TP.HCM: Gần 150 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
Nhân dịp 27/7, TP.HCM duyệt chi gần 150 tỷ đồng để tri ân hơn 147.000 người có công, tăng 43.000 người so với 2024.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trang sử vàng của dân tộc từng ghi nhận công lao to lớn của Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh trong sự nghiệp mở mang bờ cõi về phương Nam.
Tháng 2 năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đồng Nai, tại đây ông đã "Chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa ngày nay), lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (tức Gia Định ngày nay)" đánh dấu sự xác lập và thực thi chủ quyền của chúa Nguyễn đối với vùng đất Nam bộ.
Tháng 5 năm 1700, trong cuộc tiến binh bảo vệ vùng biên cương phía Nam, Nguyễn Hữu Cảnh đột ngột qua đời ở Sầm Giang (Rạch Gầm) trong sự tiếc thương vô hạn của quân sĩ và nhân dân trong vùng. Sự nghiệp mở mang bờ cõi vừa mới bắt đầu, trước mắt biết bao việc phải làm. Gánh nặng đặt lên vai các tướng sĩ dưới quyền, đặc biệt là những tướng sĩ tâm phúc, đồng hương Quảng Bình, những người đã theo ông đi suốt cuộc trường chinh về phương Nam, trong đó nổi lên có phó tướng Trương Phúc Phan - người kế tục sự nghiệp của Nguyễn Hữu Cảnh làm Trấn thủ dinh Trấn Biên.
Ảnh minh hoạ.
Trương Phúc Phan sinh ở làng Trường Dục, huyện Phong Lộc (nay là huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Cụ nội của ông là Trương Công Da (sau được ban chữ "Phúc" thành Trương Phúc Da) người huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa làm quan dưới triều vua Lê Anh Tông (1556-1573) theo Nguyễn Hoàng vào Nam, định cư tại làng Trường Dục và trở thành thủy tổ của dòng họ Trương Phúc ở đây. Trương Phúc Da được giao làm Trấn thủ dinh Quảng Bình đầu tiên dưới thời chúa Nguyễn Hoàng.
Ông nội của Trương Phúc Phan là Trương Phúc Phấn sinh ra và lớn lên trên đất Quảng Bình "võ nghệ, tài lược hơn người" theo cha làm đến chức Cai cơ. Năm 1630, Trương Phúc Phấn giữ chức Trấn thủ dinh Bố Chính (dinh Ngói), là người có công lớn bảo vệ lũy Trường Dục, quân Trịnh đánh mãi không được gọi ông là "Phấn cố trì" (Phấn giữ thành).
Cha của Trương Phúc Phan là Trương Phúc Cương, người có nhiều công lao trong các trận chiến ở Quảng Bình. Ông là bề tôi thân cận của chúa Nguyễn Phúc Thái (Trăn), được chúa đặc biệt tin dùng. Năm 1689, Trương Phúc Cương được phong giữ chức Trấn thủ Cựu dinh.
Bác ruột của Trương Phúc Phan là Trương Phúc Hùng "kiêu dũng, thường đi trước hãm trận, đi đến đâu giặc dạt đến đó". Ông từng được phong làm Trấn thủ dinh Bố Chính, dinh Quảng Bình, Đốc chiến quân cơ.
Cũng như Nguyễn Hữu Cảnh, khi lớn lên Trương Phúc Phan được nuôi dưỡng trong dòng dõi võ tướng, lừng lẫy chiến công trên đất Quảng Bình trong những năm tháng chiến tranh Trịnh - Nguyễn ở thế kỷ XVII.
Mến trọng tài đức của người thanh niên đầy tâm huyết, chúa Nguyễn Phước Thái đã gả con gái thứ ba là công nữ Ngọc Nhiễm cho Trương Phúc Phan.
Khi các chúa Nguyễn tiến hành công cuộc mở cõi, Trương Phúc Phan cùng nhiều tướng sĩ tâm phúc là người đồng hương Quảng Bình đã kề vai sát cánh cùng Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh tiến về phương Nam.
Năm 1700, Nguyễn Hữu Cảnh mất, Trương Phúc Phan được chúa Nguyễn Phúc Chu giao giữ chức Trấn thủ dinh Trấn Biên. Dinh Trấn Biên và huyện Phước Long ở phía Đông sông Sài Gòn quản lý một vùng rộng lớn bao gồm Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay. Dinh Trấn Biên là địa bàn cửa ngõ mở lối cho đoàn quân Nam tiến dọc theo dải ven biển nhanh chóng làm chủ toàn bộ đất Hà Tiên để tiến sâu vào trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời vươn ra chiếm lĩnh các đảo, quần đảo phía nam biển Đông và vịnh Thái Lan.
Làm Trấn thủ dinh Trấn Biên, Trương Phúc Phan tiếp tục sự nghiệp của Nguyễn Hữu Cảnh chiêu tập dân vào Nam khai hoang mở đất, tổ chức các đơn vị hành chính, xây dựng bộ máy, xác lập chủ quyền lãnh thổ vùng đất Nam bộ.
Đồng thời với việc xác lập chủ quyền, ngay từ những ngày đầu lập đất, chính quyền của chúa Nguyễn ở Trấn Biên đã tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn của chủ quyền lãnh thổ mà tiêu biểu là chiến công đánh đuổi quân Anh ra khỏi đảo Côn Lôn (Côn Đảo) trong những năm đầu thế kỷ XVIII.
Côn Lôn nằm cách đất liền Vũng Tàu 97 hải lý. Do vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu - Á, Côn Lôn được người phương Tây biết đến rất sớm. Từ thế kỷ XIII (1294) đoàn thuyền của nhà thám hiểm người Ý tên là Marco Polo gồm 14 chiếc trên đường từ Trung Quốc về nước bị một cơn bão nhấn chìm 8 chiếc, số còn lại đã dạt vào trú tại Côn Đảo. Thế kỷ XV- XVI có rất nhiều đoàn thám hiểm người Âu ghé vào vùng đảo.
Tháng 8 năm 1702, Công ty Đông Ấn (East India Company) của Anh do Nhất ban Tô Thích Già Thi (Allen Catchpole) chỉ huy 8 chiến thuyền với hơn 200 lính ngang nhiên đổ quân lên Côn Lôn xây pháo đài, dựng cột cờ chủ trương chiếm đảo lâu dài. Theo sách Đại nam thực lục tiền biên, quân Anh lúc đó đã "kết lập trại sách, của cải chứa đầy như núi, bốn mặt đều đặt đại bác". Trước tình hình đó, Trương Phúc Phan báo tin về chúa Nguyễn Phúc Chu, "Chúa sai Phúc Phan tìm cách trừ bọn ấy".
Thực hiện ý chỉ của Chúa, Trương Phúc Phan tìm cách đánh chiếm lại Côn Lôn trong tay quân Anh. Ông cho tuyển mộ được 15 người Chà Và (người có gốc từ đảo Malacca, Malayxia) sinh sống ở dinh Trấn Biên làm kế giả hàng, ra Côn Lôn làm thuê cho quân Anh. Ở Côn Lôn hơn một năm không thấy động tĩnh gì, quân Anh lấy làm đắc chí, sinh ra chủ quan. Nhân lúc quân Anh sơ hở, nửa đêm đội quân người Chà Và của Trương Phúc Phan nổi lửa phóng hỏa thiêu trụi doanh trại, giết chết số sĩ quan chỉ huy Nhất ban, Nhị ban, một số bị bắt đưa về đất liền, một số theo đường biển trốn thoát. Trương Phúc Phan được tin báo sai binh thuyền ra Côn Lôn tiếp ứng, thu hết của cải, vũ khí của quân Anh, giành lại Côn Lôn, giữ vững chủ quyền biển đảo ở vùng đất phía Nam.
