Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
Thủ tướng Ishiba Shigeru khẳng định Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Nhật Bản, nhấn mạnh Nhật Bản sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
LTS: Tháng 1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Đây là thắng lợi vô cùng to lớn của nhân dân Việt Nam, làm tiền đề cho ngày Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975.
Hiệp định Paris thắng lợi mở ra cục diện mới - Trại Davis được thiết lập theo Điều 16 và 17, như một điểm hẹn bất đắc dĩ giữa ta và địch trên bàn cờ hòa bình còn đầy giông bão.
Phía Sài Gòn chọn khu trại cũ rộng hơn 30 nghìn m2 này, một địa điểm cô lập lọt thỏm giữa hỏa lực đối phương, để đặt hai phái đoàn đại biểu quân sự của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam.
Đây không phải là chiến trường quen thuộc với tiếng súng đạn rền vang. Đây là một "trận địa" khác, nơi cuộc chiến diễn ra bằng ý chí, bằng sự kiên cường đối mặt với cô lập, theo dõi và muôn vàn thủ đoạn hèn hạ.
Ngay tại sào huyệt địch, gần 300 cán bộ, chiến sĩ cách mạng kiên gan bám trụ, biến nơi đây thành một "vùng giải phóng" đặc biệt, một mũi tiến công thầm lặng nhưng cực kỳ quan trọng trong Chiến dịch mùa xuân 1975.
Bám trụ Trại Davis, giữ vững “hàn thử biểu chiến tranh” giữa lòng địch (Bài 1)
Quân giải phóng càng siết chặt vòng vây, chính quyền Sài Gòn càng lộ rõ âm mưu coi gần 300 cán bộ chiến sỹ Trại Davis là “con tin”, sẵn sàng tiêu diệt.
Tháng 1/1973, từ mặt trận Tây Nguyên đầy khói lửa, sỹ quan trẻ Đinh Quốc Kỳ được Cục Bảo vệ an ninh giao nhiệm vụ đến một trận địa mới ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất, sào huyệt của đối phương. Đó là Trại Davis.
Thay cho tiếng súng bộ binh, ông đối mặt với hàng rào thép gai chằng chịt, bãi mìn dày đặc và ánh mắt soi mói của kẻ thù.
Xách ba lô vào khu trại rộng hơn 30 nghìn m2 xung quanh là hàng rào thép gai, bãi mìn, nòng súng đại liên của kẻ thù, ông Kỳ đối mặt với một cuộc chiến hoàn toàn khác biệt.
Cuộc chiến không có mùi thuốc súng nhưng có tính chất quyết định đến cục diện chiến trường miền Nam.
Hình ảnh của hai phái đoàn ta trong Trại Davis.
Cùng với gần 300 đồng đội, ông Kỳ và những người lính ngoại giao đặc biệt này đã dũng cảm bám trụ, khôn khéo đấu tranh suốt 823 ngày đêm. Họ biết rõ, "địch chống phá Hiệp định Paris, chống phá trực tiếp cả những con người thực hiện Hiệp định này".
“Hai năm ở đây bằng cả mười hai năm chiến đấu bên ngoài”, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn – nguyên Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban liên hợp quân sự hai bên tại Trại David từng viết trong hồi ký.
Đại tá Đinh Quốc Kỳ, giờ là Phó Trưởng Ban liên lạc Cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự Trại Davis, lật giở những trang tài liệu đã ngả màu thời gian, những bức ảnh đen trắng được giữ kỹ. Giọng ông trầm lại: "Chúng phá hoại ngay từ khi Hiệp định ký chưa ráo mực".
Ngay trước khi Hiệp định có hiệu lực, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã tấn công Cảng Cửa Việt, mở màn cho hàng loạt cuộc hành quân "tràn ngập lãnh thổ", "cắm cờ" lấn chiếm vùng giải phóng. Dã tâm của chúng còn thể hiện ở việc ném bom vào đúng giờ hẹn đón Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng.
Tại chính Trại Davis, sự chống phá càng lộ liễu. Một đơn vị lính dù địch đóng sát nách, chòi gác mọc lên như nấm, hàng rào thép gai, bãi mìn vây quanh. Đặc biệt, địch sử dụng tới 90 tần số và máy phát gây nhiễu để cô lập, bóp nghẹt liên lạc của ta. Mục tiêu không giấu giếm: "giam lỏng" gần 300 con người Cộng sản ngay giữa lòng Sài Gòn.
