Lần đầu tiên 34 lãnh đạo Sở GDĐT tỉnh thành gặp mặt: Hé lộ nội dung trao đổi tại hội nghị
34 lãnh đạo Sở GDĐT chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tháo gỡ khó khăn và định hướng cho năm học 2025–2026 trong bối cảnh mới.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trước thềm Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VIII năm 2023 với chủ đề Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức ngày 12/10 tới đây, PV Báo NTNN/Điện tử Dân Việt đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Nhiên – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang về vai trò Hội Nông dân An Giang làm cầu nối giúp nông dân, Hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp xây dựng cánh đồng lớn".
- Với lợi thế về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa. Hàng năm, An Giang đã đóng góp vào xuất khẩu gạo với sản lượng lớn nhất khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Việc xây dựng cánh đồng lớn là một giải pháp quan trọng, lâu dài, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong sản xuất lúa gạo nói riêng và các loại cây trồng khác.
Ứng dụng cơ giới hoá trên những "cánh đồng không dấu chân" ở An Giang. Ảnh: Ngô Chuẩn
Mô hình cánh đồng lớn với mục tiêu tăng năng suất bình quân và tăng giá trị hạt gạo, canh tác lúa theo hướng thâm canh bền vững, đảm bảo vệ sinh an toàn và thân thiện với môi trường, tiêu thụ hết lúa hàng hóa và gia tăng lợi nhuận cho nông dân. Qua đó, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Hội Nông dân cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tham gia chuỗi liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ cao… vào nội dung các buổi họp Ban Chấp hành, chi tổ hội và sinh hoạt câu lạc bộ nông dân (CLBND) thường kỳ.
Hội Nông dân các cấp chủ động xây dựng các tổ chức đại diện nông dân trong thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và vùng nguyên liệu đáp ứng theo yêu cầu của các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Hội Nông dân tỉnh cùng với ngành nông nghiệp phối hợp với các công ty triển khai kế hoạch thực hiện cánh đồng lớn xây dựng vùng nguyên liệu của công ty ngay đầu vụ những nội dung như: triển khai kế hoạch thực hiện của công ty trong từng vụ gồm diện tích, loại giống, phương thức triển khai, hợp đồng tiêu thụ. Hỗ trợ thành lập Tổ hợp tác (THT), hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) tổ chức nông dân trong ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ.
Đến nay, đã phối hợp vận động hơn 40 HTXNN và nhiều THT liên kết với trên 30 doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng tiêu thụ lúa của nông dân, điển hình như: Công ty CP tập đoàn Lộc Trời, Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), Công ty TNHH Angimex – Kitoku, Công ty TNHH lương thực Tấn Vương, công ty Cổ phần Gentraco, Chi nhánh công ty CP Lương thực Bình Định tại An Giang,... Hoặc ký hợp đồng với từng hộ dân....
Nội dung hợp đồng tuân thủ theo Hợp đồng mẫu của tỉnh, giá thu mua cao hơn giá thị trường khoảng 50đ-100đ/kg. Đối với HTXNN, THT doanh nghiệp hỗ trợ chi phí quản lý thực hiện từ 10 - 20đ/kg trên tổng sản lượng thu mua.
Ngay từ lúc gieo trồng nông dân không còn lo sợ vấn đề tiêu thụ cũng như giá cả vì thông qua ký kết hợp đồng trước mỗi vụ nông dân đã biết được tỷ lệ lợi nhuận sau thu hoạch cũng như chủ động vấn đề giá cả khi bán cho Công ty từ đó mà nông dân chỉ cần tập trung ứng dụng có hiệu quả những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất để tăng năng suất, chất lượng hạt lúa làm ra, giảm được chi phí. Lợi nhuận và thu nhập của nông dân tăng từ 20 – 25 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó để hợp tác gắn kết lâu dài với nông dân và khắc phục những hạn chế từ những năm trước, các Công ty không ngừng cải tiến trang thiết bị trong việc tiếp nhận thu mua sản phẩm, đảm bảo tính xác thực, tạo thêm sự yên tâm và sự hài lòng cho bà con nông dân.
