Nhân vật nào đã tận diệt con cháu Tư Mã Ý, mở đường cho con trai xưng đế?
Lịch sử xoay vần, 150 năm sau kể từ khi gia tộc người này bị Tư Mã Ý tru diệt, con cháu của ông ta giống hệt như Tư Mã Ý năm xưa, ra tay diệt trừ thế lực nhà Tư Mã.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nam bộ cách đây khoảng 300 năm là một vùng đầm lầy, cỏ mọc um tùm, ít thấy bóng người. Những lưu dân người Việt cùng với các dân tộc cộng cư chung lưng đấu cật khai phá. Họ đã vượt qua sơn lam chướng khí, cọp trên bờ, sấu dưới sông... để bạt núi xẻ rừng, đào mương lên liếp... hầu mong tìm sự sinh tồn và tạo nên vùng đồng bằng trù phú hôm nay.
Trong những tiền nhân vào Nam khai khẩn đất hoang, có nhiều người đã gửi thân lại vùng đất này - người ta gọi những người tiền phong đó là Tiền Hiền.
Khi vùng đất đã được khai hoang, lớp người đến sau tiếp tục công việc xây cầu, đắp lộ, dựng chợ, mở đường, tạo lập xóm làng... công đức của các vị này không hề nhỏ, có thể sánh ngang với Tiền Hiền, nên người ta gọi họ là Hậu Hiền.
Để tri ân công lao của các bậc tiền nhân này, sau khi ổn định cuộc sống, người ta mới xây đình, dựng miễu để tôn thờ và tôn xưng họ với danh hiệu là Tiền Hiền và Hậu Hiền. Điều này phù hợp với đạo lý ngàn đời của dân tộc - truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
Tiền Hiền, Hậu Hiền là các bậc tiền bối đứng ra khai hoang hay lập làng, bỏ công sức và tiền của để xây dựng làng xã, làm cầu, lập chợ hay đình làng trong buổi đầu lập làng. Danh hiệu tôn xưng thường gặp là Tiền Hiền khai khẩn, Hậu Hiền khai cơ: có nghĩa là vị Tiền Hiền quy dân khai hoang và Hậu Hiền xây dựng các công trình cơ bản.
Đây là quan niệm phổ biến, cá biệt lại có danh hiệu Tiền Hiền khai khẩn, Hậu Hiền khai khẩn: Tiền Hiền quy dân khai hoang; Hậu Hiền cũng tiếp tục quy dân khai hoang, do thiên nhiên khắc nghiệt dân cư xiêu tán phải khai đi khẩn lại nhiều lần mới thành. Ngoài ra còn có danh hiệu: Tiền Hiền khai khẩn, Hậu Hiền khai canh: Tiền Hiền quy dân khai hoang và Hậu Hiền tiếp tục cày cấy.
Đặc biệt có những vị đã đóng góp nhiều công lao to lớn, quan trọng, được đời sau gọi là Tiền Hiền Cẩm Địa hay gọi tắt là Cẩm Địa. Cẩm Địa nguyên là miếng thịt vai của con heo cúng, loại thịt nạc quý nhất mà sau khi cúng tế ở đình sẽ dành riêng để kiếng cho các vị Tiền Hiền này.
Các Tiền Hiền hay Hậu Hiền được thờ ở hương án đặt trong chánh điện của ngôi đình, cạnh bàn Tả Ban và Hữu Ban, hai bên hương án thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng được coi là các vị từng góp công sức xây dựng, phát triển làng xã, đình miếu từ buổi đầu.
Còn các Tiền Hiền, Hậu Hiền được thờ ở hương án đặt ở nhà hậu ngôi đình, hai bên bàn thờ Tiên Sư, được coi là các vị đã từng góp công sức, khai hoang phát triển làng mạc, chợ búa, cầu đường từ ngày đã lập cho đến hiện tại.
Ít địa phương còn lưu lại tên họ, tiểu sử các vị Tiền Hiền, Hậu Hiền và đa phần thì chỉ có danh hiệu mà không có tên họ và tiểu sử. Việc tôn thờ các vị Tiền Hiền, Hậu Hiền là một cử chỉ biểu lộ tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, thắt chặt tinh thần đoàn kết trong xóm làng. Đồng thời cũng là động lực khiến cháu chắt các vị này tích cực tham gia việc làng xã. Việc thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền thực sự đã tăng cường tính chất lịch sử văn hóa cho đình”(1).
