Sáp nhập: Xã, phường nào ở Hà Nội đông dân và diện tích lớn nhất?
Theo phương án đề xuất sắp xếp xã, phường tại Hà Nội, xã Ba Vì có diện tích lớn nhất là 81,29 km2 và phường Hồng Hà dự kiến quy mô dân số lớn nhất hơn 126.000 người.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Một ngày đầu tháng 9/2022, trong dịp ra đảo Phú Quý, chúng tôi tìm đến viếng đền thờ công chúa Bàn Tranh. Vừa hỏi thăm đường đi, nhiều người dân trên đảo Phú Quý đã hướng dẫn chúng tôi rất nhiệt tình…
Theo ghi nhận của chúng tôi, đền thờ Công chúa Bàn Tranh nằm dưới chân núi Cao Cát, gần một làng chài của xã Long Hải. Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là cuộc sống của người dân ở xung quanh đền sung túc, bởi nhiều căn nhà mới khang trang đang mọc lên.
Từ bên trong đền thờ Công chúa Bàn Tranh nhìn ra cổng chính. Ảnh: Bùi Phụ
Có thể nói, sau bao thăng trầm thay đổi của thời gian, đền thờ công chúa Bàn Trang hiện nay vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghi trên “hòn ngọc” giữa biển khơi này. Cửa chính đền thờ công chúa Bàn Tranh quay về phía Nam, cách cảng bến tàu Phú Quý 8km. Cổng đền được xây dựng và chạm trổ hoa văn rất tinh xảo. Trong đền được sơn son thếp vàng đầy vẻ tôn kính...
Mùi hương trầm từ ban thờ công chúa Bàn Tranh tỏa ra, khiến mọi mệt mỏi đường xa như nhóm du khách chúng tôi tan biến...
Ông Hai, đã hơn 70 tuổi, một cư dân sống từ nhỏ đến giờ ở gần đền thờ cho biết, người dân ở đảo này rất tôn kính, biết ơn công chúa Bàn Tranh nên ngày nào cũng có người dân vào đền thắp hương.
“Việc thờ công chúa Bàn Tranh đã trở thành tín ngưỡng thiêng liêng nhất của người dân trên đảo. Vì vậy, người dân chúng tôi phải có trách nhiệm trông coi đền thờ để dịp cúng tế hàng năm để bà con trên đảo quy tụ về cúng tế công chúa Bàn Tranh…”, ông Hai nói.
Đền thờ Công chúa Bàn Tranh xã Long Hải huyện đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Bùi Phụ
Theo lời ông Hai, đến ngày Mùng 3 tháng Giêng (Âm lịch), người dân trên đảo Phú Quý tổ chức long trọng lễ hội tại đền thờ công chúa Bàn Tranh nhân ngày giỗ công chúa.
Dịp này, Ban Quản lý đền thờ tổ chức nghi lễ thỉnh rước sắc phong của công chúa Bàn Tranh tại làng đang lưu giữ, thờ phụng sắc về đền thực hiện tế lễ.
Cũng theo lời ông Hai, đền thờ công chúa Bàn Tranh thể hiện bước kế thừa, tiếp biến và dung hợp văn hóa của cộng đồng người Việt khi đến tiếp quản và xây dựng cuộc sống trên đảo Phú Quý. Đặc biệt việc trông coi, thờ phụng và cúng tế hàng năm được diễn ra luân phiên giữa các làng trên đảo.
“Theo quy ước mỗi làng được lưu giữ sắc phong, phụng thờ, cúng tế trong thời gian 1 năm. Sang năm sau, sẽ luân chuyển sang làng khác và cứ thế luân chuyển khắp các làng trên đảo theo trình tự…”, ông Hai chia sẻ.
Nhiều người dân lớn tuổi trên đảo Phú Quý cho biết, vào dịp này, đoàn lễ khởi hành nghinh rước sắc phong tại làng đang giữ sắc rồi đi qua các ngõ đường trong làng rồi về đền thờ công chúa Bàn Tranh. Người dân ăn mặc đẹp, nghiêm trang tham gia lễ hội rất đông, bày tỏ lòng thành kính bên âm thanh của nhạc cụ dân gian suốt hành trình của buổi lễ.