Từ năm 2019 đến nay, Hội Nông dân phối hợp cùng Sở Nông nghiệp, Liên minh Hợp tác xã, Tập Đoàn Lộc Trời tham gia thành lập 50 HTX, tham gia góp 20% vốn điều lệ, cử nhân sự Giám đốc, Kế toán Hợp tác xã (do Tập đoàn Lộc Trời trả lương). Hỗ trợ dự án liên kết theo quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 của UBND tỉnh, Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của HĐND tỉnh và Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2019 của Chính Phủ.
Các hình thức liên kết trước mắt trong năm 2020 chọn vùng liên kết đối với cây lúa từ 100ha trở lên, năm 2021 trở về sau 200ha và các dự án liên kết sẽ được hỗ trợ theo định mức theo quy định. Hỗ trợ nông dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào mùa vụ dựa trên các kết quả nghiên cứu; Mang đến bộ giải pháp bảo vệ và phát triển cây trồng theo hướng hiệu quả, an toàn, bảo vệ môi trường (theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững đạt tiêu chuẩn quốc tế: SRP, Global GAP, Local GAP, VietGAP).
Cùng với HTX tìm kiếm, xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân tham gia HTX: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản; ưu tiên cho HTX sử dụng thương hiệu của Lộc Trời để bán sản phẩm; Hỗ trợ xây dựng thương hiệu riêng cho HTX; Kết nối người mua giảm các khâu trung gian; Hỗ trợ xây dựng trung tâm giao dịch nông sản của địa phương.
Bên cạnh đó, xác định vai trò của THT là tổ chức đại diện nông dân không thể thiếu trong thực hiện chuỗi liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn vì thế tại các tiểu vùng tham gia thực hiện chuỗi liên kết xây dựng cánh đồng lớn, Hội Nông dân cơ sở đã chủ động thành lập các THT, đến nay có toàn tỉnh có 1.087 THT (lúa 225 tổ, rau màu 142 tổ, căy ăn trái 176 tổ, còn lại là lĩnh vực khác) với 15.925 thành viên và có 267 CLBND với 7.158 thành viên; 173 mô hình "Chi, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp" với 2.500 thành viên tham gia; tham gia vận động thành lập 211 HTX nông nghiệp thủy sản.
Nhiều THT thành lập hoạt động tốt, quản lý chặt chẽ từ nguồn vốn góp đến khâu hoạt động sản xuất kinh doanh tương tự một hợp tác xã, giải quyết được việc làm cho các hộ nghèo và cận nghèo thông qua tổ, nhóm chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp; thực hiện một số dịch vụ như cung ứng vật tư, bơm tưới, tiêu thụ sản phẩm; phát triển một số ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp góp phần phục hồi một số ngành nghề truyền thống của địa phương đây là một tiền đề tốt để các tổ hợp tác dần chuyển sang hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2012.
Nông dân An Giang dùng máy bay không người lái để sạ giống, bón phân, phun thuốc trên những cánh đồng mẫu lớn. Ảnh: Ngô Chuẩn
Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả kinh tế của các mô hình cánh đồng lớn nói trên? Bên cạnh những thuận lợi, các HTX, tổ hợp tác có gặp những khó khăn, hạn chế nào trong mô hình liên kết theo chuỗi giá trị này?
- Cánh đồng lớn và sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị là mô hình tốt nhất hiện nay trong việc giải quyết vấn đề khó khăn nhất là tiêu thụ lúa gạo hàng hóa. Mô hình đạt hiệu quả cao trong việc hợp tác liên kết, tổ chức lại sản xuất nhằm nâng cao chuỗi giá trị lúa. Nếu thực hiện đúng theo mô hình cánh đồng lớn và sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị sẽ giúp được người nông dân giảm được chi phí đầu ra nhờ giảm bớt các khâu trung gian trong việc cung ứng giống, phân thuốc bảo vệ thực vật; giảm chi phí nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật; giảm chí phí nhờ việc tổ chức lại sản xuất theo quy mô lớn; giảm chi phí trong khâu thu hoạch và tiêu thụ…cánh đồng lớn còn giúp doanh nghiệp có được vùng nguyên liệu ổn định với sản phẩm đúng theo nhu cầu và chất lượng được kiểm soát.
Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển cánh đồng lớn như: Quyết định 62/2013/QĐ-TTg; QĐ 68/2013/QĐ-TTg; các Quyết định của UBND tỉnh khuyến khích doanh nghiệp đầu vào nông nghiệp nông thôn trên địa bàn An Giang đã tạo ra điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư để phát triển mô hình Cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những thuận lợi cánh đồng lớn mang lại vẫn còn những khó khăn, thách thức ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện cánh đồng lớn như mức độ tham gia còn hạn chế, tập quán sản xuất đơn lẻ, thói quen bán lúa tươi tại ruộng; hướng tới lợi ích trước mắt, chưa tích cực hợp tác để có lợi ích lâu dài.
Năng lực quản lý, khả năng đàm phán của các HTX, THT còn hạn chế nên chưa mạnh dạng tham gia và vai trò làm đại diện liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân còn mờ nhạt; giữa doanh nghiệp và nông dân chưa có lòng tin vững chắc; xác định giá trị thị trường để làm cơ sở tính giá thu mua cũng là một cản trở lớn để liên kết, hai phía sẵn sàng phá vỡ hợp đồng khi giá thị trường biến động lớn. Vị trí pháp lý của THT là tổ chức đại diện nông dân đứng ra liên kết còn nhiều bất cập nên chỉ số ít THT ký liên kết được với doanh nghiệp…
Nhằm tiếp tục phát huy vai trò Hội Nông dân làm cầu nối giúp nông dân Hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp xây dựng cánh đồng lớn, Hội Nông dân tỉnh An Giang sẽ triển khai những giải pháp nào trong thời gian tới?
-Để thực hiện có hiệu quả mô hình cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết. Hội Nông dân tỉnh An Giang sẽ là tổ chức đóng vai trò nòng cốt trong đề xuất chủ trương, gắn kết doanh nghiệp với nông dân chung tay xây dựng hoàn chỉnh cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết và sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Trước mắt Hội sẽ tập trung vào những việc sau:
Vận động, tập hợp nông dân tham gia các THT sản xuất cùng với tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất, liên kết sản xuất cho nông dân; hạn chế tối thiểu trường hợp manh mún, xé lẽ trong sản xuất.
Thông qua các mô hình THT sản xuất, CLBND, chi tổ hội nông dân nghề nghiệp và liên ngành với các Ngân hàng thương mại, doanh nghiệp hướng dẫn, giúp đỡ nông dân mua vật tư nông nghiệp với giá đại lý hoặc bằng tiền mặt ngay từ đầu vụ để tránh tình trạng bị áp lực vừa phải bán lúa tươi với giá rẽ ngay thu hoạch vừa phải trả vốn và lãi giá cao bên ngoài do đến hạn.
Hội Nông dân tiếp tục làm đại diện, hướng dẫn, tư vấn cho nông dân trong ký kết hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp trong thu hoạch, trao đổi sản phẩm và bảo quản. Duy trì việc phối hợp với công ty, doanh nghiệp tổ chức các buổi họp dân triển khai kế hoạch ngay từ đầu vụ với sự tham gia của lãnh đạo địa phương có như thế giúp địa phương xác định được vùng nguyên liệu tránh tình trạng "da beo" và nắm được kế hoạch triển khai của các đơn vị tham gia cánh đồng lớn trên địa bàn.
Phối hợp chính quyền vận động, hình thành các cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết liền kề phù hợp với quy hoạch, có đường giao thông thủy thuận lợi hoặc đầu tư đường giao thông thủy thuận lợi phục vụ công tác vận chuyển, phơi sấy, tồn trữ.
Cùng với Nhà nước kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ở các vùng cánh đồng liên kết phục vụ sản xuất, vận chuyển sản phẩm.
Phối hợp các ngành liên quan thường xuyên giám sát hợp đồng ký kết giữa nông dân và công ty, doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý những vướng mắc.
Trong giai đoạn hiện nay, mô hình cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết cho thấy những hiệu quả kinh tế cao trong việc nâng cao thu nhập cho người nông dân, liên kết thị trường và từng bước xây dựng thương hiệu gạo Việt với vùng nguyên liệu chất lượng cao và hình thành lực lượng nông dân có trình độ cao trong quá trình sản xuất lúa. Sản xuất nông nghiệp theo mô hình cánh đồng lớn và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là xu thế mới, phù hợp trong điều kiện sản xuất hiện nay.
