Park Bo Gum kiếm được 500 triệu won/năm nhờ bất động sản
Không chỉ nhận thù lao từ công việc diễn xuất, nam diễn viên Park Bo Gum đã kiếm thêm 500 triệu won trong năm qua nhờ một khoản đầu tư bất động sản.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đình Trung Cần (xã Nam Trung cũ) nay thuộc xã Trung Phúc Cương, huyện Nam Đàn.
Nằm bên bờ hữu ngạn sông Lam trong xanh, hiền hòa và cách chừng hai cây số có dãy Thiên Nhẫn sừng sững, uy nghi nối với Hương Sơn (Hà Tĩnh) là Trung Cần làng tôi. Địa danh Trung Cần được lấy từ câu "Sĩ quý Trung Cần, nữ quý trinh thuận" (con trai quý ở tính trung thực cần cù, con gái quý ở trinh tiết, thuận thảo). Sách "Đại Nam nhất thống chí" ghi lại rằng, vùng đất Trung Cần sau này, cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16 có tên là Trang Cần Cung, thuộc Nam Hoa Thượng, Tổng Nam Hoa, huyện Thanh Chương. Cuối thế kỷ 19, Tổng Nam Hoa đổi thành Tổng Nam Kim và xã Trung Cần vẫn thuộc Tổng Nam Kim nhưng được sáp nhập vào huyện Nam Đàn năm 1910. Ngược lại lịch sử, năm 1505 vùng đất Trang Cần Cung (sau này là Trung Cần) có Tống Tất Thắng đỗ tiến sĩ làm đến chức Nghĩa quận công, được người dân trong vùng tôn làm Thành hoàng làng. Tiếp nối các bậc tiền nhân, Quận công Nguyễn Nhân Mỹ (thời Lê Trung Hưng) và Tổng đốc Lê Nguyên Trung (thời nhà Nguyễn) cũng như các bậc hiền tài về sau mở mang và phát triển vùng quê Trung Cần, Nam Trung ngày càng khởi sắc.
Các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, các chuyên gia "Nghệ học" đều cho rằng, nếu Quỳnh Lưu nổi tiếng có làng Quỳnh Đôi sinh nhiều khoa bảng thì Nam Đàn có làng Trung Cần là đất "địa linh nhân kiệt" với tiến sĩ Tống Tất Thắng là nhân vật "khai hoa" của làng. Trong sách "Khoa bảng Nghệ An (1075 - 1919)", tác giả Đào Tam Tỉnh có một thống kê về số người đỗ đạt cao ở làng Quỳnh Đôi (chiếm 17% toàn tỉnh) và Trung Cần của huyện Nam Đàn (chiếm hơn 11%). Khi còn sống, cha tôi (một nhân viên làm ở Tòa án đệ nhị Vinh, thời kỳ kháng chiến chống Pháp) kể cho tôi biết ở xóm Khoa Trường cạnh xóm Gát của tôi có ba cha con, chú cháu họ Nguyễn Trọng đều đỗ tiến sĩ và được cử đi sứ 5 lần. Công trạng của họ được khắc tên trên bia đá Văn Miếu - Quốc Tử Giám và ghi trong Lịch triều đăng khoa, Nghệ An ký… Đó là Nguyễn Trọng Thường (1681 - 1737), 32 tuổi ông đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Vĩnh Thịnh 8 (1712) đời Lê Dụ Tông.
Nguyễn Trọng Thường làm đến chức Lại bộ hữu thị lang, ông được triều đình cử đi sứ nhà Thanh. Khi hết hạn, trên đường về nước không may lâm bệnh đột ngột qua đời. Con trai của Nguyễn Trọng Thường là Nguyễn Trọng Đường (1724 - 1786), 46 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Cảnh Hưng 30 đời Lê Hiển Tông. Ông làm quan đến chức Hàn lâm hiệu lý, được cử đi sứ nhà Thanh (1761); khi trở về được bổ Đốc trấn Lạng Sơn, tước Lạp Sơn bá. Thời gian làm quan ở Xứ Lạng, ông là người đứng ra xây dựng đài Ngưỡng Đức và tự tay soạn bài văn bia đánh dấu mốc biên giới Việt - Trung.
