Uống nước lá tưởng vô hại để giải độc, người phụ nữ nhập viện cấp tốc
Các bác sĩ vừa gặp ca ngộ độc hiếm gặp khi người phụ nữ chỉ uống nước lá tưởng chừng vô hại để giải độc, nào ngờ suy thận cấp.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tôi lên Tây Bắc vào những năm đầu của thập kỷ 80. Tây Bắc ngày ấy còn nghèo lắm, bản làng xơ xác với những mái nhà xiêu vẹo, lợp tranh bạc phếch bởi sương đêm. Nhưng Tây Bắc ngày ấy thật cuốn hút bởi những tục lệ xa xưa vẫn còn nguyên bản: Tục tắm tiên, tục em rể lấy chị dâu khi anh trai mất, tục cúng đầu bò khi bố mất; tục lấy vợ phải ở rể… Nhưng có lẽ ấn tượng nhất với tôi là tục uống rượu.
Tết năm đầu tiên đến với Sơn La, sáng ngày 25 tháng chạp, tôi được ông bạn rủ đi uống rượu ở nhà ông Ọ tại bản Bó Mạ (xã Noong Lay, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), nguyên là Chủ tịch UBND xã. Ông bạn bảo: Tôi đã báo trước rồi, bạn sẽ được đón như khách quý! Hôm ấy mới là 25 tháng chạp nhưng bà con dân tộc Thái, Khơ Mú, Sinh Mun đã vào tết rồi. Giải thích về cái lệ ăn tết sớm, ông bạn bảo: Bà con ở đây cả năm chỉ làm nương, làm ruộng có 1 vụ bởi phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Vì thế, thời điểm tết là tiết trời khô hanh, chẳng biết làm gì nên… tổ chức ăn tết. Tết kéo dài cả tháng hay chỉ mươi ngày là phụ thuộc vào số lượng rượu có thể có của mỗi nhà. Hết rượu là hết tết…
Tôi nghe bạn nói mà chả biết đúng hay sai nhưng càng nghe càng thấy thắc mắc: Đã làm ít, năng xuất thấp, lấy gì mà ăn trong khi tết dài cả tháng? Với lại, không có gạo, có ngô thì lấy rượu ở đâu ra (Ngày ấy còn bao cấp, tết đến mỗi hộ chỉ được phân phối ½ hoặc ¼ lít rượu trắng hoặc rượu chanh, rượu cam chứ không thoải mái như bây giờ)? Với lại uống rượu với gì mới được chứ lỵ? Chả nhẽ uống rượu suông?...
Ông Dân mà ông bạn tôi nói đến là một trong những cán bộ nằm vùng ở bản Bó Mạ. Ngày ấy, do đời sống của bà con dân tộc thiểu số vùng cao còn nhiều lạc hậu nên Nhà nước phải cử rất nhiều cán bộ đến nằm vùng ở các bản. Số cán bộ nằm vùng kiểu "cắm bản" mà tôi biết như ông Chánh, ông Ban, ông Dân … hầu hết đều người Quảng Nam, Đà Nẵng hoặc Bình Định… Có lẽ những con người của miền đất ấy mới đủ bản lĩnh, nghị lực để "3 cùng" với người dân vùng cao ở mức tốt nhất. Những cán bộ ấy phải vào bản ở cùng dân, ăn cùng dân, làm cùng dân, chia sẻ với người dân từng tấm áo, bát cơm; trở thành người mẫu về cách sống, việc làm để bà con học tập. Sáng ra, những cán bộ nằm vùng ấy phải dậy sớm cùng bà con mài dao, mài cuốc; nấu cơm, luộc sắn, ủ ếp để đi nương. Tối về cùng tắm suối, cùng nhóm lửa, kể chuyện dân vận cho bà con. Chinh sự gắn bó ấy đã "dân hóa cán bộ" đến mức nếu là người lạ thì í tai biết đó là cán bộ nằm vùng bởi chính họ cũng không dám ăn mặc tươm tất, lịch sự trong khi đời sống người dân đói rách. Đặc biệt, những cán bộ nằm vùng này rất hiểu biết tiếng dân tộc, phong tục tập quán và uống rượu đến kì tài. Họ có thể ngồi uống rượu với dân qua ngày, qua đêm mà vẫn tỉnh táo (đủ để nghe được dân nói gì, kêu ca, than vãn hay khen ngợi, biểu dương…). Chính nhờ sự hiểu biết và tửu lượng khá ấy nên các cán bộ nằm vùng luôn thành công trong việc đưa tiến bộ xã hội vào với người dân (ngày ấy hầu hết bà con vùng cao, nhất là phụ nữ, đều không biết tiếng phổ thông); đồng thời nắm bắt thông tin dân nguyện để báo cáo lại với Ban Chỉ đạo vùng cao, cấp ủy, chính quyền xã, huyện…).
