Sáp nhập: Xã, phường nào ở Hà Nội đông dân và diện tích lớn nhất?
Theo phương án đề xuất sắp xếp xã, phường tại Hà Nội, xã Ba Vì có diện tích lớn nhất là 81,29 km2 và phường Hồng Hà dự kiến quy mô dân số lớn nhất hơn 126.000 người.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Củ gừng ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An chất lượng tốt
Ở Nghệ An, cây gừng được trồng từ lâu đời ở huyện miền biên giới Kỳ Sơn. Đây là khu vực có địa hình chủ yếu là núi cao trên 700 m so với mực nước biển, khí hậu và thổ nhưỡng rất thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển.
Công nhân sơ chế, tuyển chọn gừng tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn, tại thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Trần Đức
Người dân nơi đây thường trồng loại gừng dé và gừng sừng trâu. Gừng dé củ nhỏ, thân tròn, nhiều nhánh. Vỏ và ruột màu trắng ngà, lõi màu vàng nhạt, nhiều xơ. Mùi thơm đặc trưng, vị cay nồng đậm. Gừng sừng trâu củ to, thân tròn, ít nhánh. Vỏ và ruột màu trắng, lõi màu vàng nhạt, ít xơ. Mùi thơm đặc trưng, vị cay nồng, cay đậm. Về chất lượng của củ gừng ở huyện Kỳ Sơn thì không nơi nào sánh bằng. Củ gừng ở huyện Kỳ Sơn không chỉ làm thực phẩm, mà còn chế biến ra tinh dầu, làm gia vị, hương liệu, dược liệu…
Củ gừng được trồng ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An luôn được đánh giá rất cao về hàm lượng tinh dầu và chất lượng. Ảnh: Trần Đức
Cây gừng được bà con nơi đây trồng chủ yếu trong nương rẫy, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt những năm trở lại đây khi nguồn tiêu thụ ổn định cây gừng đã thực sự mở ra một hướng thoát nghèo bền vững cho bà con các xã ở huyện Kỳ Sơn.
Người tiên phong đưa củ gừng Kỳ Sơn vươn ra thế giới
Ngoài việc mở rộng diện tích trồng gừng, hướng dẫn bà con canh tác khoa học và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, một số cơ sở đã đưa củ gừng Kỳ Sơn vươn ra thế giới và chiếm lĩnh nhiều thị trường khổng lồ. Điều này mở ra một hướng phát triển bền vững cho cây gừng ở huyện Kỳ Sơn.
Ông Nguyễn Văn Luân vác cuốc vào tận bản để cùng bà con trồng gừng ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An thực hành cách trồng gừng sạch, năng suất cao. Ảnh: Trần Đức
Người tiên phong đưa củ gừng Kỳ Sơn vươn ra thế giới đó là ông Nguyễn Văn Luân (SN 1957, trú tại thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An). Ông Luân là Giám đốc hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp & Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn.
Vốn sinh ra ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1975, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Luân lên đường nhập ngũ. Đến năm 1983, ông Nguyễn Văn Luân xuất ngũ về địa phương lập gia đình. Ở quê với công việc chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thuần túy nên kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn, vất vả.
Năm 1987, ông Nguyễn Văn Luân cùng gia đình lên thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn lập nghiệp. Những năm đầu tiên tại đây, ông Nguyễn Văn Luân mưu sinh bằng nghề sửa chữa xe máy, cơ khí….
Một trong số các sản phẩm từ cây gừng của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn. Ông Nguyễn Văn Luân cũng là người tiên phong đưa củ gừng ở huyện Kỳ Sơn vươn ra thị trường quốc tế. Ảnh: Trần Đức
Đến năm 2009, tích góp được ít vốn, ông Nguyễn Văn Luân thành lập hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn, chuyên kinh doanh lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan. Trong đó thu mua gừng dé và gừng sừng trâu là 2 loại gừng được bà con huyện Kỳ Sơn trồng từ lâu đời để cung cấp cho các thương lái tiêu thụ tại các thị trường trong nước. Thời điểm đó củ gừng ở huyện Kỳ Sơn luôn được các thương lái săn mua vì hương vị đặc trưng mà không nơi nào có được.
