Chùa Đậu tọa lạc tại thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội nổi tiếng bởi kiến trúc cổ kính của các vương triều phong kiến, bởi bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời. Không chỉ vậy, điều khiến Phật tử nơi nơi thành tâm về đây chiêm bái chính là nhục thân bất hoại của nhị vị thiền sư Vũ Khắc Minh - Vũ Khắc Trường. Hai pho tượng quý đã được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2016.
Clip: Bí ẩn về nhục thân bất hoại của hai vị thiền sư tại chùa Đậu
Tương truyền, hai vị thiền sư tu hành vào thế kỷ 17, là trụ trì tại chùa Đậu. Hai Ngài Vũ Khắc Minh - Vũ Khắc Trường là hai chú cháu cũng là hai thầy trò. Cả hai vị có căn duyên đặc biệt, đều sớm lìa xa đời sống thế tục để xuất gia tu hành, lấy pháp hiệu Tự Đạo Chân - Tự Đạo Tâm. Suốt cuộc đời, hai Ngài gìn giữ lối sống thanh đạm, mỗi ngày chỉ ăn một bữa cơm rau vào chính ngọ. Thế nên, dân làng quanh đó thường gọi các Ngài với cái tên mộc mạc là “Nhà sư rau”.
Một ngày, nghe tiếng giục giã của tấm thân tứ đại mòn mỏi, biết số mệnh đã tận, thiền sư Vũ Khắc Minh căn dặn đệ tử: “Sau đúng 100 ngày, nếu không nghe thấy tiếng mõ tụng kinh của ta nữa thì hãy mở cửa am. Nếu thi thể ta hôi thối thì dùng đất lấp am lại, còn thi thể ta nguyên vẹn, không có mùi thì lấy sơn bả lên người ta trước khi xây bịt kín am”.
Am thờ thiền sư Vũ Khắc Trường. Ảnh: Duy Hải.
Sau đó, Ngài mang theo một chum nước uống, dầu thắp đèn rồi vào trong am ngồi tụng kinh, niệm Phật, tọa thiền. Các đệ tử bịt kín cửa am lại, chỉ để hở một lỗ nhỏ thông khí.
Đúng 100 ngày sau, không nghe thấy tiếng mõ tụng kinh nữa, đệ tử mở cửa am thì thấy nhà sư đã tịch trong tư thế ngồi thiền kiết già hoa sen. Hơi thở đã tắt, gương mặt Ngài an nhiên tĩnh tại, thoáng hiện một nụ cười hàm tiếu thanh thoát. Các đệ tử nhu thuận làm như lời người Thầy đã chỉ dạy. Sau đó chừng 10 năm, thiền sư Vũ Khắc Trường cũng vào am gõ mõ tụng kinh và tịch trong tư thế tọa thiền như người Thầy của mình.
Câu chuyện về hai Ngài tồn tại như một truyền thuyết huyễn hoặc trong suốt nhiều năm tháng. Nhiều người không tin đó là điều có thật trên đời.
Năm 1983, Viện Khảo cổ học cử một đoàn cán bộ, trong đó có PGS.TS Nguyễn Lân Cường về chùa Đậu kiểm tra sự xuống cấp của khu vực gác chuông. Sau khi đi một vòng quan sát những di sản, hiện vật quý của chùa, nhà khảo cổ Nguyễn Lân Cường đứng rất lâu trước am thờ của thiền sư Vũ Khắc Minh.
Đến tận bây giờ, TS Nguyễn Lân Cường vẫn xúc động nhớ như in giây phút đặc biệt đó: “Tôi đã đứng lặng người rất lâu trước chiếc am nhỏ bên phải chùa. Thiền sư Vũ Khắc Minh ngồi đó, phía sau mành, đôi mắt lim dim như đang suy tư về cõi Phật”.
Dường như có một linh cảm đặc biệt thôi thúc vị chuyên gia khảo cổ ấy tiến gần lại vén mành. Tiến sĩ chú ý ngay đến vết nứt trên trán pho tượng. Qua vết nứt rất nhỏ, chỉ chừng 0,2cm, ông nhìn rõ xương sọ. Ông đinh ninh bên trong pho tượng này chứa hài cốt thật, dù được bảo tồn lại bằng hình thức nào vẫn còn là điều bí ẩn.
Sau đó, các nhà khoa học cung nghênh nhục thân của thiền sư Vũ Khắc Minh về Bệnh viện Bạch Mai. Qua các phim chụp, không phát hiện được vết đục nào trên hộp sọ.
Quan sát phim chụp X-quang xương sọ của thiền sư Vũ Khắc Minh, các nhà khoa học thấy hộp sọ, xương lá mía, xương đỉnh trên và phần răng còn nguyên vẹn. Ảnh: NVCC.
Theo tài liệu khoa học, để ướp xác, người ta thường đục thủng phần xương lá mía và nền sọ hoặc đỉnh sọ để lấy não. Sau đó, người ta độn vải hoặc những chất bảo quản vào trong xương sọ.
