Dự án Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội có quy mô hơn 32 ha, nằm tại phường Phúc Lợi (quận Long Biên, Hà Nội) do Công ty Cổ phần Hanel làm chủ đầu tư. Sau 15 năm, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, gây lãng phí lớn.
Toàn cảnh Dự án Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội có quy mô hơn 32 ha, nằm tại phường Phúc Lợi (quận Long Biên, Hà Nội). Tại Quyết định số 1668 của Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, trong đó đề cập tới việc định hướng phát triển công nghiệp. Theo đó, TP Hà Nội sẽ phát triển 27 khu công nghiệp, trong đó phát triển 4 khu công nghệ cao và 23 khu công nghiệp. Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (quận Long Biên) là một trong 4 khu công nghệ cao của Hà Nội.Tuy nhiên, kể từ khi được thành phố giao đất đến nay đã 15 năm nhưng Dự án Công viên công nghệ phần mềm hiện nay mới chỉ được xây dựng cơ sở hạ tầng gồm đường, hệ thống đèn chiếu sáng, cây xanh.Diện tích còn lại đang bỏ hoang, cỏ mọc um tùm.Bao quanh dự án là những tấm tôn cao hơn 2 m.Nhiều hạng mục trong dự án đã xuống cấp nghiêm trọng theo thời gian; bên trong khu vực này vẫn còn tồn tại một dãy nhà xập xệ.Có nơi còn bị biến thành điểm trông giữ ôtô, nơi được người dân sử dụng để trồng rau, nơi trở thành chỗ đổ rác, phế thải, ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường khu vực.Theo giới thiệu từ chủ đầu tư, dự án có tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng, được quy hoạch thành tổ hợp hiện đại với nhiều phân khu chức năng: từ khu gia công phần mềm quốc tế, khu nghiên cứu - phát triển (R&D), văn phòng doanh nghiệp CNTT, dịch vụ ITO, BPO, đến các công trình giáo dục như trường cao đẳng công nghệ Thăng Long, các cấp học phổ thông, khách sạn, trung tâm thương mại, nhà ở chuyên gia... Văn bản số 921/STTTT-CNTT ngày 12/4/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông (nay là Sở Khoa học và Công nghệ) nêu nguyên nhân dự án bị chậm trễ là do trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng, việc thu hút đầu tư đình trệ, quá trình thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Hanel vẫn đang thực hiện và hạng mục xây dựng Trường Cao đẳng Công nghệ cũng đang còn vướng mắc về thủ tục cấp giấy phép.Trước đó, vào ngày 19/6/2024, UBND quận Long Biên đã có văn bản số 1190/UBND-TCKH đề nghị công ty cổ phần Hanel sớm triển khai các phần việc còn tồn đọng, như: phối hợp giải phóng mặt bằng phần đất giáp ranh Công ty thực phẩm Ngọc Lâm, kê khai diện tích đất chồng lấn với dự án mở rộng tuyến đường Vũ Xuân Thiều, và hoàn tất quyết toán các hạng mục hạ tầng đã hoàn thành.
Sau 15 năm kể từ thời điểm được phê duyệt quy hoạch, Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (quận Long Biên) nhiều lần được điều chỉnh quy hoạch. Cụ thể ngày 4/8/2010, Chủ tịch UBND TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội, tỉ lệ 1/500. Quy hoạch nhằm xây dựng khu đô thị kết hợp với công viên công nghệ phần mềm hiện đại đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Đồng thời, nghiên cứu, tổ chức không gian kiến trúc hài hòa và tương xứng trong quần thể khu vực phía Đông Bắc trung tâm thủ đô Hà Nội và khu vực giữa sông Hồng, sông Đuống.
Tháng 6/2022, UBND TP Hà Nội phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội, tỉ lệ 1/500 tại ô đất B5/TH2. Cùng thời điểm, UBND TP Hà Nội phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội, tỉ lệ 1/500 tại ô đất B7/THCS2.
Đến tháng 9/2023, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ ô đất H1-KSDV thuộc đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch ô H1-BV trong quy hoạch chi tiết Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội, tỉ lệ 1/500.
Tháng 7/2024, UBND TP Hà Nội tiếp tục ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch ô đất H1-KSDV2 trong quy hoạch chi tiết Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội, tỉ lệ 1/500. Cuối tháng 11/2024, UBND TP Hà Nội phê duyệt điều chỉnh các ô đất B3/CT5 và B4/CT6 trong quy hoạch chi tiết Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội, tỉ lệ 1/500.
Mới đây nhất, vào ngày 9/1/2025, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội, tỉ lệ 1/500 tại ô đất ký hiệu A3/CT2.
