Căng thẳng đã gia tăng đáng kể trên Bán đảo Triều Tiên trong những ngày gần đây sau khi Triều Tiên và Hàn Quốc thử nghiệm hàng loạt tên lửa đạn đạo.
Vào ngày 12/9, Triều Tiên cho biết họ đã thử nghiệm một tên lửa hành trình tầm xa "chiến lược" có khả năng bắn trúng mục tiêu cách đó 1.500 km (930 dặm).
Ba ngày sau, cả hai nước đều phóng thử tên lửa đạn đạo - loại vũ khí dẫn đường có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Lược sử hai miền Triều Tiên
Sau thất bại của đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ và Liên Xô đã phân chia quyền kiểm soát Bán đảo Triều Tiên, vốn nằm dưới sự cai trị của Nhật Bản.
Liên Xô kiểm soát lãnh thổ ở phía bắc và Mỹ kiểm soát phía nam.
Năm 1950, quân đội Triều Tiên, được sự hậu thuẫn của Trung Quốc và Liên Xô, đã xâm lược miền Nam, khơi mào cho Chiến tranh Triều Tiên. Để đáp lại, Mỹ đã triển khai khoảng 1,78 triệu quân trong cuộc chiến kéo dài ba năm.
Sau đó, hai bên đình chiến, tuy nhiên không có hiệp ước hòa bình chính thức nào được ký kết.
Đối đầu quân sự
Cả hai miền Triều Tiên đều tăng cường chi tiêu quân sự của họ trong thời gian qua.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Triều Tiên có quân đội lớn thứ tư trên thế giới với khoảng 1,28 triệu quân nhân đang hoạt động.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Triều Tiên, quốc gia với 25,8 triệu dân, đã chi gần 1/4 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quân đội - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Trong khi đó, quân đội của Hàn Quốc có khoảng gần 600.000 người, chỉ bằng một nửa quân số Triều Tiên. Ngoài ra, có khoảng 26.400 lính Mỹ đang đồn trú tại ít nhất 73 căn cứ trên khắp đất nước Hàn Quốc.
Trại Humphreys, căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài, nằm cách Khu phi quân sự (DMZ) khoảng 100km (60 dặm), chia cắt hai miền Triều Tiên.
Là một phần của Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt (SMA), chính phủ Hàn Quốc phải trả 1 tỷ USD mỗi năm để nhận được hỗ trợ quân sự từ Mỹ.
Các chương trình tên lửa
Kể từ năm 1984, Triều Tiên đã thực hiện hơn 150 vụ thử tên lửa, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).
Những thử nghiệm này bao gồm từ tên lửa tầm ngắn (SRBM) - những tên lửa có tầm bắn dưới 1.000 km (620 dặm) - đến tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) - với tầm bắn tối thiểu 5.500 km (3.400 dặm), thường được sử dụng để mang vũ khí hạt nhân.
Hơn một nửa trong số các cuộc thử nghiệm này diễn ra trong 10 năm qua dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Un, người thừa kế quyền lực sau khi cha ông qua đời vào năm 2011.
Người đàn ông 37 tuổi này đã đe dọa sẽ tiếp tục chế tạo vũ khí công nghệ cao nhắm vào Mỹ và bác bỏ lời kêu gọi đối thoại của chính quyền Biden, đồng thời yêu cầu Washington cần phải từ bỏ các chính sách "thù địch" trước.
Vào tháng 5, chính quyền Biden đã công bố một cách tiếp cận mới đối với Triều Tiên, nói rằng họ vẫn theo đuổi phi hạt nhân hóa nhưng sẽ không đưa ra bất kỳ "món hời" nào cho Bình Nhưỡng.
Tầm bắn tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đã tăng dần trong những năm qua. Vào tháng 11/2017, nước này đã bắn thử ICBM Hwasong-15, có tầm bắn ước tính là 12.874 km (8.000 dặm) và có thể vươn tới bất kỳ đâu trên lục địa nước Mỹ.
Chương trình hạt nhân của Triều Tiên
Năm 2003, Triều Tiên rút khỏi Hiệp ước phổ biến vũ khí hạt nhân - một thỏa thuận quốc tế của LHQ nhằm ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân và công nghệ vũ khí.
Ba năm sau, dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Il, nước này đã cho nổ vũ khí hạt nhân đầu tiên tại bãi thử hạt nhân dưới lòng đất Punggye-ri nằm sâu trong vùng núi phía đông bắc.
Tổng cộng, Bình Nhưỡng đã tiến hành 6 vụ thử hạt nhân.
Gần đây nhất, vào tháng 9/2017, người ta cho rằng Triều Tiên đã thử nghiệm một quả bom khinh khí hơn 140 kilotonne - loại bom nguyên tử cực kỳ mạnh mẽ.
Vào tháng 8/2021, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết họ tin rằng Triều Tiên đã khởi động lại một lò phản ứng hạt nhân nhằm mục đích sản xuất plutonium cho vũ khí nguyên tử.
