×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng
    Bão Wipha- bão số 3
    Lật tàu du lịch ở Hạ Long
    Việt Nam trong tôi
    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động
    Mỹ áp thuế đối ứng lên Việt Nam và hàng loạt quốc gia
    Tâm hồn làng Việt
    • Theo dòng sự kiện
    • Làng Việt xưa và nay
    • Tốt đời đẹp đạo
    • Tri thức dân gian
    • Danviet.vn
    • Tâm hồn làng Việt
    • Theo dòng sự kiện
    • Làng Việt xưa và nay
    • Tốt đời đẹp đạo
    • Tri thức dân gian
    Thứ ba, ngày 17/12/2024 12:51 GMT+7

    "Ngủ đêm, mọi nhà không phải đóng cửa, hầu như không có trộm cắp” là cảnh thịnh trị thời vua nào?

    + aA -
    Nguyễn Hữu Sáng (Theo Cổng TTĐT Ban Tuyên giáo tỉnh Hà Giang) Thứ ba, ngày 17/12/2024 12:51 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Dưới triều Hậu Lê (1427 - 1527), có một vị vua mà tên tuổi và sự nghiệp vẻ vang của ông đã gắn liền với giai đoạn cường thịnh của nước Đại Việt - Ngài chính là vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497). Sử sách giai đoạn này có ghi chép: “Ngủ đêm, mọi nhà không phải đóng cửa, hầu như không có trộm cắp”...
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    • Cổ vật ở Thanh Hóa có từ thời vua Lê Dụ Tông được công an một huyện phát hiện, thu giữ từ năm 1992
    • Đồng tiền đặc biệt thời vua Minh Mạng triều Nguyễn, không dùng mua bán mà dùng để làm việc này
    • Thời vua Lý Nhân Tông, tại sao có vụ thảm án khiến Hoàng hậu Thượng Dương chết cùng 70 cung nữ?
    • Có một rừng "thuốc bổ" giữa đại ngàn từ thời vua Gia Long
    • Xứ Nẫu là chỉ vùng đất của 2 tỉnh nào Việt Nam, thời vua Minh Mạng tỉnh Bình Định có tên là gì?

    Dưới triều Hậu Lê (1427 - 1527), có một vị vua mà tên tuổi và sự nghiệp vẻ vang của ông đã gắn liền với giai đoạn cường thịnh của nước Đại Việt - Ngài chính là vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497). 

    Sử sách giai đoạn này có ghi chép: “Ngủ đêm, mọi nhà không phải đóng cửa, hầu như không có trộm cắp”, dân gian cũng có câu rằng: “Đời vua Thái Tổ, Thánh Tông/ Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”.

    Ông là bậc vĩ nhân của đất nước; là vị vua anh minh, văn võ tài lược, nhà cách tân vĩ đại, là đại diện của sự ấm no và an lành, của thái bình và thịnh trị; “Vua tự trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược, võ giỏi, mà thánh học rất chăm, tay không lúc nào rời quyển sách. 

    Các sách kinh sử, các sách lịch toán, các việc thánh thần cái gì cũng tinh thông...” (Đại Việt Sử ký toàn thư, NXB Hồng Đức, 2020, Quyển XIII, Kỷ nhà Lê, tr.924). Ông cũng chính là người đã khai sáng danh xưng Quảng Nam (1471 – 2021).

    Lê Thánh Tông tên là Lê Tư Thành, là cháu của vua Lê Thái Tổ, và là con thứ tư của vua Lê Thái Tông, thân mẫu là Quang Thục thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao.

    Chuyện xưa kể rằng, lúc Thái hậu còn làm Tiệp dư (hàng đầu của 6 bậc nữ quan, dưới Tam Phi, Cửu Tần), đi cầu tự, chiêm bao thấy trời cho tiên đồng, rồi có thai. Khi sắp ở cữ, vì mệt mỏi thiếp đi, mơ thấy được đến chỗ Thượng đế, Thượng đế sai một tiên đồng xuống làm con Thái hậu, tiên đồng dùng dằng chưa chịu đi, Thượng đế giận, lấy cái hốt ngọc đánh vào trán làm chảy máu, ở trán hình như có vết như thấy khi chiêm bao, mãi đến khi chết vết ấy vẫn còn. 

    Bà tỉnh dậy thì sinh hoàng tử Tư Thành đúng vào ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), tại chùa Huy Văn (nay là ngõ Văn Hương, phố Tôn Đức Thắng, Hà Nội).

    Thuở nhỏ, Tư Thành sống bên ngoài cung. Đến 4 tuổi mới được đưa vào cung cùng học với các thân vương. Theo các nhà viết sử, vua sinh ra có thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước. Ông không chỉ học hành sáng dạ, mà còn rất chịu khó, sớm tối không rời việc đọc sách.

    Lúc bấy giờ, quan ở Kinh diên là Trần Phong, một trong những thân vương dạy Tư Thành muốn thử tài ông, đưa đề bài vịnh con cóc. 

    Trong vài giây ngắn ngủi, ông liền ứng đáp: “Bác mẹ sinh ra vốn áo sồi/ Chốn nghiêm thăm thẳm một mình ngồi/ Chép miệng dăm ba con kiến gió/ Nghiến răng chuyển động bốn phương trời...”. Vị thân vương quá tâm phục, bèn quỳ xuống tâu: Bẩm điện hạ, với khẩu khí này, điện hạ đúng là chân mệnh đế vương!

    Ngày 3 tháng 10 âm lịch năm 1459, niên hiệu Diên Ninh thứ 6, Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân đang đêm thì bắc thang lên tường thành, rồi chia làm ba đường lẻn vào cung cấm làm binh biến. Vua Lê Nhân Tông và Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh bị giết, Lê Nghi Dân lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Thiên Hưng. Nghi Dân phong Bình Nguyên vương Tư Thành làm Gia vương, và sai dựng phủ Gia Hưng bên trái nội cung để Tư Thành ở.

    Lê Nghi Dân lên ngôi, tin dùng các nịnh thần, sát hại bề tôi cũ và thay đổi pháp chế nên không được lòng dân và các đại thần, văn võ. Mãi gần tám tháng sau, vào ngày mồng 6 tháng 6 năm Canh Thìn (1460) nhân buổi thiết triều, các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng, Lê Niệm... phối hợp với các tướng lĩnh nhất loạt đóng cửa cung vây bắt Nghi Dân và đồng bọn. Loạn Nghi Dân đến đó là dứt.

    Binh biến thành công, nhóm đại thần bàn với nhau rằng: “Ngôi trời là khó khăn, của báu rất quan trọng, nếu không phải là người đức lớn không thể đương nổi. 

    Nay Gia Vương tư trời thông tuệ, tài lược trầm hùng, hơn cả mọi người, các vương không ai bằng, lòng người đều thuận thuộc, đủ biết ý trời đã giúp”. Ngay ngày hôm ấy, đem kiệu đến đón vua ở Gia vương để về lên ngôi. Năm đó Lê Tư Thành mới 18 tuổi.

