Meghan Markle vi phạm thỏa thuận hoàng gia
Meghan Markle khiến người hâm mộ hoàng gia phẫn nộ khi bị phát hiện vẫn sử dụng kính ngữ vương thất dù cố Nữ hoàng Elizabeth II từng yêu cầu không được.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong bài viết của mình, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: "Trên hành trình phát triển ấy, chính sách hòa hợp dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước xác định là lựa chọn chiến lược lâu dài, là trụ cột trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chúng ta hiểu rõ những nguyên nhân lịch sử dẫn đến chiến tranh – từ sự can thiệp, chia rẽ bên ngoài cho đến những âm mưu phá hoại tinh thần đoàn kết, gieo rắc thù hận vì mưu đồ chính trị. Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng: Mọi người Việt Nam, dù ở trong nước hay ngoài nước, dù từng đứng ở phía nào của lịch sử, đều cùng mang một cội nguồn, một ngôn ngữ, một tình yêu dành cho quê hương, đất nước"...
Hay ông cũng kể lại câu chuyện của mình: "Những năm qua, trong các chuyến công tác tới hầu khắp các châu lục, tôi đã có nhiều dịp gặp gỡ hàng ngàn đồng bào Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài – từ những trí thức trẻ lập nghiệp tại châu Âu, châu Mỹ, Châu Á, Châu Đại Dương đến những doanh nhân thành đạt, nghệ sĩ nổi tiếng, người lao động bình dị ở các "miền đất mới", kể cả nhiều người thuộc "phía bên kia" trước đây. Mỗi cuộc gặp đều để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc: Dù có thể khác biệt về quan điểm chính trị, trải nghiệm lịch sử hay điều kiện sống, họ đều mang trong lòng niềm tự hào dân tộc, đều là "con dân đất Việt" và nỗi nhớ da diết với hai tiếng Quê hương"...
Được truyền cảm hứng từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, phóng viên đã có cuộc trò chuyện với GS.TS sử học Phạm Hồng Tung - Đại học Quốc gia Hà Nội xung quanh chủ đề "hòa hợp dân tộc". Mở đầu câu chuyện, vì là nói về câu chuyện của lịch sử cách mạng, nên câu hỏi đầu tiên không rào trước đón sau, là liệu những người làm sử có lo ngại lớp trẻ, lớp hậu thế sẽ quên sử, phai nhạt ký ức về những sự kiện lịch sử, dù rất trọng đại của dân tộc, nhưng cũng đã quá xa – chẳng hạn như cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kết thúc từ 50 năm trước, một đời người…
GS Phạm Hồng Tung trả lời: Nếu mong muốn giới trẻ quan tâm tới lịch sử, văn hóa dân tộc và thế giới thì trước hết hãy động viên họ sống thật tốt trong thời đại của chính mình. Khi đã sống thật tốt rồi, tự khắc họ sẽ có nhu cầu và tự tìm hiểu về nguồn gốc của mình và thế giới quanh mình.
Đó chính là quy luật tạo ra những hiện tượng mới về văn hóa của giới trẻ, như chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai – mang tới cảm xúc mới về tác phẩm Mẹ yêu con, với hình ảnh 9 tháng như 9 năm của kháng chiến chống Pháp; như MV ca nhạc Bắc Bling – vừa mang hơi thở hiện đại vừa có hồn cốt của nghệ thuật dân gian. Và mới nhất, đang diễn ra là lớp lớp khán giả đến rạp chiếu phim để xem Địa đạo, cũng là để nhớ về một thời kháng chiến chống Mỹ hào hùng.
Và những ngày tháng Tư lịch sử này chúng ta đang tận mắt chứng kiến hình ảnh hàng triệu thanh thiếu niên Việt Nam bày tỏ niềm hân hoan, tự hào, biết ơn của họ một cách rất chân thành và nồng nhiệt với những người đã làm nên mùa Xuân đại thắng, mùa Xuân thống nhất và hòa bình.
“Vậy nên, nhiệm vụ của thế hệ đi trước là tạo lập các dữ liệu thật chính xác mà khoan dung về lịch sử, về những gì diễn ra trong thời đại mình, thế hệ mình. Làm sao thế hệ sau khi cần là có thể tìm được và không bị nhầm lẫn với các thông tin sai lệch về lịch sử” – GS Phạm Hồng Tung bày tỏ.
Với tinh thần sử học chính xác mà khoan dung ấy, vào dịp 50 năm kết thúc cuộc chiến kéo dài ngót 30 năm, GS thấy sự quan tâm của xã hội có gì khác với các năm trước?
- Mỗi sự kiện trong quá khứ thường được xã hội quan tâm trong sự chi phối của bối cảnh hiện tại. Trên thế giới, có bốn quốc gia bị chia cắt sau Thế chiến II thì đến 1975 chỉ có Việt Nam thống nhất được. Đức sau đó cũng thống nhất vào năm 1990, nhưng bằng cách khác và trong bối cảnh rất khác. Trung Quốc thì còn vấn đề Đài Loan, cùng với hai miền Triều Tiên chưa biết đến lúc nào giải quyết được. Chưa kể, chiến tranh Nga – Ukraine khiến người ta đang nghĩ đến nhiều kịch bản khác…
Vậy nên, câu chuyện của Việt Nam 50 và cả 71 năm trước giờ lại được đưa ra để nhìn nhận, so sánh. Đất nước trong mỗi dịp kỷ niệm ngày lễ lớn lại là một bài thuốc thử về đời sống vật chất và sức khỏe tinh thần của cả cộng đồng, cả dân tộc. Dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính là lúc thích hợp để chúng ta đánh giá xem đất nước lúc này đã phát triển xứng đáng với biết bao hi sinh mất mát của thế hệ cha anh đi trước.
Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã viết: “Lòng nhân ái, đức vị tha đã giúp dân tộc ta từng bước vượt qua nỗi đau, chữa lành vết thương, gác lại quá khứ, tôn trọng sự khác biệt, hướng tới tương lai. Sau 50 năm đất nước thống nhất, chúng ta đã có đủ bản lĩnh, đủ niềm tin, sự tự hào và đủ bao dung để vượt qua đau thương cùng nhau nhìn về phía trước – để cuộc chiến tranh đã qua không còn là hố ngăn cách giữa những người con cùng một dòng máu Lạc Hồng”.
Đây cũng là dịp để như khái niệm chuyên môn của chúng tôi – hòa giải lịch sử (historical reconciliation). Đó là dân tộc này đã thực sự hòa hợp, hóa giải được những hệ lụy cuộc chiến 30 năm chưa, khi mà với bên ngoài thì Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với nước Hòa Kỳ vốn là cựu thù, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản cũng đã đến làm việc với Tổng thống Hoa Kỳ ngay tại phòng Bầu dục và gần nhất, nhà lãnh đạo hai bên có thể điện đàm trực tiếp để giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp tới lợi ích quốc gia.
Vậy ở bối cảnh hiện tại, ông có góc nhìn mới nào về câu chuyện 50 năm trước?
- Thế giới đầy bất ổn thế này khiến tôi tự đặt câu hỏi: Nếu năm 1975 chúng ta không thể kết thúc chiến tranh thì thế nào? Và tôi cũng tự trả lời là chiến tranh sẽ kéo rất dài, không chắc chúng ta rồi sẽ thống nhất đất nước bằng cách nào, nhưng chắc chắn cái giá phải trả bằng xương máu sẽ rất đắt!
Sự thật là từ năm 1972, sau khi Tổng thống Mỹ Nixon và Ngoại trưởng Kissinger đi đêm với Bắc Kinh và Matxcơva thì viện trợ quân sự cho miền Bắc giảm sâu, rất nhanh. Cho đến trước khi Mỹ chấp nhận ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, viện trợ đã giảm còn một nửa so với trước đó. Sau đó, giai đoạn 1973-1974 nguồn viện trợ bị cắt giảm tiếp, tới hơn 70%...
Thời điểm đấy, Pol Pot đã bắt đầu gây khó dễ, bắt đầu phản bội chúng ta. Còn những đồng minh lớn của chúng ta thì luôn khuyên ta không nên đẩy mạnh chiến tranh, và còn nhấn mạnh rằng Mỹ có thể quay trở lại nếu Hà Nội làm quá…
Đây đều là các số liệu từ Ban Tổng kết chiến tranh, công bố cách đây hơn 10 năm, nằm trong những bộ sách rất lớn của NXB Quân đội Nhân dân, nhưng ít được đề cập tới.
Thời điểm 1974, Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương nhận thức rất rõ tình thế khó khăn của cách mạng Việt Nam. Nhưng từ bài học xương máu của Hiệp định Geneva 1954, chúng ta hiểu rằng con đường của cách mạng Việt Nam vẫn phải là bạo lực cách mạng, chỉ có thể thống nhất đất nước bằng chiến tranh, chứ không thể bằng một con đường nào khác.
Quyết định như vậy thì phải lên kế hoạch tác chiến, phải xác định mục tiêu, bước đi cụ thể, đánh giá xem khả năng Mỹ quay trở lại thế nào. Phải qua nhiều kênh, cả tình báo chiến lược, cả những trận đánh trên chiến trường để thăm dò, thử phản ứng của đối phương.
Viện trợ lúc này đã bị cắt giảm rất mạnh, nhưng từ các phân tích chiến lược như vậy để ra một quyết định lịch sử: Giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976.
Đọc lại sách giáo khoa về lịch sử hay nhiều bài báo những dịp như thế này thì đa phần chúng ta chỉ thấy mặt thuận lợi. Còn thì các khó khăn, các góc khuất có vẻ ít được nói tới, thưa GS?
- Anh nói góc khuất vì chúng ít được thảo luận, chứ tôi nghĩ với cách tiếp cận của khoa học lịch sử thì không có gì nhạy cảm cả. Nếu nói về những ngày tháng ấy, có những quyết định rất táo bạo. Chẳng hạn, khi chiến trường có diễn biến thuận lợi, Tổng hành dinh đã hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa, tức quãng tháng 5.
Không dứt điểm được thì mùa mưa sẽ cản trở rất lớn khả năng tấn công của ta, trong khi tạo điều kiện thuận lợi cho phía đối phương củng cố phòng ngự. Nếu mọi việc diễn ra như vậy, dù Mỹ không quay lại có thể sẽ xuất hiện lực lượng khác cản trở chúng ta giành chiến thắng cuối cùng.
Những ngày cuối cùng ấy, chúng ta còn tiếp tục điều chỉnh để quyết định giải phóng trong tháng 4. Và để thực hiện mục tiêu ấy, chúng ta đã trả những giá rất đắt.
Chẳng hạn như trận Xuân Lộc, nơi đối phương lập tuyến phòng thủ cửa ngõ phía Đông bảo vệ Sài Gòn, cúng đã dùng cả bom áp nhiệt CBU-55, thứ vũ khí giết người hàng loạt, vốn bị cấm. Trận đấy, có những ngày cả nghìn bộ đội ta, toàn những thanh niên đang độ thanh xuân, đã hi sinh khi chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc chiến tranh.
Lịch sử cách mạng hẳn không chỉ có những cột mốc chiến thắng. Nhắc tới những hi sinh như vậy, ông muốn nhấn mạnh điều gì?
- Tôi nghĩ rằng chúng ta cần ôn lại một cách sâu sắc về những mất mát, hi sinh mà dân tộc này, đất nước này phải gánh chịu, phải trải qua để thấy giá trị thống nhất, độc lập, có hòa bình như ngày nay. Đó không chỉ là sự hi sinh của bao anh hùng, liệt sĩ, là những giấc mơ dang dở của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Nhưng đó còn là hàng chục vạn binh lính Việt Nam Cộng hòa đã không thể trở về với gia đình, vợ con. Dù ở phía bên kia chiến tuyến nhưng họ vẫn là con người Việt, là những sinh mạng.
Và kết thúc chiến tranh còn là hai làn sóng thuyền nhân. Không biết bao người dân Việt Nam đã ở lại vĩnh viễn giữa biển khơi hoặc phải sống khổ sở trong các trại tị nạn. Đấy đều là nỗi đau của dân tộc...
Trong bài viết nhân dịp 50 năm ngày thống nhất này, Tổng Bí thư Tô Lâm hai lần nhắc tới cụm từ “hòa hợp dân tộc”, còn GS có nói tới khái niệm “hòa giải lịch sử”. Là Chủ biên chương trình lịch sử phổ thông, ông thấy còn gì cần tiếp tục hoàn thiện?
- “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn” - cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng trả lời trên báo như vậy, vào dịp này 20 năm trước.
Hóa giải nỗi đau ấy có khó không? Tôi nghĩ chúng ta có thể tìm được câu trả lời từ chính lịch sử dân tộc. Dân tộc ta đã hòa hợp, hòa giải không phải một lần, mà nhiều lần. Nhưng một thời gian dài, lịch sử quân sự Việt Nam mới chỉ tập trung vào lịch sử các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, chưa quan tâm đúng mức tới những cuộc xung đột quân sự từ bên trong.
Có hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân thì cũng là hàng trăm cuộc đánh dẹp. Vua Lý, vua Trần, vua Lê hàng chục lần đưa quân vào phía Nam. Rồi Chế Bồng Nga nước Chiêm Thành nhiều lần đưa quân ra Bắc, tới mấy lần chiếm thành Thăng Long… Chiến tranh là vậy, nhưng bờ cõi được mở rộng, các dân tộc vượt qua đối đầu để đoàn kết trong một quốc gia thống nhất và đoàn kết.
Nghiên cứu cách mà các dân tộc trên dải đất hình chữ S đã tìm cách chung sống với nhau sau những cuộc chiến tranh, ít nhiều chúng ta sẽ có lời giải cho nhu cầu hòa hợp, hòa giải dân tộc.
Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi lại: Sau khi chiến thắng Chiêm Thành, vua Lê Thánh Tông đã đưa về rất nhiều tù binh, nhạc công, thợ thủ công, để họ an cư ở những vùng xung quanh kinh thành Thăng Long. Và nhờ đó, người Việt và người Chăm lấy nhau, chung sống hòa hợp với nhau! Tôi cũng lần theo bước chân người xưa, và nhận ra rằng từ Chiêm Thành trở ra Bắc, vua Lê Thánh Tông đã để lại dọc đường những quân lính của ông, cùng chỉ huy và cả tù binh người Chăm, tập hợp người dân lưu tán để lập ấp. Bao nhiêu xóm ấp, làng mạc dọc miền Trung ra Bắc đã được lập nên như thế ngay sau khi chiến tranh vừa kết thúc. Tức là việc chung sống, giao hòa giữa hai dân tộc đã diễn ra trên thực tế như thế...
Điều này mang lại cho chúng ta niềm tin mạnh mẽ, có cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc vào tinh thần “Tổ quốc là quê hương”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” như ý kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đấy là những bài học, là kinh nghiệm lịch sử vô giá mà chúng ta cần tìm hiểu, để giải quyết những bài toàn đương đại, của chính mình.
Hòa giải lịch sử có lẽ là quá trình không ngừng nghỉ. Nhưng để hòa giải thành công, để trân trọng hơn những mất mát đau thương mà người Việt đã trải qua, theo GS, chúng ta phải làm gì?
- Tất cả các bên liên quan tới từng sự kiện lịch sử cần trung thực, sòng phẳng và tôn trọng lịch sử. Tổng Bí thư Tô Lâm vừa rồi có viết: “Chúng ta không thể viết lại lịch sử, nhưng chúng ta có thể hoạch định tương lai. Quá khứ là để ghi nhớ, để tri ân và để rút ra bài học. Tương lai là để cùng nhau xây dựng, kiến tạo và phát triển”.
Nhận thức lịch sử là một quá trình. Kể cả những người trực tiếp tham gia vào từng sự kiện lịch sử cụ thể cũng vậy. Họ chỉ có biết phần mà họ trực tiếp tham gia, trực tiếp chứng kiến thôi, và có góc nhìn, cảm nhận từ vị trí, từ hiểu biết hữu hạn của chính mình.
Vì vậy, hòa giải lịch sử cần có sự chung tay của cả giới sử học trong nước và nước ngoài, liên tục nhận thức về những gì đã qua. Với người Việt Nam thì phải đứng trên lợi ích dân tộc mà quán chiếu lịch sử của chính mình.
- Xin cảm ơn ông với cuộc trò chuyện này!
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hòa hợp dân tộc là chấp nhận những góc nhìn khác nhau trong tinh thần bao dung và tôn trọng
..."Hòa hợp dân tộc không có nghĩa là quên lãng lịch sử hay xóa nhòa sự khác biệt, mà là chấp nhận những góc nhìn khác nhau trong tinh thần bao dung và tôn trọng, để cùng hướng tới mục tiêu lớn hơn: Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, hùng mạnh, văn minh, thịnh vượng, để các thế hệ mai sau không bao giờ phải chứng kiến chiến tranh, chia ly và hận thù, mất mát như cha ông từng đối mặt.
