Lần đầu tiên 34 lãnh đạo Sở GDĐT tỉnh thành gặp mặt: Hé lộ nội dung trao đổi tại hội nghị
34 lãnh đạo Sở GDĐT chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tháo gỡ khó khăn và định hướng cho năm học 2025–2026 trong bối cảnh mới.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chuỗi tọa đàm "Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật" do Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Hiệp hội CropLife Việt Nam và báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt tổ chức nhằm góp phần tăng cường nhận thức của người nông dân về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vừa phát huy tối đa khả năng bảo vệ cây trồng vừa giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường nhập khẩu.
Các khách mời tham dự Tọa đàm
Ở tọa đàm thứ nhất, với chủ đề: Nghiên cứu, phát triển và quản lý thuốc bảo vệ thực vật" được livestream trên các nền tảng mạng xã hội của Hiệp hội CropLife Việt Nam, báo Nông thôn ngày nay, đã có hàng nghìn lượt xem, tương tác và đã có hơn 300 câu hỏi của bà con nông dân, hợp tác xã, bạn đọc gửi về chương trình liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thế nào cho đúng.
Để tiếp tục trả lời các câu hỏi của bà con nông dân, hợp tác xã, tăng cường thông tin giúp người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức toạ đàm thứ 2 nằm trong chuỗi tọa đàm: "Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật" với chủ đề: SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT "4 ĐÚNG", VÌ SỨC KHỎE CÂY TRỒNG VÀ CON NGƯỜI.
Tham gia toạ đàm ngày hôm nay, về phía Cục Bảo vệ Thực vật, xin được trân trọng giới thiệu:
- Ông Bùi Xuân Phong, Trưởng phòng Bảo vệ thực vật - Cục BVTV – Bộ NNPTNT
- Bà Bùi Thanh Hương, Trưởng phòng Quản lý thuốc bảo vệ thực vật – Cục BVTV – Bộ NNPTNT
- Chuyên gia thuốc: TS. Đinh Văn Thành - Chuyên gia thuốc BVTV, Viện BVTV
- Đại diện CropLife: Ông Nguyễn Hoàng Sơn – Trưởng nhóm Quản lý tính kháng
Toạ đàm sẽ được tường thuật trực tuyến trên trang danviet.vn và các nền tảng số của báo Nông thôn ngày nay cùng các nền tảng Facebook và Youtube của Hiệp hội CropLife Việt Nam.
Xuyên suốt buổi toạ đàm, quý vị có thể chia sẻ và đặt câu hỏi cho chúng tôi ngay dưới phần comment của livestream đang được phát sóng trên nền tảng Facebook của báo Dân Việt và Hiệp hội CropLife Việt Nam.
Để tiện theo dõi, mời độc giả click tại đây
Làm thế nào để phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững, đồng thời sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu và nội địa?
Trả lời chung câu hỏi này, theo ông Bùi Xuân Phong: Theo tôi, điều đơn giản nhất để phát triển một nền nông nghiệp bền vững là bà con nên suy nghĩ kỹ trước khi sử dụng thuốc BVTV. Trước khi quyết định phun thuốc, hãy tự hỏi: Liệu có nhất thiết phải sử dụng không? Nếu có biện pháp khác như cắt tỉa, vệ sinh đồng ruộng hoặc sử dụng thiên địch mà vẫn hiệu quả, thì nên ưu tiên áp dụng trước.
Còn bà Bùi Thanh Hương khuyến cáo: Bà con chỉ nên sử dụng thuốc BVTV khi thực sự cần thiết, tức là khi sâu bệnh đã vượt ngưỡng gây hại kinh tế và các biện pháp khác không còn hiệu quả. Khi sử dụng, cần chọn thuốc trong danh mục được phép sử dụng: Đây là yếu tố đảm bảo chất lượng nông sản đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Tuân thủ nguyên tắc "4 đúng". Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Để đảm bảo an toàn cho cây trồng, môi trường và sức khỏe người sử dụng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Sơn – Đại diện CropLife: Tăng cường công tác quảng bá và nghiên cứu khoa học. Nguyên tắc IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp) đã được giới thiệu từ nhiều thập kỷ trước nhưng đến nay vẫn không hề lỗi thời. IPM là nền tảng cốt lõi của nông nghiệp bền vững, cần được quảng bá rộng rãi hơn nữa, đặc biệt cho thế hệ nông dân trẻ. Đối với nhà khoa học, cần tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào các vấn đề thực tiễn như dịch hại trên lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long hay rầy xanh trên sầu riêng. Đối với cơ quan quản lý, cần tiếp tục hỗ trợ quảng bá kiến thức, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa ra các chính sách khuyến khích nông dân áp dụng IPM. Đối với nông dân, cần chủ động học hỏi và tìm hiểu cách sử dụng thuốc BVTV hiệu quả để tối đa hóa lợi nhuận và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
Đối với doanh nghiệp như chúng tôi cần tiếp tục tạo điều kiện để nông dân tiếp cận với các sản phẩm và công nghệ tiên tiến. Ông Đinh Văn Thành cho rằng: Từ chương trình IPM đến IPHM (Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp) là cả một bầu trời tri thức mà bà con cần tiếp tục học hỏi. Trong bối cảnh yêu cầu của thị trường ngày càng khắt khe, việc cập nhật kiến thức không chỉ giúp bà con sản xuất hiệu quả mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao hơn.Học tập và áp dụng các phương pháp tiên tiến không chỉ giúp bà con sản xuất nông sản chất lượng cao mà còn xây dựng được một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường. Chỉ khi tiếp cận được với tri thức và áp dụng đúng cách, bà con mới có thể "giàu có, nhàn hạ và phát triển" trong thời đại nông nghiệp hiện đại.
TS. Đinh Văn Thành giải đáp: Hiện nay bà con đã áp dụng nhiều biện pháp nuôi và bảo vệ thiên địch trong vườn cây, trong đó có kiến vàng để bảo vệ vườn cây có múi. Thực tế cho thấy đây là giải pháp rất hiệu quả. Nhưng nếu khi vườn bị rầy chổng cánh gây hại, truyền bệnh Greening thì chị có thể trồng một số cây khác về một khu vực trong vườn nhằm thu hút con rầy chổng cánh về đó gây hại. Như vậy thì chị không cần phải phun thuốc cả vườn, vừa bảo vệ được con thiên địch kiến vàng lại vừa loại trừ được rầy chổng cánh gây hại.
