Đặc nhiệm Ukraine phục kích, tiêu diệt trực thăng 'cá sấu' Ka-52 của Nga
Các đặc nhiệm Ukraine đã tận dụng máy bay không người lái do cộng đồng tài trợ để tiến hành một cuộc phục kích, tiêu diệt trực thăng Ka-52 tối tân của Nga.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ở ven đầm Thị Nại (thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), nông dân Hồ Trọng Lập không chỉ nổi tiếng vì cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, mà còn được biết đến với vai trò giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, biết cách làm ăn hiệu quả.
Chỉ tay về hồ nuôi tôm, cua rộng lớn, ông Hồ Trọng Lập - Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 cho biết, để có được thành quả như hôm nay, ông đã trải qua rất nhiều khó khăn và nuôi dưỡng cho mình tinh thần dám nghĩ, dám làm, luôn tìm tòi, học hỏi, với quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê nhà.
Theo lời kể của nông dân Hồ Trọng Lập, năm 1995, gia đình ông chạy vạy có được vài đồng vốn ít ỏi và tham gia đấu giá 1 ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản.
Ban đầu chưa có kinh nghiệm, phải vừa làm vừa nghiên cứu, cộng với nguồn vốn ít, không có tiền mua con giống nên mô hình, không đạt hiệu quả.
Ròng rã nhiều năm liền, ông tự mày mò, tìm tòi kiến thức nuôi trồng thủy sản thông qua sách báo, trực tiếp tham gia các lớp tập huấn, tham quan các mô hình và học được nhiều kinh nghiệm quý giá trong nghề.
Từ cách xử lý phèn, kiểm tra độ pH, độ kiềm, cách tạo tảo, phiêu sinh vật để làm thức ăn cho tôm, cua, cá mau lớn, cho tới cách chọn con giống.
Nông dân Hồ Trọng Lập (SN 1964, ở xã phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) bên hồ nuôi tôm sú, nuôi cua ngon rộng mênh mông của gia đình mình. Ảnh: DT.
Năm 2014, sau khi có được vốn vay từ ngân hàng, ông mạnh dạn mở rộng mô hình nuôi tôm ngon, vua to của mình, thuê 5 ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản theo hướng quảng canh cải tiến.
Mô hình nuôi thủy sản thân thiện với môi trường, với đối tượng nuôi chính là tôm sú, nuôi xen cua và cá các loại. Hằng năm, ông nuôi một vụ kéo dài, thả giống nhiều đợt và thu tỉa có chọn lọc theo từng đối tượng nuôi và theo từng con nước.
"So với nuôi công nghiệp, sản lượng tôm sú, cua biển, các loại cá khi nuôi quảng canh cải tiến ít hơn, nhưng giá trị kinh tế lại cao hơn hẳn.
Ngày nào tôi cũng thu hoạch và thương lái đến tận đầm thu mua. Từ đó, kinh tế gia đình tôi bắt đầu ổn định và có tích lũy. Tôi đã xây dựng được nhà khang trang, nuôi 3 con tốt nghiệp đại học", ông Hồ Trọng Lập cho hay.
Công việc đánh bắt thuỷ sản hằng ngày của ông Hồ Trọng Lập. Ảnh: DT.
Hiện nay, ông Hồ Trọng Lập canh tác lúa trên 15.000m2 sản lượng thu hoạch bình quân hằng năm đạt 22 tấn, nuôi 15 con lợn nái sinh sản mỗi năm có 340 lợn sữa được xuất chuồng.
Đặc biệt, gia đình ông Lập còn nuôi tôm sú, cua và cá các loại, trên diện tích nuôi trồng 5 ha, sản lượng bình quân mỗi năm đạt từ 7-8 tấn tôm, 4 tấn cá các loại, 4 tấn cua. Năm 2023, gia đình ông Lập, thu lợi nhuận 1,4 tỷ đồng.
Theo nông dân Hồ Trọng Lập, ông nuôi trồng thuỷ sản theo hướng cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật.