Theo giáo lý đạo Phật, khi đạt đến một tầng bậc thiền định, nếu có tác ý thì thiền sư có thể lưu lại nhục thân không hoại rất lâu. Nhị vị Thiền sư Vũ Khắc Minh - Vũ Khắc Trường hay các vị sư Trung Hoa, Tây Tạng cũng thường lưu lại nhục thân như thế. Di hài Lục Tổ Huệ Năng từ thế kỷ thứ 7 sau công nguyên cho đến nay vẫn đang được lưu giữ tại chùa Hoa Nam (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
Trải qua hơn 300 năm thăng trầm lịch sử, dù chiến tranh, thiên tai, toàn thân xá lợi của hai Ngài vẫn tồn tại với thời gian, là bảo vật quý của chùa Đậu. Hai vị thiền sư là tấm gương mẫu mực về đời sống tu hành toàn vẹn giới đức, nhiếp tâm thiền định, đạt được chứng ngộ vi diệu cao siêu. Khoa học tiến bộ ngày nay vẫn chưa thể giải thích hết được về sự nhiệm màu ấy.
Cuộc sống hiện đại nhiều lo toan, chùa Đậu vẫn là nơi nương tựa tâm linh của biết bao Phật tử gần xa. Nụ cười an nhiên thanh tịnh của hai vị thiền sư hiện diện như lời nhắc với nhân sinh hãy tránh ác làm lành, về nương tựa với giáo lý từ bi của Đức Phật để tìm thấy hạnh phúc an lạc.
Ngày 24-5-1932, tỉnh Pleiku (Gia Lai ngày nay) chính thức được thành lập. Trải qua bao thăng trầm lịch sử trong 90 năm hình thành và phát triển, bộ mặt của tỉnh đã có sự đổi thay toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Danh sách sáp nhập 34 tỉnh/thành phố, danh sách sáp nhập mới nhất có phương án sáp nhập 2 tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vào TP Hồ Chí Minh. Một thành phố mới sẽ sở hữu 2 "kho báu xanh". Đó là rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích thuộc nhóm rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam; hồ Dầu Tiếng là hồ nước nhân tạo có diện tích lớn nhất Việt Nam.
Sáp nhập tỉnh, thành phố, theo dự kiến của Trung ương, tỉnh Ninh Thuận sáp nhập vào tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh mới có trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hòa. Hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa về "chung một mái nhà", tỉnh mới sẽ có bờ biển dài miên man, có loài hoa mai vàng nguyên thủy, có một loài động vật hoang dã to bự nằm trong sách Đỏ...
Ở miền Tây Nam bộ của Việt Nam có một giống cây lạ cho quả ngon, nghe tên người ta dễ nhầm sang cây hoa hồng. Đó là cây hồng nhung, là giống cây ăn trái xuất xứ từ Philippines, được trồng nhiều ở tỉnh Sóc Trăng, nay quả hồng nhung là đặc sản Sóc Trăng.
Thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh, thành, 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận nằm trong danh sách các tỉnh thuộc diện sáp nhập. Nếu phương án sáp nhập 3 tỉnh này được chấp nhận, tỉnh mới hình thành sẽ có nhiều hồ nước ngọt to lớn, có biển đẹp như phim, hòn đảo Phú Quý quan trọng, thậm chí có cả "Vịnh Hạ Long" trên cao nguyên.
Chia sẻ với PV Báo điện tử Dân Việt, ông Lê Minh, Công ty Maphaco Việt Nhật ở Sa Pa (Lào Cai) cho biết, ông vừa thu mua một tổ ong khoái có trọng lượng 126kg với kích thước khoảng 3m được người dân khai thác trên vách núi đá cao ở bản Sâu Chua ( xã Sa Pả). Đây là tổ mật ong rừng lớn nhất từ trước đến nay mà ông mua được ở vùng Tây Bắc.
Cùng với ốc len, cua biển, tôm đất…con ba khía chọn Rạch Gốc - Ngọc Hiển làm “vương quốc” sinh sôi, đưa địa phương này trở thành nơi sở hữu sản lượng ba khía nhiều nhất Nam Bộ. Rừng ngập mặn Cà Mau có diện tích 64.000 hecta trải dài từ Đông sang Tây, nơi chốn hoang sơ và đầy quyến rũ này, sản vật ra đời như một cách thiên nhiên “chọn mặt gửi vàng”.
Con hổ được đặt tên là Ngao ở Nghệ An bất ngờ nổi tiếng trên mạng xã hội với biểu cảm đáng yêu. Hình ảnh con hổ hờn dỗi, nũng nĩu bên “bố nuôi” như một đứa trẻ khiến ai cũng thích thú. Hiện, con hổ đang ở khu du lịch sinh thái Hòn Nhãn ở xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Ông Phạm Đăng Long kết hôn với bà Phan Thị Tánh sinh ra ông Phạm Đăng Hưng (quê Tiền Giang), sau này trở thành đại công thần của vương triều nhà Nguyễn. Đại thần Phạm Đăng Hưng là thân phụ của bà Phạm Thị Hằng (bà Từ Dụ Thái hậu), Hoàng phi của vua Thiệu Trị, hoàng mẫu của vua Tự Đức.
Gia đình ông Lương Ngọc Công, bản Liên Hà 5, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên đang làm đặc sản Lào Cai. Ông đã xây dựng thương hiệu bánh gai truyền thống thành sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.
Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa thời gian qua đã liên tục đặt bẫy ảnh tại nhiều khu vực rừng tự nhiên, phát hiện và ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có các loài gà rừng đã có tên trong Sách đỏ Việt Nam, thế giới
Ngôi mộ cổ bí ẩn trên tọa lạc tại ấp Ba Động, xã Trường Long Hòa, TX Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với chu di diện tích gần 100 mét. Mộ cổ này nằm trên mảnh đất rộng khoảng 500m2, đất hoang, cây cỏ rậm. Khu mộ cổ đồ sộ có quy mô rất bề thế, được xây bằng đá và hợp chất vôi, cát.