    Thừa kế ngai vàng lúc vương quốc đang lâm vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc, vậy mà 38 năm trị quốc, thù trong, giặc ngoài được dẹp yên; nhà vua từng bước đưa triều Lê sơ phát triển tới đỉnh cao về nhiều mặt; tiến hành nhiều cải cách về chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục, văn hóa; bảo vệ biên cương, mở mang bờ cõi. 

    Ông là chủ soái Hội Tao đàn; là người chỉ đạo các Sử thần làm bộ Đại Việt Sử ký và ban hành Luật Hồng Đức - một di sản văn hóa pháp lý đặc sắc của Việt Nam.

    Trong những thành tựu nói trên phải kể đến thành tựu về chiêu hiền đãi sĩ, trọng dụng hiền tài để trị nước, an dân.

    Dưới triều Vua Lê Thánh Tông việc tuyển chọn người có đức, có tài được xem là điều hệ trọng nhất trong mọi điều hệ trọng với nhiều hình thức tiến bộ, tổ chức rất nghiêm ngặt.

    Nhà vua đã áp dụng hàng loạt các biện pháp cơ bản, mang tính hệ thống như khuyến khích việc học; tổ chức thi tuyển để lựa chọn người tài; đặt lệ bảo cử để không bỏ sót nhân tài; đặt lệ tập ấm để khuyến khích con cháu công thần lập thân; thực hiện chế độ tản quan để tỏ lòng tri ân với những người có công; đặt lệ khảo thi để khuyến khích nhân tài phấn đấu vươn lên; đặt lệ khảo khóa để đánh giá, phát huy thực tài của quan lại (Lê Đức Tiết: Bộ luật Hồng Đức, Di sản văn hóa pháp lý đặc sắc của Việt Nam, NXB Tư pháp, 2010, tr.143-144).

    Học giả Trần Trọng Kim đã từng đánh giá: “Thánh Tông là một ông vua thông minh, thờ mẹ rất có hiếu, ở với bề tôi đãi lấy lòng thành. Ngài trị vì được 38 năm, sửa sang được nhiều việc chính trị, mở mang sự học hành, chỉnh đốn các việc vũ bị... mở thêm bờ cõi, khiến cho nước Nam bấy giờ được văn minh thêm ra và lại lừng lẫy một phương, kể từ xưa đến nay chưa bao giờ cường thịnh như vậy”.

    Đã hơn năm thế kỷ trôi qua, nhưng những bài học của Lê Thánh Tông để lại cho đất nước, cho dân tộc vẫn còn nguyên giá trị. 

    '"Lê Thánh Tông không chỉ là một ông vua đầy tài năng và nhiệt huyết với tất cả các thành tựu nổi bật dưới thời trị vì của ông mà ông còn là một cái tên không thể mờ trong lịch sử và nền văn hoá nước nhà" (Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng: Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, tr.68). Với trí tuệ, tài năng kiệt xuất của mình, ông xứng đáng được xưng tụng là một vị minh quân, “nhân vật ngoại hạng”, “Vua Thánh” của nước Đại Việt.

     

    Dưới thời vua Lê Thánh Tông, việc mở trường dạy học cho con em trong cả nước được khuyến khích, ông là vị vua đầu tiên trong lịch sử ban “Chiếu khuyến học”, được đời sau ghi lại trong Giai văn tập ký[1] với nhan đề là “Thánh Tông Thuần Hoàng đế khuyến học văn”.

    [1] Giai văn tập ký: Được lưu trữ tại Thư viện Hán Nôm, sách chép tay, khổ 28x16cm, 28 tờ, không có tựa bạt, mục lục, không ghi tên tác giả. 

    Sách này là tập hợp ghi chép những bài văn hay (giai văn), cả thảy gồm 33 bài, phần lớn của các tác giả đời Nguyễn như Hoàng Cao Khải, Phan Đình Phùng, Bùi Hướng Thành, Nguyễn Trọng Hợp, Dương Lâm, Đỗ Đình Liên(8) , Ngô Thế Vinh v.v... và bài thứ 30 (tờ 20a - 22a) có nhan đề là Thánh Tông Thuần Hoàng Đế khuyến học văn, dịch nghĩa là: Bài văn khuyên chăm học của vua Thánh Tông Thuần Hoàng Đế.

    [2] Trường tư là trường do các thầy đồ hoặc các gia đình khá giả rước thầy về dạy tại nhà.

    [3] Văn Miếu được dựng từ thời nhà Lý (1070) để thờ Khổng Tử. Đến thời Lê Thánh Tông, Văn Miếu được mở rộng, xây dựng khang trang hơn trước. Đây là nơi vừa để thờ những nhà sáng lập đạo Nho, nơi dựng bia các vị đỗ đầu đại khoa trong các kỳ thi Đình, đồng thời là trường đại học đào tạo các nhân tài cho vương quốc. “Mùa thu, tháng 8, làm Văn miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền” (Đại Việt Sử ký toàn thư, trọn bộ, Nxb Hồng Đức, Quyển III, Kỷ nhà Lý, trang 244).

    Ông chủ trương, mọi người dân, những ai muốn trở thành người có ích cho đất nước đều có quyền đi học. Không phân biệt trường tư [2], trường công do nhà nước mở. Tại kinh đô, nhà vua cho mở hai trường đại học là Văn Miếu Quốc Tử Giám [3] là nơi đào tạo các nhân tài về ngạch văn giai. Cùng với đó là Điện Giảng Võ là nơi đào tạo các võ quan, tướng lĩnh cho quân đội.

    Nhà vua còn ra lệnh khắc in các bộ sách giáo khoa gồm: Tứ thư, Ngũ kinh, Ngọc đường văn phạm, Văn hiến thông khảo, Văn tuyển, Cương mục để các học quan lấy đó làm tài liệu giảng dạy, tổ chức thi cử để chọn nhân tài. Bản thân vua Lê Thánh Tông thực sự là một tấm gương sáng về lòng ham học cho muôn dân.

    Khi ở ngôi vua, Lê Thánh Tông rất hay cải trang, mặc quần áo thường dân, vi hành khắp chốn để tìm hiểu cuộc sống của dân chúng và thị sát về đạo đức, năng lực của quan lại dưới quyền. Chuyện kể rằng, một lần, nhà vua vi hành đến văn miếu, lúc này trời cũng đã khuya, ông vẫn thấy một giám sinh trạc 50 tuổi đang chăm chú ngồi đọc sách và thỉnh thoảng húp một ngụm cháo loãng. Nhà vua đến gần hỏi: "Người húp cháo gì mà ngon thế?”. “Thưa bác, con húp cháo hoa, nhà con hết muối rồi”, người này đáp. Nhà vua rất cảm động ra về. Sáng hôm sau, có người đem gói quà đến biếu giám sinh. Khi mở ra, giám sinh vô cùng bất ngờ bởi món quà là một lọ muối vua ban cùng bên trong có một nén bạc. Từ đó, câu chuyện nhà vua thương người nghèo ham học lan truyền khắp nước.