Ngay từ năm 2011, ông Nguyễn Văn Luân đã bắt đầu đưa củ gừng Kỳ Sơn vươn ra thị trường quốc tế với những lô hàng đầu tiên. Năm 2011, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn đã xuất khẩu được 6 container củ gừng ra thị trường thế giới. Đỉnh điểm vào năm 2013, đơn vị đã xuất khẩu cả trăm container với hàng cả ngàn tấn củ gừng.
"Thị trường tiêu thụ củ gừng lớn nhất là ở các nước Trung Á và Tây Á. Họ ăn củ gừng rất nhiều. Đặc biệt tại Bangladesh nhu cầu rất lớn, đây cũng là một thị trường khổng lồ. Củ gừng Kỳ Sơn về chất lượng thì không phải bàn, tất cả các chỉ số đều đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên, họ có một yêu cầu về mẫu mã, kích cỡ củ gừng. Vì thế mình phải mua gừng của bà con sau đó tuyển chọn kỹ mới có thể xuất khẩu được", ông Nguyễn Văn Luân chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Luân ở thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An hướng dẫn bà con cách chọn giống, phương pháp trồng gừng mang lại hiệu quả cao. Nếu trồng được củ gừng to, đạt yêu cầu xuất khẩu, dân ở đây sẽ không bao giờ lo đói. Ảnh: Trần Đức
Quãng thời gian này, ông Nguyễn Văn Luân cũng phải chấp nhận lấy lãi từ việc xuất khẩu bù lỗ cho lượng gừng vụn bị thải loại trong quá trình tuyển chọn. Từ đó ông Luân cũng có những kinh nghiệm riêng cho mình.
Trồng được củ gừng to sẽ không lo nghèo đói
Nhận thấy tiềm năng của cây gừng có khả năng đem lại hiệu quả xóa đói, giảm nghèo cho bà con dân bản và hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh của hợp tác xã. Ông Nguyễn Văn Luân bắt đầu kế hoạch của bản thân mình để nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã của củ gừng Kỳ Sơn, đáp ứng được các tiêu chí khắt khe của thị trường thế giới.
Hơn 10 năm trước, ông Nguyễn Văn Luân lên lặn lội đến các bản làng, cùng ăn, cùng ở, lên nương rẫy với hộ dân để nghiên cứu cách trồng gừng truyền thống, tìm hiểu tại sao năng suất lại thấp, mẫu mã tại sao không đẹp.
"Bà con vẫn trồng gừng theo cách truyền thống, để cho cây gừng tự phát triển, không chăm sóc. Vì thế, cây gừng không cho củ to, dài mà năng suất lại thấp. Mình lên tận nương rẫy hướng dẫn cho bà con cách trồng, thậm chí có thể vun luống, bón thêm phân để củ gừng phát triển.
Nhưng để thay đổi tập quán canh tác của bà con là rất khó, phải kiên trì, thậm chí từ năm này qua năm khác, khi nào người dân thấy rõ hiệu quả thì khi đó họ mới tự giác thay đổi", ông Nguyễn Văn Luân tâm sự.
Gừng Kỳ Sơn được chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Từ đó, xây dựng thương hiệu gừng Kỳ Sơn, Nghệ An nâng cao giá trị sản phẩm. Ảnh: Trần Đức
Không chỉ lên tận bản, vào tận rẫy, cầm tay chỉ việc, hướng dẫn cách lựa chọn giống, phương pháp trồng cây gừng, ông Nguyễn Văn Luân còn phối hợp với ngành chức năng của huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây gừng, cách bảo quản gừng cho bà con nhân dân.