Nguyễn Trọng Đương (sinh năm 1746 chưa rõ năm mất) là con trai của Nguyễn Trọng Đường, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng 40 (1779) đời Lê Hiển Tông. Ông làm quan đến chức Hàn lâm hiệu thảo, vâng lệnh triều đình làm phó sứ sang nhà Thanh. Mãn hạn về nước, ông được thăng Thị chế, bổ đốc trấn Lạng Sơn và tại vị đến đầu đời vua Gia Long thì mất. Đến đời vua Minh Mạng triều Nguyễn, con trai của tiến sĩ Nguyễn Trọng Đương là Nguyễn Trọng Võ lại vinh dự được triều đình cử hai lần đi sứ sang Trung Quốc. Cho nên sau này, trong nhà thờ họ Nguyễn Trọng ở Trung Cần có treo đôi câu đối: Quốc thể ngũ hoa trùng cống phỉ/ Thư hương tam thế ngũ hoàng hoa (tạm dịch: Năm lần đi sứ Tàu vinh danh quốc thể/ Ba đời dành hoa vàng rạng rỡ thư hương).
Chính cha con tiến sĩ Nguyễn Trọng Đương và một số anh em trong dòng họ (đóng góp phần chính), cùng vận động người dân trong vùng góp công của để xây dựng đình Trung Cần (1781-1782) - một trong những ngôi đình có kiến trúc đẹp nhất khu vực miền Trung. Công trình là nơi thờ thành hoàng làng Tống Tất Thắng và Tứ vị đại vương, Cao Sơn Cao Các, đã được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia năm 1996.
Một trong những dòng họ lớn và có truyền thống học hành, đỗ đạt ở làng Trung Cần là họ Nguyễn Hữu. Theo gia phả của dòng họ này thì thủy tổ của tộc họ là Nguyễn Hữu Nhuận Ốc (gốc tích từ huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc) di chuyển vào sinh cơ, lập nghiệp tại Trang Cần Cung (sau này là Trung Cần) vào khoảng nửa đầu thế kỷ 16. Dòng họ Nguyễn Hữu phát triển mọi mặt, nhất là con đường khoa cử từ đời thứ 9 trở đi.
Đáng kể trong đó là Nguyễn Hữu Dực (cũng có tài liệu ghi là Nguyễn Trọng Dực, hiệu Tô Lâm), sinh năm 1799, mất năm 1858 (có vợ thứ là Nguyễn Thị Đạm, con gái út của Đại thi hào Nguyễn Du). Ông đỗ cử nhân năm 26 tuổi, được triều đình bổ Tri huyện Yên Thế, sau đó là Tri phủ Triệu Phong. Nguyễn Trọng Dực bản tính cương trực, khảng khái, quý người trung nghĩa, ghét kẻ xun xoe bợ đỡ. Dưới thời Minh Mạng, ông được phong tặng từ Hàn Lâm viện thi giảng rồi Hàn Lâm viện thi độc, kiêm chức Giám sát ngự sử.
Em trai ông là Nguyễn Văn Giao, hiệu Quất Lâm (1811 - 1863), thi đỗ cử nhân khoa Giáp Ngọ (1834), đời Minh Mạng thứ 15. Vì bị nghi oan dính líu đến chuyện thi cử ở trường thi Nghệ An nên ông và một vài người khác phải chịu án "chung thân bất đắc ứng thí". Khoảng 18 năm trở về quê dạy học, ông viết nhiều tác phẩm cả về lịch sử Trung Quốc và lịch sử Việt Nam như tập "Sử luận" và "Nam sử lược thuyết". Đặc biệt về thơ văn, Thám hoa Nguyễn Văn Giao để lại tập "Đạm như thì thảo", trong đó có bài vịnh chim cu gáy "Hay gù, hay gáy lại hay bay/ Lỡ bước sa cơ đến nỗi này/ Xin chúa thả lồng cho thử sức/ Rồi đây bay ông chín tầng mây". Vua Tự Đức vốn là người mê thơ văn nên khi nghe được bài thơ này của Nguyễn Văn Giao, đoán là có nỗi niềm uẩn khúc bởi vậy nhà vua đã ban lệnh xóa án cho tác giả.
Tượng đồng 3 vị Tiến sĩ làng Trung Cần.
Năm 1852 ông thi đỗ Giải nguyên và năm sau 1853, Nguyễn Văn Giao thi Hội đỗ Hội nguyên, tiếp đó dự thi Đình ông đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh (tức Thám hoa). Bạn đồng khoa cùng đỗ Thám hoa với ông có Nguyễn Đức Đạt người làng Hoành Sơn (sau này là xã Nam Hoành) cách Trung Cần chừng hai km. Đỗ đại khoa nhưng Nguyễn Văn Giao chỉ làm chức quan Hàn lâm Viện Thừa chỉ, tham biện nội các chuyên công việc soạn thảo và kiểm tra các loại văn bản trong triều nên Thám hoa Giao vẫn sống trong gia cảnh thanh bần. Vợ con quanh năm vẫn phải dệt vải, quay tơ, tăng gia ngô, đậu (đỗ).
