×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    Xung đột quân sự giữa Campuchia và Thái Lan
    10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng
    Bão Wipha- bão số 3
    Lật tàu du lịch ở Hạ Long
    Việt Nam trong tôi
    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động
    Tâm hồn làng Việt
    • Theo dòng sự kiện
    • Làng Việt xưa và nay
    • Tốt đời đẹp đạo
    • Tri thức dân gian
    • Danviet.vn
    • Tâm hồn làng Việt
    • Theo dòng sự kiện
    • Làng Việt xưa và nay
    • Tốt đời đẹp đạo
    • Tri thức dân gian
    Thứ tư, ngày 20/11/2024 05:49 GMT+7

    Thái miếu của vương triều nhà Trần ở Đông Triều của Quảng Ninh

    + aA -
    Thạc sĩ Nguyễn Văn Anh (Cổng TTĐT Đông Triều) Thứ tư, ngày 20/11/2024 05:49 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Đền Thái (Thái miếu) (太廟) là nơi thờ các vị vua hay còn gọi là tổ miếu nhà vua, nó còn được gọi là Tẩm Miếu (寢廟) là tòa nhà quan trọng nhất trong hệ thống tổ miếu của các vương triều
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    • Than đá ở Quảng Ninh của Việt Nam được phát hiện, khai thác từ bao giờ, toàn cảnh mỏ than ở Bắc Kỳ
    • Đây là hòn đảo đẹp nhất Vườn quốc gia Bái Tử Long ở Quảng Ninh, la liệt cây bách bệnh, khôi nhung, sâm nam
    • Huyện đảo này của Quảng Ninh đẹp như phim, từng có con động vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam
    • Quảng Ninh: Khai quật tại các di chỉ khảo cổ ở Hạ Long, phát lộ hiện vật cổ, có mũi giáo bằng đồng
    • Đây là vùng đất cổ ở Quảng Ninh, xưa Trần Hưng Đạo lễ Phật cầu an trước khi xuất quân đánh trận Bạch Đằng
    • Một hòn đảo ở Quảng Ninh tương truyền xưa la liệt ngọc trai, nay còn hoang sơ thế này đây
    1. GIỚI THIỆU

    THÁI MIẾU LÀ GÌ

    Thái miếu (太廟) là nơi thờ các vị vua hay còn gọi là tổ miếu nhà vua, nó còn được gọi là Tẩm Miếu (寢廟) là tòa nhà quan trọng nhất trong hệ thống tổ miếu của các vương triều chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo. 

    Trong quan điểm của Nho giáo thì: “Bố không thờ ở nhà con thứ, quân tử không thờ ở nhà thần bộc, nhà vua không thờ ở nhà chư hầu”; việc chủ trì tế lễ ở Thái miếu phải do đích thân nhà vua thực hiện với ý nghĩa, thực thi nghĩa vụ của người nối dõi của dòng tộc và triều đại.

    Thái miếu là công trình quan trọng bậc nhất trong hệ thống tổ miếu của các vương hầu chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Theo đó, việc thờ cúng tôn miếu và lăng tẩm quyết định đến sự tồn vong của triều đại, dòng tộc; sự hưng thịnh và lâu bền của xã tắc. 

    Tại Trung Hoa, khi nhà Hán thành lập (năm 221), về mặt hình thức nhà Hán lấy Nho giáo là hệ thống tư tưởng chính trị chính thống, nhưng trên thực tế, trong bối cảnh đất nước Trung Hoa mới được thống nhất, nhiều vấn đề xã hội không thể thay đổi ngay lập tức nên, một mặt Hán Cao Tổ (256-195 TCN) vẫn giữ lại nhiều phần cơ cấu hành chính của nhà Tần, mặt khác thi hành một số chính sách để giảm sự cai trị tập trung bằng cách lập ra các nước chư hầu ở một số vùng nhằm có được sự thuận lợi về chính trị đồng thời để thỏa mãn một số đồng minh, những người đã giúp ông có được giang sơn nhà Hán. 

    Để tạo nên mối gắn kết về tinh thần, ông ra lệnh cho tất cả các nước chư hầu đều phải xây dựng Thái miếu tại thủ phủ của mỗi nước chư hầu thay vì chỉ có một Thái miếu ở Kinh đô như quan niệm của Nho Giáo.

    Đến thời Nguyên Đế (76-33 TCN), khi Nho giáo đã ngày càng khẳng định vị thế của mình với quan điểm Tam Cương, Ngũ Thường, xu hướng tập quyền của chính quyền ngày càng được củng cố. 

    Với quan niệm cho rằng “bố thì không thờ ở nhà con thứ, quân tử không thờ ở nhà thần bộc, nhà vua không thờ ở nhà chư hầu”, để thể hiện uy thế của dòng tộc và uy quyền của vương triều, việc thờ cúng tổ tiên của nhà vua chỉ được thực hiện bởi nhà vua với tư cách là người nối dõi của dòng tộc, Thái miếu cũng chỉ được xây dựng ở Kinh đô. 

    Như vậy, thời Nguyên Đế (76-33 TCN) nhà Hán đã bắt đầu quy định Thái miếu chỉ được xây dựng ở kinh đô, các nước chư hầu chư hầu không được xây dựng thái miếu tại nước mình mà, hằng năm, các chư hầu phải về bái yết Thái miếu ở kinh đô. Quy định này được các triều đại Trung Hoa sau này tiếp tục duy trì theo hướng ngày càng chặt chẽ hơn.

    Đối với các triều đại phong kiến Việt Nam, việc xây dựng lăng tẩm và thái miếu được coi là việc làm quan trọng, nhất là từ khi Nho giáo được đề cao và chế độ tập quyền được củng cố. 

    Trong giai đoạn đầu xây dựng nhà nước độc lập, các nhà nước Đinh, Tiền Lê và thậm chí cả nhà Lý với việc lấy Phật giáo là tư tưởng chính, thể chế xã hội chưa mang tính tập quyền cao vì vậy Thái miếu chưa được chú trọng. Ghi chép của các bộ quốc sử như Đại Việt sử lược; Đại Việt sử ký toàn thư đều không thấy nhắc đến việc triều Đinh và Tiền Lê xây dựng Thái miếu, mà chỉ nhắc đến việc triều Đinh và triều Tiền Lê cho xây dựng nhiều chùa lớn. 

    Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, lập lên nhà Lý, tháng 7 năm sau ông cho dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình hiện nay) về Đại La và đổi tên thành Thăng Long (Hà Nội hiện nay), xây dựng thành quách, cung điện, lầu các nhưng cũng không thấy nhắc đến việc xây dựng thái miếu. 

    Điều này càng được thể hiện rõ qua nhận xét của sử thần Lê Văn Hưu trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư”.

    Năm Kỷ Mùi, niên hiệu Thuận Thiên năm thứ 10 (1019), nhà Lý cho xây dựng thái miếu ở phủ Thiên Đức, tức là sau 10 năm có được thiên hạ, vua Lý Thái Tổ mới cho xây dựng Thái miếu. Tư liệu hiện có cho thấy, năm 1019 là lần đầu tiên việc xây dựng thái miếu được tiến hành, tuy nhiên thái miếu không được xây dựng ở Kinh đô mà được xây dựng tại Thiên Đức - quê hương của nhà Lý. 

    Các tư liệu cũng cho thấy, kể từ khi thái miếu được xây dựng ngoài các kỳ lễ yết bái lăng tẩm, thái miếu hàng năm, các buổi lễ quan trọng như lễ báo công, lễ tạ ơn chiến thắng cũng đã được tổ chức ở thái miếu.

    Nhà Trần, sau khi tiếp nhận thiên hạ từ nhà Lý bằng cuộc hôn nhân giữa vua Lý Chiêu Hoàng và Thái Tông Trần Cảnh, nhà Trần kế thừa các thành quả mà nhà Lý đã đạt được trước đó, tiếp tục xây dựng đất nước theo mô hình quân chủ Phật giáo thân dân, lấy tư tưởng Phật giáo làm chủ đạo trong sự hài hòa với Nho giáo, Đạo giáo và các tín ngưỡng khác. 

    Bản thân các vua Trần đều quan niệm rằng “Thiên hạ là của cha ông để lại, nên để cho anh em cùng hưởng phú quý” do vậy các vương hầu đều có phủ đệ riêng của mình, khi chầu mới đến kinh sư, xong việc lại về phủ đệ của mình. Các vương hầu và người có cống hiến đặc biệt cho nước được ban quốc tính đều được phân phong thái ấp hoặc ấp thang mộc. 

    Ngoài ra các vương hầu còn được phép lập điền trang, thu thập dân nghèo để khẩn hoang. Mỗi điền trang, thái ấp là một đơn vị có tính độc lập tương đối với triều đình trung ương, các phủ đệ đều có dân, có quân đội (gia binh) và tài chính độc lập. Do vậy, trong mỗi phủ đệ ngoài nơi ở của chủ nhân còn có các công trình tín ngưỡng, tôn giáo. 

    Theo ghi chép của Trần Phu, một sứ giả của nhà Nguyên, người đã đến Đại Việt vào năm 1293 thì, tại Thăng Long nhà Trần có dựng thái miếu, tuy nhiên theo Trần Phu, thái miếu ở Thăng Long không được tế lễ thường xuyên. Đại Việt sử ký cho biết, Thái miếu nhà Trần xây dựng ở Tức Mặc là đất phát tích của nhà Trần, hằng năm đều tổ chức tế lễ tại đây. 

    Ngoài thái miếu ở Thăng Long và Tức Mặc, Trần Phu còn cho biết, trong phủ đệ của Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật tại phủ Tinh Hoa, tức khu vực Nghệ An hiện nay cũng có dựng thái miếu. Điều này cho thấy, dưới thời Trần Thái miếu không chỉ được xây dựng ở kinh đô mà thái miếu còn được xây dựng tại phủ đệ của các vương hầu, quý tộc nhà Trần.

    Như vậy, có thể thấy do những khác biệt về mô hình tổ chức nhà nước, hệ tư tưởng và văn hóa, với đặc trưng là nhà nước quân chủ Phật giáo thân dân, lấy tư tưởng tam giáo (Nho – Phật – Đạo) cùng đồng hành phát triển, nhà Trần đã không quá đề cao quan điểm “bố thì không thờ ở nhà con thứ, quân tử không thờ ở nhà thần bộc, nhà vua không thờ ở nhà chư hầu” của Nho giáo mà quan niệm rằng “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông. 

    Người thừa kế cơ nghiệp của tổ tông phải cùng hưởng phú quý với anh em trong tông thất. Tuy bề ngoài là cả thiên hạ phụng sự một người tôn quý, nhưng bên trong thì ta với các khanh là anh em máu mủ, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui”. 

    Do vậy, Tông miếu không chỉ được xây dựng ở Kinh đô như quan niệm của Nho giáo mà còn được xây dựng ở các phủ đệ của các vương hầu quý tộc, đồng thời việc thờ tự cũng vì thế không chỉ là trách nhiệm của vua mà của tất cả vương hầu trong tông thất.

    THÁI MIẾU NHÀ TRẦN Ở ĐÔNG TRIỀU

    Thái miếu, nhân dân địa phương thường gọi là đền Thái do An Sinh vương Trần Liễu xây dựng khi ông được vua Trần Thái Tông đem đất An Sinh ban cho ông làm đất thang mộc. Khi An Sinh vương mất, nhà Trần đã tiếp tục sử dụng và mở rộng Tổ miếu thành Thái Miếu của Hoàng gia, tức là nếu như trước đó, Tổ Miếu chỉ là nơi thờ phụng tổ tiên của nhà Trần và thượng hoàng Trần Thừa thì khi trở thành thái miếu của Hoàng gia, các vị vua Trần sau khi mất đều được thờ tự tại đây. 

    Thái miếu được xây dựng trên một quả đồi thấp, nơi nhân dân hiện nay gọi là đồi Đình. Các hướng đều có núi cao bao bọc, trong đó núi Bảo Đài (nơi Trần Nhân Tông hóa Phật) là núi cao nhất nằm ở phía Bắc là hậu chẩm, các dãy núi hai bên tả, hữu chầu về tạo thành tay ngai vững trãi; suối Phủ Am trà bắt nguồn từ đỉnh Bảo Đài uốn lượn chảy quanh từ phía Đông vòng về trước tạo thế Minh đường tụ thủy. 

    Trải qua binh đao, hỏa hoạn, đặc biệt là sau 20 năm đất nước dưới sự đô hộ của nhà Minh, thái miếu nhà Trần tại Đông Triều đã bị phá hủy và dần bị mai một nên hầu như không ai biết tại đây vốn đã từng tồn tại một quần thể kiến trúc lớn và quan trọng, nơi đặt tông miếu của nhà Trần.

    Trong các năm 2008 – 2010, các nhà khảo cổ học phát hiện, khai quật và làm rõ cấu trúc, quy mô và tính chất và khẳng định đền Thái theo cách gọi của nhân dân địa phương chính là Thái miếu của nhà Trần được xây dựng tại Đông Triều, quê gốc của của nhà Trần. Kết quả khai quật khảo cổ cũng cho thấy, Thái miếu được xây dựng vào khoảng nửa đầu thế kỷ 13 và được tôn tạo mở rộng qua 3 giai đoạn khác nhau.

    Giai đoạn đầu tiên, Thái miếu gồm 4 toà kiến trúc lớn nằm ngang theo chiều Đông – Tây, mỗi tòa mặt bằng rộng trung bình từ 420m2 đến 543m2, trong đó tòa ở giữa có diện tích lớn nhất là 543m2. Các tòa được kết nối liên hoàn với nhau bằng các kiến trúc kiểu ống muống ở gian giữa và các kiến trúc kiểu hành lang kết nối các gian đầu hồi, tạo thành một trường lang khép kín. 

    Xen giữa các kiến trúc là các khoảng sân vườn, ở giữa các khoảng sân vườn cũng tìm thấy dấu vết của những bồn cây, cho thấy tại các sân vườn còn trồng các loại cây để tạo cảnh quan; hai bên có kiến trúc kiểu tả vu, hữu vu.

    Do quá trình sử dụng, nhu cầu không gian thờ tự, nhất là khi An Sinh vương mất, Hoàng gia tiếp quản và chuyển đổi Thái miếu thành Thái miếu của Hoàng gia thì nhu cầu không gian thờ tự và lễ nghi tăng lên, Thái miếu đã được mở rộng. Bốn kiến trúc chính và các kiến trúc ống muốn và hành lang ở giữa được giữ nguyên; kiến trúc tả vu và hữu vu được phá đi để xây dựng hành lang mới và sân vườn ra hai phía Đông Tây. 

    Hành lang mới tạo thành một trường lang dài bao bọc lấy các kiến trúc cũ tạo thành một tổ hợp kiến trúc liên hoàn. Đây được đánh giá là giai đoạn thứ hai, khi kiến trúc của Thái miếu có quy mô lớn nhất, bố cục hài hòa nhất.

    Giai đoạn thứ 3 là thời kỳ một số công trình kiến trúc nhỏ, nhất là các ống muống được cải tạo, một số kiến trúc mới được xây mới ở khu vực sân phía trước còn các kiến trúc lớn được xây dựng từ giai đoạn thứ nhất và thứ hai vẫn được duy trì. 

    Nguyên nhân của sự thay đổi được cho là do đòi hỏi về nhu cầu sử dụng không gian thờ tự và lễ nghi ngày càng tăng, trong khi đó không gian bên ngoài không còn nên các kiến trúc phải bố cục lại cho phù hợp với đòi hỏi mới.

    Bên cạnh các nền móng kiến trúc, khảo cổ học cũng còn tìm thấy nhiều loại hình hiện vật, trong đó có một số đồ sứ và đồ gốm men cao cấp là những đồ được dùng trong sinh hoạt của hoàng gia. Đáng kể nhất trong số này là việc đã tìm thấy những mảnh vỡ của một chiếc chậu hoa nâu có vẽ hoa sem và rồng, những mảnh vỡ này được ghép và phục nguyên hình dáng, theo đó chậu có đường kính 96cm, thân vẽ hoa sen dây và 8 con rồng. Đây là một trong những chậu gốm hoa nâu thời Trần lớn nhất hiện còn.

    Ngày nay, với vị trí và tầm quan trọng của di tích thái miếu, sau khi được khai quật nghiên cứu, Thái miếu đã được bảo tồn, trùng tu, tôn tạo phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm bái của nhân dân và du khách thập phương. Thái miếu hiện nay gồm 3 khu: khu dịch vụ gồm bãi đậu xe, và nơi đón tiếp khác; khu bảo tồn các dấu vết nền móng kiến trúc thái miếu thời Trần và khu đền mới.

    Sau khi đi qua bãi xe và khu đón tiếp, du khách đi qua nghi môn là bước vào khu trung tâm của Thái miếu.

    Nghi môn:

    Nghi Môn.

    Nghi môn được xây dựng mới bằng đá xanh, mặt trước của hai trụ chính có câu đối nêu khái lược lịch sử và các bước thăng trầm của Thái miếu, đồng thời ghi nhận công đức của nhà Trần đối với lịch sử dân tộc vì vậy Thái miếu được phục hồi và câu đối ở mặt trước của hai trụ bên ca ngợi cảnh đẹp và thế đất nơi dựng Thái miếu. Cụ thể:

    Chữ Hán:

    二 百 載 基 圖 文 治 武 功 光 越 史

    億 萬 年 宮 廟 秋 嘗 春 祀 永 陳 宗

    Phiên âm:

    Nhị bách tải cơ đồ, văn trị vũ công quang Việt sử

    Ức vạn niên cung miếu, thu thường xuân tự vĩnh Trần tông

    Dịch nghĩa:

    Hai trăm năm cơ đồ, văn trị võ công rạng ngời sử Việt

    Muôn vạn năm cung miếu, bốn mùa cúng tế mãi mãi họ Trần)

    Vế thứ nhất của câu đối nêu quá trình tồn tại gần hai trăm năm của triều Trần với văn trị và võ công làm rạng ngời sử sách nước Việt. Vế thứ hai nêu rõ với những đóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc, công đức của các vua Trần mãi được ghi nhớ, nơi thờ các vị bốn mùa được cúng tế.

    Nội dung câu đối mặt trước hai trụ ngoài của nghi môn:

    Chữ Hán:

    佳 氣 鬱 葱 山 拱 江 朝 隆 體 勢

    祥 雲 繚 繞 竹 苞 松 茂 壯 規 模

    Phiên âm:

    Giai khí uất thông, sơn củng giang triều long thể thế

    Tường vân liễu nhiễu, trúc bào tùng mậu tráng quy mô

    Nghĩa là:

    Khí đẹp ngút ngàn, sông núi chầu về, oai hùng thế đất.

    Mây lành vấn vít, trúc tùng tươi tốt, tráng lệ quy mô.

    Khu nền móng kiến trúc Thái miếu xây dựng dưới thời Trần

    Đi qua Nghi môn, bước qua 45 bậc đá là bắt đầu vào đỉnh đồi, nơi các công trình kiến trúc quan trọng của Thái miếu thời Trần. Toàn bộ nền móng kiến trúc Thái Miếu thời Trần phân bố trên diện tích khoảng hơn 6000m2 đã được khai quật khảo cổ sẽ được bảo tồn nguyên trạng dưới lòng đất. Phía trên sẽ phục dựng lại mặt bằng kiến trúc của Thái miếu ở giai đoạn hoàn thiện nhất, nhằm giới thiệu với nhân dân và du khách về cấu trúc, quy mô của Thái miếu thời Trần, đồng thời cũng tạo thành cảnh quan, sân vườn cho công trình Thái miếu được xây mới ở phía sau.

    Công trình Thái miếu mới được xây dựng

    Công trình Thái miếu mới được xây dựng ở phía sau khu Trung tâm của Thái Miếu thời Trần, trên cùng một trục với Thái miếu cũ, lấy núi Bảo Đài làm hậu chẩm, mặt hướng về cánh đồng phía Nam, nơi vốn là vùng trũng, tụ thủy, nay còn lại dấu vết hai mắt rồng là điểm hội thủy tạo thế minh đường của toàn bộ khu Thái Miếu như câu đối ở nghi môn: Khí đẹp ngút ngàn, sông núi chầu về, oai hùng thế đất; Mây lành vấn vít, trúc tùng tươi tốt, tráng lệ quy mô.

    Kiến trúc chính của Thái miếu có mặt bằng hình chữ công gồm: Tiền Đường, Trung Đường và Hậu Cung.

    Tiền Đường:

    Tiền đường

    Tiền đường có cấu trúc 5 gian hai trái, kết cấu chồng rường, giá chiêng, họa tiết hoa văn mô phỏng họa tiết hoa văn thời Trần. 

    Tại đây, gian chính giữa có bức đại tự gồm 4 chữ: Trần Triều Thái Miếu (陳朝太廟) tức là Thái miếu triều Trần. Gian chính giữa là nơi đặt hương án thờ vọng các vua Trần; bên trái là nơi phối thờ Vương hầu thân thần triều Trần; bên phải là nơi phối thờ Văn võ công thần triều Trần. Hai gian thu hồi là nơi thờ Sơn thần và Thổ địa. Khác với các triều đại khác, nhà Trần quan niệm, “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông. 

    Người thừa kế cơ nghiệp của tổ tông phải cùng hưởng phú quý với anh em trong tông thất. Tuy bề ngoài là cả thiên hạ phụng sự một người tôn quý, nhưng bên trong thì ta với các khanh là anh em máu mủ, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui”. 

    Do vậy, nhà Trần có chế độ phân phong thái ấp cho vương hầu, quý tộc. Trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc, các vương hầu, quý tộc nhà Trần đã có đóng góp rất to lớn. Vì vậy, bên cạnh các vị văn võ công thần ở đây còn phối thờ Vương hầu, thân thần triều Trần.

    - Hoành Phi trên hương án thờ vọng các vị vua Trần: 1). Trần Triều Thái Miếu(陳朝太廟) tức là Thái miếu triều Trần. 2). Phía sau Trần Triều thái miếu là: Đông A Chính Khí (東阿正氣). 3). Phối thiên kỳ trạch (配天其澤), tức là Ân huệ sánh với trời, ý ca ngợi công đức của triều Trần sánh ngang với trời.

    - Hoành phi gian bên trái, nơi phối thờ Vương hầu thân thần triều Trần: 1) Vĩ tích hồng huân (偉績洪勳), nghĩa là: Công tích vĩ đại, ý nói công đức của các vị vương hầu quý tộc thật vĩ đại. 2). Vũ công chỉ định (武功 耆 定), Nghĩa là: Võ công đại định và trong cùng là: Ngọc Điệp lưu huy (玉牒流輝). Ngọc điệp là gia phả của Hoàng tộc, Ngọc Điệp lưu huy có nghĩa là dòng dõi truyền rạng ngời.

    - Hoành phi gian bên phải, nơi phối thờ văn võ công thần triều Trần: 1). Chí trung đại nghĩa (至忠大義) nghĩa là: Trung Nghĩa tột cùng nhằm ca ngợi sự trung hiếu, tiết nghĩa của văn võ công thần triều Trần, 2). Văn Đức đản phu (文德誕敷), nghĩa là: Văn đức tỏa rộng ý ; 3) Kim âu Vĩnh điện(金甌永奠), nghĩa là: mãi mãi vững âu vàng. 

    Chữ trên đại tự tại nơi thờ Văn, Võ công thần nhà Trần nhằm ca ngợi võ công, văn trị của văn, võ công thần nhà Trần, những người tài đức vẹn toàn, trung nghĩa tột cùng, nhờ đó mà nhà Trần có được một tinh thần, vua tôi đồng lòng, trên dưới hòa thuận, anh em góp sức tạo lên sức mạnh đoàn kết, vượt qua những thách thức của thời đại để non sông muôn thuở vững âu vàng.

    Trung Đường

    Chính giữa của Trung Đường là nơi đặt nhang án bái vọng hậu cung, nơi thờ thần vị các vua Trần. Tại đây, chính giữa có bức Đại tự: Thanh Miếu túc ung (清廟肅雝), nghĩa là: Miếu thanh tịnh, nghiêm trang hòa mục. Bên trái là lối vào hậu cung, trên có bức hoành phi: Túc Tướng (肅相), nghĩa là: nghiêm trang tế lễ; đối với bên phải là Khải Hựu (啟佑), nghĩa là Đạo rạng tỏ, công nghiệp kế thừa vĩ đại.

    Hậu Cung

    Hậu cung là nơi đặt bài vị thờ phụng các vua Trần. Theo lễ cổ thì chỉ có các vị vua có miếu hiệu (Tổ, Tông,…) thì mới được thờ trong Thái miếu, còn lại, những vua bị phế truất thì không được thờ trong Tông miếu. Đúng theo quy định đó, triều Trần chỉ có các vua: Thái Tổ (cụ Trần Thừa), Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Duệ Tông, Thuận Tông mới được thờ trong Thái Miếu. 

    Các vị như Phế Đế, Thiếu Đế khi mất không còn ở ngôi, không có miếu hiệu; các vị thời Hậu Trần như Giản Định, Trùng Quang cũng không có miếu hiệu, theo lễ cổ là không thờ ở Thái miếu mà thờ ở miếu riêng. 

    Tuy nhiên, thời hiện đại, lễ do nghĩa mà ra, do vậy, xem xét trong điều kiện hiện nay và nhằm thể hiện tình cảm của người thời nay với các tiền nhân, Thái miếu nhà Trần ở Đông Triều thờ phụng tất cả 14 vị vua Trần, trong đó có 12 vị vua thời Trần: 1) Thái tông hoàng đế; 2) Thánh tông hoàng đế; 3) Nhân tông hoàng đế; 4) Anh tông hoàng đế; 5) Minh tông hoàng đế; 6) Hiến tông hoàng đế; 7) Dụ tông hoàng đế; 8) Nghệ tông hoàng đế; 9) Duệ tông hoàng đế; 10) Thuận tông hoàng đế; 11) Xương phù đế (Phế đế); 12) Kiến Tân đế (Thiếu đế); và 2 vị thời Hậu Trần là: Giản Định đế va Trùng Quang đế.

    Thông thường người ta cho rằng vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) là vua khởi nghiệp của nhà Trần, nhưng vua Thái Tông đã tôn xưng cha mình (Trần Thừa) là Thái Tổ, và sử sách cũng ghi nhận, người thực sự điều hành triều chính nhà Trần khi vua Trần Thái Tông còn nhỏ tuổi chính là Thái Tổ Trần Thừa. 

    Do vậy, Thái Miếu nhà Trần tại Đông Triều, Thái tổ Trần Thừa được thờ với tư cách là người khởi nghiệp của nhà Trần và đặt ở vị trí chính trung, các vua khác theo quy tắc tả chiêu, hữu mục mà sắp đặt. Tất cả các vị vua đều được thờ tự theo hình thức bài vị đặt trên ngai.

    Để tỏ rõ nguồn phúc lâu dài tích lũy gây dựng mới có cơ nghiệp đế vương, các vị tổ: 1) Mục tổ hoàng đế Trần Kinh; 2) Ninh tổ hoàng đế Trần Hấp và 3) Nguyên tổ hoàng đế Trần Lý được phối thờ ở phía sau, long vị bày cao hơn, riêng biệt so với các hoàng đế chính thức, và không đặt trên ngai.

    - Hoành phi ở gian chính giữa của Hậu cung: Bức thứ nhất từ ngoài vào là: Văn võ thánh thần (文武聖神), nghĩa là: Văn võ như thánh, như thần. 

    Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, triều Trần là một triều đại đất nước phát triển không chỉ thể hiện ở những chiến công hiển hách như ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi mà văn trị cũng đạt đến thịnh trị, do vậy hoành phi này nhằm ca ngợi võ công và văn trị của nhà Trần; bức hoành phi thứ hai, phía sau bức Văn võ thánh thần là bức Ô chiêu vu thiên (於昭于天), nghĩa là: Ôi, rạng rỡ trên trời. Đây là một câu trích trong bài thơ Văn Vương của sách Kinh thi, là một trong năm bộ sách kinh điển (ngũ kinh) của Nho gia. 

    Bài thơ Văn vương thường được dùng làm văn tế thiên tử (tức là vua) trong thái miếu. Bức thứ ba, trong cùng, treo phía trên Long ngai các vị: Mục tổ Trần Kinh; Ninh tổ Trần Hấp và Nguyên tổ Trần Lý là: Kiến đốc cơ cần (建篤基勤), nghĩa là: Nhiều đời tổ tiên gây dựng mới có cơ nghiệp của đế vương.

    - Hoành phi gian bên trái (theo hướng đền): Hoành phí thứ nhất là: Nguy hồ thành công (巍乎成功), có nghĩa là: Thành công vời vợi thay!; Hoành phi thứ hai là: Vạn thế vĩnh lại (萬世永賴), nghĩa là: muôn đời mãi được nhờ.

    - Hoành phi gian bên phải (theo hướng đền): Bức thứ nhất là: Chiêu tai tự phục (昭哉嗣服), nghĩa là: Nối ngôi, kế nghiệp rạng rỡ thay!; Hoành phi thứ hai là: Thứ tích hàm hi (庶績咸熙), nghĩa là: công nghiệp đều rạng rõ.

    Ngoài ra các câu đối trong hậu cung cũng nhằm ca ngợi công tích của vương triều Trần: Câu thứ nhất, treo ở hàng phía trước ở gian chính giữa là: Trắc giáng tại thiên, công đức vạn niên long thánh tộ; Túc ung ư miếu, chưng thường tứ tự thỏa tinh linh (陟降在天功德萬年隆聖祚; 肅雝於廟蒸嘗四 序妥精靈), có nghĩa là: Lên xuống trên trời, công đức muôn năm, dòng thánh thịnh; Nghiêm trang trong miếu, bốn mùa hương khói, thỏa tinh linh. 

    Câu thứ hai, treo ở hai cột phía sau của gian giữa là: Kiến đốc cơ cần, dục khánh chung linh minh đức viễn; Cao minh du cửu, thụ thiên ngưng mệnh đế đồ xương (建篤基勤毓慶鍾靈明德遠; 高明悠久受天凝命帝圖昌), có nghĩa là: Bao đời gây dựng nghiệp đế vương, hội tụ phúc lành, đức sáng từ lâu xa lắm; Cao rộng vĩnh hằng cùng trời đất, trời ban mệnh vững, nghiệp vua hưng thịnh cơ đồ.

    Toàn bộ nội thất đồ thờ trong Thái miếu được thiết kế riêng biệt, đảm bảo hoa văn họa tiết thể hiện tính chất hoàng cung và mang tính biểu trưng cao; lựa chọn những hoa văn tiêu biểu của thời Trần làm các đồ án trang trí trên đồ thờ và các đồ nội thất hài hòa với kiến trúc. 

    Nội dung hoành phi, cuốn thư, câu đối ở Thái miếu tuân thủ đúng khuôn phép và cách luật. Chữ dùng phù hợp với đối tượng dành cho Hoàng đế và nơi thờ là Thái miếu, thể hiện tính chính đại, trang nghiêm, điển nhã, cổ kính, đường hoàng, cát tường phúc khánh, mang âm hưởng Nhã - Tụng, dẫn dụng trong các kinh điển liên quan đến đế vương và tông miếu và phản ánh được công đức, sự nghiệp chung của cả triều Trần, một hoàng triều chính thống của quốc gia Đại Việt, nguồn phúc sâu xa và dẫn truyền đến muôn đời con cháu về sau.

    Thạc sĩ Nguyễn Văn Anh

    Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

    Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Popup Image
    ×
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • nhà Trần
    • thái miếu
    • đông triều
    • quảng ninh
    • triều Trần
    • vua Trần
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    Con 'bạch ngọc' ví như 'nhân sâm nước sông Đà' ở Hòa Bình là cá gì mà trẻ nhỏ, người già ăn cực tốt?

    Con "bạch ngọc" ví như "nhân sâm nước sông Đà" ở Hòa Bình là cá gì mà trẻ nhỏ, người già ăn cực tốt?

    Nông thôn mới Quảng Trị, giảm nghèo, khá giả bền vững từ cây tiêu, cây nén đến làng nghề mây tre đan

    Nông thôn mới Quảng Trị, giảm nghèo, khá giả bền vững từ cây tiêu, cây nén đến làng nghề mây tre đan

    Một đứa trẻ từng sống trong trại mồ côi, nay là 'vua chim màu' ở tỉnh Gia Lai, nuôi chim gì mà bán 10-150 triệu/con?

    Một đứa trẻ từng sống trong trại mồ côi, nay là "vua chim màu" ở tỉnh Gia Lai, nuôi chim gì mà bán 10-150 triệu/con?

    Một đàn cá khổng lồ tự nhiên đến bến sông Tiền ở tỉnh Đồng Tháp (mới), dân chăm bẵm như nuôi con

    Một đàn cá khổng lồ tự nhiên đến bến sông Tiền ở tỉnh Đồng Tháp (mới), dân chăm bẵm như nuôi con
    4

    'Điểm danh' vài tên phường của tỉnh Đồng Nai mới ở tỉnh Bình Phước (cũ)

    "Điểm danh" vài tên phường của tỉnh Đồng Nai mới ở tỉnh Bình Phước (cũ)

    Đám cây cổ thụ hoành tráng này ở tỉnh Tuyên Quang (mới) là loài gì mà cứ trèo lên bẻ ngọn non là bán ra tiền?

    Đám cây cổ thụ hoành tráng này ở tỉnh Tuyên Quang (mới) là loài gì mà cứ trèo lên bẻ ngọn non là bán ra tiền?

    Cách TPHCM 70km, một hồ nước nhân tạo rộng 32.000ha ở Đồng Nai, có 76 đảo, dân bắt la liệt cá ngon thế này đây

    Cách TPHCM 70km, một hồ nước nhân tạo rộng 32.000ha ở Đồng Nai, có 76 đảo, dân bắt la liệt cá ngon thế này đây

    Tin nổi bật

    Đọc thêm

    Nóng: Phó Thủ tướng chỉ đạo 'tinh giản' quy trình khai thác, bổ sung trường hợp không đấu giá khoáng sản
    Kinh tế

    Nóng: Phó Thủ tướng chỉ đạo "tinh giản" quy trình khai thác, bổ sung trường hợp không đấu giá khoáng sản

    Kinh tế

    Ngày 25/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, kết nối trực tuyến với 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đóng góp ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn trong triển khai Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nữ Đại uý Công an Hải Phòng được cử đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi
    Tin tức

    Nữ Đại uý Công an Hải Phòng được cử đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi

    Tin tức

    Ngày 25/7, CATP Hải Phòng tổ chức Lễ thông báo Quyết định của Chủ tịch nước cho sĩ quan đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ MINUSCA, Cộng hòa Trung Phi năm 2025.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Võ Tắc Thiên đã lật đổ ngôi hoàng hậu như thế nào?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Võ Tắc Thiên đã lật đổ ngôi hoàng hậu như thế nào?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Từ một tì thiếp trong cung điện Thái Tông... cuối cùng Võ Tắc Thiên đã thực hiện được nguyện vọng của mình, trở thành quốc mẫu vương triều Đại Đường.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nông thôn Tây Bắc: Xã Nậm Cuổi hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 200 hộ nghèo, cận nghèo
    Lai Châu Ngày Mới

    Nông thôn Tây Bắc: Xã Nậm Cuổi hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 200 hộ nghèo, cận nghèo

    Lai Châu Ngày Mới

    Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, đến nay, xã Nậm Cuổi (Lai Châu) đã hoàn thành công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 200 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nhiều nhà ga tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có dấu hiệu xuống cấp sau 4 năm hoạt động
    Ảnh

    Nhiều nhà ga tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có dấu hiệu xuống cấp sau 4 năm hoạt động

    Ảnh

    Một số màn hình quẹt thẻ lên tàu “tạm ngưng dịch vụ”, thang cuốn không hoạt động, nhiều bộ phận mái che bong tróc khiến nhà ga Yên Nghĩa, Phùng Khoang, Văn Quán… mất điểm trong mắt hành khách.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nông thôn mới Lai Châu: Nậm Hàng triển khai hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
    Lai Châu Ngày Mới

    Nông thôn mới Lai Châu: Nậm Hàng triển khai hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

    Lai Châu Ngày Mới

    Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và tinh thần đoàn kết, nỗ lực của người dân, xã Nậm Hàng (Lai Châu) đã từng bước ổn định và triển khai hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cây xanh gẫy đổ sau dông lốc vẫn nằm la liệt trong công viên,  đường phố Hà Nội
    Ảnh

    Cây xanh gẫy đổ sau dông lốc vẫn nằm la liệt trong công viên, đường phố Hà Nội

    Ảnh

    Gần một tuần trôi qua kể từ trận dông lốc mạnh quét diễn ra ở Hà Nội, hàng loạt cây xanh bị gãy đổ vẫn nằm la liệt ở công viên, vỉa hè, đường phố, gây cản trở giao thông và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Công viên Võ Thị Sáu xuống cấp, hồ ô nhiễm, rác khắp nơi, tới cá dọn bể còn chết
    Video

    Công viên Võ Thị Sáu xuống cấp, hồ ô nhiễm, rác khắp nơi, tới cá dọn bể còn chết

    Video

    Rác khắp nơi, hồ ô nhiễm, cá dọn bể cũng chết, cảnh hoang vắng và nhếch nhác là hiện trạng của Công viên Võ Thị Sáu (trước là công viên Tuổi trẻ Thủ đô - đổi tên theo Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025).

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
    Doanh nghiệp

    Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng

    Doanh nghiệp

    Địa chỉ siêu thị: Nằm tại tầng 1 của trung tâm thương mại Hinode Mall thuộc tòa The Wisteria - Km14-Km16, Quốc lộ 32, xã Kim Chung – Di Trạch, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

    Chia sẻ Chia sẻ
    TP Huế ghi nhận ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên
    Nhà nông

    TP Huế ghi nhận ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên
    6

    Nhà nông

    Trước tình trạng lợn chết hàng loạt, ngành chức năng TP.Huế lấy mẫu xét nghiệm và ghi nhận ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên trên địa bàn trong năm 2025.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tin chiều 25/7: CLB Công an TP.HCM chiêu mộ “trò cưng” của HLV Park Hang-seo?
    Thể thao

    Tin chiều 25/7: CLB Công an TP.HCM chiêu mộ “trò cưng” của HLV Park Hang-seo?