    Theo Lê Thái Dũng trong tập sách Hoàng đế Lê Thánh Tông - câu chuyện và giai thoại, NXB Hồng Đức, 2021: Trong chính sách khuyến học, về cơ bản Lê Thánh Tông có kế thừa kinh nghiệm của các triều đại trước. Bên cạnh đó, vua còn đặt ra nhiều nghi thức khác nhau, nhưng tất cả không ngoài mục đích khuyến học, trong đó tập trung tôn vinh người đỗ đạt, khiến cho người học lấy đó làm vinh dự, làm mục tiêu để phấn đấu nỗ lực, noi theo...

    Nhắc đến minh quân Lê Thánh Tông, không thể không nhắc đến những nghi thức khuyến học như Lệ treo bảng mực nhạt: coi như đã thi đỗ, nhưng chưa chính thức vì còn phải vào thi Đình để vua xét định thứ bậc danh hiệu, vì vậy bảng báo tên đỗ Tứ trường dùng mực nhạt để ghi tên, một bước chuẩn bị để khi treo bảng chính thức đề bằng chữ màu vàng. Lệ xướng danh; Lệ đại thần chúc mừng tân khoa; Lệ rước và treo bảng vàng; Lệ ban áo mão, cân đai, phẩm phục; Lệ đãi yến tiệc ở vườn Quỳnh Lâm; Lệ tân khoa nghe hát; Lệ ban cành hoa bạc; Lệ ban thưởng vật phẩm, tiền bạc. Lệ rước tân khoa đi chơi phố phường; Lệ phong tước trật; Lệ làm nhà cho tân khoa ở; Lệ vinh quy bái tổ; Lệ ghi tên người đỗ vào sách và dựng bia tiến sĩ để giáo dục cho muôn dân ham học để thành tài. Riêng việc dựng bia tiến sĩ ở Văn miếu Quốc Tử Giám, ông cho rằng “để cho kẻ sĩ chiêm ngưỡng, hâm mộ phấn chấn, rèn luyện danh tiết, hăng hái tiến lên...”.

    Người xưa có câu: “Khuyến học thì đại thịnh”, “Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”; Lê Thánh Tông đã làm được, làm rất tốt điều đó và với chính ông cũng đã có lần tự bạch: “Lòng vì thiên hạ lo âu/ Thay việc trời dám trễ đâu/ Trống rời canh còn đọc sách/ Chiêng xế bóng chửa thôi chầu...”.

    Cha truyền con nối là quan điểm thông lệ của ý thức hệ phong kiến để duy trì quyền lực; việc “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa vẫn quét lá đa” như là luật trời đã định. Những người tài sống ẩn cư nơi thâm sơn cùng cốc, những người dân thân phận nghèo khó dù có tài giỏi đến đâu cũng khó lòng chen chân vào chốn quan trường. Thế nhưng, với Lê Thánh Tông đã có cái nhìn khác, cách làm khác [4].

    [4] Lê Đức Tiết: Bộ luật Hồng Đức Di sản văn hóa pháp lý đặc sắc của Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2010, tr.147.

    [5] Nói theo ngôn ngữ ngày nay được hiểu là “Chọn người tài chứ không phải là chọn người nhà”.

    [6] Những người không đỗ bằng gì, gọi nôm là những người chân trắng, chữ nho gọi là “bạch thân”. Khi ra trận nếu được lập công to thì họ chỉ có thể được bổ làm quan võ.

    [7] Lê Đức Tiết: Bộ luật Hồng Đức Di sản văn hóa pháp lý đặc sắc của Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2010, tr.150.

    Cái nhìn khác, cách làm khác của vua Lê Thánh Tông thể hiện ở quyết tâm loại bỏ tình trạng quan lại dốt nát mà hay kèn cựa, cậy công, cậy thế, tham lam ra khỏi bộ máy. Đây là công việc cực kỳ khó khăn, không thể hi vọng xoay chuyển trong ngày một, ngày hai. Theo đó, ông kiên định nguyên tắc: tất cả những ai muốn bước chân vào hoạn lộ, dù là con cháu của quan đại thần, dù là người thừa hành ở cấp thấp nhất đều phải là người đã trúng tuyển ở các kỳ thi. Đồng thời ông cũng cũng quy định rất rõ, mọi người trong nước, không kể nguồn gốc xuất thân, đều được phép dự thi [5]. Đại Việt Sử ký toàn thư, Bản kỷ thực lục, Quyển XII ghi rõ: “Mùa hạ, tháng 4, Quang Thuận năm thứ 3 (1462) ra lệnh chỉ cho các thí sinh trong nước, không cứ là dân hay lính, hạn tới thượng tuần năm nay đến nhà giám hay đạo sở tại, khai tên và căn cước đợi thi Hương. Ai đỗ thì gởi danh sách lên Lễ nghi viện để đến trung tuần tháng Giêng năm sau thi Hội. Cho quan sở tại và xã trưởng xã mình làm giấy bảo đảm rằng người ấy thực là có đức hạnh thì mới được vào danh sách dự thi. Kẻ nào bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, loạn luân, điêu toa... thì dẫu học giỏi, văn thơ hay cũng không cho vào thi...”. Điều này, chứng tỏ ngay từ đầu, vua Lê Thánh Tông đã kiểm soát chặt chẽ đầu vào của đội ngũ quan lại, ngăn không cho những kẻ kém phẩm chất, đạo đức đặt chân vào bộ máy trị vị của đất nước.

    Theo tư liệu từ Bảo tàng Lịch sử quốc gia, việc tổ chức thi cử là độc quyền thuộc triều đình quản lý do Bộ Lễ đảm nhiệm. Những nội dung và quy định cụ thể mỗi kỳ thi do Bộ Lễ đề xuất và vua là người quyết định cuối cùng. Thể lệ này đến đời vua Lê Thánh Tông đã rất hoàn chỉnh; được tổ chức theo trình tự từ thấp lên cao và lần lượt qua các kỳ thi: thi Hương được tổ chức tại các phủ, huyện, châu. Thi Hội được tiến hành tại các Thừa tuyên (tỉnh) và thi Đình là kỳ thi tuyển cấp quốc gia diễn ra ở kinh đô [6]. Các kỳ thi này cũng là sự kiểm tra đánh giá tài năng thật sự của mỗi Nho sĩ để được tuyển dụng bổ nhiệm các chức quan trong triều. Đáng quan tâm là trước khi dự thi chính thức, các thí sinh đều phải trải qua hai môn khảo thí là thi toán và thi chính tả. Thí sinh nào giải được các bài toán của đề thi và viết chính tả không lỗi mới được vào dự thi [7].

    Các nội dung thi Hương, thi Hội, thi Đình đều có 4 môn thi gồm: (1) 5 bài thi kinh nghĩa để khảo sát nhận thức kim, cổ, đông, tây qua đó đánh giá, nhận xét về nhân tình, thế thái của thí sinh; (2) Về pháp luật, thi viết các chiếu, chỉ, mệnh lệnh của vua; các chế, cảo ngày nay gọi là văn bản pháp quy; các biểu, sớ mà ngày nay gọi là báo cáo, tường trình lên quan trên hoặc nhà vua; (3) Thi làm thơ Đường luật; (4) Thi viết văn sách, tức là luận văn để khảo sát trí thức và mưu hoạch ứng phó với thời cuộc.