Nói về dòng họ Nguyễn Hữu ở làng Trung Cần, xã Nam Trung (nay là Trung Phúc Cường) không thể không nhắc tới Nguyễn Hữu Lập (con trai Nguyễn Trọng Dực, gọi Thám hoa Nguyễn Văn Giao bằng chú). Nguyễn Hữu Lập tự Nọa Phu, hiệu là Thiếu Tô, sinh năm 1824 và mất 1874, tương truyền ông nổi tiếng thông minh và học giỏi từ tuổi thiếu thời.
Năm 14 tuổi thi đỗ Tú tài lần đầu, khoa Nhâm Tuất thời Tự Đức thứ 15 (1862), Nguyễn Hữu Lập thi Hội trúng Đệ tam danh rồi thi Đình trúng Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, đệ nhất danh (tức Đình Nguyên Hoàng Giáp). Cuộc đời làm quan của ông trải qua các chức vụ như: Tri Phủ Vĩnh Tường, Án Sát Sơn Tây, Chánh Chủ Khảo Trường thi Thừa Thiên, Binh Bộ hữu tham tri, Cơ mật viện đại thần, Hàn lâm viện thị giảng.
Đáng chú ý vào các năm 1871 - 1872, Hoàng Giáp Nguyễn Hữu Lập được vua Tự Đức cử làm chánh sứ sang bang giao với nhà Thanh. Điểm đặc biệt trên con đường hoạn lộ của Nguyễn Hữu Lập là tinh thần "chủ chiến" trước nạn xâm lăng của thực dân Pháp. Tư tưởng đó được thể hiện rất rõ trong bài văn thi Đình của Hoàng Giáp Lập rằng, trong hoàn cảnh đất nước có biến loạn thì triều đình phải biết dựa vào sức dân, làm mọi việc hợp lòng dân; muốn giữ nước phải củng cố và xây dựng lực lượng quân binh hùng mạnh.
Ông chỉ ra "Nước ta cùng giặc Tây Dương vốn không có hiềm khích vậy mà ba bốn năm nay chúng xâm phạm vùng biển nước ta… theo lý mà nói ta đúng chúng sai". Cho nên Nguyễn Hữu Lập kiến nghị nhà vua một mặt tìm người tài giỏi để quan hệ giao thiệp khôn khéo với Pháp, mặt khác ngày đêm luyện tập dân binh, tích trữ lương thực, canh phòng cẩn mật ở mọi vùng miền. Nhằm hòa hiếu cuối cùng không trông cậy được thì phải dùng binh, địch tới là phải đánh… tiếc rằng những lời kiến nghị của Hoàng Giáp Nguyễn Hữu Lập đã không được nhà vua chấp thuận.
Kết cục, trước sự bạc nhược của nhà Vua Tự Đức, lần lượt lục tỉnh Nam Kỳ rơi vào tay giặc và tiếp đó dân tộc Việt Nam chìm đắm trong đêm dài nô lệ của thực dân Pháp suốt 80 năm… Theo các nhà nghiên cứu Hán Nôm, Nguyễn Hữu Lập là người am hiểu văn hóa và chính ông đã biên chép lại tác phẩm Truyện Kiều (vào năm 1870) - một trong những văn bản cổ nhất hiện đang được lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm.
Nhà thờ chi 2, họ Nguyễn Hữu làng Trung Cần - nơi thờ cúng cha con Nguyễn Hữu Dực và Nguyễn Hữu Lập.
Truyền thống khoa bảng, hiền tài của các bậc tiền nhân xưa thuộc vùng đất Trung Cần cũng đã hun đúc và sản sinh ra không ít nhân vật có đóng góp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thời hiện đại. Đó là đồng chí Nguyễn Tiềm (1912 - 1932) Uỷ viên Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ, Bí thư tỉnh ủy đầu tiên tỉnh Nghệ An, Nguyễn Trọng Cảnh (tức Trần Quốc Hoàn), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Công an đầu tiên của Việt Nam; các ông Nguyễn Nhượng, Nguyễn Hữu Đan - chiến sĩ cách mạng thời kỳ Xô viết Nghệ Tĩnh; Nguyễn Tư Nghiêm - danh họa nổi tiếng trong bộ tứ "Liên - Nghiêm - Sáng - Phái".