Khi bắt đầu vào vụ, chứng kiến chất đất cằn, xơ, bã, ông quyết tâm cải tạo lại đầm. Sau khi tháo cạn nước trong đầm, sên vét đáy đầm, ông bón vôi để tăng độ kiềm vì đầm lâu năm, nghèo chất dinh dưỡng. Nhờ đó, bùn có kết cấu tơi xốp, cải tạo điều kiện không khí ở tầng đáy, làm tăng độ dinh dưỡng cho đầm.
Nông dân Hồ Trọng Lập thả lồng ở hồ nuôi tôm, cua. Ảnh: DT.
Ông còn sử dụng một số phương pháp để gây màu nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cua, cá phát triển.
Đặc biệt, gia đình ông Lập rất quan tâm việc chọn lọc con giống chất lượng cao, đây là yếu tố quan trọng quyết định việc thành công của mô hình.
Tuân thủ và thực hiện nghiêm lịch thả giống thuỷ sản theo khuyến cáo của địa phương, áp dụng biện pháp tiêm phòng nghiêm ngặt, đúng quy trình, để hạn chế dịch bệnh xảy ra.
"Phòng bệnh là yếu tố cực kỳ quan trọng, nếu tôm cua bị bệnh thì khả năng cứu chữa rất khó. Ngoài ra, tôi sử dụng thức ăn tự nhiên, tự chế biến và các biện pháp sinh học để bảo vệ môi trường nuôi. Từ thực tế, tôi có thể khẳng định mô hình nuôi tôm sú, cua, cá theo hình thức quảng canh cải tiến rất hiệu quả, ăn chắc. Nếu nuôi tôm thất bại thì cua, cá sẽ kéo lại. Chất lượng của con tôm, cua hay cá nuôi theo hình thức này cũng rất ngon, được thị trường ưa chuộng", ông Lập nói.
Hồ nuôi rộng cả 5 ha của ông Hồ Trọng Lập tại xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, Bình Định. Ảnh: DT.
Ngoài ra, nông dân Hồ Trọng Lập còn tích cực tham gia các lớp học khuyến nông, khuyến ngư do Hội nông dân xã Phước Sơn tổ chức, để học hỏi kinh nghiệm.
Khi có kiến thức, ông Lập truyền đạt kinh nghiệm cho nhiều hộ chăn nuôi áp dụng biện pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học, đầu tư chuồng nuôi có đệm lót đạt chuẩn, khử mùi hôi chuồng trại và xây dựng hệ thống Bioga để xử lý chất thải, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa cung cấp chất đốt cho sinh hoạt.
Hiện nay, mô hình nuôi trồng thuỷ sản, nuôi lợn sinh sản, sản xuất lúa của gia đình ông Hồ Trọng Lập, giải quyết việc làm cho 10 lao động phổ thông tại địa phương có thu nhập ổn định, với 4,5 triệu đồng/ người/ tháng.
Điều đáng quý, ở xã Phước Sơn, bà con nào hỏi gì, với những hiểu biết, kinh nghiệm của mình, thì ông Lập chỉ đó. Mặc dù lớn tuổi nhưng ông vẫn đi lại khắp xã, tận tình chỉ việc cho nông dân cách làm giàu.
Nông dân Hồ Trọng Lập đã hướng dẫn cho 20 hộ dân biết cách làm ăn có hiệu quả, hỗ trợ cho 10 nông dân khó khăn mượn vốn không lấy lãi, với số tiền 150 triệu đồng, để họ đầu tư sản xuất. Đặc biệt, giúp 7 hộ dân nghèo và cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Chưa hết, ông nông dân này còn tích cực ủng hộ công tác từ thiện và khuyến học tại địa phương, tham gia đóng góp vào quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa và quỹ khuyến học, đóng góp ngày công, kinh phí xây dựng nông thôn mới.
"Xuất thân từ nghèo khổ, nhưng tôi có điều kiện được tham gia nhiều lớp tập huấn, tham quan nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả, nên ai có nhu cầu tôi đều chia sẻ hết. Tôi cũng giúp bà con tìm kiếm nguồn giống chất lượng hoặc tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều hộ đã nâng cao chất lượng và năng suất nuôi trồng thủy sản, từ đó nâng cao thu nhập", ông Lập chia sẻ.
Ông Hồ Trọng Lập trở thành 1 trong 63 gương mặt nông dân tiêu biểu nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024”. Ảnh: DT.