Để làm tốt điều này, Nhà nước - Doanh nghiệp - Nông dân cùng tổ chức đại diện của mình phải cùng nhau gắn kết, cùng nhau chia sẻ những khó khăn và thuận lợi. Đồng thời Cấp ủy, chính quyền quan tâm hỗ trợ về kinh phí để Hội Nông dân các cấp có điều kiện để xây dựng các tổ chức đại diện nông dân và mô hình sản xuất liên kết tại địa phương. Có như thế mô hình mới có điều kiện phát triển rộng và bền vững hơn.
Xin cảm ơn ông!
Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Tương Lai, xã Tân An Hội, TP HCM (hình thành từ 3 xã của huyện Củ Chi cũ) nuôi cá đồng thành công. Bà Nguyễn Thị Ánh Lan, nữ Giám đốc HTX Thuỷ sản Tương Lai vốn là một dược sĩ, chuyển sang nghề nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc đồng, thu hút nông dân cùng làm chung, doanh thu 6 tỷ đồng/năm.
34 lãnh đạo Sở GDĐT chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tháo gỡ khó khăn và định hướng cho năm học 2025–2026 trong bối cảnh mới.
Để tăng cường hệ thống phòng không đối phó với làn sóng tấn công bằng tên lửa và UAV của Nga, Mỹ vừa phê duyệt một thỏa thuận mới cho phép Ukraine tiếp cận kho dự trữ tên lửa Hawk từ thời Chiến tranh Lạnh. Theo đó, tại Oklahoma, các sĩ quan quân đội Mỹ đang kiểm tra từng quả tên lửa "già gân" này cho Ukraine, theo Euromaidanpress.
Cơ hội học tập, nghiên cứu và việc làm trong ngành bán dẫn cho sinh viên Việt Nam đang được tạo đà từ lời kêu gọi của Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và sự hợp tác chiến lược giữa Coherent - ĐHQG TP.HCM - NIC.
Tỉnh An Giang không chỉ được biết đến với nhiều điểm du lịch hấp dẫn mà còn có nhiều món ăn mang đậm dấu ấn bản địa. Trong đó, món gỏi khô cá đồng trộn với hoa, lá sầu đâu là một trong những đặc sản độc đáo, được người dân địa phương ưa chuộng và thường giới thiệu đến du khách.
Theo đúng lịch công bố trước đó, Bộ GDĐT đã có con số thống kê chính thức về xét tuyển đại học năm 2025 sau khi Hệ thống đóng cổng.
3 con giáp thông qua việc lập kế hoạch tài chính, đầu tư và quản lý tài chính hợp lý, được kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận tốt vào tháng 6 nhuận.
Tỉnh Điện Biên có hệ thống sông, suối tương đối dày, cao điểm mùa mưa, nước lũ từ thượng nguồn đổ về thường mang theo nhiều củi, gỗ. Trên những dòng nước dâng cao, chảy xiết ấy, đánh cược với mạng sống của mình, nhiều người dân vẫn liều lĩnh ra sông, suối vớt củi, đánh bắt cá sông, cá suối bất chấp cảnh báo nguy hiểm.
Săn ươi bay (còn gọi trái đười ươi, quả ươi), là hành trình nhọc nhằn nhưng nhận được nhiều thành quả. Khi rừng già miền núi TP Đà Nẵng (địa phận tỉnh Quảng Nam cũ) vào mùa, từng đợt người dân lại “di cư” tạm thời vào rừng sâu chờ “lộc trời” là hạt ươi bay rơi xuống.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có công điện số 4788/CĐ-BNNMT ngày 28/7/2025 lệnh Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà (thuộc tỉnh Yên Bái cũ, nay là Lào Cai) mở 2 cửa xả mặt (số 01 và số 03) vào hồi 16h00 ngày 28/7/2025.
Suốt hơn 6 ngày đêm bị cô lập một mình trong rừng, chị Nguyễn Thị Thanh (xã Nhôn Mai, Nghệ An) sống sót nhờ ăn lá rừng. Hiện, lực lượng chức năng đã tiếp cận giải cứu thành công chị Thanh.
Điều kiện về thu nhập mua nhà ở xã hội được đánh giá chưa hợp lý trong bối cảnh giá nhà tăng cao. Người dân sinh sống tại các đô thị lớn đủ điều kiện nhưng không đủ khả năng mua nhà, trong khi, người muốn mua lại vượt điều kiện về thu nhập.