Và trong bối cảnh của công cuộc đổi mới đất nước hôm nay, câu vè "Quan Trung Cần, dân Dương liễu" năm nao đã không còn phù hợp. Bởi làng Trung Cần cũng như làng Dương Liễu (xã Nam Trung cũ) theo tôi biết hiện đang có hàng chục giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa nghệ thuật và chăm sóc sức khỏe nhân dân…
Báo điện tử Dân Việt mở chuyên mục "Kể chuyện làng" từ 4/3/2020. Chuyên mục dành cho tất cả các tác giả chuyên và không chuyên có tình yêu với làng quê và muốn chia sẻ câu chuyện thật của mình với bạn đọc.
Bài viết phải chưa được đăng tải trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào. Các tác giả vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh (nếu có), địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại, số tài khoản nhận nhuận bút.
Các bài viết hay nhất, chất lượng nhất sẽ được lựa chọn để trao giải thưởng 2 tháng/lần.
Bài viết cộng tác với chuyên mục "Kể chuyện làng" xin gửi về email: [email protected]; ĐT liên hệ: 0903226305.
Rất mong được sự hợp tác, cộng tác của quý bạn đọc, của tác giả!
Không chỉ nhận thù lao từ công việc diễn xuất, nam diễn viên Park Bo Gum đã kiếm thêm 500 triệu won trong năm qua nhờ một khoản đầu tư bất động sản.
Bao lâu cần vệ sinh điều hòa khi sau một thời gian sử dụng thiết bị này sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc từ môi trường xung quanh.
Phát biểu tại Hội thảo kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân 1975, ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: Chiến thắng năm 1975 là nền tảng tinh thần để Việt Nam vững bước trên hành trình phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2045.
Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Thái Bình cho biết, việc hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình là phù hợp với chủ trương của Trung ương, hợp nhất 2 tỉnh sẽ hình thành một tỉnh có quy mô kinh tế lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Dự kiến, khi sáp nhập Bắc Kạn vào Thái Nguyên, những địa danh du lịch vốn là "linh hồn" của vùng non xanh nước biếc như hồ Ba Bể, động Puông, thác Đầu Đẳng, bản Pác Ngòi... vẫn sẽ là điểm đến hút hồn du khách dịp 30/4, 1/5.
Lực lượng chức năng tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái (TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) vừa phát hiện và bắt giữ một phụ nữ vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới.
Phát biểu tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia sáng 20/4, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang khẳng định Chiến thắng 30/4 là biểu tượng sáng ngời của ý chí độc lập và khát vọng thống nhất dân tộc.
Chisinau đổ lỗi cho Moscow về mọi rắc rối của mình trong mọi cơ hội, chính trị gia Moldova và cựu ứng cử viên của đảng đối lập "Chance" cho chức thị trưởng thành phố Balti Victoria Shapa cáo buộc.
Cho dù bé nhỏ nhưng loại quả này có nhiều vitamin và khoáng chất hơn trứng gà. Bạn có thể chế biến theo cách này, trẻ già đều thích
TP.Hải Phòng, tỉnh Hải Dương đã chính thức công bố phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã; tên gọi. Theo đề án này, sau sáp nhập, thành phố mới Hải Phòng dự kiến có 114 xã, phường, trong đó có 2 đặc khu.
HLV thủ môn Lee Won-jae đã đến xem trận đấu của CLB Ninh Bình và thủ môn Văn Lâm. Đây là cơ hội để thủ môn mang hai dòng máu Việt - Nga trở lại ĐT Việt Nam.
Động Tiên Cá (xã Ninh Hải, thành phố Hoa Lư-một trong các thành phố trẻ nhất Việt Nam), được đánh giá là hang đá vôi xuyên thủy đẹp như phim tại tỉnh Ninh Bình khiến giới trẻ “sốt rần rần” tìm về check-in. Đặc biệt, nơi đây còn xuất hiện hai loài cá quý gồm cá tràu tiến vua và cá rô Tổng Trường ăn thịt rất thơm ngon.
Một nam thanh niên đến tiệm tạp hóa mua bia nhưng không trả tiền rồi bỏ chạy, kéo ngã người phụ nữ trên đường Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi
Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung bị nghệ sĩ Xuân Hinh “mắng” khi vừa gặp đã hỏi vui “có phải vừa mua được một căn nhà sau Bắc Bling?”.