Năm 2022, nông dân Hồ Trọng Lập vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định, giúp đỡ nhiều nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Ông Lập còn được UBND tỉnh Bình Định tặng bằng khen vào năm 2019, đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh giai đoạn 2012 - 2016... và nhiều thành tích khác.
Ông Nguyễn Văn Trượng - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Định đánh giá, đạt danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024" là ghi nhận xứng đáng, trước những quyết tâm nỗ lực, không biết mệt mỏi của ông Hồ Trọng Lập.
Đây là tấm gương nông dân dám nghĩ dám làm, trong nhiều năm qua, với vai trò là Chi hội phó Chi hội Nông dân thôn Vinh Quang 2, ông Lập luôn sống có trách nhiệm với cộng đồng, giúp đỡ bà con nông dân cùng nhau thoát nghèo, làm giàu bền vững.
Bình chọn và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc là một trong những hoạt động nổi bật, trọng điểm của Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam.
Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương chỉ đạo.
Báo Nông thôn ngày nay/Điện tử Dân Việt là đơn vị được giao tổ chức thực hiện Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam.
Cao điểm của Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam là Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, dự kiến sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 10/2024 nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2024).
Sáp nhập tỉnh Bắc Ninh với Bắc Giang thành công, tỉnh mới dự kiến mang tên Bắc Ninh, trụ sở đặt tại Bắc Giang. Trước sáp nhập, Bắc Ninh là tỉnh có số Trạng nguyên Nho học nhiều nhất Việt Nam. Sau sáp nhập, hợp nhất với tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh vẫn là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng Trạng nguyên.
Các đặc nhiệm Ukraine đã tận dụng máy bay không người lái do cộng đồng tài trợ để tiến hành một cuộc phục kích, tiêu diệt trực thăng Ka-52 tối tân của Nga.
Gần đây, truyền thông trong nước xuất hiện nhiều tin đồn cho rằng trung vệ Quế Ngọc Hải sẽ chia tay B.Bình Dương sau khi mùa giải V.League 2024/2025 kết thúc.
Sự thù địch của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Taylor Swift dường như chưa từng dừng lại. Ông tiếp tục gây chiến với nữ ca sĩ.
Sáng nay 17/5, tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2025.
Nhà chức trách tập trung truy quét, kiểm tra mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, quảng cáo sai sự thật, ghi nhãn không đúng quy định và hoạt động kinh doanh trực tuyến, nhất là trên mạng xã hội.
Nhiều bảo tàng tại TP.HCM miễn phí vé tham quan vào ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5. Dịp này, các bảo tàng cũng tổ chức nhiều hoạt động dành cho người dân và du khách.
Nguyễn Thủy, cựu phó trưởng công an phường ở quận 1 cùng 2 cán bộ công an phường bị bà chủ spa lừa hơn 2,1 tỷ đồng để “chạy án”.
Trương Phi từng giao đấu với Lã Bố hơn 50 hiệp mà vẫn không phân thắng bại.
Đến 14 giờ ngày 17/5, thi thể nạn nhân cuối cùng trong số 5 công nhân bị vùi lấp trong vụ sạt lở đất đá tại công trường Thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, đã được tìm thấy.
PGS.TS Ngô trí Long- Chuyên gia Kinh tế cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp là một yêu cầu tất yếu khi bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội và mô hình tổ chức bộ máy nhà nước có sự thay đổi.
Ngày 17/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp năm 2025. Gần 6.000 vị trí việc làm của 60 doanh nghiệp sẵn sàng đợi các sinh viên đến ghi danh, phỏng vấn và tuyển dụng.
Mỹ đang chuẩn bị bước vào các cuộc thảo luận về việc rút quân khỏi châu Âu, theo lời đại sứ nước này tại NATO.
Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối là đặc sản Gia Lai nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên của đồng bào dân tộc Jrai
Tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã theo hướng tinh gọn, hiệu quả được nêu rõ trong Công văn số 03/CV-BCĐ về sắp xếp đơn vị hành chính. Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập sau sáp nhập phụ thuộc vào nhu cầu thực tế, khả năng ngân sách địa phương.