Sau khi lấy lại Côn Lôn, Trương Phúc Phan cho tổ chức lại lực lượng bảo vệ đảo theo phương thức nửa dân sự, nửa quân sự. Theo sách Gia Định thành thông chí thì "Dân ở đảo tự kết lại làm binh sĩ, gọi là Tiệp Nhất, Tiệp Nhị, Tiệp Ba đội trực thuộc đạo Cần Giờ, có đủ khí giới để giữ lấy đất ấy phòng quân cướp hung dữ Đồ Bàn, không cần kêu gọi chỗ khác đến cứu giúp. Dân lính ở đây thường lấy yến sào, đồi mồi, vích, quế hương, mắm, ốc tai tượng, rồi theo mùa mà dâng nộp; còn lại thì đánh bắt hải sản như cá tôm để sinh sống..."
Nhờ có lực lượng bảo vệ đảo, trong thời gian Trương Phúc Phan là Trấn thủ dinh Trấn Biên mấy lần người Anh âm mưu chiếm lại Côn Lôn đều thất bại.
Để giữ vững chủ quyền biển đảo, bên cạnh đội Hoàng Sa trấn giữ các quần đảo giữa biển Đông đã được thiết lập và duy trì hoạt động từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1614 - 1635), chúa Nguyễn Phúc Chu (1692 -1725) còn đặt ra đội Bắc Hải hoạt động chủ yếu ở khu vực Trường Sa, Côn Lôn và vịnh Thái Lan.
Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết: "Họ Nguyễn đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra xứ bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên tìm lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai đội Hoàng Sa kiêm quản". Bên cạnh các đội Hoàng Sa, Bắc Hải chúa Nguyễn còn thành lập đội Thanh Châu khai thác yến sào ở vùng biển phủ Quy Nhơn; đội Hải Môn khai thác yến sào, hải vật, hóa vật của tàu ở Côn Lôn, Cù lao Khoai ngoài biển phủ Bình Thuận...
Lực lượng phòng thủ kết hợp quân, dân binh tổ chức khá chặt chẽ dưới thời Trấn thủ dinh Trấn Biên Trương Phúc Phan được duy trì đến đầu thời nhà Nguyễn. Năm 1836, vua Minh Mạng cho xây dựng đồn binh và pháo đài Thanh Hải ở Côn Lôn, cử một đội quân và 50 lính, cấp cho thuyền và binh khí đến đóng giữ. "Như thế, có lính để phòng thủ, có ruộng để cấy cày, giặc biển không dám lại đến, thuyền buôn ngày một đông nhiều, sau vài năm tất thành nơi vui vẻ, mà việc phòng giữ mặt biển sẽ bền vững được" (Đại Nam thực lục).
Với chiến công năm Quý Mùi (1703) đánh đuổi quân Anh ra khỏi Côn Đảo dưới sự chỉ huy của Trấn thủ dinh Trấn Biên Trương Phúc Phan, quân dân ta đã mở đầu trang sử bảo vệ chủ quyền biển đảo phía Nam của Tổ quốc.
Trương Phúc Phan mất, chúa Nguyễn phong tặng ông là Thái bảo Phan Quốc công. Để ghi nhớ công lao, sự ngiệp của vị tướng thao lược của thời kỳ mở cõi, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, ngày nay một số đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, và một số thành phố, thị xã ở Nam Bộ được đặt tên Trương Phúc Phan.
Khán giả ví Đoàn Chính Thuần là nhân vật phụ được Kim Dung ưu ái nhất vì ông từng qua lại với 6 người đẹp. Thế nhưng sự thật trong lịch sử, ông lại là người sùng đạo Phật, có một đời sống tâm linh phong phú và nhân cách ôn hòa.
Nhân dịp 27/7, TP.HCM duyệt chi gần 150 tỷ đồng để tri ân hơn 147.000 người có công, tăng 43.000 người so với 2024.
Chương trình hợp tác giữa Báo Nông thôn Ngày nay/Báo điện tử Dân Việt với Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật được kỳ vọng sẽ góp phần vào tuyên truyền các chủ trương, chính sách của ngành, đồng thời lan tỏa các mô hình hay, hiệu quả, các Đề án, chiến lược... hướng tới sản xuất xanh - sạch - bền vững.