Dưới cái nắng như nung, gió Lào khô khốc, hàng nghìn công nhân trên công trường cao tốc Bắc – Nam đoạn Bãi Vọt - Vũng Áng đang vất vả, ướt đẫm mồ hôi tăng ca ngày đêm, dốc sức chạy đua để nhanh chóng hoàn thành những hạng mục cuối cùng của dự án trọng điểm này.
Dự án Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội có quy mô hơn 32 ha, nằm tại phường Phúc Lợi (quận Long Biên, Hà Nội) do Công ty Cổ phần Hanel làm chủ đầu tư. Sau 15 năm, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, gây lãng phí lớn.
Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải đã ngã xuống trong lúc thực hiện nhiệm vụ cao cả – bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma túy. Sự hy sinh của anh là minh chứng rõ nét cho tinh thần dũng cảm, lòng trung thành và sự tận tụy của người chiến sĩ Công an nhân dân.
Sông Nhuệ đoạn chạy qua Hà Nội hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, tuy nhiên một viễn cảnh sông Nhuệ trở thành trục sinh thái - văn hóa rất được mong đợi.
357 cây cổ thụ xanh mát, gắn bó với cảnh quan đô thị Hà Nội sắp bị di chuyển và chặt hạ để nhường chỗ cho dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có chiều dài 2,2 km, với tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng.
Nút giao đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông, Hà Nội) và quốc lộ 6 hàng ngày luôn có một lượng phương tiện giao thông lớn qua lại. Cảnh ùn tắc giao thông, xếp hàng dài chờ đèn đỏ thường xuyên xảy ra tại nút giao này, nhất là vào giờ cao điểm.
Ngày 17/4, Đại tướng Phan Văn Giang đã chủ trì lễ đón trọng thể đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Bộ trưởng Đổng Quân dẫn đầu sang Việt Nam tham dự giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9.
Trung đoàn Cảnh sát bảo vệ mục tiêu cơ quan đại diện Ngoại giao (thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động - Bộ Công an) là lực lượng quan trọng, đảm bảo an ninh tại các khu vực trọng yếu như cơ quan ngoại giao, đại sứ quán, cơ quan nhà nước... Hiện nay, với 73 mục tiêu cần bảo vệ và 119 vọng gác, Trung đoàn Cảnh sát bảo vệ mục tiêu đang triển khai lực lượng trên phạm vi rộng, bao phủ 7 quận và 22 phường của Thủ đô Hà Nội.
62 chiến mã của lực lượng Cảnh sát cơ động Kỵ binh được chăm sóc đặc biệt, chu đáo để đảm bảo sức khỏe và phong thái oai vệ cho đợt diễu hành trong dịp Đại lễ 30/4 sắp tới.
Hoạt động Giao lưu thiếu nhi Lạng Sơn, Việt Nam và thiếu nhi thị trấn Bằng Tường, Trung Quốc nằm trong chuỗi chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 9 năm 2025.
Chiều 16/4, tại Hà Nội, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư đã khai mạc. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu dự Lễ khai mạc và tham quan Triển lãm về Tăng trưởng xanh, được tổ chức ngay bên lề Hội nghị.
Ngày 16/4, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân tham quan Cửa khẩu thông minh Hữu Nghị Quan, thăm Đại đội Biên phòng và Trường Tiểu học số 4 (Bằng Tường, Trung Quốc).
Dân quân biển được đặc biệt chú ý khi lần đầu tiên tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sáng nay (16/4), tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thực hiện nghi thức chào và tô son cột mốc 1116. Đây là hoạt động mở đầu cho Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9.
Sáng 16/4, tại Trung đoàn Không quân 935 (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an đồng chỉ đạo kiểm tra buổi tổng hợp luyện diễu binh diễu hành lần thứ 2 của 36 khối quân đội, công an để chuẩn bị Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh là một trong những công trình giao thông trọng điểm, đang bước vào giai đoạn hoàn thiện để kịp thông xe vào dịp 30/4.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt mang tên “Bản hùng ca mùa Xuân đại thắng”. Triển lãm trưng bày gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật quý liên quan đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, trong đó có chiếc la bàn của Đại tướng Văn Tiến Dũng sử dụng để xác định vị trí trên bản đồ chỉ đạo Chiến dịch Tây Nguyên và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975.
Ba lần trước ông Tập Cận Bình đến Việt Nam vào các năm 2015, 2017, 2023 trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc, năm 2011 ông đến đất nước hình chữ S trên cương vị Phó Chủ tịch nước.