Chiến dịch phản công chớp nhoáng của Ukraine đã đánh bật đợt tiến công mới của Nga tại Sumy – mặt trận mới nhất mà Moscow mở ra nhằm tạo vùng đệm an ninh sát biên giới.
Liễu Quang Vinh là trung vệ thuộc biên chế SHB Đà Nẵng, từng là học trò của HLV Park Hang-seo ở U23 Việt Nam.
Từng là loại cây leo ven rào để lấy hoa nấu canh, hoa thiên lý nay trở thành cây trồng chủ lực, cây hàng hóa tại xã Công Chính (trước đây là xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống cũ), tỉnh Thanh Hóa. Cây hoa thiên lý đang giúp nhiều hộ dân đổi đời, thu nhập cao gấp hàng chục lần so với trồng lúa hay trồng mía.
Nhóm tội phạm sử dụng ca nô di chuyển giữa các bãi nổi trên sông Hồng để giao dịch ma túy, vừa bị Công an Hà Nội triệt phá.
Irina Shayk và Michele Morrone gây xôn xao khi xuất hiện thân mật trên phố, nhưng thực chất đây chỉ là một cảnh quay trong chiến dịch quảng cáo của Dolce & Gabbana.
Du khách đến Hưng Yên không chỉ thưởng ngoạn những di tích trăm năm hay vùng quê thanh bình, mà còn có lý do đặc biệt để dậy sớm: khám phá loạt món ăn sáng trứ danh của cả hai tỉnh cũ.
Phương Mỹ Chi cho thấy chiến lược thông minh, bài bản khi "đem chuông đi đánh xứ người" tại chương trình "Sing! Asia 2025".
Hội Nông dân các xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An nấu bánh chưng, góp gạo, tiếp tế nhu yếu phẩm nhằm chia sẻ những khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại nặng nề trong cơn lũ lịch sử vừa qua.
TP.HCM ghi nhận số ca sốt xuất huyết Dengue gia tăng mạnh trong tháng 7/2025, với 16.847 ca mắc và 10 ca tử vong tính đến hết tuần 29. Tình hình này đang gây áp lực lên hệ thống điều trị và đòi hỏi công tác phòng chống dịch quyết liệt hơn tại cộng đồng.
Năm học 2025 – 2026 đang đến gần, để hỗ trợ khách hàng tìm mua sách giáo khoa Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông báo danh sách các cửa hàng trong hệ thống.
Ngày 27/7, đồng chí Tạ Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã đi kiểm tra tình hình thực hiện tuyến đường bộ ven biển khu vực phía Đông tỉnh Đắk Lắk (công trình). Cùng đi có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan.
Lũ đi qua để những bản làng tan hoang, nhà dân bị vùi lấp trong bùn đất. Hiện, các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương đang nỗ lực giúp người dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống.
Tiết Tần là một mỹ nhân mang mệnh khổ, chết không toàn thây lại còn bị rút xương làm đàn tì bà.
Tại Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa xuất hiện hình ảnh một con cá khồng lồ, đó là một voi có kích thước to lớn đang săn mồi.
UBND TP.Đà Nẵng vừa yêu cầu các địa phương, đơn vị tăng cường kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng bán hàng rong, xin ăn biến tướng, đeo bám chèo kéo khách du lịch tại các điểm tham quan, khu chợ… nhằm giữ gìn hình ảnh điểm đến văn minh, thân thiện, an toàn trong mùa cao điểm du lịch.
Bộ Xây dựng và UBND TP.Đà Nẵng thống nhất định hướng phát triển Cảng hàng không Chu Lai thành sân bay quốc tế cấp 4F, công suất 10 triệu khách/năm vào năm 2030 và 30 triệu khách/năm vào năm 2050, nhằm giảm tải cho sân bay Đà Nẵng và thúc đẩy liên kết vùng sau khi sáp nhập hành chính.
Trong thời gian giữ trẻ, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Tuyền (26, tuổi, ngụ xã Tân Phước, Đồng Tháp) đã hành hạ trẻ em bị gia đình nạn nhân tố giác.
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã công bố điểm sàn, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, bảng quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển năm 2025 vào trường.
Chiều ngày 28/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Phạm Duy Thanh (SN 2002, cư trú: ấp Mỹ Hoà, xã Nhơn Mỹ, tỉnh An Giang) để tiếp tục điều tra về hành vi “Cướp giật tài sản”.
2