Mỗi thành viên trong trại Davis đều được đối phương “chăm sóc kỹ lưỡng”. Sinh hoạt ở trong trại cũng có ống kính máy ảnh theo 24/24, chụp mọi góc độ. Có công việc bên ngoài cũng bị giám sát, thường trực với quân cảnh, mật vụ nổi, mật vụ chìm.
Hình ảnh Trại Davis nằm lọt giữa bốn bề lô cốt, ụ súng, hào sâu và hàng rào dây thép gai, kề sát đường băng sân bay Tân Sơn Nhất.
Ông Kỳ cho chúng tôi xem một bức ảnh chân dung chụp sắc nét “như trong tiệm ảnh” được chụp ở Trại Davis. “Chúng nó chụp đấy, mình quay mặt đi, tránh ống kính nhưng vẫn không biết bị chụp lúc nào”, ông Kỳ nói.
Sau này mới hay, trong phòng làm việc của Vũ Đức Nhuận, Chuẩn tướng, Cục trưởng Cục An ninh quân đội ngụy quyền có hàng nghìn bức ảnh thành viên trại Davis chụp ở nhiều thời điểm, góc độ khác nhau.
Với những bức ảnh chụp được, địch đưa đến cho những người đã bị chiêu hàng để nhận diện, tìm thông tin nhân thân thực hiện “tâm lý chiến”. Như chúng đã tìm về tận nhà mẹ của Đại tá Bùi Thanh Khiết – Phó đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam để hòng lung lạc ý chí.
Bất chấp nhiều thủ đoạn mưu hèn kế bẩn của địch, các cán bộ, chiến sỹ ta tuyệt đối trung thành với Cách mạng.
Cuối năm 1974, ông Kỳ rời Trại Davis mang theo trải nghiệm đấu tranh không tiếng súng. Ông không biết rằng, chỉ thời gian ngắn sau đó, các đồng đội của mình sẽ bước vào giai đoạn cam go nhất khi “hàn thử biểu” Trại Davis nóng lên tột độ.
26/12/1974, ta giải phóng Đồng Xoài (Bình Phước). Các mũi tiến công của quân giải phóng theo thời gian dần siết chặt ngụy quân với khí thế cách mạng “một ngày bằng hai mươi năm”.
Thắng lợi trên chiến trường, càng làm chính quyền Sài Gòn bộc lộ ý định coi gần 300 cán bộ ở Trại Davis là “con tin” để trao đổi với phía Bắc Việt và quân Giải Phóng.
“Trại Davis như ở trên một quả bom sẵn sàng phát nổ, mà ngòi kích nổ ở trong tay đối phương”, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn nhận định tình hình khi đó.
An toàn của các cán bộ, chiến sỹ trong trại Davis trở thành một bài toán khó cho Ban Chỉ huy chiến dịch. Ngày 15/4/1975, một cán bộ cao cấp trong Trại Davis đi theo chuyến bay liên lạc ra Lộc Ninh và được Bộ Tư lệnh B2 truyền đạt về “Kế hoạch giải cứu Trại Davis”.
Ông Phan Đức Thắng khi đấy mới 26 tuổi, là cán bộ phiên dịch ở Trại Davis. “Anh em chỉ nhận được lệnh sẵn sàng chiến đấu, được Ban Chỉ huy nhắc phải chuẩn bị sẵn sàng”, ông Thắng – giờ là Phó Ban liên lạc Hội cựu chiến binh Ban liên hợp quân sự, nhớ lại.
Kế hoạch giải cứu chỉ được phổ biến trong Đảng ủy, Ban Chỉ huy đơn vị. Anh em chỉ biết sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào.
Mãi đến sau này, chi tiết về kế hoạch giải cứu táo bạo sau này được Đại tá Tư Cang (Anh hùng LLVTND, nguyên Phó Chính ủy Phòng Tình báo B2) tiết lộ trong một lần họp mặt Ban liên lạc.
Câu chuyện được ông Phan Đức Thắng ghi lại trong cuốn sách Mũi tiến công thứ sáu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh (Tập 2).