    Trong đó, người thi đỗ môn thứ nhất mới được thi tiếp môn thứ hai, đỗ môn thứ hai mới được dự thi môn thứ ba và đỗ môn thứ ba mới được dự thi môn thứ tư. Người đỗ thi Hương mới được dự thi Hội. Đỗ thi Hội mới được về kinh dự thi Đình. Cùng với đó, vua lê Thánh Tông ban hành quy định thể lệ và kỷ luật thi cử rất cụ thể để nghiêm trị những kẻ gian dối trong thi cử.

    Trong 38 năm trị vì, vua Lê Thánh Tông đã tổ chức 12 khoa thi (đại khoa), đào tạo cho đất nước 501 vị tiến sĩ. Số người đỗ đại khoa (tiến sĩ, trạng nguyên) bằng một nửa số khoa bảng cao trong 397 năm thời Lý - Trần - Hồ cộng lại. Trong số 82 bia đá các khoa thi Tiến sĩ thời Lê - Mạc (1442 - 1779) tại Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, có 13 bia khắc các khoa tiến sĩ thời Lê sơ thì trong đó có 7 tấm bia đầu tiên do vua Lê Thánh Tông cho dựng vào năm 1484 để tôn vinh bậc đại hiền tài Nho học (7 tấm bia này đề danh tiến sĩ khoa thi các năm 1442, 1448, 1463, 1466, 1475, 1478 và 1481).

    Đây quả là một cống hiến vượt bậc của vua Lê Thánh Tông đối với đất nước. Đặc biệt, bài văn khắc trên bia đá của khoa thi đầu tiên năm 1442 được trích, dịch và thường xuyên lưu truyền cho đến ngày nay là “Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Đúng như Phan Huy Chú đã nhận định trong sách Lịch triều Hiến chương loại chí: “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời Hồng Đức. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau không thể theo kịp”.

    Cùng với việc thi tuyển, để không bỏ sót những người có tài, có đức ra gánh vác việc nước, vua Lê Thánh Tông đặt ra lệ bảo cử. Đây là hình thức chọn những quan lại có quá trình công tác tốt, có tài năng và có kinh nghiệm thực tiễn quan trường, mà bổ vào những chức vụ quan trọng ở các cơ quan Trung ương và địa phương đang khiếm khuyết. Với lệ này, người đứng ra bảo cử phải lấy tước vị, phẩm hàm của mình để bảo đảm với nhà vua rằng người được bảo cử là xứng tài, xứng đức với chức vụ giao cho họ.

    “Những người làm nhiệm vụ cử người mà không cử được người giỏi thì bị biếm (giáng chức) hoặc phạt theo luật nặng nhẹ; nếu vì tình riêng hoặc lấy tiền thì xử tội nặng thêm hai bậc” (Điều 174, Bộ luật Hồng Đức); vì vậy, nhà sử học Phan Huy Chú có nhận xét rằng: “Lệ bảo cử bắt đầu ở đời Hồng Đức. Bấy giờ việc ấy làm thận trọng, mà trừng phạt lại nghiêm, cho nên không ai dám bảo cử thiên tư, các chức đều xứng đáng, rốt cùng thu được hiệu quả là chọn được người.” [8].

    [8] Ebook, Lịch triều Hiến chương loại chí, Nxb Giáo dục, tập một, quyển XIX; Quan chức chí, tr.689, 690.

    [9] Lê Đức Tiết: Bộ luật Hồng Đức Di sản văn hóa pháp lý đặc sắc của Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2010, tr.163, 164.

    [10] Đại Việt Sử ký toàn thư, trọn bộ, Nxb Hồng Đức, 2020, Quyển XII, Kỷ nhà Lê, tr.825, 826

    Dưới thời trị vì, vua Lê Thánh Tông còn đặt lệ tập ấm để khuyến khích con cháu công thần lập thân. Nhà vua, luôn tạo những điều kiện thuận lợi cho những người trong hoàng tộc và con cháu các quan đại thần, những người có công với triều đại được học tập, nâng cao tri thức, tu dưỡng đạo đức, phẩm hạnh thành những người có thực tài đảm đương việc nước. Đồng thời, quan điểm của vua Lê Thánh Tông cũng rất rõ ràng, minh bạch và kiên quyết không để cho các đối tượng mượn thần, cậy thế của ông cha làm thang, bậc bước vào hoạn lộ. Nhất thiết họ phải thi đỗ trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình, phải hội đủ các tiêu chí của một quan chức mới được bổ làm quan.

    Đáng chú ý, để khuyến khích nhân tài phấn đấu vươn lên, vua Lê Thánh Tông đặt ra lệ khảo thi; lệ này như là một ngày hội nô nức đua tài, đua sức của các quan lại thời bấy giờ. Cứ ba năm một lần, các quan văn, quan võ đương chức từ trong kinh đến ngoài đạo đều phải qua khảo thi. Không một quan chức nào được miễn trừ hoặc lẩn tránh. Khi khảo thi, các quan văn phải giải kinh nghĩa, làm thơ, phú, viết luận văn trả lời các đề thi về đạo trị đời, trị nước... của vua nêu ra. Các quan võ thì thi bắn cung, ném hỏa tiễn, đấu khiên, đua ngựa, đấu vật, đua thuyền, dàn quân, dàn trận. Người nào thi đỗ qua khảo thi thì được thưởng áo, tiền, được thăng chức, tước. Nếu không đỗ thì bị giáng cấp hoặc bãi chức [9]. Vì vậy, tất cả các quan chức đều có ý thức không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, khả năng của mình trong công việc được giao.

    Song song với lệ khảo thi, nhà vua còn ban hành lệ khảo khóa để đánh giá đúng và phát huy thực tài của quan lại. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, vào tháng 11 năm 1471, Hồng Đức năm thứ hai, vua Lê Thánh Tông đã ra chỉ dụ: “Phép khảo khóa cốt để phân biệt người hay, kẻ dở, nâng cao hiệu quả trị nước. Đời Đường, Ngu, ba năm một kỳ, xét công để thăng, giáng. Nhà Thanh, Chu, ba năm một lần, xét việc để định thưởng, phạt. Nay nha môn trong, ngoài các ngươi, người nào nhậm chức đã đủ ba năm, phải báo ngay lên quan trên không được để chậm. Nếu quá một trăm ngày mà không kê danh sách gửi đi thì tính số người chậm, mỗi người chậm thì phạt một quan tiền, kẻ nào theo tình riêng mà dung túng đều phải trị tội cả”.

    Khảo khóa, chính là công tác “đánh giá, nhận xét cán bộ” tương tự như cách chúng ta đang làm hiện nay. Khảo khóa là cơ sở để xem xét trong trăm quan ai là người mẫn cán, thanh liêm, làm được nhiều việc ích nước, lợi dân, ai là lời nói mà không đi đôi với việc làm, làm thì láo mà báo cáo thì hay. Việc khảo khóa được tiến hành qua lệ sơ khảo và thông khảo. Lệ sơ khảo cứ ba năm tổ chức một lần, sáu năm thì tái khảo và chín năm thì thông khảo. Sau mỗi kỳ sơ khảo, nếu ai được nhận xét là xứng chức thì tiếp tục được giữ chức; quan, lại nào bị coi là không xứng chức thì lập tức bị bãi chức hoặc giáng chức. Kế đến, là lệ tái khảo và thông khảo. Tức là, quan, lại nào đã qua ba lần sơ khảo, đến năm thứ 12 thì được thông khảo rồi trình lên cấp có thẩm quyền để xem xét việc thăng, giáng. Nếu thời điểm này, quan, lại nào được nhận xét là xứng đáng thì được phong chức, phong hàm thực thụ.

    Cách làm này của vua Lê Thánh Tông đã tạo ra những ngọn gió mát lành thổi vào tâm óc của trăm quan dưới quyền và cũng là minh chứng rất rõ về việc coi trọng thực tài, xây dựng một bộ máy trị vì năng động, có hiệu lực, hiệu quả. Những người nói nhiều mà làm được ít, nói hay mà không làm được thì bị thải loại ra khỏi hàng ngũ quan chức. Ông cho rằng, quan lại kém đức, vô tài là mầm mống dẫn đến họa loạn, là nguyên nhân của những bất ổn trong xã hội; do đó ông chủ trương ràng buộc quan lại bằng những chế độ, những điều luật quy định trách nhiệm của trăm quan rất rõ ràng và có tính thực thi cao; thiết lập hệ thống các cơ quan thực thi cơ chế, chế độ giám sát, kiểm tra nhạy bén, rộng khắp, thường xuyên đối với mọi quan lại; đồng thời khen thưởng kịp thời, hậu hĩnh những quan lại mẫn cán, có tài; xử phạt nghiêm các quan lại kém đức, kém tài.

    Chiếu chỉ năm 1463, vua Lê Thánh Tông đã viết: “Ta lưu tâm việc trị nước, dốc ý việc cầu tài, thường nghĩ những người tài làm được việc còn bị khuất ở hàng dưới, chìm lấp ở thôn quê, nên tìm hỏi người giỏi, mơ tưởng không quên”.

    Sử cũ cũng chép, điều tâm niệm của Vua Lê Thánh Tông luôn mong muốn những bề tôi của mình là bậc hiền tài. Vua từng ra dụ hộ Thượng thư Bộ Nguyễn Cư Đạo (vốn là bạn của vua từ khi còn thơ ấu) rằng: "Ta lúc còn ít tuổi làm bạn với ngươi, khi lên làm vua, ngươi làm quan Kinh diên. Nói về thần hạ thì ngươi đối với ta là bạn tri kỷ, là bạn học thức; nói về vua tôi thì ngươi với ta là duyên cá nước, là hội gió mây. Ngươi nên hết lòng hiệp sức, gắng sức báo đền ơn nước, chí công vô tư, ngăn lấp hối lộ. Được như thế, thì ta được tiếng là vua biết người, ngươi được tiếng là tôi hết trung, vinh hiển cha mẹ, vẻ vang danh tiếng, rạng rỡ trong sử sách, nghĩ lại chẳng khoái lắm sao? Nếu không được như thế, thì ta là vua không biết người, mà ngươi là tôi để làm vì. Trong hai điều ấy, ngươi chọn đằng nào thì chọn" [10].

    Theo Lê Đức Tiết ghi trong công trình nghiên cứu về Bộ luật Hồng Đức Di sản văn hóa pháp lý đặc sắc của Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2010, tr.25, có đoạn: “Cho đến tận những ngày đầu tháng Chạp năm 1496 – năm cuối đời, trước khi bước vào cõi vĩnh hằng, vua Lê Thánh Tông còn ra sắc chỉ: Các trưởng quan nha môn của nội quan giáp phủ... phải hiệp đồng lựa chọn các tướng hiệu dưới quyền mình, người nào có công lao đánh dẹp, trung tín đáng dùng, hoặc am hiểu thao lược, tinh thông võ nghệ cùng là người có tài năng trí tuệ, liêm khiết, giỏi giang, siêng năng, minh mẫn mới cho tại chức. Nếu kẻ nào hèn kém, không có công lao gì, cùng những kẻ bợ đỡ được dung thân, cầu mong vô liêm sĩ thì truất bỏ...”

    Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã ghi trong lời giới thiệu tập sách Minh quân Lê Thánh Tông và triều thần: “Lê Thánh Tông là vị vua đã xây dựng đất nước cường thịnh, từ cách tân, canh tân đất nước, tôn trọng hiền tài, xây dựng văn bia tại Văn Miếu Quốc Tử giám, cho mở 12 khoa thi, xây dựng và mở rộng Kinh thành Thăng Long, là nhà văn hóa lớn, văn võ song toàn đã lập chiến công hiển hách trong công cuộc Nam chinh mở cõi nước Đại Việt rộng lớn”.

    Công đức của minh quân Lê Thánh Tông thật đáng khâm phục! Thật đáng để suy ngẫm!

    Mỗi chúng ta cùng ngẫm về chuyện xưa để nghĩ, để hướng tới chuyện hôm nay và tương lai bằng một khát vọng phát triển quê hương, đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tạo thành nguồn năng lượng nội sinh to lớn, sống động và sức mạnh vô song. Đó chính là động lực trung tâm của một quốc gia – dân tộc trên con đường đi tới tương lai [11].

    [11] Dẫn theo Vũ Minh Khương: “Việt Nam 2045:Tầm nhìn khát vọng và sứ mệnh lịch sử”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam điện tử, ngày 17/01/2020.

    [12] Ban Tuyên giáo Trung ương: Tài liệu nghiên cứu các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb. Sự thật, 2021, tr.130.

    [13] Đảng bộ tỉnh Quảng Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2021-2025, tr.161, 162.

    Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ghi rõ: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Có cơ chế lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung” [12]. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXII, cũng đã nhấn mạnh: “Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các quy định, quy trình về công tác cán bộ... Khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân [13].

    Muốn thực hiện khát vọng đó, suy cho cùng phải tiếp tục có cơ chế, chính sách thật khả thi để trọng dụng hiền tài; phải coi hiền tài thực sự là “rường cột”, thực sự “là nguyên khí của quốc gia”. Phải làm thường xuyên, liên tục như “người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu; phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta” như lời chỉ dạy của Bác Hồ kính yêu. Phải có một đội ngũ công bộc đủ mạnh, chuyên nghiệp, “vừa hồng, vừa chuyên”; “việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”.


    Tác giả: Nguyễn Hữu Sáng-Phó Trưởng ban trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang.

    Popup Image
    ×
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • vua lê thánh tông
    • nhà Hậu Lê
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    Vặt búp trà xanh trên đỉnh núi này ở Cao Bằng đem tẩm bột chiên giòn, ăn ngon hay sao mà lắm người gật gù?

    Vặt búp trà xanh trên đỉnh núi này ở Cao Bằng đem tẩm bột chiên giòn, ăn ngon hay sao mà lắm người gật gù?

    Ở tỉnh Bắc Ninh (mới), hát quan họ đang “nảy cành xanh ngọn” ở bờ Nam sông Đuống

    Ở tỉnh Bắc Ninh (mới), hát quan họ đang “nảy cành xanh ngọn” ở bờ Nam sông Đuống

    Một ngọn núi đá vôi cao chỉ 100m so với mực nước biển ở Cao Bằng, sao khiến người ta tò mò lên xem?

    Một ngọn núi đá vôi cao chỉ 100m so với mực nước biển ở Cao Bằng, sao khiến người ta tò mò lên xem?

    Ma Thiên Lãnh-Hồ Núi Đá ở tỉnh Tây Ninh, cách TPHCM 100km, nghe sợ sợ, sao lại ví như Đà Lạt thu nhỏ?

    Ma Thiên Lãnh-Hồ Núi Đá ở tỉnh Tây Ninh, cách TPHCM 100km, nghe sợ sợ, sao lại ví như Đà Lạt thu nhỏ?

    Đang chờ con cá đặc sản mùa nước nổi An Giang, hễ nói tên 10 người nhớ cả 10

    Đang chờ con cá đặc sản mùa nước nổi An Giang, hễ nói tên 10 người nhớ cả 10

    Một nơi của tỉnh Đồng Nai (mới) trưng bày nhiều cổ vật, hiện vật, tư liệu quý trong không gian văn hóa Bình Phước

    Một nơi của tỉnh Đồng Nai (mới) trưng bày nhiều cổ vật, hiện vật, tư liệu quý trong không gian văn hóa Bình Phước

    Một đàn cá khổng lồ tự nhiên đến bến sông Tiền ở tỉnh Đồng Tháp (mới), dân chăm bẵm như nuôi con

    Một đàn cá khổng lồ tự nhiên đến bến sông Tiền ở tỉnh Đồng Tháp (mới), dân chăm bẵm như nuôi con

    Tin nổi bật

    Đọc thêm

    CLB Bắc Ninh trao cơ hội cho tiền vệ Việt kiều Thụy Điển?
    Thể thao

    CLB Bắc Ninh trao cơ hội cho tiền vệ Việt kiều Thụy Điển?

    Thể thao

    Tiền vệ Việt kiều Thụy Điển - Eddie Tran hiện đang thử việc tại CLB Bắc Ninh.

    Chia sẻ Chia sẻ
    TS Nguyễn Quang: “Sử dụng xe điện trong Vành đai 1 là xu thế, nhưng không thể chỉ bằng mệnh lệnh hành chính”
    Tin tức

    TS Nguyễn Quang: “Sử dụng xe điện trong Vành đai 1 là xu thế, nhưng không thể chỉ bằng mệnh lệnh hành chính”

    Tin tức

    TS Nguyễn Quang nhấn mạnh, để chính sách cấm xe máy xăng thành công, không thể chỉ dựa vào mệnh lệnh hành chính mà cần một chiến lược đa chiều, có lộ trình rõ ràng và minh bạch. Quan trọng nhất là phải lấy người dân làm trung tâm, bảo đảm nguyên tắc “không ai bị bỏ lại phía sau”, có tham vấn xã hội và dựa trên đánh giá tác động, bằng chứng khoa học nhằm chuyển đổi một cách toàn diện và bền vững.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nữ nghệ nhân Hà Nội huấn luyện cả vạn 'thợ dệt tơ tằm tí hon', đạt 5 sao OCOP cấp quốc gia
    Nhà nông

    Nữ nghệ nhân Hà Nội huấn luyện cả vạn "thợ dệt tơ tằm tí hon", đạt 5 sao OCOP cấp quốc gia

    Nhà nông

    Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận ở đội 13, thôn Phùng Xá, xã Hồng Sơn, TP Hà Nội (trước sáp nhập là thôn Hạ, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức) nắm trong tay một công nghệ độc đáo, huấn luyện hàng vạn con tằm tự động dệt tơ tạo ra các sản phẩm từ tơ tằm tự nhiên đạt 4 sao, 5 sao OCOP, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Coi người nghiện ma túy là tội phạm: Chặt đứt 'nguồn cầu'
    Kính đa tròng

    Coi người nghiện ma túy là tội phạm: Chặt đứt "nguồn cầu"

    Kính đa tròng

    Vụ việc Công an TP.HCM vừa triệt phá đường dây ma túy liên quan đến nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Nguyễn Công Trí hay Rapper Bình 'gold' dương tính với ma túy và lái xe lạng lách, chèn ép, chặn đầu các ô tô khác trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, có dấu hiệu tội Gây rối trật tự công cộng cho thấy “nguồn cầu” ma túy không chỉ tồn tại ở nhóm đối tượng bên lề xã hội mà đã len lỏi vào cả những tầng lớp nổi tiếng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Sau thảm kịch lật tàu ở vịnh Hạ Long: Báo động về tin giả - hành vi 'câu view' vô cảm
    Xã hội

    Sau thảm kịch lật tàu ở vịnh Hạ Long: Báo động về tin giả - hành vi "câu view" vô cảm

    Xã hội

    Sau vụ thảm kịch lật tàu xảy ra ở vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, luật sư Lê Thu Hằng cho hay, những hành vi lợi dụng bi kịch để trục lợi cá nhân, gây nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng là vô cùng đáng lên án. Điều này không chỉ gây tổn thương thêm cho các nạn nhân và gia đình họ, mà còn tạo ra một môi trường độc hại, làm suy giảm niềm tin của công chúng vào thông tin mạng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Quả thanh long ngon GlobalGAP phải bán tháo, đổ bỏ, mất tiền tỷ ở Lâm Đồng chỉ vì điều này, ngoài đồng trái đang chín rộ
    Nhà nông

    Quả thanh long ngon GlobalGAP phải bán tháo, đổ bỏ, mất tiền tỷ ở Lâm Đồng chỉ vì điều này, ngoài đồng trái đang chín rộ

    Nhà nông

    Ngày 23-7, ông Huỳnh Cảnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận (tỉnh Lâm Đồng), cho biết, do bị chậm trễ trong việc cấp chứng thư để xuất khẩu qua châu Âu, hàng loạt doanh nghiệp đã bắt đầu đổ bỏ hoặc bán tháo hàng trăm tấn thanh long đạt tiêu chuẩn GolbalGAP.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bình Gold: Loạt sản phẩm gợi dục và MV có ngôn từ cổ súy việc dùng ma túy
    Văn hóa - Giải trí

    Bình Gold: Loạt sản phẩm gợi dục và MV có ngôn từ cổ súy việc dùng ma túy

    Văn hóa - Giải trí

    Trước khi bị phát hiện dương tính với ma túy, Bình Gold từng có những câu rap như "Đam mê thì có gì sai, không chơi thì phí cả đời trai, kệ cho đời trôi...".

    Chia sẻ Chia sẻ
    Mắc bệnh ngực gà, cậu bé 12 tuổi tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp
    Xã hội

    Mắc bệnh ngực gà, cậu bé 12 tuổi tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp

    Xã hội

    Mắc bệnh ngực gà, khiến ức lồi lên như ức gà, cậu bé rất ngại giao tiếp, tiếp xúc với mọi người, cho đến khi em được phẫu thuật chỉnh hình xương ức.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trưởng văn phòng công chứng Huỳnh Thị Liêm bị bắt vì mạo danh chủ đất ký hợp đồng, chiếm đoạt hơn 16 tỷ đồng
    Pháp luật

    Trưởng văn phòng công chứng Huỳnh Thị Liêm bị bắt vì mạo danh chủ đất ký hợp đồng, chiếm đoạt hơn 16 tỷ đồng

    Pháp luật

    Huỳnh Thị Liêm, Trưởng văn phòng công chứng Huỳnh Thị Liêm bị cáo buộc cùng đồng phạm đã giả mạo chủ đất, ký các hợp đồng giao dịch và chiếm đoạt hơn 16 tỷ đồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    4 con giáp may mắn nhất vào nửa cuối năm 2025, tháng 7 vượt khó, tháng 8 thành công, tháng 9 thu hoạch lớn
    Gia đình

    4 con giáp may mắn nhất vào nửa cuối năm 2025, tháng 7 vượt khó, tháng 8 thành công, tháng 9 thu hoạch lớn

    Gia đình

    4 con giáp này mở ra thời kỳ vàng son của vận mệnh khi tiếng ve mùa hè lắng xuống và làn gió thu mát mẻ thổi qua mái hiên.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ngôi nhà 220 m2 đậm chất đồng quê ở Hưng Yên
    Nhà đất

    Ngôi nhà 220 m2 đậm chất đồng quê ở Hưng Yên

    Nhà đất

    Độc đáo không gian sống lý tưởng giữa thiên nhiên tại Hưng Yên, nơi gia chủ xây dựng tổ ấm 220 m2 trên khu đất 500 m2, ngập tràn ánh sáng và cảm hứng đồng quê châu Âu.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Châu Âu đưa ra tuyên bố đáng sợ cho ông Zelensky
    Thế giới

    Châu Âu đưa ra tuyên bố đáng sợ cho ông Zelensky

    Thế giới

    Việc Kiev hạn chế tính độc lập của hai cơ quan chống tham nhũng đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt tại Nghị viện châu Âu, tạp chí Spiegel của Đức đưa tin.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vietcombank và Bệnh viện K ký kết hợp tác toàn diện, trao tặng 100 máy tính bảng trị giá 1 tỷ đồng phục vụ chuyển đổi số
    Kinh tế

    Vietcombank và Bệnh viện K ký kết hợp tác toàn diện, trao tặng 100 máy tính bảng trị giá 1 tỷ đồng phục vụ chuyển đổi số

    Kinh tế

    Hà Nội, ngày 23/7/2025, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Chi nhánh Hà Nội và Bệnh viện K – cơ sở y tế hàng đầu trong điều trị ung thư tại Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện. Đồng thời trao tặng 100 máy tính bảng trị giá 1 tỷ đồng phục vụ công tác triển khai bệnh án điện tử và chuyển đổi số.  

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hà Nội: Giáo viên Trường Khương Hạ bị trừ lương để khắc phục vi phạm của Nhà trường
    Bạn đọc

    Hà Nội: Giáo viên Trường Khương Hạ bị trừ lương để khắc phục vi phạm của Nhà trường

    Bạn đọc

    Nhiều giáo viên Trường Tiểu học, THCS và THPT Khương Hạ (phường Khương Đình) phản ánh đến Báo Dân Việt: tiền lương của giáo viên bị khấu trừ để khắc phục các sai phạm tài chính của Nhà trường.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tin sáng (24/7): CLB Bắc Ninh chơi lớn, chiêu mộ tiền đạo Brazil cao 1m96, có giá gần 10 tỷ đồng
    Thể thao

    Tin sáng (24/7): CLB Bắc Ninh chơi lớn, chiêu mộ tiền đạo Brazil cao 1m96, có giá gần 10 tỷ đồng

    Thể thao

    CLB Bắc Ninh chơi lớn, chiêu mộ tiền đạo Brazil cao 1m96, có giá gần 10 tỷ đồng; M.U muốn chiêu mộ thủ môn người Nhật Bản; Juventus mua đứt Conceicao; Chelsea theo đuổi Jorrel Hato; Ronaldo du lịch bằng “biệt thự nổi trên biển”.

    Chia sẻ Chia sẻ
     Sáng kiến bất ngờ để xoá nhà tạm, nhà dột nát ở một xã của tỉnh Thái Nguyên (mới), sau sáp nhập
    Giảm nghèo nông thôn

    Sáng kiến bất ngờ để xoá nhà tạm, nhà dột nát ở một xã của tỉnh Thái Nguyên (mới), sau sáp nhập

    Giảm nghèo nông thôn

    Trước những khó khăn trong việc vận động người dân xóa nhà tạm, nhà dột nát, xã Chợ Đồn, tỉnh Thái Nguyên (mới)-trước đây là địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn cũ, đã triển khai nhiều sáng kiến đột phá, từ việc thành lập tổ công tác "mượn tuổi" làm nhà đến những chuyến xe chở vật liệu và máy móc hỗ trợ, giúp 100% hộ dân thuộc diện đã khởi công, hoàn thành mục tiêu sớm hơn dự kiến.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ban hành chính sách nhà công vụ cho cán bộ phải di chuyển chỗ ở sau sáp nhập tỉnh
    Tin tức

    Ban hành chính sách nhà công vụ cho cán bộ phải di chuyển chỗ ở sau sáp nhập tỉnh

    Tin tức

    Kế hoạch của Chính phủ yêu cầu đến 30/9, Bộ Xây dựng phải ban hành, hướng dẫn thực hiện chính sách nhà công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức phải di chuyển chỗ ở sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ngành nông nghiệp Đắk Lắk vào ‘guồng’ sau hợp nhất, sáp nhập, ngoài cà phê, trái cây, thế mạnh còn là thủy sản
    Nhà nông

    Ngành nông nghiệp Đắk Lắk vào ‘guồng’ sau hợp nhất, sáp nhập, ngoài cà phê, trái cây, thế mạnh còn là thủy sản

    Nhà nông

    Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, ngành nông nghiệp Đắk Lắk (khi đã sáp nhập, hợp nhất 2 tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên thành công) đã khẩn trương bắt tay vào công việc, bảo đảm hoạt động thông suốt và sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Video: Hàng nghìn mét khối đá kéo theo cây rừng rơi từ đỉnh núi xuống ở Sơn Thủy
    Video

    Video: Hàng nghìn mét khối đá kéo theo cây rừng rơi từ đỉnh núi xuống ở Sơn Thủy

    Video

    Khối đá khổng lồ rơi từ đỉnh núi xuống, cuốn theo nhiều cây rừng và tạo ra những tiếng động lớn. Toàn bộ sự việc đã được người dân ở xã biên giới Sơn Thủy, tỉnh Thanh Hóa ghi lại.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nghị sĩ Ukraine giải thích hành vi kỳ lạ của Kiev trong các cuộc đàm phán
    Thế giới

    Nghị sĩ Ukraine giải thích hành vi kỳ lạ của Kiev trong các cuộc đàm phán

    Thế giới

    Hành vi của phía Ukraine trong quá trình đàm phán với Nga là hậu quả của mong muốn kéo dài sự tồn tại của mình, Nghị sĩ Ukraine Artem Dmitruk phát biểu trên kênh YouTube của mình.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nông dân Lâm Đồng xót xa nhìn hơn 160 tấn sầu riêng rụng đầy gốc sau bão Wipha, thiệt hại 5 tỷ đồng
    Nhà nông

    Nông dân Lâm Đồng xót xa nhìn hơn 160 tấn sầu riêng rụng đầy gốc sau bão Wipha, thiệt hại 5 tỷ đồng

    Nhà nông

    UBND xã Bảo Lâm 3, tỉnh Lâm Đồng cho biết do ảnh hưởng bão Wipha (bão số 3) hơn 160 tấn trái sầu riêng trên địa bàn xã bị rụng, thiệt hại ước khoảng gần 5 tỷ đồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nghệ An: Nước lũ lại lên cao ở Anh Sơn và Nhân Hòa, lực lượng chức năng thức trắng đêm cùng người dân
    Tin tức

    Nghệ An: Nước lũ lại lên cao ở Anh Sơn và Nhân Hòa, lực lượng chức năng thức trắng đêm cùng người dân

    Tin tức

    Mưa lớn và nước lũ dâng cao trong đêm 23 và sáng 24/7, đã khiến nhiều khu vực ở Nghệ An bị cô lập. Lực lượng chức năng đã làm việc xuyên đêm để di dời người dân khỏi vùng ngập lụt, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, đồng thời triển khai khẩn trương công tác cứu hộ trong bối cảnh thời tiết diễn biến phức tạp.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Các tàu tên lửa, săn ngầm thuộc Vùng 2 Hải quân sẵn sàng cho Lễ diễu binh trên biển
    Tin tức

    Các tàu tên lửa, săn ngầm thuộc Vùng 2 Hải quân sẵn sàng cho Lễ diễu binh trên biển

    Tin tức

    Xác định tham gia diễu binh trên biển là nhiệm vụ vinh dự, cán bộ chiến sĩ trên các tàu tên lửa, săn ngầm thuộc Vùng 2 luôn tập trung huấn luyện đội hình, tác nghiệp vận động... bảo đảm thuần thục, chính xác, thống nhất.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chủ tịch UBND xã có được ủy quyền thực hiện chứng thực hay không?
    Bạn đọc

    Chủ tịch UBND xã có được ủy quyền thực hiện chứng thực hay không?

    Bạn đọc

    Chứng thực bản sao, chữ ký cá nhân, hợp đồng, đó là những loại giấy tờ phổ biến Chủ tịch UBND xã có thẩm quyền xác nhận. Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng cho phép Chủ tịch xã được ủy quyền thực hiện chứng thực trong một số trường hợp cụ thể, nhằm tạo thuận lợi cho người dân và hiệu quả quản lý hành chính.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bệnh ung thư bắt đầu được phát hiện và điều trị ở Việt Nam khi nào?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Bệnh ung thư bắt đầu được phát hiện và điều trị ở Việt Nam khi nào?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Có phải bệnh ung thư là loại bệnh đặc thù của lối sống hiện đại? 100 năm trước, bệnh ung thư có hiếm gặp ở Việt Nam?

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nguy kịch viêm màng não mủ trên nền bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp
    Xã hội

    Nguy kịch viêm màng não mủ trên nền bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp

    Xã hội

    Đau đầu dữ dội, gáy cứng, sốt cao, bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng não, sức khỏe nguy kịch vì còn kèm theo nhiều bệnh nền nguy hiểm.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tân Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM: Sắp xếp bộ máy tinh gọn, hướng về cơ sở, nâng cao hiệu quả hoạt động
    Chuyển động Sài Gòn

    Tân Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM: Sắp xếp bộ máy tinh gọn, hướng về cơ sở, nâng cao hiệu quả hoạt động

    Chuyển động Sài Gòn

    TP.HCM đang đẩy mạnh việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy Hội Nông dân các cấp. Đây là động thái cụ thể hóa chủ trương của Trung ương và Thành ủy nhằm xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

    Chia sẻ Chia sẻ
    5 học sinh Việt Nam thắng lớn tại Kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế 2025
    Xã hội

    5 học sinh Việt Nam thắng lớn tại Kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế 2025

    Xã hội

    Với 1 Huy chương Vàng và 4 Huy chương Bạc, đoàn Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có kết quả cao nhất tại IPhO 2025.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Phú Thọ xây dựng hơn 5.700 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
    Nhà nông

    Phú Thọ xây dựng hơn 5.700 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

    Nhà nông

    Theo Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Thọ, thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát đến nay tỉnh Phú Thọ (sau sáp nhập 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình) đã hỗ trợ khởi công xây dựng 10.760 căn. Trong đó, số nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo được xây mới, sửa chữa là 5.762.

    Chia sẻ Chia sẻ
    CSGT TP.HCM nửa đêm bắn tốc độ, dẹp loạn 'quái xế'
    Chuyển động Sài Gòn

    CSGT TP.HCM nửa đêm bắn tốc độ, dẹp loạn "quái xế"

    Chuyển động Sài Gòn

    Đêm 23 rạng sáng 24/7, Đội CSGT An Sương đã tổ chức tuần tra đặc biệt trên tuyến quốc lộ 22 để xử lý các hành vi vi phạm tốc độ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    Nghệ sĩ Xuân Hinh: “Cơn bão số 3 ập đến, mọi thứ tan hoang… tôi quyết định làm điều mà trước đây toàn từ chối”

    Nghệ sĩ Xuân Hinh: “Cơn bão số 3 ập đến, mọi thứ tan hoang…  tôi quyết định làm điều mà trước đây toàn từ chối”

    2

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA chính thức đổ bộ vào Ninh Bình, Hưng Yên, gió đã rất to, mưa như trút

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA chính thức đổ bộ vào Ninh Bình, Hưng Yên, gió đã rất to, mưa như trút

    3

    Mai Hắc Đế - Vị hoàng đế bị hiểu lầm nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam

    Mai Hắc Đế - Vị hoàng đế bị hiểu lầm nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam

    4

    Tiền vệ Thép xanh Nam Định: "No nê" danh hiệu ở tuổi 29, vợ xinh như hoa
    4

    Tiền vệ Thép xanh Nam Định: 'No nê' danh hiệu ở tuổi 29, vợ xinh như hoa

    5

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA đang trên đất liền Ninh Bình - Thanh Hóa, chiều nay Hà Nội dễ có dông lốc, sét, mưa đá

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA đang trên đất liền Ninh Bình - Thanh Hóa, chiều nay Hà Nội dễ có dông lốc, sét, mưa đá
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media