Đưa các bao gói, chai BVTV vào các bể chứa để các đơn vị có chức năng để đem tiêu hủy
Trả lời bạn đọc Bích Hân Trần: Làm thế nào để xử lý an toàn các bao gói và chai lọ thuốc BVTV sau khi sử dụng? Bà Bùi Thanh Hương cho rằng: Vấn đề thu gom, xử lý thuốc BVTV sau khi sử dụng là vấn đề rất quan trọng, không những từ các cơ quan quản lý nhà nước đối với các địa phương và doanh nghiệp trong thời gian qua đã làm rất nhiều các nội dung liên quan đến vấn đề này rồi.
Tuy nhiên, để xử lý bao bì sau khi sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến môi trường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân thì tôi xin khuyến cáo bà con, đối với các thuốc BVTV khi chúng ta phun thì bà con cố gắng lấy hết "đến giọt cuối cùng" trong bao gói và pha hết trong bình đồi với dạng bột. Bước 2, sau khi đưa hết vào bình phun rồi sẽ cho nước vào túi đựng nước hoặc chai, lọ, gấp mép túi hoặc đóng nắp chai vào và xúc lên trong vào 30 giây và nước đó lại đổ tiếp vào bình, làm liên tiếp trong vòng 3 lần. Sau đó đưa các bao gói, chai BVTV vào các bể chứa để các đơn vị có chức năng để đem tiêu hủy.
Làm thế nào để chọn đúng loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) phù hợp? Hàm lượng bao nhiêu thì đạt hiệu quả? Ông Nguyễn Hoàng Sơn – Đại diện CropLife giải thích: Thứ nhất, cách chọn đúng loại thuốc BVTV phù hợp: Để chọn đúng loại thuốc BVTV, bà con cần tuân thủ nguyên tắc "4 đúng". Thực hiện nguyên tắc "4 đúng" không chỉ đơn giản mà còn rất hiệu quả.
Tôi thường nói vui rằng mình "cuồng 4 đúng" vì đây thực sự là kim chỉ nam giúp bà con sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và an toàn.Một số lưu ý khi bà con chọn mua thuốc BVTV đó là cần tham khảo từ đại lý uy tín. Khi mua thuốc, bà con nên hỏi đại lý về loại thuốc phù hợp. Các đại lý uy tín thường được trang bị kiến thức chuyên môn và có trách nhiệm với sản phẩm mình bán. Đọc kỹ nhãn mác cũng rất quan trọng. Trên nhãn thuốc luôn có hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng, liều lượng và loại cây trồng áp dụng. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, được thử nghiệm kỹ lưỡng trước khi khuyến cáo.
Ngoài ra, nếu còn băn khoăn, bà con nên hỏi thêm người bán thuốc, bởi các đại lý cũng đã được trang bị nhiều kiến thức và phải chịu trách nhiệm với sản phẩm thuốc BVTV của mình. Bên cạnh đó, bà con có thể tham khảo thêm các cán bộ khuyến nông, nhân viên kỹ thuật, hoặc phòng khoa học tại địa phương, bà con cũng nên tham gia các chương trình tập huấn hoặc hội thảo về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPM). Đây là giải pháp hiện đại, giúp bà con giảm thiểu sâu bệnh, tiết kiệm chi phí, và giảm phụ thuộc vào thuốc BVTV.
Thứ hai, về hàm lượng sử dụng thuốc BVTV phù hợp: Việc tuân thủ đúng liều lượng là cực kỳ quan trọng. Liều lượng được khuyến cáo là tối ưu, bởi đây là kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra sự cân bằng giữa hiệu quả tiêu diệt sâu bệnh và an toàn cho cây trồng, môi trường, và người sử dụng. Đồng thời, các cơ quan như Cục BVTV có cả quy trình đánh giá, thử nghiệm và kiểm định trước khi đưa ra khuyến cáo.Cần luôn tuân thủ hướng dẫn trên nhãn sản phẩm. Đọc kỹ tờ rơi, tờ bướm hoặc tài liệu hướng dẫn đi kèm từ nhà sản xuất. Nếu không chắc chắn, hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hoặc cán bộ địa phương trước khi sử dụng.
Trả lời câu hỏi: Trong sử dụng thuốc BVTV "4 đúng" thì đúng nào là quan trọng nhất? Ông Bùi Xuân Phong, Trưởng phòng Bảo vệ thực vật - Cục BVTV cho hay: Không có "đúng" nào quan trọng nhất cả. "4 đúng" đều quan trọng như nhau. Bởi vì nếu làm sai hoặc thiếu bất kỳ một "đúng" nào kết quả hiệu lực của thuốc sẽ giảm.
Giải thích thêm tính kháng là gì và những nguyên nhân chính nào dẫn đến tính kháng thuốc ở sâu bệnh và cỏ dại, và nếu có dấu hiệu kháng thuốc thì có thể tăng liều lượng lên được không? Ông Nguyễn Hoàng Sơn – Đại diện CropLife Việt Nam cho hay:
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa từ Croplife, các hiệp hội thuốc BVTV trên thế giới cũng như FAO đều nêu ra quan điểm về tính kháng thuốc. Tóm tắt có thể hiểu là: Một quần thể sinh vật gây hại được xem là kháng thuốc là khi người sử dụng thuốc BVTV quan sát quần thể đó đã được áp dụng đầy đủ các biện pháp khuyến cáo trên bao bì, song hiệu lực giảm đều qua các vụ, thì có thể nghi ngờ tính kháng thuốc của quần thể sinh vật gây hại đó. Tôi dùng chữ nghi ngờ, bởi vì để khẳng định, kết luận nó kháng thuốc hay không, sẽ phải thực hiện rất nhiều quy trình xét nghiệm cực kì cẩn thận, chặt chẽ, xét nghiệm về gen, tính mẫn cảm với thuốc trong phòng thí nghiệm.