Khoảng đầu tháng 4/1975, Lữ đoàn biệt động 316 nhận được điện khẩn của Bộ Tư lệnh B2, yêu cầu tổ chức ngay một phân đội gọn nhẹ, thiện chiến và được trang bị thật tốt. Phân đội này sẽ đột nhập vào sân bay Tân Sơn Nhất "ém sẵn".
Thời cơ đến, họ sẽ kết hợp với cán bộ trong trại “mở đường máu” đưa mọi người ra tuyến sau.
Nhưng thông tin từ Phòng Tình báo B2 cho thấy một viễn cảnh màu xám: Quanh trại Davis nhiều lớp kẽm gai bùng nhùng, nhiều bãi mìn dày đặc, 13 chòi gác xung quanh. Ngay bên cạnh là lữ đoàn lính dù với hàng chục lỗ châu mai đặt súng đại liên chĩa thẳng vào Trại Davis sẵn sàng nhả đạn. Chưa kể, sân bay Tân Sơn Nhất cũng là mục tiêu bảo vệ trọng yếu của đối phương với tầng tầng lực lượng được trang bị vũ khí hiện đại.
Phương án tác chiến nào khả thi nhất, đảm bảo an toàn cho đồng chí, đồng đội? Câu hỏi hóc búa đặt ra với Ban Chỉ huy Lữ đoàn 316 đang đóng quân ở Củ Chi.
“Đánh cường tập” chắc chắn sẽ gặp thương vong lớn, Ban Chỉ huy Lữ đoàn 316 đề xuất phương án “đánh kỳ tập” theo cách đánh của biệt động thành.
Một phân đội khoảng 20 chiến sỹ thiện chiến gồm các cơ sở tình báo trong sân bay Tân Sơn Nhất với quân phục, súng của lính dù Sài Gòn. Phân đội dự kiến dùng đòn đánh bất ngờ, rồi tiến thẳng vào Trại Davis để cùng nội bộ trại chiến đấu phòng ngự chờ chi viện.
Anh Ngô Thanh Vân (Ba Đen) từng chỉ huy trận tấn công tòa Đại sứ Mỹ Tết Mậu Thân năm 1968 được cử làm Chỉ huy phó của phân đội giải cứu Trại Davis.
Sát sân bay sẽ bố trí sẵn một tiểu đoàn mũi nhọn ập vào hỗ trợ, đưa anh em ra ngoài. Thời điểm tấn công cũng được cân nhắc, để hạn chế thuơng vong. Đơn vị được lựa chọn hỗ trợ bên ngoài là Tiểu đoàn 80 (Lữ đoàn 316).
Kế hoạch tác chiến được Lữ đoàn 316 chuẩn bị khẩn trương, chỉ đợi giờ G sẽ lập tức hành động.
Bên trong trại, tình hình căng thẳng không kém. Ban Chỉ huy Trại Davis họp bàn, cân nhắc toàn bộ kế hoạch giải cứu. Một quyết định dũng cảm đã được đưa ra.
“Đã có nhiều ý kiến”, ông Thắng nêu lại chi tiết trong bài viết của Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn trong cuốn "Ban Liên hợp quân sự Trại Davis Những tháng ngày". Đa phần đều thấy rằng nếu mở đường máu, thương vong sẽ lớn cho cả người trong trại lẫn đồng đội của mình từ bên ngoài vào. Họ thống nhất ở lại chiến đấu, giữ vững “hàn thử biểu Trại Davis”.
“Sẽ có hy sinh nhưng ít hơn”, “hơn nữa, nếu ta di chuyển sẽ đánh động đối phương rằng đại quân sắp tấn công Sài Gòn”, những phân tích bổ sung càng cho thấy quyết định ở lại là đúng đắn.
Quyết định dũng cảm ấy được điện khẩn ra Phòng Tham mưu B2. Kế hoạch giải cứu táo bạo dừng lại.
Họ chọn con đường khó khăn hơn: bám trụ, biến mình thành "mũi tiến công thứ sáu" ngay tại trái tim kẻ địch, thu hút sự chú ý, chia lửa, và làm một "hàn thử biểu" báo hiệu mức độ điên cuồng của địch cho đòn quyết định cuối cùng.