Nhà ông Ọ ở ngay chân con đèo Bó Mạ. Trong nhà đã có sẵn gần chục vị khách đang ngồi quanh mâm rượu. Gọi là mâm nhưng thực ra nó là tấm phên đan bằng nan nứa, có lót lá chuối và lá dong cho… vừa oai vừa vệ sinh hơn. Ngồi ngay cạnh bên tay phải Chẩu hươn – chủ nhà – ông Ọ là ông Dân, cán bộ nằm vùng. Trước mặt chẩu hươn, 3 chén rượu đã rót đầy. Các vị khách khác rượu cũng đã tràn mặt chén nhưng vị trí bên cạnh ông Dân vẫn còn khoảng trống để đón khách. Tôi đưa can rượu 1 lít, thủ sẵn từ nhà, ra chúc mừng gia chủ. Cả mâm ồ lên thật là vui vẻ và kéo tôi ngồi ngay xuống vị trí cạnh ông Dân. Liếc mâm rượu, thấy thức ăn thật nghèo nàn: 1 đĩa thịt lợn luộc, 1 đĩa bánh chưng (gói kiểu bánh dài), 1 đĩa gà xào măng, mấy ngọn rau rừng xôi chín và 3 đống măng luộc để đầy tú hụ trên mâm. Không có nước mắm, chỉ có bát muối ớt như kiểu chẩm chéo khô.
Thấy vợ ông Ọ mang ra thêm 2 cái bát tô và 2 cái thìa, tôi phát hoảng, bụng nhủ thầm: Uống rượu bằng bát thì mình say thật rồi. Nhưng ngay sau đó, 2 bát tô của tôi và ông bạn được rót đầy nước canh, hình như nước luộc gà vì thấy có váng mỡ vàng vàng lác đác nổi thành những đốm tròn trên mặt bát. Bà Ọ rót rượu cho khách rồi quỳ xuống bên mâm, nâng chén rượu cùng chồng, chúc mừng Pi mớ (năm mới). Liếc thấy mọi người sau khi chạm chén, đều rót đi 1 phần rượu xuống sàn nhà với nét mặt rất thành kính. Tôi đang phân vân thì ông Dân ghé tai giải thích: Đấy là cách bà con chia rượu mời thần linh, thổ địa, những người thân yêu đã khuất đấy, làm đi. Được thể, tôi rót luôn xuống sàn tới hơn nửa chén rượu rồi ngửa cổ uống cạn số rượu còn dưới đáy chén trong tiếng hô vang "Au hảnh ! Au hảnh cán bộ ơi" của mọi người trong mâm.
Vừa cạn chén xong, rượu lại được rót đầy. Mọi người trong mâm hô hào nhau: "Xoong tin! Xoong tin" (tiếng Thái, nghĩa là đi 2 chân, tức là chén thứ 2). Tôi đang định rót tiếp nửa chén xuống nền nhà thì thằng bạn ngăn lại, bảo: "Chỉ rót chén đầu thôi. Rót chén thứ 2 là báng lẩu, bị phạt đấy, cạn đi". Tôi nhăn mặt dốc ngược cái chén nước cồn hăng hắc mà không hiểu nó được nấu từ chất liệu gì. Sau vài ba lần au hảnh nữa, mọi nguời bắt đầu chúc riêng nhau. Trước hết là chúc chủ nhà, sau đó là chúc ông Dân, rồi tới khách và những người cao tuổi… Tôi là khách nên chẳng kém chủ nhà được chén nào. Vòng chúc chưa hết lượt thứ nhất, tôi đã húp cạn cả bát nước canh, hoa mắt, run tay, cầm chén rượu sóng sánh cả ra ngoài… rồi chẳng biết mình say lúc nào nữa.