Tuy vậy, cũng có một số ít vị Tiền Hiền, Hậu Hiền được người đời sau biết đến công lao và danh tính nên được nhắc đến với danh tính cụ thể. Tiền Hiền Nguyễn Tú là một trong số ít người thuộc trường hợp này. Theo sách “Địa chí tỉnh Đồng Tháp” thì:
“Nguyễn Tú, người thôn Bả Canh, xã Đập Đá, phủ Hoài Nhơn, trấn Bình Định, nguyên là tùy tướng của nghĩa quân Tây Sơn trước đây. Khi nhà Tây Sơn sụp đổ, để tránh sự trả thù của nhà Nguyễn, ông cùng vợ vào Nam lập nghiệp. Thuở ấy, vùng Mỹ Trà còn có nhiều nơi là rừng rậm đầy thú dữ.
Ông hô hào những người đi khẩn hoang cùng nhau phá rừng cất nhà làm ruộng. Năm nọ, thú loạn rừng chạy ra bờ rạch Cái Sao phá hoại mùa màng, gia súc, thậm chí còn bắt người ăn thịt. Những việc đó làm cho mọi người hoang mang lo sợ, công việc ruộng rẫy ngưng trệ, cứ trời về chiều là mọi người đóng chặt cửa không dám ra ngoài.
Thấy vậy, Nguyễn Tú tập hợp trai tráng truyền dạy võ nghệ, tổ chức rào thôn xóm canh phòng thú dữ. Hễ có báo động mọi nhà đều đánh mõ, đánh trống ầm lên xua đuổi chúng đi. Nhiều lần đi tuần phòng gặp cọp, ông đều hạ được. Nhờ vậy, lần hồi thú dữ bị đẩy lùi vào rừng sâu, mọi người làm ăn bình thường trở lại.
Công cuộc khai hoang ngày một mở rộng, nhiều bà con cùng quê quán vào lập nghiệp được ông giúp đỡ mọi mặt, thôn xóm ngày một đông vui, làm ăn sung túc. Lúc bấy giờ, ở Nam tổ chức hành chính còn lỏng lẻo, chưa phân chia thành phủ huyện rạch ròi.
Toàn vùng chia 9 khố trường chủ yếu là để thu thuế, miền đất sau này mang tên Cao Lãnh lúc này thuộc khố trường Bả Canh. Phải chăng, ở đây có nhiều lưu dân xuất thân từ thôn Bả Canh - Bình Định, nên Bả Canh được dùng làm tên đặt cho khố trường này? Sau đó hai thôn An Bình, Mỹ Trà lần lượt ra đời.
Di tích Lịch sử Văn hóa Tiền Hiền Nguyễn Tú tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: DUY KHÔI
Nguyễn Tú được mọi người cử làm người đứng đầu khố trường thay mặt nhân dân giao tiếp với quan trên. Với địa vị này, ông đứng về phía dân chúng chống lại áp bức của bọn cường hào ác bá, giúp người nghèo thoát cảnh sưu thế nặng.
Đến khi vợ chồng ông già yếu chết đi, mặc dù không có con thừa tự, nhưng hai người vẫn được dân làng mai táng chu đáo trong niềm thương tiếc và biết ơn. Người đời sau dựng bia ghi công đức của ông, gọi là Bia Tiền Hiền làng Mỹ Trà”(2).
Nội dung văn bia nhắc lại quá trình khai hoang mở đất của ông cho đến lúc gửi lại xác thân mình trên vùng đất này và được người đời nhớ đến công lao tạc bia để ghi nhớ. Sau đây là nội dung văn bia qua bản dịch của ông Nguyễn Văn Vẹn:
“Người khai mở trước, hằng lo thành tựu để đời sau, kẻ nối tiếp sau, há nở quên công noi gốc trước.
Tệ chức kính dân Phái đạo cấp bằng Tường Võ nhập cơ đội Ban biện Suất đội. Sau đây bổn xã giữ chức Chủ Trưởng.
Nhân thấy ngày trước tại bổn xã, ấp Nam, ấp Bắc, đường sá cách trở, gò nổng bùn lầy. Đến lệ kỳ an lập miễu theo trước, tới lui chân ướt chân ráo khó nhọc, nhân viên nhóm họp không đành để như cũ, bèn phóng hoa tiêu chung sức đắp một con đường lớn. Thấy có hai ngôi mộ, sai người hỏi chủ là ai phải chọn đất di táng… Ngay lúc này, có một vài kỳ lão thuật lại rằng: “Đó là hai ngôi mộ vợ chồng ông Nguyễn Tú, ông là vị Tiền Hiền đến ở làng ta từ trước”.
Hỏi đến con cháu, thì không còn hậu tự.
