Tỷ suất lợi nhuận thuê chung cư thấp hơn gửi tiết kiệm
Giá bán chung cư tăng mạnh trong khi giá thuê gần như đi ngang khiến tỷ suất lợi nhuận từ cho thuê ngày càng giảm, thấp hơn cả lãi suất gửi tiết kiệm.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Một trong những tiêu chí nhân văn, là tiền đề cho sự phát triển bền vững của mọi cộng đồng trong kỷ nguyên mới, ấy là giữ gìn các di sản văn hoá - tín ngưỡng, bản sắc tộc người. Cùng với các giá trị cốt lõi khác, câu chuyện chăm chút di sản tổ tông truyền lại ở Cao Bằng thật đáng cảm kích. Các họa công vẽ tranh thờ của người Dao đang thắp lên một ngọn lửa ấm...
Bà con dân tộc Dao gồm gần 900 nghìn người (thống kê năm 2019), sống trải rộng ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Do tính chất di cư thuở trước, do hầu như không sử dụng các công trình tín ngưỡng cố định (như đình chùa miếu mạo) với tượng thờ uy nghi an tọa sẵn ở đó, người Dao có truyền thống dùng tranh thờ từng tấm, từng cuộn trong "ống quyển" (kiểu như tranh thangka ở Tây Tạng, Bhutan, Nepal). Hình thức này đáp ứng được nhu cầu: tiện cất giữ, vận chuyển; khi cần, là mở ra trưng bày làm lễ trong mỗi ngôi nhà hoặc ở một khu vừa mới "dựng rạp" trang trọng nào đó.
Với bí quyết vẽ, chế tác tranh tâm linh từ chất liệu cây cỏ và các chế phẩm tự nhiên quanh bản làng, tự nghìn đời; với những buổi lễ trọng treo cùng lúc hàng trăm bức tranh thờ lộng lẫy vàng son, có sự "hiện diện" của cả nghìn gương mặt Ngọc Hoàng, thần linh, thiên tướng, lính hầu, tiên đồng, ngọc nữ, linh thú, quỷ dữ… đủ thể dạng kích cỡ - trong ánh đèn nến bập bùng và tiếng các nhạc cụ cổ truyền ù xoẹ, những điệu dân vũ thâu đêm… - chắc chắn, các nghi lễ truyền thống kể trên của người Dao sẽ khiến bất kỳ ai chứng kiến cũng phải sững sờ.
Một di sản văn hoá khổng lồ và rực rỡ, đã và đang tỏa rạng trong các bản làng xa xôi ấy của đồng bào Dao. Chúng đã được nuôi dưỡng bởi những "mạch ngầm", những người hiếm hoi còn chắt chiu còn giữ nghề vẽ tranh thờ của người Dao vào năm 2025.
Con đường núi non, len lỏi qua nhiều tràn ruộng trơ gốc rạ, đưa chúng tôi vào thung lũng mơ màng của xóm Thượng Hà, xã Thanh Long, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đặng Văn Dất hướng dẫn đường rất thành thạo qua zalo cho nhà báo. Món quà của người Hà Nội có vẻ làm cậu xúc động khe khẽ.
"Em sống ở Hà Nội cũng lâu, nên mới thạo mạng mẽo thế chứ. Ở trọ bên Long Biên, suốt ngày tắc đường. Làm từ sáng tới đêm mà cũng chỉ đủ ăn, đủ tiền thuê nhà. Vừa rồi em bỏ về quê, làm ruộng nương, hàng ngày đưa con đi học, vẽ tranh thờ cùng bố và ông. Em thấy vui". Và, món quà Thủ đô làm Dất thêm một lần trăn trở: chọn đô thành hay chọn xóm khuất nẻo Thượng Hà này để sinh sống?