    Thể thao

    CLB Công an TP.HCM chiêu mộ “trò cưng” của HLV Park Hang-seo? Luke Shaw sẵn sàng đến Saudi Arabia để "cày tiền”; ĐT nữ Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 2 tại VCK giải bóng đá nữ châu Á 2026; Enrick sẵn sàng mạo hiểm suất dự World Cup 2026 vì Real Madrid; Barcelona mở tiệc chiêu đãi Marcus Rashford.

    Chia sẻ Chia sẻ
    71.500 giờ hoạt động, lò phản ứng hạt nhân ở Lâm Đồng đóng góp lớn trong nghiên cứu khoa học và sản xuất
    Kinh tế

    71.500 giờ hoạt động, lò phản ứng hạt nhân ở Lâm Đồng đóng góp lớn trong nghiên cứu khoa học và sản xuất

    Kinh tế

    Với 71.500 giờ hoạt động của lò phản ứng hạt nhân ở Lâm Đồng đã góp phần phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, sản xuất sản phẩm, dịch vụ và huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hàng Việt đầy triển vọng trên Amazon, doanh nghiệp đua học cách đưa sản phẩm ra thế giới
    Chuyển động Sài Gòn

    Hàng Việt đầy triển vọng trên Amazon, doanh nghiệp đua học cách đưa sản phẩm ra thế giới

    Chuyển động Sài Gòn

    Hàng Việt được xác định đầy tiềm năng và triển vọng trên Amazon. Nhiều doanh nghiệp học cách đưa hàng lên sàn này. Các chương trình hỗ trợ trong thời gian tới sẽ tiếp sức cho doanh nghiệp.

    Chia sẻ Chia sẻ
     Thái Lan cảnh báo nóng về nguy cơ chiến tranh toàn diện với Campuchia giữa lúc xung đột biên giới chưa hạ nhiệt
    Thế giới

    Thái Lan cảnh báo nóng về nguy cơ chiến tranh toàn diện với Campuchia giữa lúc xung đột biên giới chưa hạ nhiệt

    Thế giới

    Thủ tướng lâm thời Thái Lan Phumtham Wechayachai hôm 25/7 đã lên tiếng cảnh báo rằng xung đột biên giới với Campuchia, khiến hơn 138.000 người dân phải sơ tán "có thể phát triển thành chiến tranh" nếu tiếp tục leo thang.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Con 'bạch ngọc' ví như 'nhân sâm nước sông Đà' ở Hòa Bình là cá gì mà trẻ nhỏ, người già ăn cực tốt?
    Nhà nông

    Con "bạch ngọc" ví như "nhân sâm nước sông Đà" ở Hòa Bình là cá gì mà trẻ nhỏ, người già ăn cực tốt?

    Nhà nông

    Mùa cá ngần sông Đà ở tỉnh Hòa Bình (cũ) chỉ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch hằng năm; với hương vị thơm ngon đặc trưng, dù là món chiên giòn hay canh chua thanh mát, cá ngần đều mang đến trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Phó Tổng giám đốc May 10 'tố' nhiều fanpage, gian hàng online 'chơi chiêu' xả hàng tồn để bán hàng giả
    Kinh tế

    Phó Tổng giám đốc May 10 "tố" nhiều fanpage, gian hàng online "chơi chiêu" xả hàng tồn để bán hàng giả

    Kinh tế

    Đại diện Công ty May 10 cho biết, có hiện tượng nhiều fanpage và gian hàng online sử dụng chiêu xả hàng để dụ khách mua hàng hiệu giá rẻ, hàng giả, hàng kém chất lượng của thương hiệu May 10.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nó là “nhân sâm của người nghèo”, magie gấp 2 lần củ cải, nấu chung với thứ này vừa ngon ngọt lại giàu dinh dưỡng
    Gia đình

    Nó là “nhân sâm của người nghèo”, magie gấp 2 lần củ cải, nấu chung với thứ này vừa ngon ngọt lại giàu dinh dưỡng

    Gia đình

    Món ăn không chỉ ngon ngọt, thanh mát mà còn bổ dưỡng, hợp ngày hè!

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tình hình xấu đi nghiêm trọng ở Ukraine, ông Zelensky vội ra quyết định hòng cứu vãn
    Thế giới

    Tình hình xấu đi nghiêm trọng ở Ukraine, ông Zelensky vội ra quyết định hòng cứu vãn

    Thế giới

    Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố đã hủy bỏ việc cắt giảm quyền hạn của Cục Chống tham nhũng Quốc gia Ukraine (NABU) và Viện Kiểm sát Chống tham nhũng Chuyên biệt (SAP) sau các cuộc biểu tình phản đối dữ dội từ công chúng nhằm bảo vệ tính độc lập của các cơ quan này.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trợ giúp pháp lý, hỗ trợ giúp người nghèo giảm nghèo bền vững
    Bạn đọc

    Trợ giúp pháp lý, hỗ trợ giúp người nghèo giảm nghèo bền vững

    Bạn đọc

    Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt vừa tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: Trợ giúp pháp lý cho người nghèo, nhân tố trong giảm nghèo bền vững. Tại tọa đàm các luật sư nêu ra các giải pháp để công tác trợ giúp pháp lý đến gần hơn với người dân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Điểm sàn ĐHQG-HCM 2025 chính thức: Cao nhất 24 điểm, chi tiết 8 trường thành viên
    Chuyển động Sài Gòn

    Điểm sàn ĐHQG-HCM 2025 chính thức: Cao nhất 24 điểm, chi tiết 8 trường thành viên

    Chuyển động Sài Gòn

    Tính đến hiện tại, 8 trường đại học thuộc ĐHQG-HCM đã công bố điểm sàn, bên cạnh đó thí sinh cũng cần chú ý bảng quy đổi điểm ĐGNL của ĐHQG-HCM.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Dứa Sơn La: Khẳng định giá trị nông sản vùng cao trong tiến trình phát triển kinh tế bền vững
    Nhà nông

    Dứa Sơn La: Khẳng định giá trị nông sản vùng cao trong tiến trình phát triển kinh tế bền vững

    Nhà nông

    Không đơn thuần là một loại nông sản, cây dứa tại Sơn La đang đóng vai trò trụ cột trong phát triển sinh kế bền vững, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa của tỉnh Sơn La.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hà Nội: Người đàn ông nổ súng khi cảnh sát kiểm tra hành chính
    Pháp luật