Sắc màu trang phục của người dân và âm thanh của nhạc cụ như hòa quyện vào nhau, tạo nên nét đẹp độc đáo, thể hiện sắc thái văn hóa thiêng liêng của người dân trên đảo Phú Quý. Nhân dịp này, khắp nơi trên đảo Phú Quý còn diễn ra các lễ hội dân gian đậm sắc thái miền biển như: hò chèo bả trạo, hát bội, múa tứ linh…
Bên trong đền thờ công chúa Bàn Tranh được sơn son thếp vàng đầy vẻ tôn kính...Ảnh: Bùi Phụ
Theo truyền thuyết và tư liệu của bảo tàng tỉnh Bình Thuận, công chúa Bàn Tranh tên thật là Po Sah Ina là con gái vương quốc Chămpa. Vua Po Kathit, còn có tên Po Dam (Po Kathit, người Việt gọi là Bàn La Trà Duyệt) làm vua từ năm 1458 đến 1460.
Công chúa Bàn Tranh yêu một chàng trai cùng dân tộc nhưng khác tôn giáo, không thuộc dòng dõi hoàng tộc nên bị các vị đại thần triều đình lúc bấy giờ phản đối.
Công chúa bị cho là mang tội bất kính với vua cha nên phải chịu hình phạt lưu đày ra hoang đảo vĩnh viễn không được trở về đất liền. Vua cha đã ban cho công chúa Bàn Tranh một số tùy tùng, dụng cụ sản xuất, đánh bắt hải sản, nhiều hạt giống lương thực, chiếc thuyền buồm để tự mưu sinh...
Sau những ngày lênh đênh trên biển, thuyền của công chúa cặp vào hòn đảo. Và từ đó, công chúa cùng những tùy tùng đi theo đã khai khẩn, mở đất lập làng tạo dựng cuộc sống mới trên hòn đảo này.
Sau khi qua đời, thi thể công chúa được người dân chôn cất tại đảo và lập đền thờ. Khoảng đầu thế kỷ XVII ngôi đền được người Việt tiếp quản, gìn giữ và thờ phụng cho đến ngày nay.
Bệ thờ công chúa Bàn Tranh. Ảnh: Bùi Phụ
Theo Bảo tàng tỉnh Bình Thuận, công chúa Bàn Tranh là người có công đầu trong việc đưa lên đảo những giống lương thực, hoa màu, hướng dẫn người dân trên đảo khai khẩn đất đai, làm ruộng vườn, hình thành xóm làng, chỉ dạy người dân cách trồng trọt, làm nghề nông…
Còn theo sử Chăm, năm 1460, Vua Po Kathit nhường ngôi cho em trai là Trà Toàn và vị vua kế vị đã có chỉ dụ cho Công chúa Bàn Tranh được phép trở về đất liền. Thế nhưng, do yêu cuộc sống hiện tại trên đảo, công công chúa đã không về, sống vui vẻ đảo cho đến cuối đời. Khi công chúa qua đời, người dân trên đảo lập mộ chôn cất công chúa.
Với những công lao to lớn của công chúa Bàn Tranh, người dân trên đảo Phú Quý đã tôn vinh gọi đền thờ công chúa Bàn Tranh hay đền thờ Bà Chúa Xứ.
Ghi nhận những công lao to lớn của công chúa Bàn Tranh, các vua Triều Nguyễn đã phong bà là Hiển dũng Chương uy Hùng nghị Đoan túc chi Thần. Từ đời vua Minh Mạng (1820-1840) cho tới vua Khải Định (1916-1925) đã ban tặng cho bà 8 sắc phong, giao cho ngư dân đảo Phú Quý thay nhau hương khói, phụng thờ…
Trong miếu thờ công chúa Bàn Tranh, còn một số di vật linh thiêng như bài vị, bệ thờ, liễn đối, hoành phi viết bằng chữ Hán, ca ngợi tài năng, công đức Công chúa Bàn Tranh như:
Hiển hách miếu thần ngàn năm còn đó Linh thiêng cung thánh vạn thuở chẳng dời. Câu đối khắc bằng chữ Hán gắn ở cột đền thờ có nội dung: Linh thần hiển hách phù trong đảo Giúp nước thay trời cứu vạn dân.
Một góc làng chài trên đảo Phú Quý. Ảnh: Bùi Phụ
Từ khi tạo lập đến nay, đền thờ công chúa Bàn Tranh đã trải qua gần 400 năm tồn tại, do tác động của môi trường biển đảo khắc nghiệt nên ngôi đền đã được các thế hệ người Chăm và người Việt tiếp nối tu bổ, tôn tạo. Qua nhiều lần trùng tu, đền thờ công chúa Bàn Tranh vẫn giữ nguyên nét ban đầu và phần mộ của công chúa Bàn Tranh nằm trong đền thờ.
Đền thờ công chúa Bàn Tranh hiện cũng là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở đảo Phú Quý và được nhiều khách du lịch gần xa đến viếng khi du lịch hòn đảo này.
Theo UBND huyện Phú Quý( Bình Thuận), đợt trùng tu năm 2009 đã làm cho diện mạo đền thờ trở nên bề thế và trang nghiêm với các hạng mục: Cổng chính, Cột cờ, Bình phong, Võ ca và Chính điện được phân bố trên một trục thẳng và bao bọc đền là hệ thống tường thành kiên cố.
Đền thờ công chúa Bàn Tranh còn lưu giữ 3 bia thờ công chúa Bàn Tranh được tạc từ đá hoa cương màu xám xanh có niên đại khoảng 400 năm.
Do khi sống có nhiều công trạng trong việc khai khẩn đất đai, quy tụ nhân dân hình thành xóm làng, khi mất đi linh hiển bảo vệ vùng biển phía Nam của Tổ quốc, hộ trì dân đi biển tai qua nạn khỏi trong nhiều trận bão tố, nên công đức của Bà được truyền tụng:
Hạnh đức của Bà đời chiêm ngưỡng ngàn năm tôn kính
Công ơn sự nghiệp độ linh thiêng muôn thuở còn ghi.
Đền thờ công chúa Bàn Tranh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử quốc gia tại Quyết định số 227/QĐ-BVHTTDL ngày 28/01/2015.
Dù nằm cách xa kinh thành nhất, lăng Gia Long-Thiên Thọ Lăng lại là lăng đặc biệt hơn tất cả các lăng tẩm vua chúa khác ở Huế.
Theo phương án đề xuất sắp xếp xã, phường tại Hà Nội, xã Ba Vì có diện tích lớn nhất là 81,29 km2 và phường Hồng Hà dự kiến quy mô dân số lớn nhất hơn 126.000 người.
Trần Duệ Tông là vị vua thứ 9 của triều đại nhà Trần. Là con của vua Trần Minh Tông, mẹ là Đôn từ Hoàng Thái Phi. Tuy mang nhiều hoài bão cũng như sự quyết đoán và mạnh mẽ, nhưng đáng tiếc lại tử trận trên sa trường.
Trong nhiệm kỳ qua, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Supe Lâm Thao đạt hơn 16.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế lên tới 805 tỷ đồng. Thu nhập của người lao động đạt bình quân 13,58 triệu đồng/người/tháng, bằng 174% nghị quyết. Với kết quả kinh doanh tích cực, "đại gia" phân bón miền Bắc đã nộp hơn 262 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
Trong văn bản kiến nghị lên Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cùng lãnh đạo các bộ ngành, 8 hội, hiệp hội doanh nghiệp đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.
Bất chấp bê bối liên quan đến chất cấm của nam chính Yoo Ah In, phim điện ảnh "The Match" vẫn đạt thành tích ấn tượng khi ra rạp.
Tiền vệ Ibrahim Maza – “thần đồng” gốc Việt đắt giá nhất lịch sử với định giá 12 triệu euro – đang đứng trước cơ hội đầu quân cho nhà ĐKVĐ Bundesliga là CLB Bayer Leverkusen.
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng phải điều chỉnh kế hoạch tăng chuyến bay đi/đến TP.HCM để phục vụ các hoạt động kỷ niệm lễ 30/4.
Mỹ đang gây sức ép buộc Ukraine chấp thuận kế hoạch của Washington, theo đó Mỹ sẽ công nhận việc sáp nhập Crimea và từ chối kết nạp Ukraine vào NATO, theo tờ Wall Street Journal.
Là một trong những xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, xã Bản Phiệt không chỉ gây ấn tượng bởi hệ thống giao thông hiện đại, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, mà còn nổi bật với nhiều mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả và sáng tạo.
Sau thành công với sản phẩm “Thịt gác bếp Cao Lan” đạt OCOP 3 sao vào năm 2022, anh Hoàng Xuân Mau, dân tộc Cao Lan tại xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, đã cho ra sản phẩm “Lạp sườn gác bếp Cao Lan” cũng đạt 3 sao OCOP 2024.
Người dân được khuyến cáo mang theo giấy tờ tuỳ thân để được hỗ trợ phương án vào khu vực hạn chế an ninh theo hướng dẫn của lực lượng chức năng trong dịp lễ 30/4.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đến năm 2045, Việt Nam phải trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao. Trong đó, việc sắp xếp lại đơn vị hành chính và xây dựng TP.HCM với quy mô, tầm vóc ngang Thượng Hải là bước đi chiến lược để hiện thực hóa khát vọng phát triển nhanh và bền vững.
Tiếp xúc cử tri tại TP.Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho hay, các địa phương từng khởi động dự án VSIP, đến nay đã có VSIP thứ 2, còn TP.Cần Thơ chưa xong nền.
Sáp nhập tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP HCM sẽ tạo nên vành đai xanh nông nghiệp. Sau sáp nhập, nông nghiệp công nghệ cao khu vực Bình Dương chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển vượt bậc...
Nhắc đến chi tiết này, ông Nguyễn Khắc Nhu cho biết, nguyên 3 của việc nghĩ đến ba chữ “không điều kiện” sau lời “đầu hàng” là do thời là học sinh ở Hà Nội, nhiều lần đi xem phim của Liên Xô thấy chi tiết này.
Nghệ sĩ Ưu tú tham gia phim "Bao giờ cho đến tháng Mười" lần đầu tiết lộ trải nghiệm bị đạo diễn mắng té tát khi làm phim.
Kỳ Xuân là xã ven biển huyện Hà Tĩnh, thuộc huyện Kỳ Anh có địa hình cả trung du, miền núi. Ở đây có một mô hình nuôi dê bán chăn thả, hiệu quả kinh tế cao. Nghề nuôi dê giúp tăng thu nhập, giảm nghèo, nên Hội Nông dân đang tuyên truyền, thông tin, nhân rộng mô hình
Trước bối cảnh các thông tin sáp nhập tỉnh thành càng rõ ràng, nhiều nhà đầu tư đang ra sức săn lùng bất động sản, đặc biệt là các dự án căn hộ có sổ hồng khu vực giáp ranh TP.HCM.
Tại buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã lắng nghe nhiều câu chuyện xúc động từ các bậc lão thành cách mạng, người có công và gia đình chính sách tiêu biểu.
Tes Sambath - trung vệ 25 tuổi hiện khoác áo Visakha FC và đã có 16 lần khoác áo ĐTQG Campuchia, vừa bất ngờ qua đời sau một tai nạn xe hơi...
Ngày 21/4, UBND phường Tân Hưng Thuận (quận 12, TP.HCM) cho biết đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình nạn nhân trong vụ tai nạn sập tường xảy ra trên địa bàn vào đêm 20/4 với số tiền 5 triệu đồng.
Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã phường sẽ khiến một bộ phận lớn cán bộ, công chức và cả người hoạt động không chuyên trách cấp xã phường mất việc. Bộ Nội vụ vừa có hướng dẫn địa phương thực hiện chính sách cho nhóm đối tượng này.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả Quan Vũ "một đao tới hội" với Lỗ Túc và không có việc bị đuối lý với Lỗ Túc. Nhưng sự thật đằng sau đó lại khiến mọi người ngã ngửa.
Từ ngày 21/4/2025, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp, đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) – Công an TP Đà Nẵng đã chính thức chuyển địa điểm làm việc từ Trung tâm hành chính thành phố về trụ sở mới tại số 18 Võ An Ninh, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ.
Các hộ nuôi cá ở huyện Bảo Thắng, Lào Cai đang tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng, nuôi cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao nhằm đáp ứng thị trường, tăng sức cạnh tranh sau khi sáp nhập Lào Cai, Yên Bái.
Các tiệm vàng đang tranh thủ thu mua vàng từ người dân bằng cách tăng mạnh giá mua vào. Một số nơi niêm yết chênh lệch giá mua vào - bán ra chỉ còn 500.000 đồng/lượng. Nhưng khách vẫn chỉ thích mua chứ không bán.
Trận hòa như thua trước SHB Đà Nẵng đã khiến Thép xanh Nam Định bị Hà Nội FC "phả hơn nóng" phía sau. Đội bóng thủ đô có chiến thắng 3-0 trước chủ nhà B.Bình Dương để rút ngắn khoảng cách với nhà ĐKVĐ xuống còn 2 điểm.
Trước việc hàng nghìn hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe vứt bừa bãi, tràn lan ra vỉa hè, Chủ tịch UBND phường Khương Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, đang yêu cầu công an phối hợp mời công ty có địa chỉ trong sản phẩm lên làm việc.
Nhắc đến chuyện "rót vốn" cho người nghèo và các đối tượng chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Lạc nổi lên như một "điểm sáng" đáng tự hào. Suốt nhiều năm liền, nguồn vốn nghĩa tình được "trao tận tay" người cần, giúp bao gia đình "vượt khó", góp phần giữ vững an sinh xã hội trên địa bàn.
Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã lên đường tới Trung Quốc dự Chương trình Giao lưu hữu nghị giữa Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam với Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.