Chiều muộn, tôi tỉnh dậy trong nhà mình, đầu nặng trĩu, người mệt nhoài. Lúc sau thấy ông bạn mang sang cho mấy bút dong giềng và ngọn cây chó đẻ. Bạn bảo tôi: Nhai cái này nuốt đi, nó làm giã rượu nhanh lắm. Mà tửu lượng của ông kém thật, được vài chục chén chứ mấy. Ông mềm nguời ra, cõng mệt bỏ mẹ…. Tôi bảo: Lần sau vào bản, thấy rượu là tao bỏ về.
Nó bảo: Ông mới lên vùng cao nên không hiểu chứ tôi sinh ra ở đất này nên biết lệ rồi. Vào tới nhà, nếu thấy mâm cơm, đã có đĩa muối ớt (chẩm chéo) đặt ra thì đừng có dại mà về vì đấy là linh hồn thực đơn của người Thái và cũng là tấm lòng chân thành, hiếu khách của gia chủ. Bà con nghèo nhưng ai cũng hiếu khách. Ông có thấy mình chỉ là thằng công nhân bình thường nhưng bà con đều gọi mình là "cán bộ" không ? Chỉ khi rất quý thì mọi người mới thay phiên nhau chúc rượu tới tấp như thế đấy.
Tôi vừa nhai bút dong, vừa nghe nó giải thích về những tục lệ uống rượu ở vùng cao. Thì ra trước mặt chẩu hươn – chủ nhà, có 3 chén rượu đặt đấy nhưng chỉ được uống 1 chén, còn 2 chén kia là để phần thần linh, thổ địa, phi hươn (ma nhà - những linh hồn đã khuất). Đầu gà phải dành cho chủ nhà. Cái bát tô canh toàn nước lõng bõng mà mỗi người được 1 bát kia chính là thuốc giải rượu. Sau khi cạn chén rượu, thường người ta làm 1-2 thìa nước canh để giảm luôn nồng độ cồn trong cơ thế… nhờ bát nước canh ấy mà người ta có thể kéo dài cuộc rượu đến thâu đêm, suốt sáng…
Nhưng tôi ngửi mùi nước canh thấy có gì đó là lạ mà vị thì nhạt thếch? – tôi hỏi thằng bạn, nó cười ngặt nghẽo: Thì cả cái tết nhà người ta có mỗi con gà, luộc vào cái nồi 30 lít để lấy đủ nước canh cho cả mâm, nước không nhạt thì làm sao mà ngọt được ? với lại ông có biết nước luộc gà lấy từ đâu ra không? Từ nậm áp côn trước nhà ông đấy!
Tôi ngẩn người. Thì ra nước luộc gà lấy từ con suối trước cửa nhà tôi (nhà tôi cũng chỉ cách bản chừng nửa cây số. Mùa Đông suối thường cạn vì nguồn từ mó nước đẩy ra rất yếu. Mà cái mó ấy, cả bản tắm chung. Tắm xong lại nghiêng ống tre kín nước gánh về làm nước ăn uống. Thảo nào thằng bạn gọi là nước nậm áp côn (tiếng Thái, nghĩa là nước tắm, rửa người). Nhưng còn rượu bản sao mùi nó khiếp thế nhỉ? – tôi thắc mắc. Bạn bảo: Thì vùng cao 1 năm đói tới 8 tháng, làm gì có gạo, ngô nấu rượu? Họ cũng không có men bắc ủ rượu như mình. Bà con thường nhặt vỏ sắn (vỏ sành) hay quả móc, những lương thực phụ, thừa, đem ủ với men lá, cốt lấy tý hơi cồn chứ chất của nó thì kinh lắm. Ông cứ nhìn mấy ông cán bộ nằm vùng với bà con, 10 ông thì cả 10 ông đều đau dạ dày vì đói ăn và rượu men lá đấy. Nhưng ở với người vùng cao, đến nhà uống rượu không say là họ nghĩ ta chưa sống hết mình với họ. Người vùng cao coi chén rượu mời là niềm tự hào. Vì thế, phụ nữ vùng cao thấy chồng được mời đi uống rượu là vui lắm. Thấy chồng say rượu là vui vẻ đến đón về, dìu đỡ, nâng nui, chăm sóc chứ có mắng mỏ bao giờ đâu…
Sau trận rượu ấy, tôi khôn rượu hẳn lên. Đến đâu cũng chỉ uống cạn vài chén đầu rồi giả vờ say, gục luôn bên chõng. Tuy tôi uống ít nhưng vì gia chủ thấy khách uống hăng hái, làm đúng tục lệ và đã say mềm nên gia chủ vẫn vui vẻ, quý khách; chứ không "mặt nặng mày nhẹ" như với mấy ông đến với vùng cao, từ chối rượu đây đẩy, khó mà làm việc.