Theo kinh nghiệm của tôi, khi nhận được phản ánh của bà con nông dân về sự suy giảm của việc sử dụng thuốc BVTV, chúng tôi đến tận nơi quan sát và tìm hiểu thì thấy hầu hết các trường hợp không phải là kháng thuốc, mà do bà con nông dân chưa tuân thủ nguyên tắc "4 đúng" trong việc sử dụng thuốc BVTV. Do đó, khi thấy việc sử dụng thuốc BVTV không hiệu quả thì bà con cần xem lại quy trình sử dụng thuốc của mình, xem đã đúng khuyến cáo hay chưa. Cách quản lý tính kháng như thế nào? Hiện nay chúng ta có nhiều chương trình chủ động quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp…, thì những lợi ích từ chương trình quản lý thuốc BVTV sẽ đem lại ngưỡng hiệu quả lâu dài hơn, không cần phải sử dụng nhiều thuốc, quản lý được tính kháng, hạn chế sự phát triển của tính kháng.
Tôi luôn nhấn mạnh trong giải pháp "4 đúng", đó là nên phun luân phiên các loại thuốc BVTV, nhưng nói vậy cũng chưa thực sự đầy đủ. Đúng nhất phải là "phun luân phiên các loại thuốc BVTV có các tác động khác nhau". Ví dụ, phun luân phiên giữa thuốc BVTV sinh học và hoá học cũng là một cách thay đổi tác động đến hệ thần kinh của côn trùng, làm tê liệt, không cử động chích hút được thì sẽ làm chết con côn trùng.
Cũng có loại thuốc làm ngăn cản, chống lại sự lột xác của con côn trùng, khi nó không lột xác được, không cử động được, không ăn uống được thì con côn trùng sẽ chết. Vậy làm sao nông dân có thể biết được thuốc, chất nào nào có tác động gì tới côn trùng? Hiện nay, trên thế giới các nhà nghiên cứu đã nhóm các loại thuốc thành các nhóm với các tên nhóm khác nhau.
Vậy làm sao nông dân có thể biết được thuốc, chất nào nào có tác động gì tới côn trùng? Hiện nay, trên thế giới các nhà nghiên cứu đã nhóm các loại thuốc thành các nhóm với các tên nhóm khác nhau. Ví dụ thuốc BVTV nhóm 28 là hoạt chất Diamides; số 6 là nhóm Avermectin; 4A là các loại thuốc thuộc nhóm hoạt chất Neonicotinoids. Chỉ cần chúng ta luân phiên các nhóm thuốc khác số nhóm là được.
Bà Bùi Thanh Hương bổ sung thêm: Nghiên cứu về tính kháng nó hoàn toàn không phải đơn giản, đòi hỏi rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, hiện nay đối với Việt Nam các đề tài nghiên cứu, các vấn đề liên quan đến tính kháng vẫn rất còn ít. Đối với cơ quan quản lý nhà nước thời gian tới sẽ tăng cường thêm các nghiên cứu liên quan đến tính kháng. Nếu phát hiện trong các trường hợp hoặc những vấn đề gì liên quan đến kháng và các sinh vật gây hại, bởi vì kết luận quần thể này kháng hay không kháng đòi hỏi rất nhiều các yếu tố mà cái này đòi hỏi phải có những nghiên cứu chứ không phải cứ phun mà thấy không hiệu quả thì nói là kháng thuốc.
Vấn đề đào tạo, tập huấn người dân sử dụng luân phiên các loại thuốc, đơn giản nhất là thuốc hóa học và sinh học trước còn trong nhóm thuốc hóa học thì có thể chia nhóm thuốc. Vấn đề này thì các nước họ đã làm rồi, tuy nhiên đối với Việt Nam thì vấn đề nghi nhãn thuốc BVTV hiện nay chúng ta chưa bắt buộc nội dung đó thì có thể trong thời gian tới liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật thì có thể yêu cầu bắt buộc ghi trên nhãn để bà con dễ dàng phân biệt. Ví dụ: Ghi ký hiệu nhóm 4, nhóm 5, nhóm 6, nhóm 8… Thời gian tới hợp tác quốc tế, chúng ta cần học hỏi, trao đổi, đặc biệt các nước trong khu vực cùng tương đồng về khí hậu, nghiên cứu… để đảm bảo sử dụng thuốc hiệu quả.
Trả lời câu hỏi của độc giả Mai Nguyễn: Có nên tự ý pha thuốc BVTV theo ý mình không?TS. Đinh Văn Thành – Chuyên gia thuốc BVTV cho rằng: Không nên tự ý pha thuốc BVTV theo ý mình, mà cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của nhà sản xuất. Điều này rất quan trọng, liên quan đến cơ sở khoa học trong khuyến cáo liều lượng.
Ở các quốc gia phát triển như Nhật Bản, mỗi địa phương có các trạm kỹ thuật chuyên trách. Họ dựa vào điều kiện thực tế tại địa phương để nghiên cứu và khuyến cáo liều lượng sử dụng phù hợp cho từng loại sâu bệnh, ví dụ như sâu tơ. Các cán bộ kỹ thuật phải tiến hành thí nghiệm nghiêm ngặt để xác định chính xác nồng độ và liều lượng thuốc an toàn và hiệu quả nhất trước khi hướng dẫn nông dân.
Bà con cần tuân thủ đúng theo quy định của nhà sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ trong pha trộn thuốc BVTV. Ảnh minh họa
Việc bà con tự ý điều chỉnh liều lượng sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ, chẳng hạn như thay đổi nồng độ hoặc pha trộn các loại thuốc tùy tiện, không chỉ làm giảm hiệu quả phòng trừ mà còn rất nguy hiểm. Hành động này có thể tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển tính kháng thuốc, dẫn đến tình trạng dịch hại trở nên khó kiểm soát hơn về sau. Liều lượng mà cán bộ kỹ thuật khuyến cáo không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả của quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá kỹ lưỡng trong điều kiện thực tế. Tự ý thay đổi không chỉ gây lãng phí mà còn làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, cây trồng và sức khỏe con người. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, bà con cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia. Điều này không chỉ giúp bảo vệ mùa màng mà còn duy trì tính bền vững trong việc quản lý sâu bệnh.
Nói về vai trò của các sản phẩm sinh học trong IPHM và cách sử dụng kết hợp với thuốc hóa học, TS. Đinh Văn Thành - Chuyên gia thuốc BVTV khuyến cáo:
Trong chương trình IPHM, các loại thuốc sinh học, thảo mộc được khuyến khích ưu tiên sử dụng và thực tế tỷ lệ sử dụng thuốc sinh học tăng lên hơn so với việc sử dụng thuốc hóa học. Quy định của Bộ NNPTNT cũng đã nêu rõ danh mục thuốc sinh học đăng ký được phép sử dụng nhiều lên, cho thấy tiến bộ rõ rệt của chúng ta trong lĩnh vực này.
Trong IPHM, chủ trương của chúng ta là sử dụng thuốc sinh học, sử dụng giai đoạn đầu, rải ra đồng ruộng, vì nó là thuốc sinh học nên phải có một thời gian dài mới có thể có tác dụng được. Mật độ sâu hại bao giờ cũng diễn biến sau một thời gian canh tác, do đó nếu chúng ta ưu tiên sử dụng thuốc sinh học, sử dụng sớm thì đã tác động được đến các dịch hại rồi, có thể làm giảm, hoặc không xảy ra dịch hại trong tương lai.
Tôi chỉ ví dụ như sâu cuốn lá nhỏ chẳng hạn, ta thả ong ký sinh ngay từ thế hệ thứ 1 thì vai trò của nó đến thế hệ sau của cây trồng (giai đoạn làm đòng) thì có tác động rất tốt, đối với việc không chế sâu hại cuốn lá nhỏ. Thay vì chúng ta phải trừ bằng thuốc hóa học thường xuyên.
Với cây lúa có khuyến cáo 40 ngày đầu của cây này không nên sử dụng thuốc hóa học, nên thuốc hóa học chỉ dùng cho giai đoạn sau khi mà dịch hại ảnh hưởng đến ngưỡng kinh tế, dùng thuốc hóa học ở giai đoạn sau mà thôi, cho thấy dùng sinh học giai đoạn đầu vừa bảo vệ thiên địch có ích vừa giảm sử dụng thuốc hóa học đi, nếu phải dùng ở giai đoạn sau.
Sử dụng thuốc sinh học ở giai đoạn đầu cũng khiến cho việc cân nhắc sử dụng thuốc hóa học giai đoạn sau tốt hơn, bởi chỉ khi dịch bệnh có vi phạm đến ngưỡng mới phải dùng thuốc hóa học về sau còn chưa đến ngưỡng có khi không phải dùng đến thuốc hóa học. Toàn bộ quá trình này đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức sâu đến sức khỏe cây trồng. Tôi ví dụ ĐBSCL đang sản xuất phát thải thấp, dùng nước xen kẽ tưới và khô thì việc sử dụng nước tốt sẽ giúp quản lý tốt rầy nâu, tác động tổng hợp đến sức khỏe cây trồng.
Lực chọn thuốc BVTV sinh học sẽ an toàn hơn cho môi trường và con người
Hay một ví dụ nữa là dùng phân bón, sử dụng nhiều phân bón hữu cơ làm cây trồng bền vững, tăng khả năng kháng sâu bệnh lên, tận dụng hết các vấn đề, tăng cường dùng thuốc sinh học, hay trồng rau cũng vậy ta cũng dùng thuốc sinh học rất có lợi khi áp dụng theo IPHM.
Nói tóm lại: Vai trò của các sản phẩm sinh học trong IPHM chính là an toàn cho môi trường và con người, bảo vệ cân bằng sinh thái, hỗ trợ sức khoẻ cây trồng và giảm nguy cơ kháng thuốc của sâu bệnh và dịch hại. Cách sử dụng kết hợp với thuốc hóa học: Ưu tiên sử dụng thuốc sinh học ở các giai đoạn sớm để phòng trừ dịch hại một cách hiệu quả. Cân nhắc sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết – ở thời điểm khi sâu bệnh bùng phát mạnh vượt "ngưỡng kinh tế" hoặc cần kiểm soát nhanh. Luân phiên và sử dụng kết hợp thuốc sinh học và hóa học nhằm tránh tình trạng sâu bệnh và cỏ dại hình thành tính kháng thuốc.
Và điều quan trọng nhất đó là vẫn cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc "4 đúng" cả khi sử dụng thuốc sinh học hay hoá học.
Sâu bệnh phát triển không theo quy luật cố định, nên nhiều nông dân đã phối hợp cùng lúc nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với liều lượng khác nhau để phòng trừ. Chia sẻ về cách phối trộn thuốc BVTV sao cho hiệu quả và an toàn không, ông Nguyễn Hoàng Sơn - Đại diện CropLife phân tích:
Xin chia sẻ với độc giả một số nguyên tắc cơ bản khi phối trộn thuốc BVTV như sau: Về nguyên tắc việc phối trộn nhiều loại thuốc BVTV phải có mục đích cụ thể, ví dụ như trị các giai đoạn phát triển khác nhau của sâu bệnh (côn trùng trưởng thành, ấu trùng, hay trứng). Về giữ nguyên liều lượng khuyến cáo: Mỗi thành phần thuốc trong hỗn hợp phải đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất. Giảm liều có thể làm giảm hiệu quả diệt trừ sâu bệnh, trong khi tăng liều có nguy cơ gây hại cho cây trồng và môi trường.
Kiểm tra phản ứng vật lý trước khi phối trộn quy mô lớn: Trước khi pha trộn nhiều loại thuốc BVTV, bà con nên pha thử với lượng nhỏ để kiểm tra xem có xảy ra phản ứng vật lý như kết tủa hay không. Nếu không ảnh hưởng đến cây trồng, bà con mới tiến hành pha trộn với số lượng lớn. Lưu ý đặc biệt: Tuyệt đối không phối trộn thuốc BVTV với phân bón lá, vì điều này có thể gây hại cho cây trồng và làm giảm hiệu quả của cả hai sản phẩm.
TS. Đinh Văn Thành - Chuyên gia thuốc BVTV bổ sung thêm: Tôi xin nhấn mạnh thêm một số điểm quan trọng từ ý kiến của anh Sơn, đó là: Bà con lưu ý cần đảm bảo đúng mục tiêu và nguyên tắc phối trộn: Nếu phối trộn để xử lý hai đối tượng gây hại khác nhau, cần xác định rõ hai đối tượng này có cùng chủng loại hoặc cùng giai đoạn phát triển hay không và chỉ nên phối trộn khi mật độ sâu bệnh đã đạt đến ngưỡng gây hại kinh tế cần thiết để xử lý.
Đặc biệt lưu ý, thử nghiệm ở quy mô nhỏ trước khi triển khai lớn: Ngoài việc kiểm tra phản ứng vật lý, bà con cũng cần chú ý quan sát kỹ. Nếu hỗn hợp xuất hiện hiện tượng bất thường như kết tủa, đổi màu hoặc ảnh hưởng đến cây trồng, thì không nên sử dụng.
Ngoài ra cần hạn chế và tuân thủ nguyên tắc khoa học: Phối trộn thuốc BVTV là một kỹ thuật đòi hỏi sự hiểu biết sâu về đặc tính của từng loại thuốc. Nếu không chắc chắn, bà con nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.Chúng tôi hiểu rằng còn nhiều vấn đề liên quan đến kỹ thuật phối trộn thuốc BVTV. Những câu hỏi cụ thể hơn sẽ được giải đáp trong các phần tiếp theo. Bà con hãy tiếp tục theo dõi để nắm thêm kiến thức!
Về vấn đề này, bà Bùi Thanh Hương, Trưởng phòng Quản lý thuốc bảo vệ thực vật cho rằng: Thuốc BVTV là ngành kinh doanh có điều kiện, các đơn vị, doanh nghiệp khi kinh doanh phải đảm bảo phải có giấy phép đủ điều kiện kinh doanh mới được kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV.
Việc mua thuốc BVTV online như qua các mạng xã hội, sàn thương mại điện tử như Lazada, shoppe... chúng ta phải lưu ý xem các đơn vị buôn bán thuốc có giấy phép không, loại thuốc đó có nằm trong danh mục thuốc BVTV được phép kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam hay không?
Bên cạnh đó, khi bà con mua thuốc BVTV chúng ta cũng phải để ý tên, nhãn mác bằng tiếng Việt có đúng theo Thông tư 21(Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật hay không, khi đơn vị kinh doanh buôn bán đáp ứng đủ các điều kiện trên thì chúng ta yên tâm mua và sử dụng để chăm sóc cây trồng đạt hiệu quả cao.
Trả lời câu hỏi: Sử dụng thuốc BVTV trong hệ thống IPHM có gì khác biệt so với phương pháp truyền thống? Vai trò của thuốc BVTV trong hệ thống IPHM để đảm bảo sản xuất bền vững là như thế nào? Ông Nguyễn Hoàng Sơn - Đại diện CropLife cho biết:
Trước tiên nói về vai trò và cách sử dụng thuốc BVTV trong chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, so với những gì chúng ta được học trước kia với chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM thì trên cơ bản nguyên tắc này không thay đổi. Nghĩa là chúng ta chỉ nên dùng thuốc BVTV trong những trường hợp thực sự cần thiết. Và chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của thuốc BVTV trong những chương trình quản lý dịch hại tổng hợp mà chúng ta vừa đề cập. Còn cách sử dụng như thế nào, thì xin quý bà con nông dân, thì vẫn giống như mọi khi, đó là áp dụng nguyên tắc "4 đúng" (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng cách phun, đúng thời điểm phun).
Ông Nguyễn Hoàng Sơn - Đại diện CropLife
Bởi vì khi áp dụng nguyên tắc này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Ví dụ như giảm được số lần phun thuốc/vụ. Khi chọn đúng giống kháng, giống sạch, cung cấp môi trường dinh dưỡng, đất cho phù hợp thì cây trồng phát triển khỏe và sức chống chịu với dịch hại tốt hơn. Và quần thể của thiên địch cũng phát triển mạnh mẽ hơn, những yếu tố đó đem đến ích lợi đó là quần thể sinh vật gây hại sẽ dưới ngưỡng hành động (ngưỡng kinh tế hoặc ngưỡng gây hại bà con nông dân phải sử dụng thuốc BVTV).
Bằng các biện pháp tổng hợp như vậy chúng ta giữ quần thể sinh vật gây hại dưới ngưỡng hành động sẽ tiết giảm được số lần phun thuốc mà lợi ích của việc tiết giảm số lần phun thuốc sẽ tiết kiệm được công sức, tiền bạc, đảm bảo được sức khỏe, môi trường sống và người sử dụng nông sản.Sử dụng phương pháp "4 đúng" kết hợp với các khuyến nghị từ các chương trình quản lý dịch hại tổng hợp như chúng ta tìm hiểu hôm nay nó sẽ mang đến lợi ích lâu dài cho ngành nông nghiệp của Việt Nam.
Trả lời bổ sung câu hỏi của độc giả, TS. Đinh Văn Thành - Chuyên gia thuốc BVTV, Viện BVTV trả lời bổ sung thêm:
Sử dụng thuốc BVTV trong hệ thống IPHM có chút khác biệt so với phương pháp IPM. IPM chủ yếu quan tâm đến trừ dịch học nhiều hơn, còn IPHM có cách tiếp cận gần như thiên về vấn đề phòng dịch hại. Phòng dịch hại gồm có sử dụng thuốc, tất cả các tác động từ đất, nước, giống cây trồng, phân bón. Đây là những yếu tố có tác động đến mật độ quần thể dịch hại. Đặc biệt, sử dụng thuốc trong IPHM sẽ quan tâm đến và ưu tiên nhiều hơn vấn đề thuốc sinh học và các biện pháp khác.
TS. Đinh Văn Thành - Chuyên gia thuốc BVTV, Viện BVTV
Tôi còn nhớ cách đây 30 năm, gần như các thuốc sinh học của mình mới ở ở bước đang nghiên cứu và hầu như chưa ứng dụng được nhiều. Tất nhiên là có nhiều lý do như giá thành, tập quán sử dụng của nông dân. Thời điểm này khi triển khai IPHM thì rõ ràng các thuốc sinh học được ưu tiên sử dụng vào giai đoạn sớm của cây trồng. Ví dụ như cây lúa chẳng hạn chúng ta hoàn toàn có thể dụng các thuốc sinh học có thể phun sớm để giữa và gần cuối vụ đạt được mức độ khống chế được mật độ quần thể dịch hại. Đấy là một trong những biện pháp, cách tiếp cận hoàn toàn khác rất nhiều so với IPM.
Thời ngày trước, chúng tôi cũng tham gia các chương trình tập huấn IPM cho các địa phương nhưng thực ra lúc bấy giờ IPM quan tâm nhiều đến thuốc hoá học. Còn bây giờ tôi thấy có điều đáng mừng là cả xã hội quan tâm và ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học. Điều đó rất lợi cho môi trường sinh thái cũng như sức khoẻ của người lao động, người tiêu dụng. Đây là mục tiêu IPHM hướng đến và đã đạt được.
Nói về những hoạt động hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc đúng cách và phối hợp giữa thuốc BVTV sinh học và hoá học để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm, bà Bùi Thanh Hương, Trưởng phòng Quản lý thuốc bảo vệ thực vật (Cục BVTV) nhấn mạnh:
Đối với việc hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV đúng cách, không phải bây giờ mới làm mà chúng ta đã thực hiện từ lâu và là công tác luôn được ưu tiên hàng đầu trong việc quản lý thuốc BVTV nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho nền nông nghiệp. Theo đó, rất nhiều chương trình tập huấn, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả đã được triển khai, đảm bảo nông sản làm ra đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bà Bùi Thanh Hương, Trưởng phòng Quản lý thuốc bảo vệ thực vật (Cục BVTV)
Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc BVTV đã quy định rất rõ, đó là Cục BVTV là đơn vị phải thực hiện xây dựng các tài liệu, chương trình phổ biến cho các tỉnh, tổ chức, cơ sở sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV, trên có sở đó hướng dẫn bà con nông dân, các đại lý, tổ chức cá nhân phân phối các phương pháp sử dụng thuốc BVTV đúng cách và hiệu quả.
Mới đây, Bộ NNPTNT cũng đã kí quyết định ban hành Đề án phát triển thuốc BVTV sinh học nhằm thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp xanh, an toàn, bền vững. Bên cạnh đó, Cục BBTV đã kí kết với 13 doanh nghiệp phân phối thuốc BVTV; 2 hiệp hội (Croplife; VIPA); phối hợp trực tiếp với các tỉnh như Đồng Tháp, Long An, TP. Cần Thơ nhằm tuyên truyền, đào tạo tập huấn cho nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả. Đó cũng là các nội dung xuyên suốt, luôn được Cục BVTV quan tâm hàng đầu khi kí kết các chương trình. Trong 3 năm gần đây, chỉ tính riêng 13 doanh nghiệp tham gia kí kết, đến nay các đơn vị đã hỗ trợ tập huấn cho trên 1 triệu nông dân về chương trình sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả; ngoài ra còn có hơn 900 đại lí BVTV cũng tham gia chương trình.
Như trong video chúng ta vừa xem, sơ kết 3 năm cho thấy tỉnh Đồng Tháp cùng với Cục BVTV, Sở NNPTNT Đồng Tháp và Croplife đã triển khai được cho hơn 3.000 nông dân cùng với hơn 1.000 đại lí được tập huấn; tương tự, tại Long An cũng có hơn 3.000 nông dân và hơn 400 đại lí được hướng dẫn, tập huấn. Trong đó, đối tượng các đại lý được đặc biệt chú trọng vì đây là những đối tượng phấn phối trực tiếp thuốc BVTV tới nông dân. Ngoài ra, chúng tôi cũng triển khai nhiều chương trình tuyên truyền khác, xây dựng những cuốn tài liệu cụ thể cho từng cây trồng, phù hợp với đặc thù sản xuất ở các vùng miền để phù hợp với từng đối tượng gây hại.
Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu đúng, sử dụng đúng thuốc BVTV.
Ngoài tài liệu chính thức, còn có các poster, pano được lắp đặt ở các cánh đồng, nơi dễ nhìn để bà con dễ tiếp cận.Cùng với đó, Cục BVTV cũng triển khai tập huấn các công nghệ liên quan sử dụng thuốc BVTV đảm bảo an toàn, hiệu quả. Ví dụ như với drone, Cục BVTV đã xây dựng rất nhiều chương trình hợp tác tập huấn, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV bằng phương pháp mới an toàn. Đồng thời, hỗ trợ chuyển giao, thúc đẩy nghiên cứu thuốc BVTV sinh học để đa dạng các loại thuốc, sử dụng luân phiên giữa 2 loại thuốc BVTV sinh học và hoá học để thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp an toàn, chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó, Cục cũng liên tục tăng cường các phương pháp truyền thông để bà con hiểu, nắm rõ và sử dụng đúng loại thuốc BVTV mà cây trồng cần.
Từ trước đến nay chúng ta đã khá quen thuộc với khái niệm IPM – Quản lý dịch hại tổng hợp, tuy nhiên mới đây, Bộ NNPTNT đã ban hành một đề án mới về phát triển sức khoẻ cây trồng tổng hợp hay còn gọi là IPHM. Vậy IPHM là gì và điểm khác biệt chính giữa IPHM và IPM như thế nào?
Trả lời cho câu hỏi này ông Bùi Thanh Phong, Trưởng phòng Bảo vệ thực vật (Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NNPTNT) cho hay:
IPM có từ năm 1992 ở Việt Nam, chúng ta đã tiếp cận, 5 năm sau đó IPM đã mở rộng rất nhanh ở Việt Nam, nó như 1 làn gió mới trong sản xuất nông nghiệp, lúc đó canh tác, vật tư, giống, đầu vào còn hạn chế, năng suát thấp. Khi IPM tiếp cận vào sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh như vậy thì nó là làn gió mới.
Ông Bùi Thanh Phong, Trưởng phòng Bảo vệ thực vật (Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NNPTNT)
Cũng tương tự, tiếp cận IPHM cũng vây, đây cũng là một cách tiếp cận nhưng nó rộng hơn, từ trước khi làm đất, gieo cấy chúng ta đã có những bước chuẩn bị thế nào đó cho cả một mùa vụ sắp tới.
Năm 2022, Chính phủ ban hành Quyết định 150, chiến lược này bắt đầu có nội dung xuất hiện khái niệm IPHM, đây là cụm từ tiếng Anh viết tắt, quản lý tổng hợp sức khỏe cây trồng. Thời điểm đó chúng ta tập trung bảo vệ năng suất, lúc đó mất mùa ở ĐBSCL rát lớn, chúng ta quan tâm bảo vệ thực vật, IPM tiếp cận thẳng vào sinh vật gây hại, giảm thiểu mức độ phát sinh, dùng thuốc dập dịch nhưng IPHM là phải làm sớm ngay từ đầu để dịch hại không phát sinh, có phát sinh dịch thì cũng thấp hơn, nó quản lý từ phân, giống, điều kiện canh tác tự nhiện, sâu hại, bệnh hại, làm sao kiểm soát được dịch hại trước khi nó xảy ra. Làm sao mà áp dùng tất cả các biện pháp trên mà dịch vẫn bùng phát lên thì nó cũng chỉ nhỏ, chứ không lớn. IPHM chính là giải pháp lâu dài, bền vững, không chỉ trong 1 vụ ngắn hạn nào đó.
Trước khi dùng IPM là có 4 nguyên tắc: Cây khỏe, bảo tồn thiên địch, thăm đồng thường xuyên và nông dân trở thành chuyên gia; Khi nông dân áp dụng IPM họ phải am hiểu cây trồng, họ sẽ đưa ra khi nào cần áp dụng. Còn khi sang IPHM tầm nhìn của chương trình rộng và sâu hơn, trong đó, tập trung lớn vào đối tượng là cây trồng, làm sao để cây trồng khỏe nhất, cần đất khỏe nhất, giống khỏe nhất, song lại cần mức đầu tư phân bón chủng loại vừa phải. Vì thuốc bảo vệ thực vật là chất độc với cây trồng nó không phải là dưỡng chất nên phải dùng vừa phải, bảo đảm an toàn môi trường sinh thái, nông dân vẫn phải giám sát đồng ruộng và nông dân cũng phải chuyên nghiệp, có trách nhiệm với cộng đồng, môi trường, có trách nhiệm cả với đời này, đời sau của con cháu chúng ta nữa.
IPHM có 5 nguyên tắc, nguyên tắc cơ bản là yếu tố giống và sức khỏe đất phải đặt lên hàng đầu, sau đó đến quản lý nước, dinh dưỡng và quản lý dịch hại tổng hợp.Có thể nói IPM "nằm gọn" trong IPHM này, khi áp dụng bao gồm thêm cả các nguyên tắc về đa dạng sinh học, nông dân hợp tác và sáng tạo. Nông dân hợp tác với nhau cũng là hiển nhiên trong bối cảnh kinh tế thị trường. Nông dân ta trước nay thường xuyên sáng tạo, các biện pháp sáng tạo được áp dụng rộng rãi, chúng tôi dựa vào sáng tạo đó để phát triển các sáng tạo, nhân rộng các sáng tạo của nông dân lên.IPM và IPHM đã hơn 30 năm, và bản chất IPM là tốt chứ không phải không nhưng trình độ sản xuất và xuất khẩu nông sản bây giờ chúng ta cần thay đổi, phải chuyển sang IPHM, tôi biết không thể thay đổi ngay ngày 1 ngày hai nhưng ta dần thay đổi, thay đổi sang IPHM sớm thì kết quả sản xuất của nông dân sẽ tốt hơn.
Để có cái nhìn toàn diện hơn về các hoạt động hỗ trợ nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội Croplife Việt Nam, xin mời độc giả theo dõi phóng sự sau:
Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Tương Lai, xã Tân An Hội, TP HCM (hình thành từ 3 xã của huyện Củ Chi cũ) nuôi cá đồng thành công. Bà Nguyễn Thị Ánh Lan, nữ Giám đốc HTX Thuỷ sản Tương Lai vốn là một dược sĩ, chuyển sang nghề nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc đồng, thu hút nông dân cùng làm chung, doanh thu 6 tỷ đồng/năm.
34 lãnh đạo Sở GDĐT chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tháo gỡ khó khăn và định hướng cho năm học 2025–2026 trong bối cảnh mới.
Để tăng cường hệ thống phòng không đối phó với làn sóng tấn công bằng tên lửa và UAV của Nga, Mỹ vừa phê duyệt một thỏa thuận mới cho phép Ukraine tiếp cận kho dự trữ tên lửa Hawk từ thời Chiến tranh Lạnh. Theo đó, tại Oklahoma, các sĩ quan quân đội Mỹ đang kiểm tra từng quả tên lửa "già gân" này cho Ukraine, theo Euromaidanpress.
Cơ hội học tập, nghiên cứu và việc làm trong ngành bán dẫn cho sinh viên Việt Nam đang được tạo đà từ lời kêu gọi của Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và sự hợp tác chiến lược giữa Coherent - ĐHQG TP.HCM - NIC.
Tỉnh An Giang không chỉ được biết đến với nhiều điểm du lịch hấp dẫn mà còn có nhiều món ăn mang đậm dấu ấn bản địa. Trong đó, món gỏi khô cá đồng trộn với hoa, lá sầu đâu là một trong những đặc sản độc đáo, được người dân địa phương ưa chuộng và thường giới thiệu đến du khách.
Theo đúng lịch công bố trước đó, Bộ GDĐT đã có con số thống kê chính thức về xét tuyển đại học năm 2025 sau khi Hệ thống đóng cổng.
3 con giáp thông qua việc lập kế hoạch tài chính, đầu tư và quản lý tài chính hợp lý, được kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận tốt vào tháng 6 nhuận.
Tỉnh Điện Biên có hệ thống sông, suối tương đối dày, cao điểm mùa mưa, nước lũ từ thượng nguồn đổ về thường mang theo nhiều củi, gỗ. Trên những dòng nước dâng cao, chảy xiết ấy, đánh cược với mạng sống của mình, nhiều người dân vẫn liều lĩnh ra sông, suối vớt củi, đánh bắt cá sông, cá suối bất chấp cảnh báo nguy hiểm.
Săn ươi bay (còn gọi trái đười ươi, quả ươi), là hành trình nhọc nhằn nhưng nhận được nhiều thành quả. Khi rừng già miền núi TP Đà Nẵng (địa phận tỉnh Quảng Nam cũ) vào mùa, từng đợt người dân lại “di cư” tạm thời vào rừng sâu chờ “lộc trời” là hạt ươi bay rơi xuống.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có công điện số 4788/CĐ-BNNMT ngày 28/7/2025 lệnh Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà (thuộc tỉnh Yên Bái cũ, nay là Lào Cai) mở 2 cửa xả mặt (số 01 và số 03) vào hồi 16h00 ngày 28/7/2025.
Suốt hơn 6 ngày đêm bị cô lập một mình trong rừng, chị Nguyễn Thị Thanh (xã Nhôn Mai, Nghệ An) sống sót nhờ ăn lá rừng. Hiện, lực lượng chức năng đã tiếp cận giải cứu thành công chị Thanh.
Điều kiện về thu nhập mua nhà ở xã hội được đánh giá chưa hợp lý trong bối cảnh giá nhà tăng cao. Người dân sinh sống tại các đô thị lớn đủ điều kiện nhưng không đủ khả năng mua nhà, trong khi, người muốn mua lại vượt điều kiện về thu nhập.
Chiến dịch phản công chớp nhoáng của Ukraine đã đánh bật đợt tiến công mới của Nga tại Sumy – mặt trận mới nhất mà Moscow mở ra nhằm tạo vùng đệm an ninh sát biên giới.
Liễu Quang Vinh là trung vệ thuộc biên chế SHB Đà Nẵng, từng là học trò của HLV Park Hang-seo ở U23 Việt Nam.
Từng là loại cây leo ven rào để lấy hoa nấu canh, hoa thiên lý nay trở thành cây trồng chủ lực, cây hàng hóa tại xã Công Chính (trước đây là xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống cũ), tỉnh Thanh Hóa. Cây hoa thiên lý đang giúp nhiều hộ dân đổi đời, thu nhập cao gấp hàng chục lần so với trồng lúa hay trồng mía.
Nhóm tội phạm sử dụng ca nô di chuyển giữa các bãi nổi trên sông Hồng để giao dịch ma túy, vừa bị Công an Hà Nội triệt phá.
Irina Shayk và Michele Morrone gây xôn xao khi xuất hiện thân mật trên phố, nhưng thực chất đây chỉ là một cảnh quay trong chiến dịch quảng cáo của Dolce & Gabbana.
Du khách đến Hưng Yên không chỉ thưởng ngoạn những di tích trăm năm hay vùng quê thanh bình, mà còn có lý do đặc biệt để dậy sớm: khám phá loạt món ăn sáng trứ danh của cả hai tỉnh cũ.
Phương Mỹ Chi cho thấy chiến lược thông minh, bài bản khi "đem chuông đi đánh xứ người" tại chương trình "Sing! Asia 2025".
Hội Nông dân các xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An nấu bánh chưng, góp gạo, tiếp tế nhu yếu phẩm nhằm chia sẻ những khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại nặng nề trong cơn lũ lịch sử vừa qua.
TP.HCM ghi nhận số ca sốt xuất huyết Dengue gia tăng mạnh trong tháng 7/2025, với 16.847 ca mắc và 10 ca tử vong tính đến hết tuần 29. Tình hình này đang gây áp lực lên hệ thống điều trị và đòi hỏi công tác phòng chống dịch quyết liệt hơn tại cộng đồng.
Năm học 2025 – 2026 đang đến gần, để hỗ trợ khách hàng tìm mua sách giáo khoa Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông báo danh sách các cửa hàng trong hệ thống.
Ngày 27/7, đồng chí Tạ Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã đi kiểm tra tình hình thực hiện tuyến đường bộ ven biển khu vực phía Đông tỉnh Đắk Lắk (công trình). Cùng đi có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan.
Lũ đi qua để những bản làng tan hoang, nhà dân bị vùi lấp trong bùn đất. Hiện, các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương đang nỗ lực giúp người dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống.
Tiết Tần là một mỹ nhân mang mệnh khổ, chết không toàn thây lại còn bị rút xương làm đàn tì bà.
Tại Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa xuất hiện hình ảnh một con cá khồng lồ, đó là một voi có kích thước to lớn đang săn mồi.
UBND TP.Đà Nẵng vừa yêu cầu các địa phương, đơn vị tăng cường kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng bán hàng rong, xin ăn biến tướng, đeo bám chèo kéo khách du lịch tại các điểm tham quan, khu chợ… nhằm giữ gìn hình ảnh điểm đến văn minh, thân thiện, an toàn trong mùa cao điểm du lịch.
Bộ Xây dựng và UBND TP.Đà Nẵng thống nhất định hướng phát triển Cảng hàng không Chu Lai thành sân bay quốc tế cấp 4F, công suất 10 triệu khách/năm vào năm 2030 và 30 triệu khách/năm vào năm 2050, nhằm giảm tải cho sân bay Đà Nẵng và thúc đẩy liên kết vùng sau khi sáp nhập hành chính.
Trong thời gian giữ trẻ, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Tuyền (26, tuổi, ngụ xã Tân Phước, Đồng Tháp) đã hành hạ trẻ em bị gia đình nạn nhân tố giác.
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã công bố điểm sàn, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, bảng quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển năm 2025 vào trường.
Chiều ngày 28/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Phạm Duy Thanh (SN 2002, cư trú: ấp Mỹ Hoà, xã Nhơn Mỹ, tỉnh An Giang) để tiếp tục điều tra về hành vi “Cướp giật tài sản”.
2