    Hà Nội: Người đàn ông nổ súng khi cảnh sát kiểm tra hành chính

    Pháp luật

    Khi cảnh sát kiểm tra hành chính khu nhà trọ ở Hà Nội, người đàn ông chống đối, không chấp hành rồi nổ súng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Petrovietnam lần thứ IV:
Từ mong ước của Người đến tầm vóc Petrovietnam
    Tin tức

    Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Petrovietnam lần thứ IV: Từ mong ước của Người đến tầm vóc Petrovietnam

    Tin tức

    Năm 1959, trong chuyến thăm Azerbaijan, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong Việt Nam có một “khu công nghiệp dầu khí mạnh như Bacu”. Hơn 6 thập niên trôi qua kể từ khoảnh khắc lịch sử ấy, ngọn lửa nhiệt huyết mà Người nhen lên vẫn cháy mãi, soi đường cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp năng lượng nước nhà hôm nay.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Những bộ phim gợi tình nhất
    Văn hóa - Giải trí

    Những bộ phim gợi tình nhất

    Văn hóa - Giải trí

    "Y Tu Mamá También" là cái tên dẫn đầu danh sách 50 tác phẩm gợi tình nhất do IndieWire bình chọn. Trong top 10 còn có tên 2 bộ phim tới từ châu Á.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà người có công ở Cà Mau nhân kỷ niệm 78 năm ngày thương binh, liệt sĩ
    Tin tức

    Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà người có công ở Cà Mau nhân kỷ niệm 78 năm ngày thương binh, liệt sĩ

    Tin tức

    Nhân kỷ niệm 78 năm ngày thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), sáng 25/7, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên và trao những phần quà ý nghĩa tới các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xét xử vụ lừa bán căn hộ Kingsway Tower, hàng trăm người sập bẫy
    Chuyển động Sài Gòn

    Xét xử vụ lừa bán căn hộ Kingsway Tower, hàng trăm người sập bẫy

    Chuyển động Sài Gòn

    Ngày 25/7, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm đối với hai bị cáo Võ Thị Phượng (SN 1981, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Siêu Thành) và Trần Thị Thùy Trang (SN 1974, ngụ Đồng Tháp) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", liên quan đến dự án Kingsway Tower, từng được rao bán rầm rộ tại quận Bình Tân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    TP.HCM tổng kiểm soát xe kinh doanh vận tải: Siết chặt nồng độ cồn, tốc độ và quy định đường thủy
    Chuyển động Sài Gòn

    TP.HCM tổng kiểm soát xe kinh doanh vận tải: Siết chặt nồng độ cồn, tốc độ và quy định đường thủy

    Chuyển động Sài Gòn

    Bắt đầu từ 12 giờ trưa hôm nay, ngày 25/7, đến hết ngày 25/8, lực lượng CSGT TP.HCM sẽ đồng loạt ra quân thực hiện đợt tổng kiểm soát, xử lý nghiêm các phương tiện kinh doanh vận tải trên cả đường bộ và đường thủy...

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đại hội của một xã ở tỉnh Quảng Ngãi mới đã 'chốt' mục tiêu trồng mới 1.300 ha sâm Ngọc Linh trong 5 năm tới
    Nhà nông

    Đại hội của một xã ở tỉnh Quảng Ngãi mới đã "chốt" mục tiêu trồng mới 1.300 ha sâm Ngọc Linh trong 5 năm tới

    Nhà nông

    Trồng mới 1.300 ha sâm Ngọc Linh là 1 trong những mục tiêu quan trọng mà xã Măng Ri (tỉnh Quảng Ngãi mới) đã đặt ra tại Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vụ xe khách bị lật làm 10 người tử vong ở Hà Tĩnh: Nữ sinh kể lại giây phút nhìn mẹ và dì ruột ra đi vĩnh viễn
    Video

    Vụ xe khách bị lật làm 10 người tử vong ở Hà Tĩnh: Nữ sinh kể lại giây phút nhìn mẹ và dì ruột ra đi vĩnh viễn

    Video

    Nằm trên giường bệnh, nữ sinh Lê Vũ Khánh H. (học sinh lớp 9, quê tỉnh Thanh Hóa) không thể ngừng bật khóc. Chuyến du lịch tưởng chừng sẽ là kỷ niệm vui vẻ cùng mẹ và dì ruột đã trở thành một thảm kịch. Cô gái trẻ sốc tâm lý nặng nề khi chứng kiến mẹ và dì ruột ra đi vĩnh viễn...

    Chia sẻ Chia sẻ
    SEA Games 33 và hàng loạt giải quốc tế ra sao sau xung đột Thái Lan - Campuchia?
    Thể thao

    SEA Games 33 và hàng loạt giải quốc tế ra sao sau xung đột Thái Lan - Campuchia?

    Thể thao

    Xung đột quân sự bất ngờ bùng phát giữa Thái Lan và Campuchia đang làm dấy lên lo ngại về an ninh của hàng loạt sự kiện thể thao quốc tế dự kiến diễn ra tại Thái Lan từ giờ đến cuối năm.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    Thái Lan có bao nhiêu chiến đấu cơ F-16?

    Thái Lan có bao nhiêu chiến đấu cơ F-16?

    2

    Văn khấn mùng 1 tháng 6 nhuận Âm lịch 2025 chính xác nhất, cầu gia đình bình an, chiêu may, đón lộc

    Văn khấn mùng 1 tháng 6 nhuận Âm lịch 2025 chính xác nhất, cầu gia đình bình an, chiêu may, đón lộc

    3

    TS Nguyễn Quang: “Sử dụng xe điện trong Vành đai 1 là xu thế, nhưng không thể chỉ bằng mệnh lệnh hành chính”
    38

    TS Nguyễn Quang: “Sử dụng xe điện trong Vành đai 1 là xu thế, nhưng không thể chỉ bằng mệnh lệnh hành chính”

    4

    Tiền đạo Nguyễn Xuân Son chưa định ngày trở lại

    Tiền đạo Nguyễn Xuân Son chưa định ngày trở lại

    5

    3 cựu chiến binh thành cổ Quảng Trị khóc nghẹn khi thấy bóng dáng của mình và đồng đội trong phim “Mưa đỏ”

    3 cựu chiến binh thành cổ Quảng Trị khóc nghẹn khi thấy bóng dáng của mình và đồng đội trong phim “Mưa đỏ”
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media