Nay hầu hết cùng cao đã hạn chế uống nhiều rượu; đặc biệt là không ép rượu nhau đến say mềm như trước nữa. Tuy vậy, mỗi khi tết đến, xuân về, tôi vẫn chẳng thể nào quên được bữa rượu xuân gần 40 năm trước ở bản Co Mạ với cái cảm giác say chống chếnh tới mấy ngày bởi thứ rượu vỏ sắn ủ men lá và bát nước canh. Có lúc lại thầm tự hỏi: Hôm ấy mình say rượu hay say "Nậm áp côn" nhỉ?
Các bác sĩ vừa gặp ca ngộ độc hiếm gặp khi người phụ nữ chỉ uống nước lá tưởng chừng vô hại để giải độc, nào ngờ suy thận cấp.
Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Đà Nẵng mới thông báo kết quả thuê đất ngắn hạn để tổ chức chợ đêm Sơn Trà tại khu đất A2-4 và A2-5.
"Năm em 6 tuổi, mẹ em mất vì bị bệnh ung thư. Cuối năm ấy, em bị tai nạn giao thông, mất 1 chân. Với những gì đã trải qua, em mong sao sau này có thể mở một phòng khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo", sinh viên Nguyễn Thị Hoàng Oanh Đại học Phenikaa mơ ước.
Sau khi công bố đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có việc đặt tên các xã mới theo tên huyện, thành phố, thị xã gắn với số thứ tự, ngày 22/4, Thường trực Tỉnh uỷ Hải Dương đã chỉ đạo phải nghiên cứu, lựa chọn, đề xuất tên gọi đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp gắn với địa danh lâu đời, danh nhân tiêu biểu.
Đôi nam, nữ tử vong cùng chiếc ô tô bốc cháy trên đường phố; triệt phá đường dây đánh bạc xuyên quốc gia giao dịch 600 tỷ đồng/tháng, rửa tiền hơn 500 tỷ đồng; công an công bố đặc điểm nhận dạng của đối tượng cướp ngân hàng ở Hà Nội... là những tin nóng 24 giờ qua.
55 ngày "chấn động địa cầu" tái hiện hành trình thần tốc, táo bạo và đầy cảm xúc của Quân Giải phóng từ Tây Nguyên đến Dinh Độc Lập – những mốc son làm nên Đại thắng Mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi 30 năm đấu tranh Giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Biển Quảng Ngãi vốn nổi tiếng với nhiều loại hải sản ngon không đâu sánh bằng. Tuy nhiên không thể không kể đến cá bồng bồng - loài cá ngay từ cái tên đã gợi sự tò mò, thú vị, nhưng khi thưởng thức rồi, thực khách sẽ khó có thể cưỡng được vị thơm ngon mà loại cá này mang lại.
Vườn cây cổ thụ-cây thanh trà ở ấp 4, xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai của gia đình ông Nguyễn Hiệp và bà Trần Thị Nga. Vườn có 31 gốc cây cổ thụ đều trên hơn 30 năm tuổi. Những cây thanh trà cổ thụ này có tán cây xòe rộng, gốc cây to, bám đầy rong rêu.
Theo luật sư, nhóm côn đồ “bảo kê” ở bãi biển Hải Tiến (Thanh Hóa) có thể sẽ bị xử lý theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 với chế tài nghiêm khắc...
Đơn vị hành chính cấp xã của Ninh Bình cần sắp xếp, trong đó có 101 xã, 18 phường và 6 thị trấn. Sau khi sắp xếp, sáp nhập, địa phương này sẽ còn 39 đơn vị hành chính cấp xã, (gồm 8 phường và 31 xã), giảm 86 xã, phường.
Dương Kinh ở Hải Phòng được xem là một trong các kinh đô của Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, di tích kinh đô Dương Kinh nhà Mạc thuộc địa phận xã Kiến Hưng của huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Những ngày này, nông dân trồng đậu phụng (đậu phộng, lạc) huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đang thu hoạch đậu phụng vụ Đông Xuân 2024 - 2025. Vụ đậu phụng này, nông dân vui vì trúng mùa, được giá.