Nghe chừng trong thời niên hiệu Gia Long, ông Nguyễn Tú là người ở Quy Nhơn đến ở đất này, xưa xưng danh hiệu là Bả Canh Trường (là Canh nông) người có tính quyết đoán mưu quy tụ những chỗ nhân dân chưa thành tựu hiệp thành những chỗ hương thôn chưa lập thành. Dựng danh sách đặt tên thôn là thôn Mỹ Trà, trải qua niên hiệu Minh Mạng thứ 22 (1840), năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), năm Tự Đức thứ 29 (1876) công lớn lâu dài, đến nay rõ rệt.
Tệ chức trước sau nghe đủ, bèn đắp cao hai ngôi mộ. Đến khi rảnh việc, tĩnh tâm nghĩ đến. Người nay ăn trái, nhớ kẻ trồng cây; chim Hồng in móng chỗ tuyết lầy, e lâu năm mai một. Bèn nhóm hương chức nghị bàn dựng bia đá ghi công tích.
Ôi! Tưởng đến đề tạo khó nhọc, dầu không có ý đời sau thờ kính; hưng phong nối giữ phải soi gương đời trước danh thơm. Người ưa làm phải, đồng nói ra một lề. Chọn ngày 15 tháng 10, các Hương chức sắm đủ rượu thịt tế mộ lập bia”(3).
Bia Tiền Hiền làng Mỹ Trà không chỉ là một tấm bia ghi lại công lao khẩn hoang lập ấp của vị Tiền Hiền Nguyễn Tú mà nó còn thể hiện đạo lý biết ơn nguồn cội truyền thống văn hóa dân tộc. Đồng thời, qua đó giáo dục con cháu đời sau phải ghi nhớ công lao của những người đi trước, cũng như giữ gìn di sản của cha ông để lại. Vì lẽ đó, Bia Tiền Hiền làng Mỹ Trà đã được UBND tỉnh Đồng Tháp xếp hạng Di tích Lịch sử cấp tỉnh.
3 cây cổ thụ ở xã Vĩnh Thành và An Hòa là những cây cổ thụ đầu tiên trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam vào năm 2024.
Lịch sử xoay vần, 150 năm sau kể từ khi gia tộc người này bị Tư Mã Ý tru diệt, con cháu của ông ta giống hệt như Tư Mã Ý năm xưa, ra tay diệt trừ thế lực nhà Tư Mã.
Kể từ khi Đại Vũ truyền ngôi cho con trai, thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc mở ra một hệ thống cha truyền con nối. Nhưng trong lịch sử có một triều đại, Thái hậu trước khi lâm chung khuyên Hoàng đế truyền ngôi cho em trai của mình, nguyên nhân vì sao?
Phát biểu trong buổi họp báo sau thất bại của B.Bình Dương trước Hà Nội FC, HLV Nguyễn Công Mạnh đã lên tiếng xác nhận chia tay đội bóng.
MC Bích Hồng bị SCTV dừng tất cả các chương trình sau phát ngôn gây phẫn nộ của MC này về buổi hợp luyện diễu binh diễu hành tối 18/4.
Ngày sinh Âm lịch của một người giống như số trang của một kịch bản cuộc đời, ẩn chứa những điềm báo thú vị.
"Hội Nhà báo Việt Nam và các cấp ủy trung ương sẽ luôn đồng hành, nỗ lực tháo gỡ những khó khăn mà giới báo chí đang đối mặt", Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định.
Làm khách trước Đông Á Thanh Hóa ở vòng 19 V.League 2024/2025, Thể Công Viettel buộc phải thắng để nuôi hy vọng bám đuổi đương kim vô địch Thép xanh Nam Định và Hà Nội FC trong cuộc đua vô địch. Thế nhưng bất ngờ đã xảy ra trên sân Thanh Hóa khi đội khách để thua với tỷ số 1-3.
Tối 19/4, bầu trời TP.HCM bừng sáng trong màn pháo hoa rực rỡ, thu hút đông đảo người dân đổ về các điểm trung tâm chiêm ngưỡng.
Ngày 19/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Đề án hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái.
Trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang trưng bày bộ bài tú lơ khơ vẽ tay mộc mạc bằng mực xanh đã phai màu. Mặt sau quân át cơ có hàng chữ viết tay: “Kỷ niệm Đội điều trị lán 2”. Đây là sản phẩm tự tạo của các đồng chí thương binh Đội điều trị lán 2, Binh trạm 44, Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 19/4 vừa áp đặt lệnh trừng phạt đối với 3 công ty Trung Quốc với cáo buộc các công ty này giúp Nga sản xuất tên lửa Iskander tiên tiến.