Từ đầu tháng 7 đến nay, dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại nhiều xã, phường trên địa bàn TP Đà Nẵng. Thứ dịch bệnh quái ác phát sinh trong chăn nuôi heo này đã khiến hàng chục hộ chăn nuôi trắng tay.
PV Dân Việt đã liên lạc với ông Trần Hoàng Lạc - nguyên Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau (cũ) và ông Phan Văn Đang - nguyên Chánh Thanh tra huyện. Ông Lạc là người ký chuyển hồ sơ đề nghị điều tra ông Trần Văn Tâm - Hiệu trưởng Trường THCS Tam Giang Tây.
Học viện Hàng không Việt Nam vừa đề xuất tới UBNB tỉnh Bắc Ninh xin cấp đất quy hoạch để xây dựng Học viện Hàng không Việt Nam tại xã Đại Lai, tỉnh Bắc Ninh và xin hẹn lịch làm việc.
Nhằm đồng hành, hỗ trợ với các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi mô hình hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, Agribank triển khai chương trình ưu đãi “Chuyển đổi bứt phá – Nâng tầm doanh nghiệp” dành riêng cho các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp. Chương trình diễn ra từ ngày 15/7/2025 đến hết ngày 15/7/2026.
Ông Ngô Hải Đường, đại diện Sở xây dựng TP.HCM đã chia sẻ về những giải pháp công nghệ mới đang được thành phố thí điểm nhằm nâng cao an toàn giao thông và hiện đại hóa hạ tầng đô thị.
Sở Xây dựng TP.HCM vừa đề xuất thí điểm dịch vụ cho thuê căn hộ ngắn ngày trong nhà chung cư với thời gian thực hiện là 12 tháng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho gần 9.000 hộ kinh doanh dịch vụ này tại thành phố.
Lô hội là một trong những loại thực vật được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, được công nhận vì lợi ích đa dạng đối với sức khỏe và ứng dụng linh hoạt. Từ thực phẩm bổ sung và đồ uống chức năng đến các sản phẩm chăm sóc da, các hợp chất có hoạt tính sinh học của lô hội đã biến nó thành một thành phần chủ đạo trong ngành sức khỏe và thể chất.
Israel không kích trụ sở Bộ Quốc phòng Syria ở Damascus giữa lúc xung đột đẫm máu giữa cộng đồng Druze và quân đội chính phủ lan rộng tại miền nam Syria. Hơn 300 người đã thiệt mạng, bao gồm cả dân thường và binh sĩ. Trong bối cảnh này, Trung Quốc hôm 17/7 đã lên tiếng kêu gọi "tôn trọng" chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria.
Chúng ta đang sống trong thời đại được thúc đẩy bởi thông tin, với những đột phá khoa học, công nghệ tiên tiến, nhận thức ngày càng tăng và tiến bộ kinh tế định hình cách chúng ta sống và chăm sóc bản thân. Khi khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe được cải thiện và các cuộc thảo luận liên quan đến chủ đề sức khỏe trở nên phổ biến hơn, một số người cho rằng điều này sẽ giúp giảm dần các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Đảng bộ Bộ Xây dựng cần quán triệt và cụ thể hóa 2 yêu cầu về đổi mới toàn diện theo hướng chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Cụ thể, các lĩnh vực xây dựng, giao thông, hàng không, đường sắt, đến vật liệu xây dựng, phát triển nhà ở, kiến trúc…
Ngân hàng quốc tế HSBC hợp tác với tập đoàn bảo hiểm tín dụng SACE thuộc Chính phủ Ý đã thu xếp thành công hai khoản vay tổng trị giá 139 triệu USD cho Thaco Agri thuộc Thaco Group và Tập đoàn GELEX.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, việc Việt Nam tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương luôn được nghiên cứu và xem xét trên cơ sở phù hợp với đường lối đối ngoại của Việt Nam, điều kiện và khả năng của đất nước.
TS Trần Du Lịch đưa ra 5 kiến nghị cấp bách cho TP.HCM trong việc chuyển đổi các ngành công nghiệp. Trong đó, ông đề xuất xây dựng 1 khu thương mại tự do ở Cái Mép - Thị Vải để giúp TP.HCM đột phá trong thương mại và công nghiệp.