Bộ phim không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về tình dục mà còn là những trải nghiệm, khám phá sâu sắc những mối quan hệ.
Đầu thời Chiến Quốc, nước Ngụy hùng mạnh nhất. 50 vạn quân Tần với hiệu quả chiến đấu thấp đã bị 5 vạn Ngụy tinh nhuệ của Ngô Khởi đánh bại. Nước Tần khi đó binh lực gấp mười lần, lại bị tinh quân của Ngụy đánh bại, thua rất thê thảm. Vậy vì sao sau này Tần có thể tiêu diệt 6 nước?
Pháo hoa tầm cao, tầm thấp kết hợp hỏa thuật rực sáng, người dân Hà Nội có dịp chiêm ngưỡng màn pháo hoa mãn nhãn kể từ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Hơn 10.000 người từ nhiều lực lượng của Việt Nam, Lào, Campuchia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm đại lễ 30/4 trên nhiều đường TP HCM, tối 22/4.
“Hẹn ước Bắc Nam” – chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra tối 22/4 tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình đã mang đến cảm giác choáng ngợp, xúc động.
Khi nhắc đến các mỹ nhân của Tam Quốc, ngoài Điêu Thuyền, Chân Mật, mọi người nhắc ngay đến Đại Kiều và Tiểu Kiều vùng Lư Giang.
Người sinh vào những tháng Âm lịch này tài năng lại may mắn. Họ được dự báo sẽ đạt được bước nhảy vọt trong sự nghiệp, về sau tiền của dồi dào.
Điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, Tổng thống Nam Phi chính thức mời Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và mời đoàn Lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam dự Hội nghị các chính đảng G20, Hội nghị Thượng đỉnh G20
Ba Hương, Tư Đạp và dàn diễn viên phim "Địa đạo" mặc áo bà ba, đầu quấn khăn rằn theo trang phục du kích cùng hợp luyện diễu binh tối 22/4 tại TP.HCM. Nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng được người đi xem nhận ra, hò reo cổ vũ.
Tối 22/4, hai chiếc xe tăng T-54 huyền thoại có số hiệu 173 và 822 được vận chuyển vào sân khấu chính SVĐ Mỹ Đình tại chương trình chính luận nghệ thuật "Hẹn ước Bắc Nam”.
Ở cuộc đọ sức tại vòng tứ kết Cúp Quốc gia, CLB CAHN được chơi hơn người trong phần lớn thời gian của trận đấu. Nhờ đó, các học trò HLV Alexandre Polking lội ngược dòng hạ Hải Phòng với kết quả 3-1.
Không gian lễ hội tại Chợ tình Xuân Dương đã mang đến cho du khách nhiều cơ hội trải nghiệm những đặc sắc văn hóa không chỉ của huyện Na Rì. Chợ tình Xuân Dương như một bức tranh sinh động về đời sống văn hóa của người vùng cao tại Bắc Kạn.
Chiều 22/4, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng đã tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa đọc 2025 với chủ đề “Văn hóa đọc – Kết nối cộng đồng”.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác định có 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (sữa dạng bột), có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết, các cường quốc châu Âu đã thông báo cho Mỹ biết những điều khoản “không thể thương lượng” trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Ukraine và Nga, trước vòng đàm phán mới dự kiến diễn ra vào thứ Tư 23/4.
Tối 22/4, Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) tại khu vực trường đua F1, SVĐ Mỹ Đình.
Sau thời gian dài úp mở, Vũ Văn Thanh cuối cùng cũng công khai bạn gái Trần Bích Hạnh đúng dịp sinh nhật tuổi 29 của mình. Theo tiết lộ, Trần Bích Hạnh sinh năm 1993, quê ở Nam Định, sinh ra trong gia đình có tiếng và kinh tế khá giả.
Gần hai thế kỷ trước, ba khẩu thần công do một người Quảng Nam chỉ huy đúc đã chìm xuống biển Hà Tĩnh. Gần đây, một tàu cá cũng từ Quảng Nam vô tình tìm thấy chúng. Một cuộc trùng phùng kỳ lạ giữa người xưa và hậu thế, qua làn nước sâu và duyên nợ lịch sử.