Triều Tiên đang phải chịu nhiều lệnh trừng phạt quốc tế do các chương trình thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính Triều Tiên có từ 20 đến 60 vũ khí hạt nhân.
Một nhóm tù nhân thoát án tử nhờ được cựu Tổng thống Joe Biden giảm án đang kiện chính quyền Trump để ngặn kế hoạch đưa họ đến nhà tù được mô tả là "địa ngục biệt giam" vì quá khắc nghiệt.
Thiếu tướng Yuriy Shchyhol thuộc Tổng cục Tình báo Quân sự Ukraine (HUR) vừa tiết lộ nhiều bí mật về các cuộc tấn công thành công của Ukraine vào sâu trong lãnh thổ Nga.
Chính quyền Nga và Ukraine lên tiếng cáo buộc nhau vẫn tiếp tục tiến hành hàng trăm cuộc tấn công bất chấp Tổng thống Putin tuyên bố ngừng bắn vào dịp lễ Phục sinh.
Hàng nghìn người dân đã xuống đường biểu tình tại Washington và nhiều thành phố khác trên khắp nước Mỹ nhằm phản đối các chính sách của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Quốc phòng Ukraine vừa lên tiếng bác bỏ thông tin từ tờ New York Post cho rằng, Kiev ủng hộ 90% kế hoạch hòa bình do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất.
Mỹ sẽ triển khai tên lửa đánh chìm tàu tới eo biển Luzon, một điểm nghẽn để hải quân Trung Quốc tiếp cận Thái Bình Dương, trong một cuộc tập trận quân sự với Philippines.
Chisinau đổ lỗi cho Moscow về mọi rắc rối của mình trong mọi cơ hội, chính trị gia Moldova và cựu ứng cử viên của đảng đối lập "Chance" cho chức thị trưởng thành phố Balti Victoria Shapa cáo buộc.
Bloomberg đưa tin rằng, chính quyền Trump sắp công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga như một phần của thỏa thuận hòa bình rộng lớn hơn nhằm chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng thủ tướng sắp tới của Đức có thể khơi lại một thời kỳ đen tối trong lịch sử, nhằm đáp lại báo cáo cho rằng ông sẽ cam kết "tiếp tục đảm nhận trách nhiệm" trong bài phát biểu mừng lễ Phục sinh.
Nghị sĩ châu Âu người Pháp Thierry Mariani phát biểu với RIA Novosti rằng nếu Tổng thống UkraineZelensky bác bỏ lệnh ngừng bắn do Liên bang Nga đề xuất, đó sẽ là một sai lầm chính trị lớn.
Mỹ đã thua trong cuộc xung đột với Nga ở Ukraine và đang hướng đến thất bại trong cuộc chiến với Trung Quốc, cựu thứ trưởng Lầu Năm Góc phụ trách các vấn đề an ninh quốc tế Chas Freeman cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tổ chức nghiên cứu Shchiller Institute.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố tạm dừng giao tranh với Ukraine vào dịp lễ Phục sinh, dự kiến bắt đầu lúc 18:00 giờ Moscow vào thứ Bảy và kéo dài đến nửa đêm ngày 21/4.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 19/4 vừa áp đặt lệnh trừng phạt đối với 3 công ty Trung Quốc với cáo buộc các công ty này giúp Nga sản xuất tên lửa Iskander tiên tiến.
Tình báo Quốc phòng Ukraine tuyên bố họ đã thực hiện nhiều chiến dịch thành công dẫn đến tổn thất lớn về nhân sự và thiết bị cho quân đội Nga ở tỉnh Zaporizhzhia.
Trong hai tuần qua, không quân Ukraine đã thực hiện chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào các vị trí chiến lược của Nga, nhiều trong số đó là các trung tâm chỉ huy và nơi đóng quân của các chỉ huy Nga.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng Liên minh châu Âu (EU) nên noi theo gương Mỹ, ngừng tham gia vào cuộc xung đột tại Ukraine. Theo ông, điều này sẽ cho phép Nga “xử lý tình hình nhanh hơn”.
Một nhóm tù nhân thoát án tử nhờ được cựu Tổng thống Joe Biden giảm án đang kiện chính quyền Trump để ngặn kế hoạch đưa họ đến nhà tù được mô tả là "địa ngục biệt giam" vì quá khắc nghiệt.
Dù gói viện trợ quân sự và tài chính dành cho Ukraine được phê duyệt dưới thời Tổng thống Joe Biden đã cạn kiệt, đến nay gần như không có cuộc thảo luận nghiêm túc nào tại Nhà Trắng hay Quốc hội Mỹ về khả năng hỗ trợ tiếp theo - theo New York Times.
Những người phụ nữ ở Bucha, Ukraine – từng phải chạy trốn trong hoảng loạn – giờ đây trở thành các chiến binh quả cảm bảo vệ quê hương khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga.