Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ xây dựng Nhà Nhân ái cho gia đình người có công
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh vừa trao tặng 50 triệu đồng hỗ trợ xây dựng Nhà Nhân ái cho gia đình người có công với cách mạng tại phường Hiệp Hòa.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đi dọc miền phên giậu Cao Bằng, có lẽ ấm lòng nhất, vẫn là thế giới các câu chuyện đẹp như cổ tích về các chiến sỹ biên phòng. Quản lý hơn 333km đường biên giới, thuộc 7 huyện, tiếp giáp với Khu tự trị Dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc), lực lượng biên phòng tỉnh Cao Bằng, ngoài nhiệm vụ giữ gìn an ninh biên giới, còn là điểm tựa vững chắc, là tay nôi nâng bước cho bà con mình đi tới những bến bờ của no ấm, hạnh phúc.
Tháng 1 năm 2025, trò chuyện với chúng tôi, Đại tá Đặng Hồng Quân, Chính uỷ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Cao Bằng đã vài lần rớm nước mắt, nghẹn lời khi nói về đời sống còn nhiều cam khó của bà con, cũng như những câu chuyện ấm tình quân dân, trong nhiều hoạt động thật sự hiệu quả của các chiến sỹ quân hàm xanh dọc miền cương thổ thiêng liêng...
Là người con của dân tộc Sán Dìu, sinh ra ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, cậu bé Đặng Hồng Quân đã trải qua quá nhiều khó khăn, ngay từ tấm bé. Cha mẹ nghèo cáng đáng vật lộn nuôi các con. Rồi dự án xây dựng Hồ Núi Cốc, gia đình Quân thuộc diện "di dân lòng hồ" đến vùng Phổ Yên, vào tá túc giữa rừng xanh núi đỏ, khó khăn chồng chất. Chạy ăn từng bữa. Không còn cách nào khác, gia đình Quân phải dắt díu nhau trở về quê cũ.
Nhà cửa chìm trong biển nước mênh mông rồi. Gia đình Quân ở tạm trong một cái thung lũng xa xôi. Đường xe đạp cũng chẳng có. Vượt qua mấy con suối sâu mới ra tới trường. Thế là Quân toàn mặc quần đùi khi rời nhà, vượt suối, quần dài thì đội trên đầu. Xe đạp phải bỏ ở nhà bà ngoại, rồi lội suối vượt đèo về nhà. Mai lại đi bộ ra đó, lấy xe, đi học.
Năm 1995, khi là học viên sỹ quan, Đặng Hồng Quân đã vinh dự được tặng học bổng Nguyễn Thái Bình dành cho học viên, sinh viên nghèo vượt khó.
Từ thơ ấu nhọc nhằn như thế, tính đến nay, sau 34 năm quân ngũ, 28 năm gắn bó với biên cương Cao Bằng, anh Quân càng thêm thấu hiểu về cái khó, cái thiệt thòi của bà con vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Đại tá Đặng Hồng Quân rơm rớm nước mắt khi nói về chương trình đưa các cháu nhỏ mồ côi, nghèo khó, thiệt thòi về đồn biên phòng làm "con nuôi đồn biên phòng", rồi chương trình "Nâng bước em tới trường".
Anh cảm kích kể về việc cán bộ đi về các xã làm lãnh đạo Đảng ủy, Ủy ban để kiện toàn đủ mọi thứ cho dân. Vận động bà con đem gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở. Xây bể trữ nước để bà con dùng trong mùa khô khát biên giới. Rồi nhiều "con nuôi đồn biên phòng" học Đại học, trở thành cán bộ biên phòng, thành điểm tựa, thành "cột mốc sống" nơi biên cương. Tình quân dân thắm thiết.
Toàn tỉnh, BĐBP Cao Bằng phân công cho 453 Đảng viên các đồn phụ trách hơn 2.000 hộ gia đình ở khu vực biên giới. "Để trên cơ sở gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con, từ đó, có chiến lược bảo vệ an ninh biên giới, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế một cách hiệu quả nhất", Đại tá Đặng Hồng Quân phân tích.
Từ đó, các "tượng đài" giúp dân ra đời. Bà con ở cả một vùng biên giới mênh mông thượng nguồn sông Quây Sơn đều quý mến sỹ quan biên phòng - đồng chí Mê Văn Đạt, 3 nhiệm kỳ làm Bí thư Đảng uỷ, làm Chủ tịch UBND xã ở Đàm Thuỷ (huyện Trùng Khánh).
Đến nỗi, lúc đồng chí có quyết định "trở về" đồn sau thời gian là lãnh đạo xã, bà con còn lưu luyến không cho chuyển đi. Đồng chí Lê Văn Sơn, hai nhiệm kỳ làm lãnh đạo xã Thị Hoa, với nhiều đóng góp mang tính bước ngoặt cho địa phương. Nhất là trong việc hướng dẫn bà con trồng mía quy mô lớn, phát triển kinh tế rất hiệu quả.
Niềm vui của các chiến sỹ trẻ khi giúp bà con trong lao động sản xuất.
Đặc biệt, là trường hợp huyền thoại của sỹ quan biên phòng cấp tá Lê Bá Hùng. 7 năm giữ cương vị là Phó Bí thư, Bí thư Đảng uỷ, rồi Chủ tịch Hội Đồng nhân dân xã Đức Hạnh (huyện Bảo Lâm), nơi được "mệnh danh" là khó khăn bậc nhất tỉnh Cao Bằng. Quê Nghệ An, ba cùng với bà con biên giới hơn 30 năm ròng; học tiếng nói của đồng bào Mông, Tày, Nùng, Lô Lô; sống ở các xóm bản chỉ nghe tên thôi đã thấy tận cùng xa ngái (Chè Lỳ A, Lũng Mần, Khuổi Sang, Cà Pẻn, Nà Sích, Cốc Nhung…); đồng chí Lê Bá Hùng thậm chí đã được Chủ tịch UBND xã Đức Hạnh còn gọi là "thầy của các cán bộ xã".
Anh tập huấn đủ thứ kỹ năng cho cán bộ vùng cao, rồi truyền cảm hứng về việc thay đổi nề nếp sinh hoạt, ý thức trách nhiệm, lòng tận tuỵ với dân. Vài năm sau khi anh Hùng về làm lãnh đạo, xã Đức Hạnh ngàn trùng cam khó, đã có 3 nghìn con bò, một nghìn rưởi con dê.
Có thể nói, dọc dải biên cương hơn 330km giáp với nước bạn Trung Hoa, BĐBP Cao Bằng đã liên tiếp có các chương trình ấm tình, thiết thực, hiệu quả, giúp đỡ đồng bào vùng biên giới. Cá nhân anh Quân, đã luôn thấu hiểu và cảm thông với hoàn cảnh của những số phận thiệt thòi, bằng cách đưa ra nhiều sáng kiến hay, trực tiếp tiến hành nhiều hoạt động giúp đỡ dân bản…
Khi bà con sống trong những ngôi nhà dột nát, cán bộ chiến sỹ "quân hàm xanh" đã hỗ trợ nhiều trăm triệu đồng, huy động nhiều nghìn lượt cán bộ chiến sỹ giúp cư dân biên giới sửa sang, xây dựng nhà cửa, xây dựng đường xá cầu cống. Khi thói quen nuôi gia súc dưới gầm nhà sàn gây ô nhiễm môi trường, với hiểm hoạ dịch bệnh, mất mỹ quan xóm bản, BĐBP đã kiên trì vận động bà con từng hộ, từng xóm.
Dần dà, làm thí điểm, vận động mưa dầm thấm lâu. Bà con nhìn vào các hộ đi tiên phong, sạch sẽ phong quang, họ thích thú và hưởng ứng dần. Các đồng chí biên phòng tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, tỉnh đưa vào Nghị quyết, di dời gia súc ra khỏi gầm sàn.
Riêng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng đã giúp 628 hộ gia đình di dời chuồng ra súc ra khỏi bầm sàn nhà ở. Đồng thời, ít nhất 167 con bò giống đã được BĐBP Cao Bằng trao tặng cho các hộ nghèo tại 4 xã và 2 thị trấn mà đồn quản lý.
Nhận thấy mấu chốt của vấn đề là chuyện học cho trẻ em vùng biên giới, đặc biệt là các xã còn nhiều khó khăn với điện đường trường trạm. Một số cháu mồ côi bố hoặc mẹ (hoặc cả hai); rồi nhiều cháu có hoàn cảnh nghèo khó, người thân tàn tật…, được đồn biên phòng nhận về làm con nuôi.
Các cháu đến ăn, ở, học tập tại đồn, học đủ văn thể mỹ. Hằng ngày cán bộ chiến sỹ đưa các cháu nhỏ đến trường theo học chương trình phổ thông quốc gia, cháu lớn thì được lo phương tiện tự đến trường.
Hiện tại, BĐBP Cao Bằng nhận đỡ đầu cho 86 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trong chương trình "Nâng bước em tới trường". Mỗi em nhận hỗ trợ ít nhất 500 nghìn đồng/tháng. Đặc biệt, có 30 em học sinh có hoàn cảnh rất khó khăn đã được đưa về, sống tại 16 đồn biên phòng. Đây là mô hình cảm động, đầy tính nhân văn, làm nức lòng người dân cả nước: mang tên "Con nuôi Đồn Biên phòng".
Cá nhân Đại tá Quân, mấy năm nay, anh nhận đỡ đầu cho hai học sinh nghèo, có hoàn cảnh cực kỳ éo le, đó là cháu Đàm Thị Quỳnh Như, học sinh Trường Tiểu học Cách Linh, huyện Quảng Hoà và em Lương Lưu Ly, Trường Dân tộc Nội trú huyện Hà Quảng. Người cha nuôi đáng kính Đặng Hồng Quân đã chở che, hỗ trợ, động viên, dạy dỗ hai con "con nuôi".
Cháu Quỳnh Như, từ cô bé lớp 2, cha mất sớm, mẹ tàn tật, tận cùng khổ sở; sau 7 năm làm con nuôi "bố biên phòng", nay đã học lớp 10. Thành tích học tập của "con nuôi Đồn biên phòng" này đã khiến các chiến sỹ quân hàm xanh thấy tự hào. Cháu Lưu Ly cũng tiến bộ trên nhiều mặt.
BĐBP Cao Bằng và giáo viên vùng biên giới chung tay hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó. Ảnh: Trần Huy Văn.
BĐBP Cao Bằng tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó ở vùng biên cương. Ảnh: Trần Huy Văn.
Nếu chứng kiến cảnh các "Con nuôi đồn biên phòng" được nâng bước ra sao, khi chuyển vào sinh sống trong đồn - hằng ngày đi học ở trường xã, lúc rảnh là được các "thầy giáo quân hàm xanh" đào tạo mọi kĩ năng cần thiết - thì ai cũng phải xúc động. Hai cháu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đến làm con nuôi của các cán bộ chiến sỹ đồn Cốc Pàng.
Các thầy giáo quân hàm xanh. Ảnh: Trần Huy Văn.
Sùng Mý Lừ và Vừ Mý Lầu là người dân tộc Mông, lúc mới "hạ sơn" từ bản vắng, rời các căn nhà rách rưới ở bản Mông về đồn, các cháu bỡ ngỡ, rụt rè. Cả hai đều rất ái ngại khi phải ăn cơm, lý do là "cháu ăn mèn mén (bột ngô hấp cách thuỷ) từ bé đã quen rồi". Ở bản, nhà rách, mưa dột, nắng xiên, ngủ không cần màn quen rồi. Các cháu cứ bỏ màn mà các chiến sỹ mắc cho để… "ngủ cho nó thoáng".
Mí Lừ bị bỏ rơi từ nhỏ; Vừ Mí Lầu mồ côi cả cha lẫn mẹ. Gia tộc, bản làng đều khó khăn, không ai đủ sức cưu mang. Giữa bi thiết cuộc đời, những mái đầu xanh thơ dại ấy chợt gặp được những "bố nuôi" mặc áo quân hàm xanh. Họ đưa các cháu về sống tại đồn, cho ăn học chu đáo.
Đại diện lãnh đạo BĐBP Cao Bằng tặng quà, khen thưởng các "con nuôi biên phòng" vượt khó học giỏi. Ảnh: Trần Huy Văn.
Không phụ lòng các bậc phụ huynh "mặc áo quân hàm xanh", năm học 2023 - 2024, các cháu "con nuôi đồn biên phòng" và được "nâng bước em đến trường" đã chăm ngoan, học giỏi: 38 em đạt học lực khá, 15 em đạt học lực giỏi, 5 em có học lực xuất sắc.
Hơn 30 năm gắn bó với bà con các dân tộc ít người của chúng ta trên tuyến biên giới, anh Đặng Hồng Quân luôn nêu cao tinh thần vì đồng bào, "đồn là nhà, biên giới là quê hương". Nhiều năm liên tiếp là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, chiến sỹ thi đua toàn quân, anh được tín nhiệm bầu là Đại biểu HĐND tỉnh Cao Bằng, nhiệm kỳ 2021-2026. Lực lượng BĐBP luôn hết lòng vì sự bình yên và tiến tới của vùng biên cương thiêng liêng, ví như giai đoạn thất điên bát đảo do đại toàn cầu COVID-19.
Bấy giờ, nhiều người bị đẩy đuổi về qua các đường mòn lối mở, họ cắt rừng nhập cảnh trái phép, lực lượng biên phòng Cao Bằng đã "căng" sức, lập lều lán dã chiến, xử lý mọi tình huống trên tinh thần thượng tôn luật pháp mà cũng nhân văn nhất.
Trong khi cả thế giới hốt hoảng, kinh hoàng vì sức tàn phá của vi-rút tử thần, thì chúng tôi (người viết bài này) trực tiếp đi tuần cùng cán bộ chiến sỹ các đồn biên phòng ở Cao Bằng và chứng kiến: chỉ với một miếng khẩu trang bé nhỏ, chưa có bất cứ phương tiện phòng dịch nào khác, các chiến sỹ quân hàm xanh đã ngày nọ qua ngày kia: "đón", xét nghiệm, chữa bệnh, phục vụ ăn uống, tổ chức cách ly cho nhiều vạn người hồi hương.
Cán bộ chiến sĩ biên phòng Cao Bằng dừng chân nghỉ giải lao trong quá trình tuần tra biên giới. Ảnh: Trần Huy Văn.
Cụ thể, từ lúc COVID-19 xuất hiện, năm 2019, đến nay, BĐBP tỉnh Cao Bằng đã "tiếp nhận" khoảng 56.000 người trở về từ bên kia biên giới. Nay, năm 2025, vẫn có người tiếp tục trở về. Các con số "biết nói" trên, càng tho thấy rõ hơn về sự tận tuỵ, tinh thần vượt khó của BĐBP ra sao!
Đặc biệt là câu chuyện về 17 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam ngày 23/5/2021. Khi cán bộ chiến sỹ Đồn biên phòng Ngọc Côn (huyện Trùng Khánh) đang xử lý, thì bỗng có cô gái trẻ (sau này biết tên là Lục Thị H, người ở bản Khuôn Áng, Đồng Mỏ - tỉnh Lạng Sơn) lên cơn đau đẻ ngay ngoài bờ sông.
Cán bộ biên phòng phải đỡ đẻ cho H, bé trai ra đời khoẻ mạnh. Có người gãy chân trong rừng sâu, "y sỹ quân hàm xanh" phải đi tìm, khiêng về, cấp cứu, điều trị. Chúng tôi chứng kiến, bấy giờ, đồn biên phòng nào cũng có cả một nhà mỳ tôm, để bà con chạy nhiều ngày đói lả kiệt sức từ trong rừng trở ra, cần được cho ăn uống khẩn cấp.
Tính từ năm 2019 đến đầu năm 2024, đã hỗ trợ hàng nghìn người nghèo, với số tiền hơn 40,5 tỷ đồng. Cụ thể, 1.026 hộ khó khăn được xây dựng, sửa chữa nhà ở; gần 2 tỷ đồng mua cây, con giống tặng bà con nghèo; 22.732 người được hỗ trợ 336 tấn gạo trong mùa "giáp hạt"...
Mới đây, Chính uỷ - Đại tá Đặng Hồng Quân đã có một lá thư làm nức lòng đồng bào cả nước. Gây "bão" trên không gian mạng. Nhiều tác phẩm báo chí đã đề cập tới lá thư đó như một câu chuyện cảm động hiếm có. Chính uỷ Đặng Hồng Quân đã viết một lá thư tay dài 6 trang giấy A4, chữ đẹp như… chữ in, người nhận là một học sinh ở Hà Nội.
Trước đó, anh nhận được lá thư của cháu Phạm Khánh An, lớp 4A, Trường Tiểu học Mai Động, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Chữ bé đẹp lạ lùng, tình cảm của cháu dành cho các chiến sỹ biên phòng bảo vệ biên cương, giúp đỡ bà con vùng rẻo cao biên giới thật đáng cảm kích. Kèm theo thư là bức tranh rất sinh động, cháu An vẽ hai cha con đồng chí BĐBP.
Trong thư hồi âm, Đại tá Đặng Hồng Quân đã xúc động "… Sau khi nhận được thư của cháu An, chú đã kịp thời thông tin, sao gửi thư phổ biến đến toàn bộ cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trong toàn tỉnh để cùng đọc và cảm nhận. Các chú đã đọc đi đọc lại nhiều lần lá thư của cháu. Thật cảm động trước tình cảm và chia sẻ hết sức chân thành của các cháu học sinh Thủ đô"…
Sau khi nhận được lá thư tay đầy cảm xúc, dài 6 trang kể trên, thầy cô giáo và học sinh Trường Tiểu học Mai Động đã tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa trực tuyến với các đồng chí ở BĐBP tỉnh Cao Bằng. Nhiều bà con trong khu vực cũng tham dự và lan toả với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội.
Tôi hỏi: Lúc nhận thư và lúc viết thư trả lời, điều gì làm anh ấn tượng nhất? Đại tá Đặng Hồng Quân thủ thỉ: : "Tôi xúc động! Nhưng việc viết thư cho cháu Khánh An cũng rất bình thường thôi. Ai đọc thư, thì cũng sẽ làm như tôi. Sau khi lá thư tôi hồi đáp cháu An lan toả quá nhiều trên báo chí và mạng xã hội, tôi đi đâu bà con cũng bảo "chữ Chính uỷ đẹp đấy" (cười).
Anh cười, nhưng thêm một lần, ánh mắt long lanh vì cảm kích.
Phản ánh tới Báo Dân Việt, nhiều cư dân tại chung cư CT2C (khu đô thị Nghĩa Đô, phường Nghĩa Đô, TP. Hà Nội) cho biết đã gửi đơn tới cơ quan chức năng, đề nghị làm rõ hàng loạt vấn đề liên quan đến Ban quản trị tòa nhà. Đáng chú ý là vướng mắc về chủ sở hữu tầng hầm để xe ô tô.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh vừa trao tặng 50 triệu đồng hỗ trợ xây dựng Nhà Nhân ái cho gia đình người có công với cách mạng tại phường Hiệp Hòa.
Tự ý dùng thuốc, cụ ông nhập viện trong tình trạng giảm ý thức, gout mạn tính, kèm theo tiền sử đái tháo đường type 2 điều trị insulin kéo dài...
Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể phản ứng mạnh mẽ trước cáo buộc Ukraine lãng phí viện trợ quân sự Mỹ và buộc ông Zelensky chấp nhận các điều kiện của Nga để giải quyết xung đột, The American Conservative đưa tin.
Màn tái hợp đáng mong đợi của Doãn Quốc Đam và Phương Oanh trong phim mới "Gió ngang khoảng trời xanh" được VTV chính thức giới thiệu.
KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, để cấm xe máy xăng trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026, Hà Nội cần rà soát các dự án giao thông công cộng đang chậm tiến độ, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tạo đột phá về kết nối; cần có cơ chế tài chính đặc thù hỗ trợ đầu tư hạ tầng, ưu đãi cho người dân chuyển đổi xe, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư trạm sạc…không thể để mỗi người dân tự lo.
Nói đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) từng có cánh rừng già chẳng mấy người tin vì các ngọn núi - là miệng núi lửa ở hòn đảo này phần lớn là núi đá, đất đai cằn cỗi, cây rừng mọc làm sao được. Nhưng Lý Sơn từng tồn tại một khu rừng già là có thật.
Trải qua các cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do cho dân tộc, người phụ nữ Việt Nam đã trải qua những nỗi đau, mất mát cả trong thời chiến lẫn thời bình. Hai người vợ liệt sĩ mà tôi gặp và đề cập trong bài viết này chỉ là số ít trong rất nhiều những người vợ, người mẹ đã mạnh mẽ vượt qua bão giông, biến hậu phương trở thành “pháo đài” vững chắc để đảm đang việc nước, việc nhà.
Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Tương Lai, xã Tân An Hội, TP HCM (hình thành từ 3 xã của huyện Củ Chi cũ) nuôi cá đồng thành công. Bà Nguyễn Thị Ánh Lan, nữ Giám đốc HTX Thuỷ sản Tương Lai vốn là một dược sĩ, chuyển sang nghề nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc đồng, thu hút nông dân cùng làm chung, doanh thu 6 tỷ đồng/năm.
Trong thành phần CLB HAGL đánh bại SHB Đà Nẵng 3-1 ở giải giao hữu Thiên Long Cup 2025, cầu thủ Việt kiều Pháp Ryan Hà có tên ở đội hình xuất phát và chơi khá ấn tượng. Mùa trước, tiền vệ này khoác áo PVF-CAND thi đấu ở giải Hạng Nhất Quốc gia.
Thay vì nuôi tôm theo phương pháp ao đất lót bạt truyền thống, những năm gần đây, các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng mới (tập trung trên địa bàn ven biển Bình Thuận cũ) đang có xu hướng chuyển sang nuôi tuần hoàn khép kín, áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại, đem lại hiệu quả cao, hạn chế rủi ro không đáng có.
Sở Xây dựng Hà Nội cho phép 5 dự án, chủ yếu là nhà thấp tầng tại phường Việt Hưng, xã Đan Phượng, Hoài Đức được bán cho người nước ngoài.
Bộ Xây dựng vừa có báo cáo đánh giá tình hình phát triển nhà ở xã hội 7 tháng đầu năm 2025, kế hoạch triển khai 5 tháng cuối năm 2025.
Khởi nghiệp từ nhân viên marketing thế nhưng Phùng Quang Trung (29 tuổi) quyết định bỏ nghề để theo đuổi đam mê nhiếp ảnh, thành lập nhóm các bạn trẻ cùng sở thích phục chế ảnh cũ gửi tặng thân nhân gia đình liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng. Mỗi bức ảnh là một câu chuyện chạm đến trái tim hàng triệu người.
Hẹn người yêu cũ giải quyết mâu thuẫn, cô gái trẻ bị đâm tử vong; thông tin mới vụ thi thể nữ trong vali; công an bắt đối tượng lừa quay clip khỏa thân bằng chiêu “bùa ngải tâm linh”... là những tin nóng 24 giờ qua.
Bị kiểm tra hành chính, Trần Hải Quỳnh nổ súng chống đối rồi bỏ trốn, sau 2 ngày lẩn trốn đã bị Công an TP Hà Nội phối hợp các đơn vị bắt giữ khi chuẩn bị vượt biên sang Lào.
Tổng sản lượng thủy hải sản khai thác, đánh bắt, nuôi trồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long mới (sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh) đạt 451.933 tấn đạt 46,5% kế hoạch.
Nghề nuôi chim yến (ví như nuôi chim tiền tỷ) đang hình thành nên chuỗi giá trị mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Gia Lai mới. Không chỉ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, nhiều mô hình còn được liên kết sản xuất, chuẩn hóa tiêu chuẩn sản phẩm, xây dựng thương hiệu hướng tới thị trường xuất khẩu.
Tôi bắt đầu để ý. Anh không ôm tôi như ngày trước.
Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường là hoàng đế mang vết nhơ "cõng rắn cắn gà nhà”, thậm chí bị coi là hoàng đế bán nước nhục nhã nhất trong lịch sử Trung Hoa, khi nhượng 16 châu cho người Khiết Đan ở phương bắc.
Thiên Khôi FC có chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước MyMy FC, qua đó giành tấm vé cuối cùng vào chơi trận chung kết của Vòng chung kết Giải bóng đá 7 người vô địch Quốc gia Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6).
Vương phu nhân tên thật là Lý Thanh La, là mẹ Vương Ngữ Yên vốn là chủ nhân của Mạn Đà sơn trang. Nhưng ít ai biết rằng bà còn là con gái của hai cao thủ võ lâm và bị họ bỏ rơi từ nhỏ, lớn lên Lý Thanh La về làm dâu nhà họ Vương, trở thành Vương phu nhân...
Người sinh vào 4 tháng Âm lịch này dù trải qua vất vả vẫn kiên cường vươn lên, tiết kiệm được nhiều tiền, cuộc sống hạnh phúc viên mãn về sau.
Chiều 26/7, không khí tại Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển chè Tam Đường (Lai Châu) rộn ràng, ấm cúng hơn thường lệ. Hàng chục công nhân, đoàn viên công đoàn cùng nhau quây quần bên "Bữa cơm Công đoàn", chào mừng loạt ngày lễ lớn của đất nước và tổ chức công đoàn.
Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 4 học sinh dự thi, kết quả cả 4 học sinh đều đoạt huy chương, bao gồm 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 không chỉ quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức mà còn nhấn mạnh vai trò của từng hộ gia đình, cá nhân trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), cứu nạn, cứu hộ. Từ việc tuyên truyền, giám sát đến xử lý tình huống, mỗi người dân đều là một "mắt xích" quan trọng trong mạng lưới an toàn cháy nổ.
Phát biểu với hãng tin RIA Novosti, ông Nikolai Patrushev – trợ lý thân cận của Tổng thống Vladimir Putin và hiện là Chủ tịch Hội đồng Hải quân Nga – tuyên bố rằng Nga sẽ lập tức kích hoạt toàn bộ sức mạnh theo đúng học thuyết quân sự của mình để bảo vệ Kaliningrad.
heo tiết lộ, đội bóng giành được chữ ký của Đỗ Chung Nguyên có thể sẽ là CLB Ninh Bình - tân binh của V.League và có nguồn tài chính dồi dào. Theo chuyên trang chuyển nhượng uy tín Transfermarkt, Đỗ Chung Nguyên hiện được định giá 400.000 euro.
Cục Cảnh sát giao thông thông báo số điện thoại tiếp nhận thông tin của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông và các Trưởng phòng Cảnh sát giao thông trên toàn quốc để tiếp nhận, xử lý các thông tin liên quan đến tình hình trật tự, an toàn giao thông, hoạt động của lực lượng cảnh sát giao thông.
Mỹ công khai cáo buộc Trung Quốc tiếp tay cho cuộc chiến của Nga tại Ukraine trong khi Bắc Kinh tố ngược Mỹ đang “chuyển hướng trách nhiệm” và “kích động đối đầu”.
Tại tâm lũ, xã Mỹ Lý, Nghệ An nơi có 201 ngôi nhà bị cuốn trôi, sập và 187 căn nhà bị hư hại. Bản làng từng rất trù phú giờ xác xơ, người dân trắng tay chỉ sau một cơn lũ. Kể với phóng viên Dân Việt, mắt ai nấy đều đỏ hoe.