Sáng 19/4, tại Chùa Đậu - TP. Hà Nội đã diễn ra hội thảo góp phần giải mã về hiện tượng “toàn thân xá lợi” của hai vị Thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường.
Không có tượng đài nào dựng từ nước mắt. Không có huy chương nào dành cho sự hy sinh lặng thầm. Nhưng chính từ những hy sinh không tên tuổi ấy, hòa bình hôm nay được xây nên - không chỉ bằng máu, mà bằng cả một đời lặng lẽ gánh chịu vết thương.
Tình báo Quốc phòng Ukraine tuyên bố họ đã thực hiện nhiều chiến dịch thành công dẫn đến tổn thất lớn về nhân sự và thiết bị cho quân đội Nga ở tỉnh Zaporizhzhia.
Tuấn Hải tỏa sáng giúp Hà Nội FC đánh bại B.Bình Dương 3-0 ngay trên sân Gò Đậu tối 19/4, đội bóng Thủ đô áp sát ngôi đầu của Thép Xanh Nam Định.
Theo ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, khảo sát bước đầu, tỉnh này có khoảng 900 người có nguyện vọng xin nghỉ, khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Tiền vệ Việt kiều cao 1m80 được HLV Kim Sang-sik gọi lên ĐT Việt Nam??; Tuấn Linh quyết giúp CLB Bình Định trụ hạng; M.U muốn đổi Rashford lấy Watkins; cố danh thủ Croatia qua đời ở tuổi 39; cựu sao M.U từng bị phạt vì húc đầu vào nhân viên bảo vệ.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XX, kỳ thứ 42 đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Trong hai tuần qua, không quân Ukraine đã thực hiện chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào các vị trí chiến lược của Nga, nhiều trong số đó là các trung tâm chỉ huy và nơi đóng quân của các chỉ huy Nga.
Tình huống này cũng giống như rất nhiều tình huống khác trong bóng đá mà mọi công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng bất lực, quyết định cuối cùng lại thuộc về nhận định của trọng tài, và trọng tài vẫn là con người.
Về huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang), hỏi thăm nhà ông Thùy Văn Ớt, tên thường gọi Ba Ớt ở ấp Ngọc Thuận, xã Ðông Hưng A, huyện An Minh gần như ai cũng biết. Ông Ba Ớt được biết đến là một trong những người tiên phong ở địa phương áp dụng quy trình nuôi tôm công nghệ cao, lợi nhuận thu về mỗi năm hàng tỷ đồng.
Đà Nẵng nổi tiếng không những là nơi diễn ra cuộc “thử lửa” đầu tiên của nước ta với Pháp cách đây 178 năm (tháng 5/1847) mà còn là nơi có bức ảnh chụp đầu tiên của nước ta. Bức ảnh này được một nhà ngoại giao người Pháp chụp vào tháng 6/1845 dưới chân núi Sơn Trà.
Thần Tài sẽ đặc biệt ưu ái 3 con giáp này vào tháng 4 và tháng 5, giúp họ cải thiện vận may tài chính, gia đình thêm thịnh vượng, sung túc.
Sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, vùng đất mới mở rộng là vùng đất cổ xưa với nhiều làng cổ. Hai trong số các làng cổ nổi tiếng nhất của tỉnh mới sau sáp nhập là làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và làng Mẹo hay còn gọi là làng Phương La, (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Hướng tới chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Giải bóng rổ học sinh, sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) mở rộng 2025 được tổ chức với sự tham gia của hàng trăm vận động viên.
Một lần nữa, Viktor Lê là toả sáng để góp công vào chiến thắng của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Chia sẻ liên quan đến cậu học trò Việt kiều Nga, HLV Nguyễn Thành Công đã bật mí những điều khá bất ngờ.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng Liên minh châu Âu (EU) nên noi theo gương Mỹ, ngừng tham gia vào cuộc xung đột tại Ukraine. Theo ông, điều này sẽ cho phép Nga “xử lý tình hình nhanh hơn”.
Tỉnh Sơn La đồng loạt tổ chức lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Dự kiến, sau sáp nhập, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị hành chính cấp xã.
Nghệ sĩ Nhân dân Trung Đức sẽ tái ngộ Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong chương trình “Ký ức Trường Sơn” kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Mảnh đất Hải Phòng, Hải Dương có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, được công chúng mến mộ như NSND Trần Nhượng, NSND Tố Uyên, NSƯT Đăng Dương, NSƯT Phương Anh...