Ban đầu hợp tác xã đã vận động 20 hộ dân liên kết tham gia trồng thí điểm gừng hữu cơ hoàn toàn sạch trên diện tích 10 ha. Cây gừng được trồng hoàn toàn hữu cơ năng suất cao, mẫu mã đẹp. Từ những thành công ban đầu, đến nay đã có 146 hộ thuộc 6 bản trên địa bàn 4 xã của huyện Kỳ Sơn tham gia trồng gừng sạch với tổng diện tích hơn 40 ha. Sản lượng gừng đã đạt 30 tấn/ha, mẫu mã ngày càng đẹp. Ước tính mỗi ha gừng cho thu nhập lên đến 200 triệu đồng, cao gấp 10 lần trồng ngô, lúa.
Hiệu quả từ mô hình của hợp tác xã thực hiện thành công đến nay đã được bà con nhân dân học tập nhân rộng ra các xã trong huyện trên diện tích 400 ha. Từ thành công trên địa bàn Kỳ Sơn, hợp tác xã đã vươn ra một số xã của huyện Tương Dương nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tương đồng với huyện Kỳ Sơn. Ở các xã này có 15 hộ tham gia trồng và cung cấp nguyên liệu thường xuyên cho hợp tác xã, trung bình 40 tấn/năm.
Hiện tại, Hợp tác xã của ông Nguyễn Văn Luân là 1 trong những đơn vị lớn nhất chuyên thu mua, tiêu thụ và xuất khẩu gừng. Mỗi năm Hợp tác xã đã thu mua hơn 1.000 tấn gừng và sơ chế để cung cấp cho các tiểu thương tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đến ra nước ngoài. Trong đó, thị trường Banglades, Ấn Độ, Pakistan, Uzbekistan, Turkmenistan và các nước Châu Âu.
Xây dựng thương hiệu gừng Kỳ Sơn
Không chỉ dừng lại ở đó, ông Nguyễn Văn Luân đã cùng chính quyền huyện xây dựng thương hiệu cho cây gừng Kỳ Sơn. Năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gừng Kỳ Sơn.
Sản phẩm tinh dầu gừng của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp & Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn được công nhận OCOP 3 sao. Ảnh: Trần Đức
Đến nay đã có 4 xã trồng được cây gừng đáp ứng các tiêu chí của các doanh nghiệp để xuất khẩu ra nước ngoài gồm Tây Sơn, Tà Cạ, Mường Lống và Đoọc Mạy. Trên cơ sở đó, hợp tác xã đã xây dựng sản phẩm gừng Kỳ Sơn thành sản phẩm OCOP nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Năm 2020, sản phẩm gừng Kỳ Sơn đã được UBND tỉnh Nghệ An cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao.
Không chỉ thu mua xuất khẩu gừng mà Hợp tác xã của đồng chí đã đầu tư máy móc đi sâu chế biến các sản phẩm từ gừng như tinh dầu gừng, tinh bột gừng, bột gừng, cao gừng, gừng sấy dẻo …nhằm nâng cao giá trị của thương hiệu gừng Kỳ Sơn lên vị thế mới.
Mới đây, sản phẩm tinh dầu gừng và bột gừng của hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp & Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn đã được UBND tỉnh công nhận đạt OCOP 3 sao. Hợp tác xã đã tạo việc làm trực tiếp thường xuyên từ 10 -15 lao động, thu nhập mỗi tháng từ 6 - 6,5 triệu đồng và tạo việc làm thời vụ cho 146 lao động thời vụ cùng với đó là tạo việc làm gián tiếp cho hàng trăm lao động ở huyện Kỳ Sơn và Tương Dương.
Thành công của hợp tác xã cũng là điều kiện để người dân vùng cao biên giới huyện Kỳ Sơn phát triển mở rộng diện tích trồng cây gừng, mang lại thu nhập ổn định trở thành cây trồng chủ lục của địa phương mở hướng thoát nghèo cho bà con nhân dân.
Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn và Giám đốc Nguyễn Văn Luân đã nhiều lần được các cấp, các ngành biểu dương, khen thưởng. Đặc biệt, năm 2021 ông Nguyễn Văn Luân đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng Bằng khen. Năm 2023, ông Nguyễn Văn Luân được Hội Cựu chiến binh tỉnh tặng danh hiệu hội viên Cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Trong suốt 13 năm gắn bó với công tác hội và phong trào nông dân, anh Dương Hữu Bão, Chủ tịch Hội Nông dân xã miền núi Chiêu Vũ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã tích cực tuyên truyền, tìm nhiều mô hình hiệu quả nhằm giúp đồng bào dân tộc Tày ở địa phương giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.
Theo phương án đề xuất sắp xếp xã, phường tại Hà Nội, xã Ba Vì có diện tích lớn nhất là 81,29 km2 và phường Hồng Hà dự kiến quy mô dân số lớn nhất hơn 126.000 người.
Trần Duệ Tông là vị vua thứ 9 của triều đại nhà Trần. Là con của vua Trần Minh Tông, mẹ là Đôn từ Hoàng Thái Phi. Tuy mang nhiều hoài bão cũng như sự quyết đoán và mạnh mẽ, nhưng đáng tiếc lại tử trận trên sa trường.
Trong nhiệm kỳ qua, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Supe Lâm Thao đạt hơn 16.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế lên tới 805 tỷ đồng. Thu nhập của người lao động đạt bình quân 13,58 triệu đồng/người/tháng, bằng 174% nghị quyết. Với kết quả kinh doanh tích cực, "đại gia" phân bón miền Bắc đã nộp hơn 262 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
Trong văn bản kiến nghị lên Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cùng lãnh đạo các bộ ngành, 8 hội, hiệp hội doanh nghiệp đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.
Bất chấp bê bối liên quan đến chất cấm của nam chính Yoo Ah In, phim điện ảnh "The Match" vẫn đạt thành tích ấn tượng khi ra rạp.
Tiền vệ Ibrahim Maza – “thần đồng” gốc Việt đắt giá nhất lịch sử với định giá 12 triệu euro – đang đứng trước cơ hội đầu quân cho nhà ĐKVĐ Bundesliga là CLB Bayer Leverkusen.
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng phải điều chỉnh kế hoạch tăng chuyến bay đi/đến TP.HCM để phục vụ các hoạt động kỷ niệm lễ 30/4.
Mỹ đang gây sức ép buộc Ukraine chấp thuận kế hoạch của Washington, theo đó Mỹ sẽ công nhận việc sáp nhập Crimea và từ chối kết nạp Ukraine vào NATO, theo tờ Wall Street Journal.
Là một trong những xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, xã Bản Phiệt không chỉ gây ấn tượng bởi hệ thống giao thông hiện đại, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, mà còn nổi bật với nhiều mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả và sáng tạo.
Sau thành công với sản phẩm “Thịt gác bếp Cao Lan” đạt OCOP 3 sao vào năm 2022, anh Hoàng Xuân Mau, dân tộc Cao Lan tại xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, đã cho ra sản phẩm “Lạp sườn gác bếp Cao Lan” cũng đạt 3 sao OCOP 2024.
Người dân được khuyến cáo mang theo giấy tờ tuỳ thân để được hỗ trợ phương án vào khu vực hạn chế an ninh theo hướng dẫn của lực lượng chức năng trong dịp lễ 30/4.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đến năm 2045, Việt Nam phải trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao. Trong đó, việc sắp xếp lại đơn vị hành chính và xây dựng TP.HCM với quy mô, tầm vóc ngang Thượng Hải là bước đi chiến lược để hiện thực hóa khát vọng phát triển nhanh và bền vững.
Tiếp xúc cử tri tại TP.Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho hay, các địa phương từng khởi động dự án VSIP, đến nay đã có VSIP thứ 2, còn TP.Cần Thơ chưa xong nền.
Sáp nhập tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP HCM sẽ tạo nên vành đai xanh nông nghiệp. Sau sáp nhập, nông nghiệp công nghệ cao khu vực Bình Dương chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển vượt bậc...
Nhắc đến chi tiết này, ông Nguyễn Khắc Nhu cho biết, nguyên 3 của việc nghĩ đến ba chữ “không điều kiện” sau lời “đầu hàng” là do thời là học sinh ở Hà Nội, nhiều lần đi xem phim của Liên Xô thấy chi tiết này.