Chỉ biết là, hiện tại, Đặng Văn Dất đang dồn sức cho việc "chấn hưng" nghề vẽ tranh thờ của ông nội, của bố, của 5 đời tổ tiên gia đình. Dất sinh năm 1990. Bố Dất là ông Đặng Chòi Phụng, hơn 50 tuổi, ông nội em là ông Đặng Phụ Toòng, tuổi đã hơn 70. Hôm nay, họ đang phơi tranh, kiếm thêm da trâu, sừng trâu về đốt, nghiền, hầm nhừ để làm keo dán tranh. Bộ tranh này trị giá gần 20 triệu đồng, do Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Cao Bằng "thửa" về để phục vụ trưng bày. Đối với ba ông con nhà Dất, đó là một niềm tự hào lớn.
Áo, mũ của thầy cúng Đặng Phụ Toòng rực màu lắm. Ông bảo, vẽ tranh thờ là phải khăn áo chỉnh tề, kiêng kị kĩ, bà vợ ông mất rồi, nhưng nếu ông còn trẻ thì cũng không được gần phụ nữ trong nhiều ngày rồi mới được vẽ. Phải lập một cái "thư phòng" cất bút vẽ, tranh, khung, bàn, ghế, các chất liệu màu, tránh không cho các "uế tạp" của cuộc sống len vào. Chỉ những ai được "xét duyệt" về mặt tâm linh, mới được bén mảng vào căn phòng đó. Chỗ đó phải đủ ánh sáng và ánh nắng. Cái phòng đó, lại phải đối diện với bàn thờ, để đảm bảo chắc chắn là đủ trang nghiêm.
Người Dao cực kỳ kiêng kị khi "đụng" đến tranh thờ. Khi một gia đình có nhu cầu đặt vẽ một bộ tranh, họ phải làm lễ xin ý kiến thần linh, nhờ thầy tào, thầy cúng xem ngày. Bắt đầu vẽ thì "họa công" cũng phải có lễ hậu. Tranh cũ rồi, muốn thay bộ mới, cũng phải có lễ cúng (bài cúng dài lắm, khoảng 2 tiếng liền, Dất bảo) và tìm một nơi sạch sẽ, thoáng mát, hoặc một hang sâu khô ráo "rước" tranh cũ "yểm" vào đó.
Ông Đặng Phụ Toòng ngồi vẽ, Dất vào phụ ông. Tranh thờ này sẽ hiện diện uy nghi trong lễ tạ ơn Bàn vương, lễ cấp sắc, Tết nhảy... Hiếm nhà người Dao nào có đủ điều kiện mà không sắm (hoặc cố sắm bằng được) cho mình một bộ tranh thờ. Là thầy cúng như ông Đặng Phụ Toòng thì nhất thiết phải có một bộ tranh Tam Thanh.
Quan niệm của bà con người Dao về vũ trụ, về mối quan hệ giữa con người và thần linh, về sự che chở của các thế lực siêu nhiên cho cuộc sống của mỗi người, về cuộc sống tiếp theo của con người khi sang thế giới bên kia… - qua tranh thờ - rất sơ khai.
Bộ Tam Thanh, gồm tranh Ngọc Thanh (cai quản trên trời), Thượng Thanh (cai quản trần gian), Thái Thanh (cai quản âm phủ). Trong tranh về cõi sau khi chết: người nào ăn ở tốt thì được đi vào cửa sinh, kẻ xấu thì bị quỷ sứ đày đoạ (khá giống "Thập điện Diêm Vương" trong tâm thức người Việt).
Tranh thờ của đồng bào dân tộc Dao.
Có bức tranh thờ, cùng lúc tới 73 nhân vật trong diện tích khoảng một mét chiều dài và 50 - 60cm bề ngang. Thầy cúng thì nhất định phải sở hữu bức tranh lớn, dài tới 3m, thần nào quan trọng thì vẽ hình rất to, con người, quân lính thì vẽ nhỏ lít nhít.
Ý nghĩa nhân văn, sức ảnh hưởng lo lớn của các vị thần trong tranh thờ đã chi phối cuộc sống của người ta quá nhiều rồi. Giống như từ trong huyết quản, từ tiền kiếp rồi. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tranh thờ của người Dao có giá trị thức tỉnh, giúp con người ta sống tốt và biết sợ cái gian trá, độc ác ở đời.
Bởi họ tin, làm điều ác sẽ bị trừng trị bởi các thế lực "siêu nhiên" có mặt ở mọi lúc mọi nơi. Trong nghi lễ, các vị thần, bước ra từ các bức tranh thờ giăng kín các bức vách kia, họ hiển hiện sinh động như sống cùng dân bản, như sờ thấy được, trò chuyện được, cầu xin được.
Người Dao vốn vất vả với nhiều cuộc thiên di, họ vượt biển từ nước ngoài vào Việt Nam mấy trăm năm trước. Hành trình khổ ải trong quá khứ, từng đẩy họ tới bờ chết chóc tang thương. Tranh thờ là cơ hội để họ thực hiện lời hứa cảm tạ trời đất, cảm tạ thần linh đã cứu độ lúc cực kỳ nguy nan kia. Tranh thờ và những vị thầy cúng, thầy tào như cầu nối linh thiêng giúp người ta thực hiện tâm nguyện trên, trong các dịp như: Lễ Tẩu đàng (tạ ơn tổ tiên, Bàn Vương), Lễ cấp sắc (quả tăng), Tết nhảy - dịp Tết (pút tồng), lễ cưới hỏi, giỗ chạp, cầu mùa màng…
Với tất cả sự công phu, với niềm tin tâm linh đắm đuối của mình, gửi vào trong từng giai đoạn tạo tác tranh thờ, ông Toòng cho người về tận khu vực của người Nùng An để tìm mua loại giấy dó dai, mịn, mỏng, được làm từ vỏ cây (mạy) sla. Để tranh chắc, cứng khi treo và bền qua năm tháng, có thể "thọ" được một hai trăm năm, ông phải dùng giấy bản, hàng "thửa" do dân bản chế tác bằng công nghệ bí truyền cổ xưa.
Khi dán các lớp giấy vào với nhau, cũng phải rất kĩ càng. Cụ thể, ông dùng bột ngô nghiền mịn, nấu lên vừa đủ nhão với độ kết dính tốt nhất, rồi kết hợp với keo da trâu (nấu da trâu trong chảo nước cả ngày cả đêm), thêm ít vỏ cây có nhiều nhựa. Ông và Dất cùng quết bột ngô đó trên giấy bản, cố gắng dán các lớp hồ này từ lúc chúng còn nóng, để tăng khả năng kết dính. Sau khi tạo nên mặt phẳng không một nếp nhăn sau khi dán rồi. Ông quết tiếp. Đợi lớp "hồ" đủ khô, hai ông cháu mới tiếp tục dán. Đến lớp trên cùng, họ trịnh trọng đặt lớp vải (như lớp toan) lên trên. Khi hỗn hợp đó khô, hoạ công đã có mặt phẳng để sáng tạo (vẽ).
Theo cha ông truyền lại, để có màu vàng, họ dùng da của con bò, cho vào nồi hầm trong một ngày đêm, cho ra lò thứ cao sánh sệt. Rồi họ dùng củ nghệ tươi làm sạch, giã mịn, lọc lấy nước tinh khiết, trộn lẫn keo da bò để tạo thành màu vàng. Sừng trâu bò đốt lên thành than, cạo, nghiền ra thành bột. Trộn với keo da trâu bò. Đổ nước vào đun mãi, nấu thành keo, lúc đó trộn với ít nhọ nồi nữa mà thành màu đen. Màu đỏ thì cần bột tro của đá lấy ở trong hang núi sâu.
Đặng Văn Dất bảo: "Em thích nhất màu đỏ, đỏ của đá, của quặng. Trộn lẫn keo nấu từ da con bò, nó tươi lắm. Chứ màu nghệ thì vàng thật, nhưng vẫn bị nhạt. Nếu cho nhiều màu vàng quá. Thì nó lại chuyển sang thâm".
Trong thế giới tranh thờ, có thực tế này: thầy cúng, họa công, từ chối vẽ tranh cho ai đó là việc bình thường. Bởi họ tin rằng, nếu không tìm được ngày tốt hay "hợp tuổi tác", rồi hợp mùa màng vòng quay trời đất mà cứ cố sức vẽ, thì chính người vẽ tranh cũng sẽ gặp hoạ.
Một nghệ nhân ưu tú đã được phong tặng cho lĩnh vực vẽ tranh thờ của người dân tộc Dao cho biết: họ có niềm tin rằng, khi trưng bày tranh lên vách nhà để cầu cúng, nếu xếp sai nguyên tắc vị trí. Ví dụ ông thần quan trọng hơn lại ở "chầu rìa", ông quỷ hay vị nào đó không quan trọng lại ở giữa, thì gia chủ sẽ "bị trừng phạt".
Lúc cuộn tranh vào ống quyển đem cất cũng thế. Cuốn theo chiều nào? Ông thần nào to, quan trọng phải ở trong, được bảo vệ trong lõi (kiểu như sào huyệt hay nơi kiên cố nhất của thành trì), còn vòng ngoài thì binh lính, kẻ hầu người hạ. Ai làm ngược là "hỏng" về tâm linh. Lúc treo tranh, lúc xếp tranh vào ống cũng thế. Nếu để đầu các vị thần xuống dưới đáy của ống tre ống gỗ, thì khác gì bắt người ta "trồng cây chuối" quanh năm, thần không quở trách mới là chuyện lạ!
Anh Đặng Văn Dất tiếp nối truyền thống gia đình.
Theo quy tắc cổ xưa, đầu tiên, ông Toòng vẽ Ngọc Hoàng (tiếng Dao là Nhụn Hùng) rồi vẽ các vị thần "cấp dưới" hơn một chút (nhưng rất quan trọng): Sình chiêu, Nhuần xỉ, Lình pu, Tồ ta, Chiều zuần xí… Quy tắc là các vị thần quan trọng và uy nghiêm nhất đều chiếm diện tích lớn nhất trong tranh. Vị trí "bên lề" là những nhân vật kém quan trọng hơn.
Đủ các loại quy tắc, kiêng kỵ… đổ lên đầu một bức vẽ. Người vẽ tranh phải hợp với tuổi của người thỉnh tranh, thì mới vẽ. Tóm lại, ngày cắt giấy, ngày định dạng cho tờ tranh, ngày dán bột ngô và keo da trâu bò vào các lớp giấy bản; ngày vẽ khung xương các vị thần; ngày tô màu áo xống cho các vị trong tranh; đặc biệt là ngày điểm nhãn (vẽ mắt) và tô màu mắt cho các vị thần, rồi ngày người thuê vẽ đến nhận bộ tranh… Tất cả các dịp trên, đều phải nhờ thầy cúng xem ngày, tính toán âm dương ngũ hành, sao nọ sao kia, thậm chí lễ lạt đầy đủ.
Công phu nhất là lễ khai quang cho cả bộ tranh. Trước ban thờ, họ dâng lễ gồm gà, vịt, lợn; cả bộ tranh được mở ra treo quanh bàn thờ và các bức tường vách. Thầy cúng đọc tên từng vị thần, vị trí, chức tước của mỗi vị. Đọc đến vị nào, chủ lễ sẽ cầm một tờ giấy bản đang cháy (như cầm ngọn đuốc) soi vào gương mặt vị ấy.
"Giống như dùng ánh sáng để các vị thần nhìn rõ mọi người và mọi người cùng nhìn rõ gương mặt các vị thần ấy. Từ bấy, quyền năng siêu việt của các vị thần sẽ ngự trị, sẽ bảo bọc người tốt, sẽ trừng trị kẻ xấu, sẽ hiện diện trong không gian linh thiêng này, mỗi lúc tranh thờ được mở ra…", một trí thức người Dao phân tích.
Với giá trị văn hoá, tâm linh, tộc người quý giá kể trên, gần đây, nhiều nghệ nhân làm tranh thờ của người Dao đã được công nhận là nghệ nhân ưu tú. Năm 2021, Bộ VHTT&DL đã có Quyết định công nhận nghề làm tranh thờ của người Dao đỏ ở Sa Pa là Di sản Văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.
Tại Cao Bằng, một số nghệ nhân, như ông Đặng Phụ Toòng cũng được vinh danh. Bà con người Dao ở Ba Vì (Hà Nội), ở Bắc Kạn và nhiều nơi khác đã tìm đến, cơ quan nhà nước như Bảo tàng tỉnh Cao Bằng cũng bỏ tiền "thỉnh" tranh của gia đình 5 đời vẽ tranh thờ ấy. Nay, ba thế hệ nhà ông Toòng. cùng lúc - quyết tâm "chấn hưng" các giá trị này.
Càng ý nghĩa hơn, khi mà, gần đây, nhiều chuyên gia đã lên tiếng trên báo chí, truyền hình về nguy cơ mai một các giá trị quý của dòng tranh thờ miền núi, trong đó có Di sản Tranh thờ của người Dao. Cũng trong chuyến thăm gia đình ông Toòng, chúng tôi rất xót xa thấy người ta rao bán các bức tranh thờ cổ của người Dao với giá: mỗi bức vài chục triệu đồng. Việc săn lùng chúng, buôn bán trái phép, thậm chí buôn xuyên quốc gia là có thật.
Đặc biệt, cách nhà của ba thế hệ nghệ nhân của ông Toòng không xa, chúng tôi chứng kiến một cảnh vô cùng ám ảnh: tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình (cùng tỉnh Cao Bằng), một ông thầy cúng người Dao mang ra một cuộn tranh thờ mốc thếch. Rách rưới, màu lợt hết. Núi rừng sương phủ, nhà ềm ệp ướt nhẹp. Người già (thầy cúng thường rất già) cuộn tranh bằng bàn tay run yếu và cặp mắt đã mờ, nên tranh bị rách, bị méo trước mặt chúng tôi.
Điều ám ảnh hơn: các bức tranh cổ cực đẹp. Sắc nét, gợi cảm. Vô số hình vẽ lạ lẫm, bí ẩn. Nó cho thấy sự tâm huyết, công phu và tay nghề tài hoa của nghệ nhân xưa một cách rõ rệt. Tranh cổ, tài hoa hơn nhiều, chứ không qua quýt như nhiều tranh thờ vẽ vội bằng sơn công nghiệp của Trung Quốc và vài bức giấy óng ánh ngày nay.
Thực tế này, càng cho thấy sự nâng niu nghề tổ của ba thế hệ nhà ông Toòng - đặc biệt là bạn trẻ 35 tuổi Đặng Văn Dất - là hết sức đáng quý.
Hình ảnh Dất và ông nội vào hang đá, tìm đá màu về nghiền ra, trộn lẫn cao da trâu làm màu vẽ tranh thờ, việc họ dùng cả một trăm ngày để hoàn thành bộ tranh thờ 16 bức cho Bảo tàng tỉnh Cao Bằng khiến ta càng thêm tin tưởng. Dù nền văn minh kỹ trị có xoay vần cỡ nào, các mạch ngầm di sản, lòng tri ân tổ tông và kính ngưỡng thần linh, niềm tin tâm linh thánh thiện của người đời vẫn còn đó. Mà câu chuyện tranh thờ của người Dao ở Cao Bằng hôm nay là một ví dụ tiêu biểu.
Vẻ đẹp của những bức tranh thờ cổ xưa này, cũng như sự hư hại xót xa của chúng, khiến các nghệ nhân và bà con không thôi trăn trở...
Đón đọc: "Bố nuôi" khoác áo quân hàm xanh (Bài 5)
Xe tải chở vật liệu xây dựng rơi vãi đất, đá hộc trên tuyến đường ở xã Liên Sơn (thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) khiến người dân bất an.
Giá bán chung cư tăng mạnh trong khi giá thuê gần như đi ngang khiến tỷ suất lợi nhuận từ cho thuê ngày càng giảm, thấp hơn cả lãi suất gửi tiết kiệm.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ. Tây Nguyên, Nam Bộ nắng nóng. Khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-38 độ C. Vùng núi Đông Bắc Bộ chiều tối mưa rào rải rác.
Chính quyền Trump đang đề xuất một cuộc cải tổ lớn đối với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, theo đó sẽ loại bỏ hơn 100 văn phòng để đảm bảo cơ quan này phù hợp với các ưu tiên "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump.
Sau khi lập công ở phút 90+4 để giúp Man City đánh bại Aston Villa 2-1 ở vòng 34 Premier League, tiền vệ Matheus Nunes đã bày tỏ cảm xúc rất đặc biệt.
Phường Hồng Hà dự kiến được hình thành tại Hà Nội sẽ là phường đặc biệt nhất, kết hợp diện tích từ 5 quận nội thành, ôm trọn bãi giữa sông Hồng, hứa hẹn mang đến diện mạo đô thị hiện đại, tiện nghi bậc nhất.
Sau khi chứng kiến giá dầu thô thế giới lao dốc hai phiên liên tiếp, phiên giao dịch hôm nay ngày 23/4 giá dầu thô bất ngờ bật tăng dữ dội với mức tăng cao nhất trong 2 tuần trở lại đây.
Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xử lý nghiêm minh mọi hành vi lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp, điều chỉnh đơn vị hành chính.
Nghệ sĩ Nhân dân Hồng Vân bất chấp lịch trình bận rộn, bay thẳng sang Mỹ thăm nghệ sĩ Hồng Đào điều trị sau phẫu thuật vì bệnh "thập tử nhất sinh".
Dù lợi nhuận sau thuế của Viglacera ghi nhận đạt gần 300 tỷ đồng, hoàn thành 24% kế hoạch năm chỉ sau 3 tháng nhưng cổ phiếu VGC vẫn giảm mạnh, "bốc hơi" 20% giá trị từ đầu năm đến nay.
Theo hãng tin Suspilne của Ukraine, trong một cuộc họp báo ngày 22/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kiev sẽ không thảo luận về việc công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến nhấn mạnh, sự hiện diện của đoàn QĐND Việt Nam tại Lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ (LB Nga) cũng là dịp để nâng cao hình ảnh, vị thế và bản lĩnh của QĐND Việt Nam - một quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng đóng góp vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì hòa bình và phát triển bền vững.
Nông dân Nguyễn Thành Nghề, tỷ phú Tiền Giang ở xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông-người đã khẳng định hướng đi đúng đắn khi kết hợp trồng lúa chất lượng cao và nuôi dê sinh sản cho doanh thu tiền tỷ/năm
BHXH Việt Nam vừa có Công văn số 534/BHXH-TCKT gửi Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, BHXH các tỉnh về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH của kỳ chi trả tháng 5/2025.
Các bác sĩ vừa gặp ca ngộ độc hiếm gặp khi người phụ nữ chỉ uống nước lá tưởng chừng vô hại để giải độc, nào ngờ suy thận cấp.
Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Đà Nẵng mới thông báo kết quả thuê đất ngắn hạn để tổ chức chợ đêm Sơn Trà tại khu đất A2-4 và A2-5.
"Năm em 6 tuổi, mẹ em mất vì bị bệnh ung thư. Cuối năm ấy, em bị tai nạn giao thông, mất 1 chân. Với những gì đã trải qua, em mong sao sau này có thể mở một phòng khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo", sinh viên Nguyễn Thị Hoàng Oanh Đại học Phenikaa mơ ước.
Sau khi công bố đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có việc đặt tên các xã mới theo tên huyện, thành phố, thị xã gắn với số thứ tự, ngày 22/4, Thường trực Tỉnh uỷ Hải Dương đã chỉ đạo phải nghiên cứu, lựa chọn, đề xuất tên gọi đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp gắn với địa danh lâu đời, danh nhân tiêu biểu.
Đôi nam, nữ tử vong cùng chiếc ô tô bốc cháy trên đường phố; triệt phá đường dây đánh bạc xuyên quốc gia giao dịch 600 tỷ đồng/tháng, rửa tiền hơn 500 tỷ đồng; công an công bố đặc điểm nhận dạng của đối tượng cướp ngân hàng ở Hà Nội... là những tin nóng 24 giờ qua.
55 ngày "chấn động địa cầu" tái hiện hành trình thần tốc, táo bạo và đầy cảm xúc của Quân Giải phóng từ Tây Nguyên đến Dinh Độc Lập – những mốc son làm nên Đại thắng Mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi 30 năm đấu tranh Giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Biển Quảng Ngãi vốn nổi tiếng với nhiều loại hải sản ngon không đâu sánh bằng. Tuy nhiên không thể không kể đến cá bồng bồng - loài cá ngay từ cái tên đã gợi sự tò mò, thú vị, nhưng khi thưởng thức rồi, thực khách sẽ khó có thể cưỡng được vị thơm ngon mà loại cá này mang lại.
Vườn cây cổ thụ-cây thanh trà ở ấp 4, xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai của gia đình ông Nguyễn Hiệp và bà Trần Thị Nga. Vườn có 31 gốc cây cổ thụ đều trên hơn 30 năm tuổi. Những cây thanh trà cổ thụ này có tán cây xòe rộng, gốc cây to, bám đầy rong rêu.
Theo luật sư, nhóm côn đồ “bảo kê” ở bãi biển Hải Tiến (Thanh Hóa) có thể sẽ bị xử lý theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 với chế tài nghiêm khắc...
Đơn vị hành chính cấp xã của Ninh Bình cần sắp xếp, trong đó có 101 xã, 18 phường và 6 thị trấn. Sau khi sắp xếp, sáp nhập, địa phương này sẽ còn 39 đơn vị hành chính cấp xã, (gồm 8 phường và 31 xã), giảm 86 xã, phường.
Dương Kinh ở Hải Phòng được xem là một trong các kinh đô của Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, di tích kinh đô Dương Kinh nhà Mạc thuộc địa phận xã Kiến Hưng của huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Những ngày này, nông dân trồng đậu phụng (đậu phộng, lạc) huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đang thu hoạch đậu phụng vụ Đông Xuân 2024 - 2025. Vụ đậu phụng này, nông dân vui vì trúng mùa, được giá.
Bộ phim không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về tình dục mà còn là những trải nghiệm, khám phá sâu sắc những mối quan hệ.
Đầu thời Chiến Quốc, nước Ngụy hùng mạnh nhất. 50 vạn quân Tần với hiệu quả chiến đấu thấp đã bị 5 vạn Ngụy tinh nhuệ của Ngô Khởi đánh bại. Nước Tần khi đó binh lực gấp mười lần, lại bị tinh quân của Ngụy đánh bại, thua rất thê thảm. Vậy vì sao sau này Tần có thể tiêu diệt 6 nước?
Pháo hoa tầm cao, tầm thấp kết hợp hỏa thuật rực sáng, người dân Hà Nội có dịp chiêm ngưỡng màn pháo hoa mãn nhãn kể từ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Hơn 10.000 người từ nhiều lực lượng của Việt Nam, Lào, Campuchia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm đại lễ 30/4 trên nhiều đường TP HCM, tối 22/4.