Duệ Tông còn là vị vua hiếm có của hậu kỳ nhà Trần có lòng quả cảm, ý thức tự lập tự cường, coi trọng thuần phong, chấn hưng Đại Việt.
Tham lễ vật, hại nhà vua
Sau khi lên ngôi vua, Trần Duệ Tông chủ trương chọn người thực tài phục vụ quốc gia, không đề cao yếu tố tôn thất.
Những nho sĩ thời đó như Trạng nguyên Đào Sư Tích, Bảng nhãn Lê Hiến Phủ, Thám hoa Trần Đình Thám… đều xuất thân từ bình dân và rất được coi trọng.
Để đối phó với sự quấy rối từ quốc gia lân bang, quân đội dưới thời vua Trần Duệ Tông được tổ chức chặt chẽ. Đặc biệt, ý thức dân tộc ở thời kỳ này rất được chú trọng. Vua hạ lệnh cho quân dân không được mặc áo kiểu người phương Bắc và bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm – Lào.
Bên cạnh đó, ông còn quy định cụ thể về mẫu mã các loại thuyền, xe, kiệu, tán, nghi, trượng và y phục…
Trên cương vị người lãnh đạo tối cao của dân tộc Đại Việt, vua Trần Duệ Tông luôn chứng tỏ mình là một con người có cá tính và đầy quyết đoán. Tuy nhiên, chính sự chứng tỏ không đúng nơi đúng chốn đã khiến vị vua thứ 9 của nhà Trần phải tử trận nơi sa trường.