Trong hồi ký, Đại tướng Văn Tiến Dũng viết, Ban Chỉ huy trong Trại Davis đã gửi điện cho Bộ Tư lệnh Chiến dịch báo cáo. “Chúng tôi sẽ đào hầm và giữ vững vị trí chiến đấu tại đây. Nếu địch ngoan cố, pháo ta cứ bắn thật mãnh liệt, đừng lo cho chúng tôi ở trong này”.
Sau quyết định ở lại, Trại Davis trở thành một công trường ngầm. Khoảng giữa tháng 4/1975, gần 300 người bắt đầu "tiến vào lòng đất", đào hầm, dựng công sự vững chắc để chuẩn bị chiến đấu.
“Chúng tôi bắt đầu đào hầm, xây dựng một hệ thống công sự vững chắc để chuẩn bị chiến đấu”, ông Thắng nhấp ngụm trà rồi kể.
Mỗi tổ công tác dựa trên dụng cụ, đồ đạc mình có để “tiến vào lòng đất”. Tổ phiên dịch của ông Thắng không có xẻng như anh em đội bảo vệ nên dùng cọc màn bằng sắt và lưỡi lê.
“Chân cọc màn làm bằng kim loại, chúng tôi đập bẹp ra được như cái bay”, ông Thắng vừa nói vừa giơ bàn tay ướm kích cỡ dụng cụ đào hầm khi đó.
Sau đó, ông chỉ độ cao từ chiếc ghế mình ngồi đến mặt đất để cho chúng tôi mường tượng được độ cao của sàn căn phòng so với mặt đất “chừng 6 – 7 tấc”.
Ông Thắng cùng đồng đội cạy ván gỗ, cử 1 – 2 người chui xuống trước dùng lưỡi lê đâm cho đất vỡ ra vì “đất sân bay được nén chặt”. Sau đó, lấy chiếc bay làm từ cọc chân màn gạt đất về phía góc xa.
Tổ của ông Thắng đào đường hào nối các căn hầm trú ẩn.
Đường hầm ở phía xa các trạm gác được chọn để đào trước.
300 người không lao vào đào công sự cùng lúc. Các hoạt động vẫn phải diễn ra như thường để che mắt địch. Ngoài sân, anh em chăm cây, chơi thể thao, nấu ăn theo đúng giờ giấc sinh hoạt hàng ngày.
Đến ngày 28/4/1975, hệ thống công sự gồm hầm chỉ huy, hầm chiến đấu, hầm y tế với thực phẩm, nước, thuốc dự trữ đã hoàn thành. Đường hào kết nối giữa các hầm liên thông với nhau.
Đó cũng là lúc, sự bất chấp của kẻ thù gần đến đỉnh điểm. Cao Văn Viên – Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn, một phần tử chống cộng điên cuồng ký lệnh cho phép “tiêu diệt Trại Davis không cần hỏi”.
Cao Văn Viên đưa ra đến 4 phương án để có thể sát hại các cán bộ, chiến sỹ của ta.
Mệnh lệnh tàn bạo ghi: “Chỉ thị cho cấp dưới được quyền sử dụng các biện pháp sau đây với Trại Davis mà không cần xin ý kiến của bộ tổng tham mưu, chỉ cần phát hiện có tiếng súng từ Trại Davis bắn sang sân bay: 1. Bắn pháo và cối vào Trại Davis. 2. Cho xe tăng và bộ binh tấn công. 3. Ném bom. 4. Rải chất độc hóa học với điều kiện gió không thổi về phía thành phố”.
“Lúc đó, có cảm giác chiến sự xảy đến với mình bất cứ lúc nào. Nếu địch điên lên tràn vào tấn công mình thì sao?”, ông Phan Đức Thắng nhớ lại thời điểm sinh tử.
Trên lằn ranh sống và chết, cán bộ Trại Davis vẫn quyết giữ sự hiện diện tại Trại Davis, như lời khẳng định đanh thép cho sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chế độ Sài Gòn, vào vài ngày sau đó.
Sau hiệp định Paris, hai đoàn đại biểu quân sự gồm Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (đoàn A) và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (đoàn B) có nhiệm vụ bảo đảm các bên tuân thủ chặt chẽ hiệp định. Trong đó quan trọng nhất là nội dung ngừng bắn, Mỹ rút quân và trao trả tù binh giữa hai bên.
Hai đoàn A và B hoạt động trong Ban Liên hợp quân sự từ ngày 28/1/1973. Trụ sở đặt tại trại Davis, trại lính cũ của Mỹ, nay thuộc phường 4, quận Tân Bình, TP HCM.
Trại nằm lọt giữa bốn bề lô cốt, ụ súng, hào sâu và hàng rào dây thép gai, kề sát đường băng sân bay Tân Sơn Nhất.
Trại Davis nguyên là một trại lính của quân đội Mỹ, nằm gần sát phía Tây Nam sân bay Tân Sơn Nhất (nay thuộc phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM).
Đón đọc Bài 2: Trại Davis, từ ốc đảo bị cô lập đến trung tâm thương thuyết
* Bài viết có sử dụng tài liệu tham khảo của Ban liên lạc Cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự Trại Davis; Trung tâm lưu trữ Quốc gia III.
Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Phú Tân đã thực hiện thi hành bản án theo phán quyết của TAND huyện Phú Tân. Tuy nhiên, TAND tỉnh Cà Mau lại tuyên giao một phần diện tích đất đã được thi hành án cho nguyên đơn trong một vụ kiện khác.
Thủ tướng Ishiba Shigeru khẳng định Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Nhật Bản, nhấn mạnh Nhật Bản sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam.
Hai pha lập công của Tuấn Hải và Hai Long giúp Hà Nội FC nhọc nhằn giành chiến thắng 2-1 trước Quảng Nam tại vòng 20 V.League.
Công an tỉnh Thái Bình cho biết, ngay trong ngày đầu ra quân kiểm soát an ninh, lực lượng công an toàn tỉnh này đã phát hiện, ngăn chặn, làm tan rã 1 nhóm thanh niên có biểu hiện nghi vấn tụ tập gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
Trần Thị Thanh Thúy cùng CLB VTV Bình Điền Long An đã để thua 1-3 trước CLB Zhetysu (Kazakhstan) ở chung kết Cúp các CLB châu Á AVC Champions League 2025.
Trong tuần mới (28/4 - 4/5), vận mệnh của 12 con giáp đều có những biến động nhưng hầu hết đều ổn thỏa, một số người nên kiểm soát chi tiêu.
Fei Yu, 24 tuổi, một chàng trai trẻ ở Trung Quốc đã khiến cư dân mạng xôn xao sau khi từ bỏ hành trình học tập tại trường đại học danh giá để về quê mở quầy bán khoai tây nghiền.
Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cho rằng lực lượng Nga đang chuẩn bị tích hợp một cách có hệ thống việc sử dụng xe máy trong cuộc chiến chống lại Ukraine để "bù đắp cho khả năng sử dụng máy bay không người lái tinh vi của Ukraine".
Theo luật sư, tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà các bị can có thể sẽ phải đối mặt với trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015.
Hendrio đạt thoả thuận gia nhập Hà Nội FC, mở đường khoác áo ĐT Việt Nam; Công Phượng tạo nên kỳ tích chưa từng có; Liverpool chi 50 triệu bảng mua Wharton; Figo sống ly thân với vợ; hé lộ nguyên nhân Palmer chạy vội khỏi sân Stamford Bridge.
Không chỉ thoát thua phút thứ 13 khi VAR vào cuộc và không cho Hải Phòng hưởng penalty, HAGL còn may mắn có bàn thắng duy nhất ở phút 85 do công qua Brandao, qua đó giành chiến thắng chung cuộc 1-0 tại sân Pleiku.
Lực lượng chức năng đã tìm thấy 2 bé trai đi xe đạp từ Đồng Nai, có ý định đến TP.HCM xem diễu binh khi 2 em đang đi đến TP.Biên Hòa.
Mới đây, Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan đã xuất hiện tại chương trình Cine7 – Ký ức phim Việt với những chia sẻ thú vị khi đóng phim "Biệt động Sài Gòn".
Cháy tại phân xưởng sản xuất giày, khói đen bốc cao hơn 10 mét tại phân xưởng sản xuất giày ở huyện Đức Hòa, Long An. Giao thông tại đây ùn tắc cục bộ do người dân hiếu kỳ đứng quay clip.
Cây xoài tròn Yên Châu là giống cây đặc sản Sơn La. Ở Yên Châu có những cây cổ thụ là cây xoài. Với giá trị kinh tế bình quân hàng trăm triệu đồng/ha/vụ, cây xoài tròn bản địa không chỉ được ưa chuộng bởi quả có hương vị thơm ngon mà còn bởi khả năng chịu hạn tốt, ít sâu bệnh.
Từng là vùng đất lầy lội, heo hút- nơi quân thù kiêng dè gọi là “Bưng Sẩm đen”, nay xã Hòa Bình (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) đã vươn mình đổi thay. Đường hoa nông thôn mới trồng hoa huỳnh anh tô thắm thêm sức sống của vùng căn cứ cách mạng năm xưa...
Phát triển kinh tế với mô hình trồng cây hồng Bảo Lâm, mận cơm, xoài, chăn nuôi gà, nuôi cá…anh nông dân Lã Văn Lâm đã có kinh tế khá giả, thu nhập gần 700 triệu/năm.
Cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 30km về phía Đông Bắc, Công viên đá nằm bên bờ biển Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận). Đây là vùng rừng, vùng ven biển khô hạn nhất Việt Nam...
Đầu tháng 4/2025, trong quá trình quan trắc, giám sát và cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tại một số tỉnh trọng điểm khu vực phía Bắc, Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc đã phát hiện sự xuất hiện của một loài rết biển (hay còn gọi là sâu biển) có tên khoa học Chloeia sp. tại các vùng nuôi ngao của tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh.
Số phiếu bầu của Hyeri, IU, Kim Hye Yoon ở giải thưởng Baeksang 2025 bị nghi ngờ gian lận, khiến nhiều khán giả bức xúc.
Qua dự án mang tên “50 lá cờ – 50 năm hòa bình”, hot vlogger Thạch Trang cùng nhóm bạn đã tặng 50 lá cờ đỏ sao vàng đến với 50 người dân trên các con phố Hà Nội, như một cách lan tỏa niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn thế hệ đi trước.
Không còn cảnh "trồng rồi bỏ", nông sản thành phố Hòa Bình đang bước vào một kỷ nguyên mới, nơi giá trị được nhân lên gấp bội nhờ tư duy làm nông nghiệp bài bản, khoa học và liên kết chặt chẽ. Theo đó, nông thôn ở thành phố trẻ này đang giảm nghèo, nông dân khá giả lên...
Kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho phép Nga giữ lại các vùng lãnh thổ của Ukraine đã sáp nhập vào Nga là "cuối cùng".
Kỳ thi V-SAT bao gồm 8 môn thi độc lập Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý và Ngữ văn với 5 đợt thi từ tháng 4-5 năm 2025.
Bệnh xá đảo Song Tử Tây vừa cấp cứu ngư dân tỉnh Bình Định bị giảm áp khi khai thác trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Hoa hậu Thanh Thủy, Tiểu Vy, Kiều Duy... cùng dàn nghệ sĩ mặc áo dài khi tham gia tổng duyệt diễu binh, diễu hành vào sáng 27/4 tại TP.HCM. Chia sẻ với Dân Việt, Nam vương Tuấn Ngọc cho biết: "Đứng giữa hàng ngũ văn nghệ sĩ, giữa những bước chân đồng điệu và ánh mắt cùng hướng về một mục tiêu, tôi thấy mình như được tiếp thêm sức mạnh từ quá khứ hào hùng của cha ông".
Cho đến thời điểm này, Nga vẫn chưa xác nhận hay phủ nhận sự hiện diện của quân đội CHDCND Triều Tiên trên tuyến đầu. Phía Nga cho rằng đó là vấn đề quan hệ song phương và các thỏa thuận. Trong khi đó, các đơn vị Triều Tiên dần dần bắt đầu đến Nga trong chiến dịch Kursk.
Chiều 27/4, Công an Bình Thuận cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh vừa phá nhanh vụ cướp tài sản táo tợn xảy ra vào rạng sáng cùng ngày trên Quốc lộ 1A qua địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu vừa tổ chức các hoạt động tặng quà, động viên tinh thần cán bộ, nhân viên, người lao động nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2025), 139 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886-1/5/2025).
Đó là một trong những nội dung nhấn mạnh của bà Giàng Páo Mỷ - Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu tại hội nghị chuyên đề, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV.
Trong 2 ngày 26-27/4, huyện Than Uyên (Lai Châu) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025, với chủ đề: “Cùng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.