Chúng ta tin tưởng rằng, mọi người con đất Việt – dù sinh sống ở đâu, dù quá khứ thế nào – đều có thể đồng hành, chung sức, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho dân tộc. Đảng và Nhà nước luôn nhất quán mở rộng vòng tay, trân trọng mọi đóng góp, lắng nghe mọi tiếng nói xây dựng, đoàn kết từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài – những người đang góp phần kết nối Việt Nam với thế giới"...
Trích từ bài viết "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT"
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), PV Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với Thượng tướng, Anh hùng LLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về những trận chiến vang dội một thời khói lửa, về giá trị của ngày thống nhất toàn vẹn non sông...
Meghan Markle khiến người hâm mộ hoàng gia phẫn nộ khi bị phát hiện vẫn sử dụng kính ngữ vương thất dù cố Nữ hoàng Elizabeth II từng yêu cầu không được.
Tổng thống Ukraine Zelensky Zelensky cáo buộc Nga đã tiến hành hơn 100 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái chỉ trong đêm ngày 30/4, khiến hàng chục người bị thương, bao gồm cả trẻ em.
Ở độ tuổi 27 đến 30, Hậu “pháo” đã thâu tóm được những dự án “tiền tỷ” từ Vĩnh Phúc, Phú Thọ đến Quảng Ngãi, đồng thời gặp gỡ, tặng quà và tác động hàng loạt quan chức, gồm cả Bí thư, Chủ tịch tỉnh.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ động làm việc với các địa phương triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Sau phản ánh của Báo Dân Việt liên quan đến công trình 4 tầng xây dựng sai phép trên đất nông nghiệp tại Trường THPT Đặng Thai Mai, nhiều cán bộ lãnh đạo ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã bị đề nghị kỷ luật vì chưa làm hết trách nhiệm theo chức năng, thẩm quyền được giao.
Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp UBND thị xã Sa Pa vừa tổ chức khai mạc Lễ hội mùa hè với chủ đề “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”. Đây là 1 trong 5 lễ hội thường niên và là sản phẩm văn hóa - du lịch đặc trưng mang bản sắc, thương hiệu riêng có của thị xã Sa Pa.
Chi phí bán hàng tăng đột biến, lên 88 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ khiến Sao Ta chỉ còn lãi trước thuế 36 tỷ đồng, giảm tới 37% so với kết quả quý I/2024. Đây là mức lãi thấp nhất của Sao Ta từ năm 2021 đến nay...
Công việc, sức khỏe, thu nhập của 12 con giáp này có sự biến động lớn vào tháng 5. Thời kỳ chuyển giao giữa xuân và hạ, mọi thứ đều phát triển mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng.
Giá USD hôm nay 1/5: Trên thị trường quốc tế, chỉ số phục hồi sau khi dữ liệu mới cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đã sụt giảm trong quý đầu tiên, tệ hơn kỳ vọng của thị trường. Thị trường tự do sáng nay đi ngang so với cập nhật phiên trước đó, hiện bán ra ở mức 25.490 đồng/USD.
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vừa có thư cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền, người dân TP.HCM, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương do được giúp đỡ để thực hiện thành công diễu binh, diễu hành dịp 30/4.
Chiều tối 30/4, tại khu vực phía dưới chân cầu Vĩnh Thịnh (đoạn giáp ranh giữa huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), người dân thôn Hạ, xã Trung Hà phát hiện thi thể một người đàn ông trôi trên sông. Qua kiểm tra ban đầu, trên người nạn nhân có giấy tờ tùy thân mang tên Trần Văn Luyện (SN 1983) - nghi phạm sát hại người phụ nữ ở Vĩnh Phúc.
Nguyễn Filip cứu thua xuất thần, góp công lớn giúp CLB CAHN ngược dòng hạ PSM Makassar 2-1 chung cuộc để giành vé vào chung kết ASEAN Club Championship.
Với mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng và hệ số lương cấp bậc Trung tá Quân đội nhân dân là 6,6, lương của Trung tá Quân đội nhân dân năm 2025 sẽ là 15,44 triệu đồng. Vậy, cách tính lương cấp bậc Trung tá Quân đội nhân dân năm 2025 cụ thể như thế nào?