Vụ tai nạn liên hoàn xảy ra tại tỉnh Quảng Trị khiến một người tử vong. Sau vụ tai nạn, một đối tượng liên quan đã bỏ chạy khỏi hiện trường.
Quá trình kiểm tra, đi thực tế tại một số vùng trồng sầu riêng lớn của tỉnh Lâm Đồng, đoàn công tác của Tổng cục Hải quan Trung Quốc đánh giá cao chất lượng sầu riêng của địa phương.
Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã đề nghị Campuchia bảo đảm điều kiện sinh hoạt cho 140 công dân Việt Nam và phối hợp hoàn tất thủ tục xác minh nhân thân ban đầu.
Chỉ với vài bước đơn giản, ai cũng có cơ hội trở thành chủ nhân của những phần quà cực hấp dẫn từ chương trình “Mua đồ uống TH - Trúng hơn 500.000 giải thưởng”.
Những khó khăn trong Giảm nghèo vùng lõi là gì? Cần phải có những giải pháp nào để giảm nghèo vùng lõi hiệu quả, bền vững hơn? Những vấn đề này sẽ được đặt ra và giải đáp trong Tọa đàm Giảm nghèo vùng lõi: Khó khăn và thách thức? do Báo NTNN/Dân Việt tổ chức với sự chia sẻ của 2 vị khách mời.
Dự án mở rộng bến phà ra đảo Cát Bà, nối đất liền với toàn bộ đặc khu Cát Hải đang được liên danh các nhà thầu gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi công. Đây là dự án nhằm giải quyết tình trạng ách tắc giao thông của TP Hải Phòng, nhất là trong mùa du lịch.
Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết, các cơ quan chức năng Việt Nam đang xác minh và làm rõ các thông tin liên quan để xử lý theo đúng các quy định pháp luật Việt Nam.
Fanpage chính thức của CLB Trường Tươi Bình Phước vừa phát đi thông báo về việc đội bóng miền Đông Nam Bộ đã bổ nhiệm HLV Nguyễn Việt Thắng vào “ghế nóng”, thay cho tiền nhiệm Huỳnh Quốc Anh.
Lưu Bị (161 – 223) tự Huyền Đức, là một vị thủ lĩnh quân phiệt, hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Ca sĩ Mỹ Anh – con gái diva Mỹ Linh cùng vũ công nổi tiếng Hàn Quốc - Yechan sẽ biểu diễn tại Lễ hội K-pop Lovers Festival 2025.
TS.BS Đỗ Thị Thuý Nga, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, sau khi tiếp nhận hai cháu bé nhập viện trong tình trạng rất nặng, đơn vị đã kích hoạt báo động đỏ toàn viện, huy động tối đa nhân lực, thiết bị và các chuyên khoa liên quan để triển khai công tác cấp cứu.
Vừa qua, tại Cần Thơ, Văn phòng Đại diện miền Nam Báo Nông thôn Ngày nay và Văn phòng Đại diện Agribank khu vực Tây Nam bộ đã ký kết hợp tác tuyên truyền giai đoạn 2025-2026.
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và của tự do. Việt Nam cũng mong muốn tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, nhân dân tiến bộ trên thế giới - nhân tố quan trọng làm nên thành công cuộc Cách Mạng Tháng Tám trước đây và Việt Nam ngày nay.
Tuy hình dáng xấu xí với gai nhọn dày đặc bao quanh, thế nhưng con nhum biển là loại con đặc sản, giàu chất dinh dưỡng. Ngư dân ven biển tỉnh Quảng Ngãi mới dầm mình dưới nước gỡ con nhum biển mà mỗi buổi cũng bỏ túi tiền triệu.
Trước thềm trận ra quân tại Giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025, đội tuyển U23 Việt Nam dưới quyền HLV Kim Sang-sik đã gặp tổn thất đáng tiếc về lực lượng khi tiền đạo Nguyễn Thanh Nhàn không may dính chấn thương, không thể tiếp tục đồng hành cùng các đồng đội.