Với mô hình nuôi chim công (một loài chim hoang dã, động vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ) đầu tiên ở tỉnh Hải Dương, anh Nguyễn Văn Phương (xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã gây dựng thành công trang trại rộng 4000m2 với mức thu nhập lên tới 500 triệu đồng mỗi năm.
Dù ngờ ngợ, ông Lê Văn Sơn không dám lên tiếng nhận con. Mãi đến khi con trai chủ động "thú nhận", ông mới vỡ òa, rơi nước mắt vì xúc động.
Huyện biên giới Sốp Cộp (Sơn La) vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách chung tay hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Trong lịch sử triều đại nhà Thanh, không thiếu những vị hoàng đế anh minh và quyền lực, song điều đó cũng không ngăn được những bi kịch cung đình đầy nước mắt. Một trong số những câu chuyện đau lòng nhất chính là số phận của vị công chúa thứ năm của Hoàng đế Khang Hy - Hòa Thạc Đoan Tĩnh Công chúa.
Lực lượng cứu hoả đã nhanh chóng khoanh vùng, ngăn chặn cháy lan và dập tắt vụ cháy tại Vườn Quốc gia Ba Vì vào đêm qua.
Về với những vùng quê nông thôn mới Hà Nam, ấn tượng đầu tiên mà nhiều người dễ dàng bắt gặp, đó chính là những con đường hoa trải rộng, sạch đẹp được tô điểm bởi những khóm hoa đủ loại đua nhau khoe sắc.
Sau gần 50 năm khai thác, hồ Kẻ Gỗ tại Hà Tĩnh đang được nâng cấp với tổng mức đầu tư hơn 350 tỷ đồng. Dự án nhằm cải thiện hệ thống tiêu thoát nước, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho 16.500 ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho khoảng 15.500 dân trong khu vực.
Việc trồng sầu riêng cho thu hoạch quanh năm từng được coi là điều không tưởng trong nông nghiệp, do loại cây này vốn chỉ ra trái theo mùa. Tuy nhiên, một nông dân ở Đắk Nông đã thành công trong việc tạo ra vườn sầu riêng cho trái quanh năm.
Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai, dự kiến tỉnh Gia Lai mới có diện tích lớn thứ 2 cả nước với dân số 3,54 triệu người, tỉnh lỵ đặt tại TP.Quy Nhơn (Bình Định). Việc hợp nhất tạo ra nhiều đột phá, tiềm năng phát triển kinh tế và các cơ hội mà hai tỉnh này trước nay vẫn chưa có.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng thủ tướng sắp tới của Đức có thể khơi lại một thời kỳ đen tối trong lịch sử, nhằm đáp lại báo cáo cho rằng ông sẽ cam kết "tiếp tục đảm nhận trách nhiệm" trong bài phát biểu mừng lễ Phục sinh.
Do Bình Định thất bại trong trận đấu diễn ra trước đó, cuộc đọ sức trực tiếp giữa SLNA và Quảng Nam tại vòng 19 V.League là cơ hội tốt để cả 2 đội bóng này hy vọng thoát xa khỏi vị trí áp chót bảng xếp hạng và gia tăng khả năng trụ hạng.
Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, một khu rừng rộng lớn thuộc huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh) có diện tích tự nhiên hơn 30.000ha. Vườn có các động vật hoang dã, thực vật quý hiếm, có tiềm năng du lịch sinh thái, ngày càng thu hút nhiều du khách.
Công ty TNHH Giày Doanh Diệu trong Khu công nghiệp Thuận Đạo mở rộng, (Long An) bị cháy kéo dài liên tục hơn 4 giờ ngọn lửa mới được khống chế
Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ xa xưa đã nổi tiếng với làng khoa bảng. Xã còn được biết đến là quê hương của bà chúa thơ Nôm, chỉ rộng hơn 4,2km2 nhưng có đến 8 di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến thời điểm này xã Quỳnh Đôi cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Âm thầm làm việc, nỗ lực vươn lên, 3 con giáp này mở ra những cánh cửa mới cho sự phát triển sự nghiệp, đạt được thành quả khiến ai cũng ngưỡng mộ.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ cho biết, Bộ Công an sẽ tiếp tục chủ động bố trí sáp nhập hợp lý công an cấp tỉnh và công an cấp xã theo chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, đảm bảo hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian tới.