Rạng sáng 1/5, mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập nặng, các phương tiện chết máy, người dân gặp khó khăn khi di chuyển.
Cây cổ thụ đó là một cây hồng nhung quý hiếm hơn 100 tuổi đang cho trái quanh năm, quả chín thơm lừng. Cây hồng nhung của gia đình bà Nguyễn Thị Minh (77 tuổi), ngụ ấp Rạch Bàu, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Nhà báo Bojan Bilbija viết trong một bài báo cho tạp chí Pechat của Serbia rằng, ở châu Âu, ảo tưởng về khả năng gây ra thất bại chiến lược cho Nga ở Ukraine vẫn tồn tại.
Trao đổi với PV Báo điện tử Dân Việt, ông Lê Đình Thạch, Chủ tịch UBND xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa xác nhận, hiện Quảng Chính đang có trên 400 người đi xuất khẩu lao động giúp địa phương có thu nhập trên 100 tỷ đồng/năm.
Đạo diễn Charlie Nguyễn và diễn viên Johnny Trí Nguyễn tìm biên kịch cho phim 'Dòng máu anh hùng 2: Nhạn trắng Cà Mau' để khởi động vào tháng 5 này.
Tại Kỳ họp thứ 33 khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND tỉnh Kiên Giang quyết nghị thống nhất chủ trương hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, đồng thời thống nhất chủ trương giao UBND tỉnh Bạc Liêu là cơ quan chủ quản thực hiện dự án xây dựng cầu Ba Đình, kết nối tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang.
Đoàn Văn Hậu báo tin vui cho HLV Kim Sang-sik; De Gea sắp đối đầu với M.U; Erik ten Hag có thể thế chỗ Xabi Alonso; Thomas Muller chê Bayern Munich thiếu gắn kết; Nico Willams đòi lương cao.
Sau khi được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2019, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao chất lượng và giữ vững các tiêu chí đã đạt được, xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam tập trung tuyên truyền, huy động các nguồn lực cùng chung tay xây dựng NTM nâng cao. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Ai sinh ra ở nông thôn, gắn với ruộng vườn chắc khó quên một loại rau dại thấp tè tè, sống là là mặt đất. Ấy là rau sam, thứ rau dại dính tí nước tốt um, người trong thiên hạ ví như "rau trường thọ". Rau sam tên đơn giản, "sống" khiêm nhường, mưa xuân lất phất, hạt tự nảy mầm, dựa hơi ấm mà lên. Rồi một ngày đầu hè, chợt đi qua, nhác thấy cây rau sam đã thành bụi, tiện tay có rổ hái vào luộc chấm mắm..
Hiện nay, khu vực Hà Nội đang có mưa vừa, có nơi mưa to đến mưa rất to. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo nguy cơ ngập ở khu vực nội thành Hà Nội.
Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Lê Văn Bính vừa quyết định giao ông Nguyễn Văn Phấn, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thái phụ trách, điều hành hoạt động của UBND xã Hồng Thái cho đến khi có thông báo mới.
Sìn Hồ, "nóc nhà" Lai Châu với vẻ đẹp nguyên sơ, khí hậu mát mẻ và bản sắc văn hóa đa dạng đang đứng trước cơ hội vàng để phát triển du lịch xanh bền vững trong bối cảnh tỉnh Lai Châu thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính.
Nhóm 7 người bị C03 Bộ Công an ra lệnh tạm giam với cáo buộc buôn lậu, mua bán trái phép hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc qua khu vực thị trấn Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng.
Theo người đứng đầu một nhóm nghiên cứu của Ukraine, cuộc chiến của Nga tại thị trấn Pokrovsk ở miền đông Ukraine là một "thất bại", sau nhiều tháng giao tranh ác liệt và Nga chậm giành được thắng lợi tại khu định cư này.
Phiên giao dịch hôm nay ngày 1/5, thị trường chứng kiến giá dầu thô tăng nhẹ sau phiên lao dốc tại phiên giao dịch ngày hôm qua.
4 năm trước, bệnh nhân từng phẫu thuật tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội, nhưng do khối u to xâm lấn, tiên lượng phẫu thuật khó khăn nên đã đóng ổ bụng lại.