Nghệ sĩ Ưu tú tham gia phim "Bao giờ cho đến tháng Mười" lần đầu tiết lộ trải nghiệm bị đạo diễn mắng té tát khi làm phim.
Kỳ Xuân là xã ven biển huyện Hà Tĩnh, thuộc huyện Kỳ Anh có địa hình cả trung du, miền núi. Ở đây có một mô hình nuôi dê bán chăn thả, hiệu quả kinh tế cao. Nghề nuôi dê giúp tăng thu nhập, giảm nghèo, nên Hội Nông dân đang tuyên truyền, thông tin, nhân rộng mô hình
Trước bối cảnh các thông tin sáp nhập tỉnh thành càng rõ ràng, nhiều nhà đầu tư đang ra sức săn lùng bất động sản, đặc biệt là các dự án căn hộ có sổ hồng khu vực giáp ranh TP.HCM.
Tại buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã lắng nghe nhiều câu chuyện xúc động từ các bậc lão thành cách mạng, người có công và gia đình chính sách tiêu biểu.
Tes Sambath - trung vệ 25 tuổi hiện khoác áo Visakha FC và đã có 16 lần khoác áo ĐTQG Campuchia, vừa bất ngờ qua đời sau một tai nạn xe hơi...
Ngày 21/4, UBND phường Tân Hưng Thuận (quận 12, TP.HCM) cho biết đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình nạn nhân trong vụ tai nạn sập tường xảy ra trên địa bàn vào đêm 20/4 với số tiền 5 triệu đồng.
Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã phường sẽ khiến một bộ phận lớn cán bộ, công chức và cả người hoạt động không chuyên trách cấp xã phường mất việc. Bộ Nội vụ vừa có hướng dẫn địa phương thực hiện chính sách cho nhóm đối tượng này.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả Quan Vũ "một đao tới hội" với Lỗ Túc và không có việc bị đuối lý với Lỗ Túc. Nhưng sự thật đằng sau đó lại khiến mọi người ngã ngửa.
Từ ngày 21/4/2025, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp, đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) – Công an TP Đà Nẵng đã chính thức chuyển địa điểm làm việc từ Trung tâm hành chính thành phố về trụ sở mới tại số 18 Võ An Ninh, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ.
Các hộ nuôi cá ở huyện Bảo Thắng, Lào Cai đang tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng, nuôi cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao nhằm đáp ứng thị trường, tăng sức cạnh tranh sau khi sáp nhập Lào Cai, Yên Bái.
Các tiệm vàng đang tranh thủ thu mua vàng từ người dân bằng cách tăng mạnh giá mua vào. Một số nơi niêm yết chênh lệch giá mua vào - bán ra chỉ còn 500.000 đồng/lượng. Nhưng khách vẫn chỉ thích mua chứ không bán.
Trận hòa như thua trước SHB Đà Nẵng đã khiến Thép xanh Nam Định bị Hà Nội FC "phả hơn nóng" phía sau. Đội bóng thủ đô có chiến thắng 3-0 trước chủ nhà B.Bình Dương để rút ngắn khoảng cách với nhà ĐKVĐ xuống còn 2 điểm.
Trước việc hàng nghìn hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe vứt bừa bãi, tràn lan ra vỉa hè, Chủ tịch UBND phường Khương Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, đang yêu cầu công an phối hợp mời công ty có địa chỉ trong sản phẩm lên làm việc.
Nhắc đến chuyện "rót vốn" cho người nghèo và các đối tượng chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Lạc nổi lên như một "điểm sáng" đáng tự hào. Suốt nhiều năm liền, nguồn vốn nghĩa tình được "trao tận tay" người cần, giúp bao gia đình "vượt khó", góp phần giữ vững an sinh xã hội trên địa bàn.
Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã lên đường tới Trung Quốc dự Chương trình Giao lưu hữu nghị giữa Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam với Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.