Thần Tài sẽ đặc biệt ưu ái 3 con giáp này vào tháng 4 và tháng 5, giúp họ cải thiện vận may tài chính, gia đình thêm thịnh vượng, sung túc.
Sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, vùng đất mới mở rộng là vùng đất cổ xưa với nhiều làng cổ. Hai trong số các làng cổ nổi tiếng nhất của tỉnh mới sau sáp nhập là làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và làng Mẹo hay còn gọi là làng Phương La, (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Hướng tới chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Giải bóng rổ học sinh, sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) mở rộng 2025 được tổ chức với sự tham gia của hàng trăm vận động viên.
Một lần nữa, Viktor Lê là toả sáng để góp công vào chiến thắng của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Chia sẻ liên quan đến cậu học trò Việt kiều Nga, HLV Nguyễn Thành Công đã bật mí những điều khá bất ngờ.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng Liên minh châu Âu (EU) nên noi theo gương Mỹ, ngừng tham gia vào cuộc xung đột tại Ukraine. Theo ông, điều này sẽ cho phép Nga “xử lý tình hình nhanh hơn”.
Tỉnh Sơn La đồng loạt tổ chức lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Dự kiến, sau sáp nhập, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị hành chính cấp xã.
Nghệ sĩ Nhân dân Trung Đức sẽ tái ngộ Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong chương trình “Ký ức Trường Sơn” kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.