Tối 16/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Chương trình công bố tuyến du lịch qua biên giới thành phố Cao Bằng (Việt Nam) - thành phố Bách Sắc (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc).
Đại biểu Quốc hội Trịnh Thị Tú Anh cho rằng, để loại bỏ những vụ việc tiêu cực trong công tác quản lý an toàn sản phẩm, việc tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý là rất quan trọng.
Trước khi sáp nhập tỉnh, Liên minh Hợp tác xã của 2 tỉnh Bình Thuận, Quảng Trị cùng giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp, đặc sản lợi thế với mong muốn kết nối, giới thiệu, đưa sản phẩm OCOP, đặc sản nông nghiệp, nông thôn của 2 địa phương đến người tiêu dùng...
Giới cầm quyền châu Âu đang sử dụng người Ukraine làm bia đỡ đạn để thúc đẩy các lợi ích địa chính trị của chính họ, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) Sergey Naryshkin tuyên bố.
Giá tiền rác mới sẽ được áp dụng trên toàn TP.HCM từ ngày 1/6 tới. Người dân TP.HCM thắc mắc liệu có phải cân ký rác để tính tiền theo quy định
Tiền vệ Hendrio, ngôi sao người Brazil đang trên đà nhập tịch Việt Nam, được kỳ vọng sẽ cùng Nguyễn Xuân Son tạo nên cặp bài trùng đáng gờm trong màu áo ĐT Việt Nam vào năm 2026.
Lãi suất ngân hàng cao nhất hôm nay 17/5: Nhiều nhà băng đang áp dụng lãi suất vượt xa mốc 6% cho khách hàng có số dư tiền gửi lớn.
Sau hơn 3 tháng triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, tỉnh Bình Định đã hoàn thành mục tiêu đề ra một cách thần tốc. Tuy nhiên, thành công này không chỉ là con số biết nói mà là minh chứng cho sự quyết tâm và sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền, các tổ chức xã hội và cộng đồng.
Sáng 16/5, tại công trường Thủy điện Tả Páo Hồ 1A (bản Lao Chải, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu), đất đá từ trên cao bỗng chốc trút xuống vùi lấp những những công nhân đang miệt mài mưu sinh. 5 người bị vùi lấp bởi những khối đất, đá khổng lồ, 4 người may mắn thoát chết nhưng mang theo nỗi kinh hoàng và thân thể đầy thương tích.
Theo dữ liệu của Dân Việt, chủ đầu tư dự án thuỷ điện Tả Pao Hồ 1A là Công ty Thuỷ điện HPL. Công ty này có gắn bó mật thiết với một "ông lớn" trong ngành bất động sản và năng lượng tái tạo là Công ty CP Kosy.
Danh ca Giao Linh có cuộc hôn nhân hạnh phúc kéo dài 34 năm. Tuy không có con chung nhưng bà vẫn xem 6 người con của chồng như con mình.
Chị T.T.K.T (32 tuổi, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ), đau bụng âm ỉ nhiều tháng nay, đến khám tại TTYT huyện Phù Ninh và được phát hiện vòng tránh thai từ tử cung
Ông Hồ Anh Kiệt, tỷ phú Tây Ninh ở phường Lộc Hưng, thị xã Trảng Bàng là người tiên phong thực hiện mô hình nuôi lươn dày đặc công nghệ tuần hoàn hiệu quả, mang lại thu nhập cao và góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp nông nghiệp xanh trong cộng đồng.
Xe máy chạy tốc độ cao va chạm ô tô tải, sau đó văng ra khỏi phương tiện, lọt vào gầm xe du lịch khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
Sáng 17/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được cung rước từ chùa Quán Sứ về tôn trí tại chùa Tam Chúc (Hà Nam). Theo ghi nhận, hàng vạn người đã đổ về địa điểm này chiêm bái xá lợi Đức Phật.
Bức tường gốm sứ Hà Nội là công trình mang giá trị văn hoá đặc biệt, tuy nhiên sau 15 năm bức tường dài gần 4km này đang xuống cấp trầm trọng, nhếch nhác đến khó tin, nhiều nơi còn bị người dân phóng uế mùi hôi khó chịu.